SKKN Một số kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng nội dung đá cầu cho học sinh khối lớp 5

SKKN Một số kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng nội dung đá cầu cho học sinh khối lớp 5

Giáo dục & Đào tạo ở Việt Nam chúng ta hiện nay là đào tạo con người mới phát triển toàn diện: có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ để hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Đá cầu đang là môn Thể thao phát triển mang tính nghệ thuật cao. Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lí thông minh trong từng động tác. Hiện nay, đá cầu đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường từ cấp Tiểu học. Điều này chứng minh vai trò cực kì quan trọng của môn đá cầu trong việc rèn luyện thể lực nói riêng và phát triển toàn diện học sinh nói chung.

[Mục tiêu của nội dung đá cầu lớp 5 giúp học sinh cũng cố phát triển những kết quả đã học tập được ở các lớp dưới và thực hiện hoàn thành mục tiêu nội dung môn học ở Tiểu học.

- Biết được một số kiến thức, kỉ năng vận động để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.

- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹ, kỉ luật, thói quen tự tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh.

- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.

 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy HĐGD Thể chất ở trường tiểu học, bản thân tôi luôn trăn trở làm sao để học sinh ngày càng hứng thú với môn học hơn, chất lượng giáo dục thể chất ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là kết quả giảng dạy môn đá cầu phải được chứng minh qua thực tế, qua các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng nội dung đá cầu cho học sinh khối lớp 5” để nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục nói chung và chất lượng môn đá cầu nói riêng.

 

doc 17 trang thuychi01 6145
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng nội dung đá cầu cho học sinh khối lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .
2. Mục đích nghiên cứu. 
3. Đối tượng nghiên cứu...........
4. Phương pháp nghiêncứu...
5. Những điểm mới của sáng kiến:..
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
2. Thực trạng dạy và học môn đá cầu ở trường Tiểu học hiện nay.
3. Các giải pháp
 3.1. Tổ chức hình thức dạy học bài tập mới và bài ôn tập phù hợp với đặc điểm học sinh lớp 5... 
 3.2. Hướng dẫn học sinh nắm được kĩ thuật cơ bản
3.3. Dạy kĩ thuật nâng cao và hướng dẫn thi đấu
3.4. Nhận xét và đánh giá
4. Hiệu quả của SKKN.....
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận...
2. Kiến nghị, đề xuất
Tài liệu tham khảo
2
2
2
2
3
4
4
5
5
8
11
14
14
18
18
20
I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục & Đào tạo ở Việt Nam chúng ta hiện nay là đào tạo con người mới phát triển toàn diện: có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ để hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 
Đá cầu đang là môn Thể thao phát triển mang tính nghệ thuật cao. Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lí thông minh trong từng động tác. Hiện nay, đá cầu đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường từ cấp Tiểu học. Điều này chứng minh vai trò cực kì quan trọng của môn đá cầu trong việc rèn luyện thể lực nói riêng và phát triển toàn diện học sinh nói chung.
[Mục tiêu của nội dung đá cầu lớp 5 giúp học sinh cũng cố phát triển những kết quả đã học tập được ở các lớp dưới và thực hiện hoàn thành mục tiêu nội dung môn học ở Tiểu học.
- Biết được một số kiến thức, kỉ năng vận động để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹ, kỉ luật, thói quen tự tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy HĐGD Thể chất ở trường tiểu học, bản thân tôi luôn trăn trở làm sao để học sinh ngày càng hứng thú với môn học hơn, chất lượng giáo dục thể chất ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là kết quả giảng dạy môn đá cầu phải được chứng minh qua thực tế, qua các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng nội dung đá cầu cho học sinh khối lớp 5” để nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục nói chung và chất lượng môn đá cầu nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích nghiên cứu: Tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học, từ đó nâng cao chất lượng giờ học, tạo phong trào luyện tập đá cầu ở học sinh. Hơn nữa trong quá trình giảng dạy nhằm phát hiện những học sinh năng khiếu, tạo tiền đề vững chắc cho đội tuyển thi đấu đá cầu có nhiều học sinh đạt giải các cấp.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Nôi dung đá cầu lớp 5 trường tiểu học Định Liên.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp thảo luận. 
