SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy bài Châu Mĩ (tiếp theo) phần Địa lí lớp 5

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy bài Châu Mĩ (tiếp theo) phần Địa lí lớp 5

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi lớn đến hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học cũng như góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Không những thế, nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đào tạo đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi nơi, học mọi lúc, học suốt đời và dạy cho mọi người mọi trình độ khác nhau.

Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng phương tiện công nghệ thông tin vào quá trình dạy học ở nhiều bộ môn hiện nay vẫn còn hạn chế trong đó có phân môn Địa lí. Chính sự hạn chế đó đã làm giảm đi sự hấp dẫn của bộ môn, quá trình dạy học trở nên khô cứng và khó đạt được mục tiêu tiết học đặt ra.

Vậy làm thế nào để đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Địa lí lớp 5 có hiệu quả? Đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Với những lý do nêu trên cùng với ham muốn học hỏi, muốn có cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân, đã thôi thúc tôi chọn vấn đề: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy bài Châu Mĩ (tiếp theo) phần Địa lí lớp 5” để nâng cao chất lượng giờ dạy, giúp học sinh tiếp thu và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

 

doc 22 trang thuychi01 8831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy bài Châu Mĩ (tiếp theo) phần Địa lí lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi lớn đến hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học cũng như góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Không những thế, nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đào tạo đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi nơi, học mọi lúc, học suốt đời và dạy cho mọi người mọi trình độ khác nhau.
Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng phương tiện công nghệ thông tin vào quá trình dạy học ở nhiều bộ môn hiện nay vẫn còn hạn chế trong đó có phân môn Địa lí. Chính sự hạn chế đó đã làm giảm đi sự hấp dẫn của bộ môn, quá trình dạy học trở nên khô cứng và khó đạt được mục tiêu tiết học đặt ra.
Vậy làm thế nào để đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Địa lí lớp 5 có hiệu quả? Đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Với những lý do nêu trên cùng với ham muốn học hỏi, muốn có cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân, đã thôi thúc tôi chọn vấn đề: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy bài Châu Mĩ (tiếp theo) phần Địa lí lớp 5” để nâng cao chất lượng giờ dạy, giúp học sinh tiếp thu và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm rõ thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Địa lí lớp 5 của nhà trường từ năm học 2016 – 2017 trở lại đây. 
- Tìm ra các biện pháp để sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bài Châu Mĩ ( tiếp theo) phần Địa lí lớp 5 đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bài Châu Mĩ ( tiếp theo) phần Địa lí lớp 5 của giáo viên, học sinh ở trường Tiểu học Hạnh Phúc huyện Thọ Xuân
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu hứng thú, khả năng tiếp thu của học sinh trong các tiết học được tổ chức theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phương pháp điều tra nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinh còn thiếu tập trung, học tập không hiệu quả trong các tiết học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả các tiết dạy theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí
- Cho đến nay, phải nói rằng không một ai nghi ngờ về vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống. Trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, nhất là về đổi mới phương pháp dạy học.
- Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp và công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại. Từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin. Giáo viên có thể khai thác mạng Internet với các công cụ tìm kiếm như Google.com hoặc Vinaseek.com. Việc khai thác mạng giúp giáo viên tránh được tình trạng “dạy chay” một cách thiết thực đồng thời giúp giáo viên có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí.
- Ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp giáo viên soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học có hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên có thể cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình, trình bày đề cương bài giảng gọn, đẹp, sinh động và thuận tiện. Khi sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, thay vào đó, giáo viên có điều kiện tốt hơn để tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy tính năng động tích cực và sự say mê, hứng thú của học sinh trong học tập. Đồng thời trong một thời gian ngắn của một tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú đa dạng và sinh động. “Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”, vì vậy đối với bài giảng có phim, hình ảnh thực tế mô phỏng hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự thích thú say mê học tập của học sinh, lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả cao hơn.
b. Những yêu cầu cơ bản đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí 
- Muốn ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ tốt công tác giảng dạy của mình, trước hết người giáo viên cần phải có những kiến thức cơ bản về tin học, các kĩ năng sử dụng máy tính và một số thiết bị công nghệ thông tin thông dụng nhất. Đồng thời hiện nay mạng Internet đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong công tác giảng dạy của giáo viên, sử dụng Internet giúp giáo viên tìm kiếm thông tin nhanh và có hiệu quả. Tuy nhiên điều đó đòi hỏi giáo viên phải biết thu thập những địa chỉ web hay trong từng lĩnh vực cụ thể, phải trang bị cho mình các kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, kỹ năng tra cứu, lưu giữ, xử lý thông tin 
- Người giáo viên cũng cần phải có các kỹ năng tạo ra các sản phẩm tích hợp (dạng multimedia: đa phương tiện) bao gồm nhiều dạng tài liệu như văn bản, video, hình ảnh, âm thanh và tích hợp nó trong một sản phẩm trình diễn.
