Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật Lớp 5

Cơ sở lí luận của vấn đề

Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới về cả mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận Kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), giáo dục kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là : Học để biết (Learning to know); Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như : giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông ; Học để làm ( Learning to do); Học để làm người (Learning to be).

Vì vậy, việc phát triển kĩ năng hợp tác cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, bạn bè và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Như vậy, mục tiêu giáo dục giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em. Đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn, giáo dục theo hướng đổi mới “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. (Luật Giáo dục năm 2005, Điều 5).

Rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống, qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn.

Chính vì thế, việc định hướng cho các em biết hợp tác tốt để làm việc, để tạo ra được một sản phẩm sâu sắc về chủ đề, đó là yếu tố cần thiết, giúp các em luôn xây dựng môi trường văn hóa mà ở đó mỗi người học biết cách tôn trọng những giá trị chung, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đó là lí do tôi chọn đề tài và chia sẻ kinh nghiệm cùng với mọi người.

 

doc 18 trang hoathepmc36 01/03/2022 9864
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất : MỞ BÀI
Đặt vấn đề
Với chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học, các môn nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng được xây dựng một cách hợp lý, khoa học, đáp ứng mục tiêu đào tạo và được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng, phù hợp với xu thế hội nhập. Hiện nay, giáo dục Kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật luôn chiếm một vị trí quan trọng, vì nó cũng là một phần quan trọng trong việc giáo dục Kĩ năng sống hiện nay.
Như chúng ta đã biết ông cha ta thường nói “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Thật vậy, hợp tác với nhau cùng làm một việc gì đó cho dù khó khăn đến đâu mà mọi người biết đồng sức, đồng lòng giải quyết thì ắt sẽ thành công. Hiện nay, dạy học mĩ thuật theo phương pháp dạy học Đan Mạch, thì kĩ năng hợp tác là một phần quan trọng trong giáo dục học của môn mĩ thuật. Học tập theo phương thức hợp tác nhóm phần nào sẽ khắc phục được những hạn chế như tính ích kỉ cá nhân, rút ngắn thu hẹp khoảng cách giữa bản thân với bạn bè, không tin tưởng bạn, chia sẽ khó khăn với bạn học, hoặc không tự tin vào chính bản thân mình... Ngày nay học hợp tác nhóm đang được áp dụng ngày càng nhiều vào nhà trường và đã trở thành một trong những phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất. Muốn làm được điều này học sinh cần phải chăm chỉ thực hành, tích lũy kiến thức hằng ngày để trang bị nhiều kĩ năng sống trong tương lai.
Để giúp các em thực hiện tốt hơn sản phẩm chung của nhóm trong thời gian nhất định, làm việc nhóm sao cho hiệu quả thì bản thân tôi lựa chọn nghiên cứu kĩ năng hợp tác. Làm cách nào, làm như thế nào và làm gì để học sinh học tập ngày một đạt kết quả cao hơn, đáp ứng xu thế phát triển toàn diện của xã hội, của đất nước. Đó là điều mà ai cũng mong muốn từ tiết học Mĩ thuật. Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp để giúp phát triển kĩ năng hợp tác cho HS trong quá trình học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của môn Mĩ thuật. Nên tôi đã mạnh dạn xây dựng nội dung Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật lớp 5 là một vấn đề tôi rất tâm đắc và chọn làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. 
Hợp tác cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một bài tập thực hành chung cụ thể nào đó.
Kĩ năng hợp tác giúp học sinh biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
 Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong môn Mĩ thuật; giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước tình huống cuộc sống. 
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới về cả mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận Kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), giáo dục kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là : Học để biết (Learning to know); Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như : giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông ; Học để làm ( Learning to do); Học để làm người (Learning to be).
Vì vậy, việc phát triển kĩ năng hợp tác cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, bạn bè và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Như vậy, mục tiêu giáo dục giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em. Đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn, giáo dục theo hướng đổi mới “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. (Luật Giáo dục năm 2005, Điều 5). 
Rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống, qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn.
Chính vì thế, việc định hướng cho các em biết hợp tác tốt để làm việc, để tạo ra được một sản phẩm sâu sắc về chủ đề, đó là yếu tố cần thiết, giúp các em luôn xây dựng môi trường văn hóa mà ở đó mỗi người học biết cách tôn trọng những giá trị chung, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đó là lí do tôi chọn đề tài và chia sẻ kinh nghiệm cùng với mọi người.