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp tổng kết.
5. Những điểm mới của sáng kiến:
Nâng cao chất lượng đại trà. 
Chú trọng nâng cao kỹ chiến thuật thi đấu. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận:
[Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường TH vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu cần thiết của xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu".	
"Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học" là quan điểm được Phòng giáo dục Yên Định rất chú trọng và đã đưa ra những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.]
Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể, đạo đức, tác phong con người mới. Tập luyện TDTT là một quá trình rèn luyện các tố chất thể lực và các kĩ năng động tác. Kĩ năng động tác chỉ có được do tập luyện nhiều thành thói quen, đó chính là những phản xạ có điều kiện.
Ở bậc Tiểu học, về mặt thể lực, tốc độ phản ứng của trẻ có tính đàn hồi của cơ khớp khá tốt nên có thể thực hiện được động tác với biên độ rộng. Tuy nhiên do vẫn còn kém tập trung và chóng mệt nên nội dung tập luyện chủ yếu là trò chơi vận động để giúp các em có được những kĩ năng ban đầu, tố chất nhanh và khéo léo. Cần tránh những động tác mạnh, phức tạp vì xương chưa cốt hóa hẳn, nhất là có thể bị cong vẹo cột sống.
Muốn đạt được những mục đích trên, vai trò của người thầy là rất quan trọng, vì người thầy là người trực tiếp hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập và cách tập luyện sao cho khoa học, hợp lí và hiệu quả nhất nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy HĐGD Thể chất nói chung, môn đá cầu nói riêng. 
2. Thực trạng dạy và học môn đá cầu ở trường Tiểu học hiện nay:
Đá cầu là môn TT đòi hỏi học sinh phải thực hiện nhiều động tác mới như: tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng mu bàn chân, tâng cầu bằng má trong, má ngoài bàn chân, chuyền cầu theo nhón Do đó đòi hỏi sự kiên trì và thực hiện liên tục. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy cho thấy, nhiều học sinh lớp 5 đá cầu không đảm bảo kĩ thuật ; còn tung cầu lệch hướng, tung quá xa hoặc quá gần, cao quá hoặc thấp quá, chạm cầu không đúng vị trí theo ý muốn (đùi, mu bàn chân, má trong, má ngoài,Những nội dung này các em đã được học ở lớp dưới. Nguyên nhân là do học sinh còn xem nhẹ môn học, chân tay còn lóng ngóng chưa tập luyện thường xuyên chưa nắm chắc được từng kĩ thuật động tác.
 Hơn nữa qua thực tế giảng dạy, đặc biệt là qua theo dõi quá trình tập luyện của học sinh, tôi nhận thấy học sinh còn chưa có ý thức nghiêm túc với môn học. Giờ học TD đối với các em chỉ là giờ “xả hơi” . Nguyên nhân là phần lớn các em chưa ý thức được vai trò quan trọng của môn học. Mặt khác những học sinh khi được giáo viên phát hiện tố chất thì gia đình lại không muốn cho tập luyện để thi đấu.
Vì vậy nếu chỉ có kiến thức vững mà không có phương pháp tập luyện tốt thì chưa hẳn đã khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh, nhất là đối với môn học mà xưa nay vẫn bị mọi người xem nhẹ.
Năm học 2016 - 2017 bản thân được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy 
HĐGD Thể chất khối 5. Tôi đã lựa chọn môn đá cầu để dạy cho học sinh phần tự chọn. Tuy nhiên bước đầu các em còn rất bỡ ngỡ, chưa hứng thú nhiều với môn học và kết quả tập luyện của các em không như mong muốn. Đối với những động tác kĩ thuật khó, học sinh rất khó khăn để thực hiện thành thạo vì vậy kết quả môn đá cầu khối 5 chưa cao. 
 Từ thực trạng trên bản thân tôi đã nỗ lực trăn trở áp dụng một số việc làm cụ thể nhằm nâng cao chất lượng môn đá cầu cho học sinh khối lớp 5. Từ tìm ra những biện pháp trong giảng dạy để nhằm nâng cao chất lượng môn đá cầu và xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp các giải pháp tôi đã thực hiện.