- Để phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh trước hết người thầy phải là tấm gương sáng về tự học, tự đào tạo, tự nâng cao trình độ hiểu biết. Mặt khác giáo viên phải biết cách thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong môi trường công nghệ thông tin.
- Trên thực tế, việc dạy học Địa lí phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống như đặc trưng vốn có của nó, do vậy giáo viên không chỉ tăng cường tìm kiếm và sử dụng các tình huống, các câu chuyện, hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc của xã hội để phân tích, đối chiếu, minh họa cho bài giảng mà quan trọng hơn là giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh tự liên hệ, điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống xã hội... Giáo viên và học sinh sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ này với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet.
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phần Địa lí môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 ở Trường Tiểu học Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân.
a. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Năm học 2016 - 2017, nhà trường có tổng số CBGV là 13 người, học sinh 117 em / 5 lớp / 5 khối. Khối 5 có 1 lớp với 20 học sinh.
Năm học 2017 - 2018, nhà trường có tổng số CBGV là 13 người, học sinh 122 em / 5 lớp / 5 khối. Khối 5 có 1 lớp với 23 học sinh.
Là một trường ít lớp ít học sinh, mỗi năm học khối 5 chỉ có 1 lóp.
Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo cho công tác dạy học.
b. Những điểm nổi bật khi sử dụng công nghệ thông tin để dạy phần Địa lí môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 hiện nay của nhà trường.
Trong những năm học gần đây và cũng như năm học hiện tại việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên rất hạn chế. Trong năm chỉ được một số tiết dạy khi thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp trường. Điều này dẫn đến chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa cao.
Bước sang năm học 2017 - 2018 thì việc giảng dạy bằng giáo án điện tử của giáo viên đã tăng lên nhưng vẫn chưa được nhiều. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là dạy học phần Địa Lí lớp 5 đã giúp giáo viên lên lớp không nặng nề về các khâu phải chuẩn bị đồ dùng dạy học như bản đồ, bảng phụ, tranh ảnh mà vẫn truyền tải được tới cho học sinh đầy đủ hệ thống kiến thức cần thiết, cũng như hệ thống tranh ảnh, sơ đồ, lược đồmột cách trực quan sinh động, truyền tải nhanh tới học sinh một số kiến thức lớn.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong một tiết dạy có thể giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học một cách tối ưu như: truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành, ôn tập, củng cố, kiểm tra đánh giá. Thậm chí còn có khả năng cung cấp cho học sinh những kiến thức đặc biệt mà những phương pháp khác không làm được như: các đoạn phim tư liệu, hình ảnh được liên kết âm thanh, hiệu ứng, không gian ba chiềuvới sự hỗ trợ của phần mềm. Chính vì những lợi thế khi giảng dạy bằng giáo án điện tử mang lại nên hầu hết các giáo viên đều nhận thức được vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy hoc và đều bắt tay vào thực hiện một cách hứng thú. 
- Nhà trường luôn chăm lo đầu tư kinh phí mua sắm các thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác giảng dạy nhưng rất còn hạn chế có 1 máy chiếu, 1 máy tính phục vụ giảng dạy, có mạng Internet, khuyến khích giáo viên dạy bằng giáo án điện tử.
- Học sinh hăng say học tập, những tiết dạy bằng giáo án điện tử học sinh tiếp thu bài nhanh, lớp học sôi nổi, các kiến thức được ghi nhớ nhanh hơn.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn địa lý lớp 5 của nhà trường có nhiều ưu điểm, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, chất lượng phần Địa lí lớp 5 nói riêng của nhà trường ngày càng đi lên rõ rệt.
c. Một số khó khăn khi sử dụng bài giảng có ứng dụng ông nghệ thông tin: 
- Một số giáo viên vẫn chưa nhận thức được vai trò và tác dụng của phương tiện dạy học, chưa đầu tư suy nghĩ về cách thức sử dụng phương tiện dạy học một cách có hiệu quả mà quen với cách dạy cũ, hoặc ngại sử dụng công nghệ thông tin do tốn thời gian, công sức. Không biết làm thế nào để có hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, cắt ghép hình ảnh. 