II. Thực trạng vấn đề
a) Về phía học sinh
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh rất thích được làm việc cùng nhau, chia sẻ công việc, được thể hiện các sản phẩm chung của nhóm, cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập. Nhưng xu thế hiện nay, phần lớn các em thuộc gia đình ít con, được chăm sóc chu đáo, ít phải tham gia các hoạt động tập thể, công việc nhỏ trong gia đình. Thực tế cho thấy, một số học sinh chưa được trải nghiệm trong các việc làm hàng ngày, không hoặc chưa tự phục vụ cho cá nhân cũng như giúp đỡ cha mẹ và ông bà, chưa cộng tác với ai làm việc cụ thể nào đó hay nói cách khác là làm việc với đồng đội như thế nào..., bên cạnh đó nhiều em chưa va chạm với bên ngoài xã hội, một số gia đình ít con, được sự ưu ái của gia đình nên ít hoặc chưa chia sẻ công việc với ai, dẫn đến các em còn e ngại, rụt rè trong hợp tác. Nhiều em chưa ý thức được việc cá nhân trong một nhóm phải làm những gì, học những gì, hợp tác với bạn ra sao; trong quá trình làm nhóm thì phải bắt đầu từ đâu, làm việc gì cần thiết trước, sau ra sao. Số ít còn ỉ lại cho bạn hoặc đùn đẩy công việc, đùn đẩy trách nhiệm về kết quả học tập, cụ thể là sản phẩm mĩ thuật do nhóm làm ra. (Có bảng thống kê sự hợp tác giữa các thành viên khi tham gia hoạt động nhóm cùng kì các năm kèm theo ở mục a trang 13). 
Nhưng bên cạnh đó đa số học sinh là con em đóng trên địa bàn thị trấn, được sự quan tâm của gia đình, đã định hướng, giáo dục, động viên giúp các em bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về mọi mặt của học sinh. Đối tượng học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp, đa số các em nhanh nhẹn, ý thức học tập và làm bài tốt. Tự giác vươn lên trong học tập, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho sản phẩm của mình tạo ra.
b) Về phía giáo viên
Hiện nay, nhu cầu tiến tới mục tiêu giáo dục giáo dục công dân toàn cầu chủ yếu trang bị cho học sinh những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn, giáo dục theo hướng đổi mới phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, Lãnh đạo đơn vị luôn khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục học sinh trong quá trình giảng dạy.
Là một giáo viên Tiểu học trực tiếp dạy môn Mĩ thuật, tôi cảm nhận được cái khó trong việc tự trang bị kiến thức và phương pháp giáo dục kĩ năng hợp tác thông qua vẽ tranh cho học sinh. 
Người dạy luôn luôn tận tâm, dìu dắt các em thì mới thực hiện được hoạt động nhóm sao cho đạt chất lượng cao. Ngoài ra phải bao quát chung cả lớp, quan sát cách làm việc của học sinh, so sánh cũng như đối chiếu cách làm của bản thân đối với các nhóm học cũng như của các lớp để rút kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân. Đồng thời có kế hoạch thực hiện điều chỉnh hình thức và biện pháp áp dụng sao cho phù hợp với thực tiễn dạy – học, chỉ dẫn chi tiết cho từng nhóm, nhắc nhở từng em học tập và thực hành sao cho có hiệu quả tốt nhất. 	Mặt khác, đối tượng học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp, đa số các em nhanh nhẹn, ý thức học tập và làm bài tốt. Vì thế, giáo viên rất thuận lợi trong việc chú trọng bồi dưỡng thêm một số kĩ năng giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, trong quá trình học tập.
Từ những thực trạng trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển kĩ năng hợp tác trong môn Mĩ thuật của bản thân, đã thực hiện trong thời gian qua, phần nào đó đã cải thiện được chất lượng học tập của môn học này.
	III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trong chương trình học Mĩ thuật lớp 5 có 13 chủ đề, hầu như các chủ đề thời lượng từ 3 đến 4 tiết học. Các chủ đề chiếm thời lượng nhiều thì nhiều nội dung và công việc, đòi hỏi các em phải hợp tác nhóm thực hiện được hết ý đồ của một chủ đề. 