3. Các giải pháp:
Mục tiêu môn học đó là giúp cho học sinh biết kết hợp hài hòa giữa kiến thức và kỹ năng, sức khỏe và thể lực. Bởi vậy hình thức tổ chức lên lớp của giáo viên là để giúp cho học sinh tích cực chiếm lĩnh nội dung môn học. Khi giảng dạy giáo viên cần chia lớp thành các tổ, nhóm để thảo luận góp ý, sửa sai cho nhau. Trong môn học đá cầu không thể thiếu phương pháp trò chơi, thi đấu nên giáo viên cần áp dụng triệt để nhằm tạo hứng thú và nâng cao kĩ năng cho học sinh.
 Hơn nữa những năm gần đây công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường TH ngày càng được chú trọng đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Ngoài ra, còn phát hiện ra những nhân tố tham gia thi các cuộc thi đấu thể thao cấp huyện, tỉnh và đã đạt được một số thành tích nhất định. Vì vậy trong quá trình giảng dạy GV còn phải biết phát hiện học sinh năng khiếu để huấn luyện, bồi dưỡng thêm nhằm đạt thành tích cao trong các lần hội thao. Qua quan sát, phát hiện những học sinh có tố chất như:
- Thực hiện kĩ thuật cơ bản tương đối thuần thục.
- Có cảm giác tốt với cầu (khi tiếp xúc với cầu dùng lực vừa phải).
- Thời gian tâng cầu lâu (số lần tâng cầu nhiều).
- Tâng cầu và chuyền cầu bằng nhiều kỹ thuật khác nhau.
- Các bước di chuyển nhanh nhẹn
3.1. Tổ chức hình thức dạy học bài tập mới phù hợp với đặc điểm học sinh lớp 5.
- Đối với bài tập mới :
+ Tích cực khai thác vốn kiến thức, kỹ năng của học sinh để vận dụng tốt các kỹ 
năng, kỹ xảo vận động vào bài mới.
+ Giáo viên cần vận dụng hợp lí tranh ảnh, động tác thị phạm, tạo điều kiện cho 
học sinh tăng cường hoạt động, phát huy tính tích cực sáng tạo nhằm hình thành động tác kỹ thuật.
+ Khi giảng giải động tác kỹ thuật cần trình bày ngắn gọn, đủ ý, dễ nhớ, dễ hiểu. 
 ( GV đang giảng giải động tác kỹ thuật)
+ Cần bố trí, phân nhóm tập hợp lý, ở mỗi nhóm cần phải có những em có kỹ thuật cơ bản khá tốt để có thể giúp đỡ, phục vụ những em yếu. 
- Đối với bài ôn tập: Cần thường xuyên thay đổi hình thức tập luyện. Có thể tập luyện cá nhân, tập luyện theo nhóm, theo tổ, theo lớp trong quá trình tập luyện, giáo viên sẽ chia sẻ thêm.
+ Áp dụng hình thức thi đấu, thi đua giữa các nhóm, tạo tình huống giúp học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống cụ thể.
+ Nên đưa nhiều nội dung ôn tập trong một giờ dạy để tránh tình trạng lặp lại nhiều lần gây nhàm chán cho học sinh.
+ Với những học sinh thực hiện bài tập hoặc động tác còn nhiều sai sót kỹ thuật, 
cần cho thực hiện các bài tập bổ trợ riêng biệt để nhanh chóng hoàn thành động tác bài tập.
+ Cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được nhận xét, đánh giá và trực tiếp sửa chữa những sai lầm thường mắc cho bạn.
- Đối với những HS có kỹ thuật tốt giáo viên cần cho tập các bài tập nâng cao như tâng cầu bằng các điểm chạm khác nhau, chuyền cầu, thường xuyên tổ chức cho thi đấu để nâng cao kỹ thuật, chiến thuật. 
3.2. Hướng dẫn học sinh nắm được kĩ thuật cơ bản.
Mục tiêu của môn học đá cầu khối lớp 5 đó là :
- Ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức về các tư thế chuẩn bị cơ bản, tâng cầu bằng đùi, đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn bân, chuyền cầu theo nhóm đã được học ở lớp dưới.