- Do hạn chế về định hướng, công nghệ nên giáo viên thường hay xây dựng những bài giảng mang nặng tính trình chiếu, ví dụ như sử dụng Powerpoint “bắn” rất nhiều chữ ra màn hình và khi giảng bài thì gần như đọc lại nội dung đó. Phương pháp này thậm chí sẽ làm cho học sinh giảm hiệu quả tiếp thu khi phải đồng thời nghe giảng, vừa đọc chữ, chưa kể là còn bị cuốn hút vào những hiệu ứng chữ chạy nhảy và âm thanh kèm theo. Một trong những lý do của tình trạng trên là do các giáo viên chưa hiểu được rằng: cách sử dụng hiệu quả của ứng dụng phần mềm dạy học là phải khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu multimedia (âm thanh, hình ảnh, phim, Flash,). Một lý do quan trọng nữa là kể cả khi hiểu được như vậy thì cũng khó có thể thực hiện, vì việc giáo viên đưa một đoạn văn bản vào phần mềm thì dễ, chứ nếu tự vẽ hình, tự tạo ảnh động hay tìm kiếm tư liệu bên ngoài thì sẽ rất khó khăn.
- Việc dùng giáo án điện tử, sử dụng máy tính, Projector, truy cập mạng Internet phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy đối với phần Địa lí lớp 5 là chưa nhiều, đôi lúc chỉ dừng lại ở những tiết dạy thao giảng hay có người dự giờ Phần lớn giáo viên lên lớp vẫn dùng các phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu là phương pháp thuyết trình và trình bày bài giảng bằng phấn trắng, bảng đen. Nhiều giáo viên cũng đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp giảng dạy, song khi soạn giáo án điện tử vẫn chưa nắm được những tiêu chí cơ bản của một bài giảng điện tử. Vì vậy vẫn còn tình trạng lạm dụng màu sắc, hiệu ứng, âm thanh hoặc đưa quá nhiều thông tin, phim ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả giờ dạy. Hầu hết giáo viên chưa có kỹ năng sử dụng, chưa chịu khó học hỏi, khám phá.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Khảo sát từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ từ 50% đến 60%. Trong khi đó, hiệu quả của phương pháp nghe - nhìn bằng các slide, video clip lên đến từ 90 đến 100%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải đổi mới trong tư duy và suy nghĩ.
Để khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài trong 2 năm học 2016 - 2017 và năm học 2017 – 2018.
	BẢNG 1 : KẾT QUẢ DẠY BÀI CHÂU MĨ (TIẾP THEO) KHI CHƯA ÁP DỤNG ĐỀ TÀI TRONG NĂM HỌC 2014 - 2015; 2015 - 2016
Năm học
Số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
SL
%
SL
%
SL
%
2014 - 2015
14
3
21,4%
6
42,8%
5
35,8%
2015 - 2016
17
5
29,5%
7
 41%
5
29,5%
2.3 Các biện pháp để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy bài châu Mĩ (tiếp theo) phần Địa lý lớp 5.
a. Xác định những nội dung chính của bài giảng cần chuyển vào các slide. 
Tất cả nội dung của bài học không nhất thiết phải được thể hiện trong các slide trình chiếu mà phải lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu và phương pháp tiến hành trong nội dung đó. Ngoài ra những nội dung đưa vào các slide phải ngắn gọn, rõ ràng. 
Bài 26: Châu Mĩ (Tiếp theo), tôi đã xác định nội dung chính của bài cần chuyển vào các là slide.
- Phần lớn người dân châu Mĩ là người nhập cư, các thành phần dân cư châu Mĩ 
- Một số thành phần chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm của dân cư Hoa Kì. 