1. Hình thành thói quen hoàn thành công việc của nhóm theo từng giai đoạn của công việc thuộc chủ đề 3 hoặc 4 tiết nhất định nào đó. Nhằm định hướng cho học sinh biết từng giai đoạn, thời gian nhóm làm việc gì để sản phẩm nhanh chóng hoàn thiện. Để các em nhận thức nhóm làm việc như thế nào sao cho có hiệu quả nhất. 
Ngay từ đầu, cung cấp hình thức làm việc trong các tiết học của chủ đề. Các em nắm bắt được nội dung, thời gian và thời lượng từng giai đoạn hình thành sản phẩm của nhóm như thế nào. (Nếu chủ đề có 3 tiết thì ta thực hiện tương tự.) 
- Tiết 1 : Thảo luận, tìm nội dung thể hiện của tác phẩm, tiến hành vẽ, nặn, xé hình,... cá nhân về hình ảnh nhân vật gắn liền với hoạt động cụ thể của chủ đề.
- Tiết 2 : Tiến hành làm theo nhóm để hoàn thành sản phẩm nhóm (tìm cách sắp đặt hình sao cho phù hợp, tìm mảng hình, màu sắc,..) 
- Tiết 3 : Tiếp tục hoàn thành sản phẩm và tập viết nội dung của sản phẩm, luyện tập để trưng bày (mỗi cá nhân tự viết lời thoại của nhân vật mình vẽ, nặn,... cùng đưa ra trong nhóm để thống nhất viết thành truyện hay kịch bản,..).
- Tiết 4 : Tiến hành trưng bày sản phẩm (đánh giá mức độ hợp tác, kĩ năng làm việc của các thành viên thông qua sản phẩm). 
2. Hình thành nhóm
Nhằm giúp các em tập trung tháo gỡ những vấn đề khó khăn, mà cá nhân không thể giải quyết hết số lượng công việc trong một thời gian nhất định. Giúp nhóm làm việc nhanh nhẹn, tìm được ý tưởng chủ đề và thống nhất cao trong việc lựa chọn nội dung thực hiện bài, vừa đảm bảo theo yêu cầu lại vừa đảm bảo hoàn thành sản phẩm trước thời gian quy định. Hoạt động nhóm nhiều hình thức khác nhau để học sinh được hợp tác với nhiều bạn khác nhau, được giao lưu học hỏi bạn bè mình. Càng nhiều hình thức chia nhóm thì giúp các em dần dần tìm được những bạn có cùng ý tưởng và cách làm việc tương đồng như chính các em. Từ đó, dẫn đến các em sẽ hợp tác tốt cùng nhau làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Một số hình thức chia nhóm như sau: Chia theo số điểm danh, theo các sắc màu, theo các loài hoa, theo sở thích,...
Ngoài ra còn chia nhóm theo trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm giới tính,.. mỗi nhóm số học sinh càng ít thì hiệu quả sẽ cao hơn (khoảng 3 em đến 5 em), các em có trách nhiệm nhiều hơn với công việc của mình.
Tạo thành nhóm nhỏ và thảo luận nhóm, chọn nội dung thực hành
3.Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết. 
Các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nên giáo viên tôn trọng quyết định, tự tin giao quyền lựa chọn cho các em. Các nhóm tự tin cho sự lựa chọn, đăng kí với người dạy về ý tưởng, lên kế hoạch và đoàn kết thực hiện sản phẩm thì trước hết ta tôn trọng sự quyết định của nhóm nhằm thúc đẩy sự phát triển tốt hợp tác nhóm của các em. 
Học sinh thảo luận chọn nội dung để thực hiện dung để thực hiện
3.1. Lựa chọn nội dung để thực hành : Để có được sản phẩm cá nhân theo một chủ đề nhất định thì các em cùng hội ý, đưa ra ý kiến chọn, tìm nội dung thích hợp với khả năng và tự nhận nhiệm vụ cụ thể thống nhất trong tổ. Đồng thời các em phải hình thành công việc giai đoạn một, thực hiện nội dung dựa trên gợi ý sau :
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Chất liệu thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
Sản phẩm cá nhân vẽ Trang phục yêu thích
Sau thời gian thực hành cá nhân, tiến hành kiểm tra quá trình thực hiện để giúp các em đẩy nhanh tiến độ công việc. Xem lại nội dung của mình đã hoàn chỉnh chưa, cần bổ sung những gì để đảm bảo cho tiết học tiếp theo bằng cách : để bạn học nhận xét kết quả cần đạt của sản phẩm trong tiết học, khắc phục như thế nào để sản phẩm của mình hoàn chỉnh. Yêu cầu tổ tự đánh giá mức độ hoàn thành của nhóm cũng như chất lượng của bài làm. Đánh giá sự làm việc nghiêm túc, chăm chỉ của các thành viên, chú ý việc bảo đảm lớp học sạch, đẹp.