- Thực hiện được các kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân ở mức tương đối chính xác.
- Biết vận dụng được các kỹ năng đã học trong thi đấu đá cầu.
Để đạt được mục tiêu trên, khi giảng dạy người giáo viên cần sắp xếp tiến
hành trình tự từng nội dung từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể :
Bước 1 : Ôn tập, củng cố tư thế chuẩn bị và tâng cầu bằng đùi, đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Tư thế chuẩn bị và các động tác tâng cầu bằng đùi, đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn chân là những kỹ thuật cơ bản, là cơ sở để thực hiện tốt các kỹ thuật đá cầu trong tập luyện và thi đấu. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh luyện tập tư thế chuẩn bị với các kĩ thuật như sau:
* Tâng cầu bằng đùi (phần tiếp xúc với cầu ở khoảng 1/3 đùi tính từ đầu gối lên).
- Tư thế chuẩn bị : Đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa trước bàn chân chạm đất, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cùng bên chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu.
- Động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,3 - 0,5m, cách ngực khoảng 0,2 - 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về phía cầu rơi, co gối chân thuận, dùng đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên. 
* Chuyền cầu bằng mu bàn chân (từ ngón cái ra ngón út lên cổ chân).
- Tư thế chuẩn bị: 
+ Những học sinh cầm cầu đứng tự nhiên, tay thuận cầm cầu.
+ Những học sinh đỡ cầu đứng chân thuận sau chạm đất bằng mũi bàn chân, hai tay buông tự nhiên, thân hơi ngả ra trước, mắt nhìn theo cầu mà bạn chuẩn bị tung cho mình.
- Động tác: Mức 1: Khi có lệnh, những học sinh có cầu, tung cầu(chính xác và vừa tầm đỡ) cho bạn đứng đối diện. Những học sinh đón cầu, dùng mu bàn chân đỡ cầu, sau đó có thể tâng cầu tại chỗ bằng mu bàn chân hoặc bằng đùi hoặc bằng má trong bàn chân. Nếu cầu rơi thì nhặt lên, tung cầu sang cho bạn vừa tung cầu 
cho mình. 
- Mức 2: Sau khi đỡ cầu do bạn tung sang, có thể tâng cầu một lần bằng mu bàn chân hoặc bằng đùi hoặc bằng má trong bàn chân, sau đó chuyền cầu sang cho bạn.
Bước 2 : Tâng cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân.
* Tâng cầu bằng mu bàn chân:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trụ trước, cả bàn chân chạm đất, chân đá (chân cùng chiều với tay cầm cầu) phía sau chạm đất bằng nửa bàn chân. Tay cầm cầu cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa và khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên, trọng lượng cơ thể dồn nhiều vào chân trụ. Mắt nhìn theo cầu.
- Động tác: Tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi xuống hơi xa vị trí đứng, cần vươn chân ra tâng cầu hoặc di chuyển 1-2 bước nữa để tâng cầu.
 * Phát cầu bằng mu bàn chân:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trụ trước, cả bàn chân chạm đất, chân đá (chân cùng chiều với tay cầm cầu) phía sau chạm đất bằng nửa bàn chân. Tay cầm cầu cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, đế cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa và khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên, trọng lượng cơ thể dồn nhiều vào chân trụ. Mắt nhìn theo cầu. 
- Động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, dùng mu bàn chân đá vào cầu cho cầu bay lên cao ra trước đến phía bạn đứng đối diện hoặc qua lưới sang sân đối phương.
Bước 3: Tâng cầu bằng má trong bàn chân, má ngoài bàn chân.
Đây là các kĩ thuật tâng cầu cơ bản, nhưng để học sinh thực hiện tốt người giáo viên cần làm các động tác thị phạm thật chính xác.
* Tâng cầu bằng má trong bàn chân (tính từ ngón chân cái lên mắt cá ra gót chân).
- Tư thế chuẩn bị: đứng hai chân giạng rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn một chút, tay thuận cầm cầu cao ngang thắt lưng, hướng về phía trước bụng, lòng bàn tay hướng lên cao cách bụng 0,15 - 0,25m, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn theo cầu.