- Vị trí địa lý của Hoa kì trên bản đồ thế giới 
Sau khi xác định được các nội dung chính cũng như mục tiêu bài dạy cần đạt được, chúng ta xác định các slide đó là :
- Người dân châu Mĩ
+ Bảng số liệu người dân châu Mĩ
+ Bảng số liệu thành phần dân cư châu Mĩ
+ Hình ảnh người dân châu Mĩ 
- Hoạt động kinh tế: ( Hình ảnh 4 tranh trong SGK
+ Bảng số liệu nền kinh tế châu Mĩ
- Hoa Kì
+ Bản đồ các nước trên thể giới.
+ Thủ đô Hoa Kì, nhà quốc hội Hoa Kì, quốc kỳ Hoa Kì
b. Xác định nội dung thông tin, phim, ảnh, âm thanh phục vụ bài giảng. 	- Việc lựa chọn thông tin cung cấp, hỗ trợ cho bài giảng cần phải xác định lựa chọn thông tin gì, có liên quan gì đến nội dung của bài giảng, nguồn gốc có đáng tin cậy không, ý nghĩa của thông tin đó Bài 26: Châu Mĩ (tiếp theo) các thông tin cần cung cấp đó là: Dân số châu Mĩ, các thành phần dân cư châu Mĩ, các hoạt động kinh tế châu Mĩ, Một số đặc điểm nổi bật về đất nước Hoa Kì. Các thông tin này ta lấy trên mạng Internet.
- Hình ảnh, đoạn phim: Sử dụng hình ảnh nào, đoạn phim nào, nhằm mục đích gì, bố trí ở đâu, cho xuất hiện lúc nào trong tiến trình bài giảng. 
Bài 26 Châu Mĩ (tiếp theo) hình ảnh lựa chọn đó là:
+ Người dân châu Mĩ, xuất hiện sau phần dân cư châu Mĩ, các Bảng số liệu về người dân đều xuất hiện ở phần dân cư châu Mĩ.
+ Hoạt động kinh tế châu Mĩ. Hình ảnh 4 tranh sách giáo khoa xuất hiện sau khi học sinh tìm ra đặc điểm của nền kinh tế châu Mĩ. Giáo viên chốt ý làm rõ đặc điểm của nền kinh tế châu Mĩ. 
+ Hình ảnh về đất nước Hoa Kỳ: Vị trí đất nước Hoa Kì được thể hiện trên bản đồ thế giới, xuất hiện khi học sinh quan sát và chỉ vị trí đất nước Hoa Kì trên bản đồ. Thủ đô Oa -sinh - tơn xuất hiện khi cho học sinh quan sát và chỉ vị trí thủ đô trên lược đồ. Giáo viên giới thiệu thêm nhà quốc hội, quốc kì Hoa Kì được thể hiện qua hình ảnh tranh minh họa.
c. Thiết kế bài giảng
- Chọn trang trình chiếu, màu sắc và biểu tượng cho nền slide: Màu sắc và biểu tượng cho từng slide không nên quá màu mè hoặc cầu kỳ nên đơn giản, khoa học và chút ấn tượng sao cho logic với nội dung cần chuyển tải.
- Chọn kiểu chữ và cỡ chữ: Nên chọn những font chữ thông thường như Times New Roman, VNI Times...; cỡ chữ không nên quá lớn hoặc quá nhỏ tùy vào nội dung có thể lựa chọn (thông thường khoảng từ size 22 đến size 26)
- Thiết kế nội dung từng slide trình chiếu: Trong từng slide nên hiển thị một nội dung nhất định (nếu có thể) để tạo sự gọn gàng, khái quát trong việc chuyển tải.
- Cài đặt hình ảnh, âm thanh vào các slide trình chiếu.
- Tạo hiệu ứng cho từng trang trình chiếu: Hiệu ứng cho các thành phần trong một trang trình chiếu cần phải đơn giản, khoa học, logic...không nên chọn các hiệu ứng quá phức tạp, rườm rà và tốn nhiều thời gian. Trong bài Châu Mĩ ( tiếp theo) tạo hiệu ứng ở bảng số liệu dân cư châu Mĩ bài 17; bảng thành phần dân cư châu Mĩ, bảng số liệu thành phần kinh tế châu Mĩ
Hệ thống bản đồ, lược đồ được sử dụng ở hầu hết các bài địa lí lớp 5 mà thư viện không thể đáp ứng đầy đủ được. Hơn nữa, với bản đồ trên máy, giáo viên có thể dùng hiệu ứng để làm nổi bật địa danh mình muốn nhắc đến hoặc tạo liên kết để khi kích chuột vào tên địa danh đó trên bản đồ thì dẫn dắt học sinh đến với nơi tương ứng với tên đó. Trong bài 26 Châu Mĩ (tiếp theo) hệ thống bản đồ gồm lược đồ các châu lục và đại dương, bản đồ thế giới.