3.2. Hoàn thành sản phẩm nhóm
Thời gian này mỗi cá nhân đều phải tích cực tham gia, tự giác làm việc, nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ đã được nhóm phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động. Sau khi các em đã lựa chọn nội dung thể hiện, giáo viên không phó mặc mà tiến hành tư vấn để nhóm cùng nhau phát triển thêm đúng chủ đề, không bị chệch hướng. Nhắc nhở các em nếu đã có lựa chọn nghiêm túc, thì hãy hoàn thành chủ đề cụ thể của nhóm nhanh nhất có thể. 
Mỗi cá nhân một công đoạn về Cuộc sống quanh em
Lúc này sự phối hợp nhịp nhàng của nhóm đòi hỏi cao hơn, cả nhóm cùng nhau thảo luận cách sắp đặt sao cho phù hợp, có nhóm chính, nhóm phụ, địa điểm diễn ra ở đâu vào thời gian nào, ... sau đó từng em làm nhiệm vụ khác nhau: em cắt hình, em thì phác hình nền và hình ảnh phụ theo hình thức 2D hoặc 3D,... tất cả sắp đặt theo ý tưởng của nhóm và tiến hành dán hình, sắp đặt hình,... tô màu để hoàn thành sản phẩm.
 Qua những việc làm trên giúp các em biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm để hình thành nội dung sản phẩm.
Kết hợp nhóm để hoàn thành sản phẩm Cuộc sống quanh em
Sản phẩm nhóm Trang phục yêu thích
3.3. Xây dựng nội dung chuẩn bị trưng bày sản phẩm.
Hoạt động này giúp các em biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động, đoàn kết vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ, mục đích chung của nhóm. Lấy ý kiến của cá nhân đóng góp để trở thành một nội dung câu chuyện hoặc bài thuyết trình về sản phẩm của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét ý kiến của mọi người. Phần này đòi hỏi các em cùng nhau xây dựng nội dung của sản phẩm như : Nội dung nói về chủ đề gì, diễn ra ở đâu, vào thời gian nào, gắn với kỉ niệm đáng nhớ nhất nào của bản thân em và các bạn. Dựa vào hệ thống câu hỏi gợi ý mà các em xây dựng nội dung gắn liền với sản phẩm và gắn liền với thực tế.
Viết nội dung dựa trên sản phẩm để chuẩn bị cho trưng bày
Bên cạnh đó, hướng dẫn các em chuẩn bị nội dung cho tiết trưng bày sản phẩm như : Thuyết trình, sắm vai, kể chuyện, đóng kịch, múa rối... nếu lựa chọn một trong những nội dung này thì các em tiến hành quy trình khác nhau.
3.4. Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại đối với sản phẩm do nhóm tạo ra. 
Đây là tiết cuối cùng để đánh giá năng lực và nhìn nhận lại thành quả lao động hợp tác giữa các thành viên trong nhóm...
Tạo cho các em có sân chơi và trải nghiệm thực tế của cá nhân cũng như của nhóm. Đánh giá sản phẩm là thước đo chất lượng của người học cũng như chất lượng của sản phẩm qua cả một quá trình hoạt động học tập nhóm. Mục đích giúp các em nhìn nhận lại vấn đề cũng như ưu điểm và mặt hạn chế, cần khắc phục ở điểm nào trong thời gian tới. Phần trưng bày có thể kết hợp sức mạnh của cả nhóm, cùng nhau thực hiện giới thiệu sản phẩm nhóm.
Mỗi nhóm coi đây là sự thi đua trong lớp, là sự thi đua của các cá nhân, tìm kiếm sự sáng tạo vượt trội trong sáng tạo hình, sáng tạo về màu và sắp xếp bố cục, cũng như là sự kết hợp diễn xuất và viết văn hay, thuyết trình tốt, tự tin đứng trước mọi người nói không ngại ngần, hoặc đóng kịch tự nhiên, có tính logic, lôi cuốn người xem,...