- Động tác: Tay cầm cầu hơi hạ cổ tay cẳng tay xuống một chút để lấy đà rồi tâng cầu lên cao (khoảng 0,4- 0,6m cách ngực về phía trước khoảng 0,3- 0,8m). Mắt nhìn theo cầu, di chuyển nhanh về phía cầu rơi xuống. Dồn trọng tâm vào chân trụ, chân thuận co cẳng chân hướng má trong bàn chân lên cao để tâng cầu. tiếp theo hạ chân xuống, di chuyển về phía cầu rơi, rồi nhanh chóng và khéo léo dùng má trong bàn chân tiếp tục tâng cầu.
* Tâng cầu bằng má ngoài bàn chân (tính từ ngón chân út lên mắt cá ngoài bàn chân ra gót chân).
- Tư thế chuẩn bị: đứng hai chân giạng rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn một chút, tay 
thuận cầm cầu cao ngang thắt lưng, hướng về phía trước bụng, lòng bàn tay hướng lên cao cách bụng 0,15- 0,25m, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn theo cầu.
- Động tác: Tay cầm cầu hơi hạ cổ tay cẳng tay xuống một chút để lấy đà rồi tâng cầu lên cao ( khoảng 0,4- 0,6m cách ngực về phía trước khoảng 0,3- 0,8m). Mắt nhìn theo cầu, di chuyển nhanh về phía cầu rơi xuống. Dồn trọng tâm vào chân trụ, chân thuận co cẳng chân hướng má ngoài bàn chân lên cao để tâng cầu. tiếp theo hạ chân xuống, di chuyển về phía cầu rơi, rồi nhanh chóng và khéo léo dùng má ngoài bàn chân tiếp tục tâng cầu.
* Chuyền cầu theo nhóm hai người.
- Tư thế chuẩn bị: ( Hai người đứng đối diện nhau 2- 4m). Đứng chân trước chân sau, chân sau tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân trên( chân thận), tay bên chân thuận cầm cầu ngang tầm thắt lưng và cách thân người từ 0,3- 0,35m, tay kia buông tự nhiên ( hoặc có thể đứng ở tư thế 2 chân đứng rộng bằng hoặc hơn vai một chút).
- Động tác: Em có cầu tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,2 - 0,3m. Khi cầu rơi xuống thì dùng mu bàn chân hoặc má trong bàn chân hay đùi chuyền cầu sang cho bạn đối diện. Em đối diện di chuyển nhanh về hướng cầu bay đến, dùng mu bàn chân hoặc má trong bàn chân hay đùi chuyền cầu ngược trở lại cho bạn. Nếu khó có thể tâng cầu tại chỗ 1- 2 quả để chỉnh hướng và lấy lại thăng bằng, sau đó chuyền cầu sang cho bạn.
* Chuyền cầu theo nhóm ba người:
- Tư thế chuẩn bị: Giống như chuyền cầu theo nhóm hai người (ba người đứng theo ba đỉnh của một tam giác, người nọ cách người kia khoảng 2- 4m, mặt quay vào trong. Một trong ba người, tay thuận cầm cầu).
- Động tác: Người cầm cầu dùng tay tung cầu lên cao, sau đó dùng má trong bàn chân hoặc đùi hoặc mu bàn chân chuyền cầu sang cho bạn bên cạnh. Bạn bên cạnh hơi xoay người về phía bạn chuyền cầu cho mình để đón cầu. Có thể tâng cầu tại chỗ 1- 2 lần để chỉnh cầu, rồi chuyến cầu cho bạn số 3 hoặc chuyền cầu ngay ở lượt chạm cầu đầu tiên.
* Chuyền cầu theo nhóm bốn người:
- Tư thế chuẩn bị: Giống như chuyền cầu theo nhóm ba người (bốn người đứng theo hình vuông, người nọ cách người kia khoảng 2- 4m, mặt quay vào trong. Một trong bốn người, tay thuận cầm cầu).