d: Trình chiếu bài giảng
- Chạy thử: Việc chạy thử có ý nghĩa giúp chúng ta kiểm tra lại quá trình thiết kế bài giảng đã chính xác, khoa học và logic chưa so với ý tưởng đã xây dựng ban đầu. Trong quá trình chạy thử cần ghi chép ngay những sai sót và cách khắc phục để có biện pháp xử lý.
- Sửa chữa: Là quá trình khắc phục những sai sót trong khi thiết kế bài giảng.
- Thực hiện việc trình chiếu ở tiết dạy trên lớp.
TIẾT DẠY MINH HỌA.
Bài 26 : Châu Mĩ ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	- HS nêu được phần lớn người dân Châu Mĩ là người nhập cư, kể được các thành phần dân cư Châu Mĩ 
	- Trình bày được một số thành phần chính của kinh tế Châu Mĩ và một số đặc điểm của dân cư Hoa Kì. 
	- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý của Hoa Kì . 
II. Đồ dùng dạy học
	- Giáo viên : Máy chiếu, máy tính, sách giáo khoa
	- Học sinh : Phiếu học tập, sách giáo khoa.
III. Các hoạt động chính
A . Kiểm tra bài cũ 
 	Cho 1 học sinh chỉ vị trí của châu Mĩ trên lược đồ các châu lục và đại dương. 1 học sinh nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ ( Lược đồ trên màn hình). 	HS chỉ và nêu đặc điểm địa hình châu Mĩ. 1 HS nhận xét 
	GV nhận xét chốt lại: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông. Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên.
B. Bài mới 
 Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 3 sách giáo khoa.
3. Dân cư châu Mĩ.
 Hoạt động cá nhân
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm phần kênh chữ sách giáo khoa : Dựa vào bảng số liệu ở bài 17 em hãy cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục trên thế giới. Học sinh tự nghiên cứu bảng số liệu và trả lời: Dân số châu Mĩ : 876 triệu người
 Học sinh so sánh dân châu Mĩ với các châu lục khác : Chưa bằng 1/5 dân số châu Á. Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn. Giáo viên nhận xét qua bảng số liệu trên màn hình.
	- Giáo viên nêu : Dân số châu Mĩ năm 2004 là 876 triệu người, đứng thứ 3 về dân dân số trên các châu lục thế giới. Đến thời đểm hiện nay dân số châu Mĩ đã trên 1 tỉ người.
	- Cho học sinh đọc yêu cầu kênh chữ sách giáo khoa : Dựa vào bảng số liệu sau hãy cho biết thành phần dân cư châu Mĩ.
 	Học sinh trả lời: Các thành phần dân cư châu Mĩ gồm người Anh - điêng, người gốc Âu, người gốc Á, người gốc Phi và người lai (Bảng số liệu trên màn hình)
	+ Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần nhiều màu da như vậy? Học sinh trả lời :Vì họ là người nhập cư từ các châu lục khác đến. 
	Học sinh nhận xét giáo viên chốt ý: Thành phần dân cư châu Mĩ gồm có Người Anh- điêng da vàng, người gốc Âu da trắng, người gốc Phi da đen, người gốc Á da vàng và người lai. Vì họ là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
	+ Người châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng nào? Vùng ven biển và miền Đông. (giáo viên, học sinh nhận xét câu trả lời)
	Cho học xem hình ảnh người dân châu Mĩ trên màn hình.
	- GV kết luận : Năm 2004 dân số châu Mĩ là 876 triệu người, đứng thứ 3 thế giới thành phần dân cư đa dạng, phức tạp.
	- 1 học sinh nhắc lại kết luận.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu mục 4 sách giáo khoa.
4. Hoạt động kinh tế.
	 Thảo luận nhóm nội dung : Xem tranh sách giáo khoa kết hợp với kênh chữ để so sánh. nền kinh tế của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
	(Hình ảnh 4 tranh trong sách giáo khoa được chiếu trên màn hình ).
Học sinh trả lời nội dung thảo luận- nhận xét. GV 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_bai_chau_mi_tiep.doc