Đóng kịch và múa rối cho phần giới thiệu sản phẩm
Cuộc phỏng vấn sau mỗi lần các em giới thiệu sản phẩm là mục đích để các nhóm học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong học tập. Những câu hỏi vì sao dành cho các nhóm được chính các em tháo gỡ và nhìn nhận được vấn đề cần thực hiện lại, làm lại cho sản phẩm đẹp hơn. 
Lớp đặt câu hỏi phỏng vấn nhóm 
Không những thế các em còn phát huy được tối đa sức mạnh của nhóm, tận dụng thời gian làm ngoài giờ học để sản phẩm được như ý theo ý tưởng. Ngoài ra còn đánh giá được sự tích cực, cần mẫn hợp tác làm việc của cá nhân trong một nhóm, nếu có sự giúp sức của cả tổ thì sản phẩm sẻ như thế nào, ... Qua đó mỗi cá nhân của các nhóm đều rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Các thành viên phải tự trách nhiệm với bản thân mình, không đỗ lỗi cho nhau, tự chịu trách nhiệm kết quả học tập trước lớp. 
Dựa vào tình hình thực tế của mỗi sản phẩm giáo viên đặt câu hỏi cho tập thể lớp, nhằm giúp các em nhìn nhận tốt hơn về sự cố gắng của cá nhân trong quá trình học. Giáo viên kết hợp với các tổ trưởng bao quát lớp cả một quá trình học để đưa ra nhận xét thích hợp, có khen, có thưởng, có nhắc nhở,...như sau :
+ Sản phẩm các nhóm được thể hiện như thế nào ?
+ Cách sắp xếp hình ảnh và màu sắc ra sao ?
+ Lớp hãy nhận xét chung các sản phẩm của các nhóm.
+ Nhóm nào giới thiệu sản phẩm hay, ấn tượng, tốt nhất,...?
+ Hãy xếp loại cho các sản phẩm trên.	
Phỏng vấn nhóm thành công nhất và nhóm chưa thành công về tạo hình, màu,...
+ Em hãy cho biết các thành viên nhóm em làm việc như thế nào ?
+ Em có hài lòng với kết quả của nhóm mình không ?
+ Nếu có thêm thời gian nhóm em tiếp tục sẽ làm gì?
+ Vì sao nhóm em thành công ? ; hay chưa thành công ?
+ Qua đây nhóm em rút ra được bài học gì ?
Qua hình thức phỏng vấn, giúp các em tự đánh giá chất lượng làm việc của cá nhân cũng như của nhóm, tự đánh giá chất lượng sản phẩm của nhóm cũng như của cả lớp. Quan tâm đến thái độ làm việc của từng bạn trong nhóm, nhắc nhở cá thành viên tập trung cao trong việc thực hiện nhiệm vụ, vì chất lượng, vì danh dự của nhóm. Từ đó, mỗi cá nhân học sinh rút kinh nghiệm trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động của nhóm.
IV. Tính mới của giải pháp
	Như chúng ta đã biết, kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết cách chia sẽ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc sao cho có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
	Nhưng tính mới ở đây là học sinh tự tìm hiểu cách thực hiện, tự chiếm lĩnh tri thức, là sự làm việc của cá nhân độc lập, kết hợp với sự làm việc của các nhân với cá nhân trong các hoạt động học, mà giáo viên chỉ là người đạo diễn. 	Để giải quyết một vấn đề nào đó các cá nhân đưa ra nhận định chủ quan của mình trước tập thể, sau đó tập hợp chung các ý kiến chủ thể tạo thành một thể thống nhất. Từ đó tất cả các cá nhân tự hoàn thành nhiệm vụ riêng, tiếp đến các sản phẩm của các cá nhân tạo thành một sản phẩm chung hoàn chỉnh của nhóm. 
	Các công đoạn và thời gian được thực hiện cụ thể vào từng thời điểm khác nhau mà giáo viên giúp cho học sinh hình thành thói quen qua các tiết học. Qua đó học sinh ngày càng tự tin trong làm việc nhóm, kết hợp nhịp nhàng, biết phân việc cho từng thành viên và tiến hành hoàn thành sản phẩm nhanh nhất có thể. Các tổ cùng thi đua trổ tài, sử dụng nhiều chất liệu tạo hình làm cho sản phẩm phong phú, để lại ấn tượng cho người xem, (các sản phẩm học sinh kèm theo ở trang 16).
	Tính mới của giải pháp không chỉ c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_phat_trien_tot_ki_nang_h.doc