- Động tác: Người cầm cầu dùng tay tung cầu lên cao, sau đó dùng má trong bàn chân, má ngoài bàn chân hoặc đùi hoặc mu bàn chân chuyền cầu sang cho bạn bên cạnh. Bạn bên cạnh hơi xoay người về phía bạn chuyền cầu cho mình để đón cầu. Có thể tâng cầu tại chỗ (dùng các kỹ thuật khác chỉnh cầu 1 lần, rồi chuyền cầu cho 1 trong 3 bạn trong nhóm. Có thể chuyền cầu ngay ở lượt chạm cầu đầu tiên.
3.3. Dạy kĩ thuật nâng cao và hướng dẫn thi đấu.
- Dạy kĩ thuật nâng cao. 
Những nội dung trên là những bài tập tối thiểu, khi học sinh đã thực hiện 
hoàn thành tốt các bài tập cơ bản, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện ở 
mức cao hơn hoặc tập các bài tập mới, khó hơn. Mục tiêu là giúp bồi dưỡng học 
sinh năng khiếu để thi đấu đỉnh cao.
	Ban đầu cho học sinh tập tâng cầu, sau tập chuyền cầu, phát cầu.
	Tiếp theo cho học sinh làm quen với một vài chiến thuật đơn giản trong tâng cầu, chuyền cầu và phát cầu.
	Cuối cùng hướng dẫn học sinh thi đấu. Thi đấu có thể là đơn hoặc đôi nhằm mục đích để học sinh thể hiện các kỹ thuật chuyền cầu, tâng cầu và phát cầu. Mỗi lần thi đấu giáo viên phải nêu những yêu cầu cần phải thực hiện, cần phải đạt để học sinh có ý thức thực hiện kỹ thuật và chiến thuật. Qua thi đấu, giáo viên cung cấp cho học sinh một số kiến thức về luật đá cầu có liên quan (cả luật thi đấu đơn và đôi).
- Hướng dẫn thi đấu.
Trong thi đấu: Chiến thuật thể hiện tính tích cực, sáng tạo của từng cá
 nhân. Có nhiều chiến thuật trong thi đấu đơn, trong đó phát cầu thấp gần và cao
 sâu là chiến thuật gây không ít khó khăn cho đối phương.
- Phát cầu thấp gần: Từ vị trí phát cầu thực hiện kỹ thuật phát cầu sao cho cầu bay thấp sát lưới rơi vào khu vực phát cầu hợp lệ bên sân đối phương gần lưới nhất.
- Phát cầu cao sâu: Từ vị trí phát cầu thực hiện kỹ thuật phát cầu sao cho cầu bay xa vào hai khu vực phát cầu hợp lệ bên sân đối phương.
- Phát cầu vào bên chân không thuận của đối phương: Trong thi đấu cần phát hiện bên nào là bên không thuận của đối phương để khai thác một cách có hiệu quả nhất.
- Trong thi đấu đôi cần khai thác vào vị trí của vận động viên có kỹ thuật yếu hơn 
	Về phía giáo viên: cần chú trọng thực hiện phương pháp tích cực hóa người học. Giáo viện nên giải thích ngắn gọn mà dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành, cung cấp cho các em luật đá cầu.
Một số điều trong luật Đá cầu.
* Sân đá cầu. 
- Sân đá đơn:
 11,88m
 5,18m 
 1,98 m
 - Sân đá đôi:
 11,88m
 6,10m
 1,98m
Điều 1: SÂN 
1. Sân thi đấu là một mặt phẳng cứng hình chữ nhật có kích thước chiều dài 11,88m. Chiều rộng 5,18m đối với sân đá đơn và 6,10m đối với sân đá đôi tính đến mép ngoài của đường giới hạn. Sân thi đấu không bị vật cản trong khoảng chiều cao 8m tính từ mặt sân.
2.Các đường giới hạn: 
- Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau.
- Đường giới hạn khu vực tấn công cách 1,98m và chạy song song với đường phân đôi sân.
Điều 2: LƯỚI
1. Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m.
2. Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m.
3. Chiều cao của lưới đối với nam và nam trẻ: 1,50m.
4. Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,50m.
5. Chiều cao của đỉnh lưới

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_nang_cao_chat_luong_noi_dung_da.doc