SKKN Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh lớp 5A ở trường tiểu học Vĩnh Thành học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm

SKKN Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh lớp 5A ở trường tiểu học Vĩnh Thành học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm

Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh.

Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan trọng. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1-93), nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), trong chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đăc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [4]

 Tuy nhiên, việc vận dụng các kỹ thuật dạy học trong môn Toán không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh. vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kỹ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức. đặc biệt là đối với môn Toán.

 Trong chương trình toán lớp 5 hiện hành, mạch kiến thức số học có nội dung về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm. Đây là một mảng kiến thức rất quan trọng được ứng dụng nhiều trong thực tế và có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy cho học sinh.

 Dạy - học về “ tỉ số phần trăm” và “giải toán về tỉ số phần trăm” không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất của xã hội. Qua việc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh (theo giới tính hoặc theo học lực,.) trong lớp mình học hay trong nhà trường, tính tiền vốn, tiền lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định. Giúp học sinh hiểu được các tỉ số phần trăm ghi trên các biểu đồ và các bảng dữ liệu; được làm quen với một số khái niệm về dân số học (thông qua các bài toán phần trăm về dân số); Trên cơ sở biết giải các bài toán về Tỉ số phần trăm, còn giúp học sinh biết đọc các biểu đồ, rút ra những nhận xét và đưa ra các kết luận cần thiết, biết lập các biểu đồ đơn giản hay gặp trong môn Toán, môn TNXH

 

doc 43 trang thuychi01 22524
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh lớp 5A ở trường tiểu học Vĩnh Thành học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 
GIÚP HỌC SINH LỚP 5A Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
VĨNH THÀNH HỌC TỐT NỘI DUNG 
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
 Người thực hiện: Trần Thị Loan
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Thành
 SKKN thuộc môn: Toán
VĨNH LỘC, NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
 NỘI DUNG
Trang
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 .
3
7
2.1. Cơ sở lí luận
3
8
2.2. Thực trạng dạy học tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Vĩnh Thành
3
9	9
2.2.1. 	Về việc dạy của giáo viên
.
3
10
2.2.2. Về chất lượng của học sinh
4
11
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
4
12
2.3. Biện pháp
5
13	13
Biện pháp 1: Vận dụng kĩ thuật "KWL-KWLH" vào các tiết dạy toán về tỉ số phần trăm nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh 
5
14
14
Biện pháp 2: Vận dụng kĩ thuật "Trình bày một phút" vào các tiết dạy ở buổi hai giúp học sinh nắm vững cách giải ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm 
9
15
Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung ứng dụng thực tế cuộc sống nhằm nâng cao kĩ năng giải bài toán tỉ số phần trăm cho học sinh
13
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18
17
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
19
18
3.1. Kết luận.
19
19
3.2. Kiến nghị.
20
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài: 
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan trọng. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1-93), nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), trong chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đăc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [4] 
	Tuy nhiên, việc vận dụng các kỹ thuật dạy học trong môn Toán không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh... vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kỹ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức... đặc biệt là đối với môn Toán.
	Trong chương trình toán lớp 5 hiện hành, mạch kiến thức số học có nội dung về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm. Đây là một mảng kiến thức rất quan trọng được ứng dụng nhiều trong thực tế và có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy cho học sinh.
 Dạy - học về “ tỉ số phần trăm” và “giải toán về tỉ số phần trăm” không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất của xã hội. Qua việc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh (theo giới tính hoặc theo học lực,..) trong lớp mình học hay trong nhà trường, tính tiền vốn, tiền lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định. Giúp học sinh hiểu được các tỉ số phần trăm ghi trên các biểu đồ và các bảng dữ liệu; được làm quen với một số khái niệm về dân số học (thông qua các bài toán phần trăm về dân số);Trên cơ sở biết giải các bài toán về Tỉ số phần trăm, còn giúp học sinh biết đọc các biểu đồ, rút ra những nhận xét và đưa ra các kết luận cần thiết, biết lập các biểu đồ đơn giản hay gặp trong môn Toán, môn TNXH 
	Trong quá trình nhiều năm dạy học môn toán ở lớp 5 tôi thấy nội dung giải toán về tỉ số phần trăm còn khá trừu tượng đối với học sinh. Khi giải loại toán này cả giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Đây cũng là một mảng kiến thức chiếm thời lượng không nhỏ trong chương trình môn toán lớp 5 và được đề cập nhiều trong các đề kiểm tra định kì, giao lưu câu lạc bộ. 
	Từ thực tế trên và sau khi được tập huấn trực tuyến tại SGD - ĐT Thanh Hóa vào cuối tháng 12/2017 về phương pháp dạy học tích cực tôi mạnh dạn thực hiện đề tài "Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh lớp 5A ở trường tiểu học Vĩnh Thành học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm" với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy học với đồng nghiệp và cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn Toán.
	1.2.Mục đích nghiên cứu của đề tài: 
Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm hệ thống hóa nội dung mức độ về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm được thể hiện trong chương trình toán lớp 5. Từ đó đề ra biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Góp phần phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội dung kiến thức này nói riêng và chất lượng dạy học toán nói chung.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 	Đề tài này sẽ nghiên cứu về hoạt động dạy học giải toán về tỉ số % của giáo viên và học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Vĩnh Thành, nghiên cứu các phương pháp dạy học, nghiên cứu nội dung chương trình, nghiên cứu các tài liệu, tạp chí có liên quan..... sau đó tổng kết đúc rút và đưa ra kinh nghiệm "Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh lớp 5A ở trường tiểu học Vĩnh Thành học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm"
	1.4. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng như sau:
	1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi tiến hành đọc, tìm hiểu, nghiên cứu, chắt lọc từ một số tài liệu liên quan như: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học, Thiết kế bài giảng Toán 5, Sách giáo viên Toán 5, 100 câu hỏi và đáp về việc dạy và học toán ở Tiểu học, Báo Toán Tuổi Thơ, nguồn Iternet.. và đặc biệt là khai thác nội dung chương trình sách giáo khoa Toán Tiểu học ở lớp 4 và lớp 5.
	1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin: tôi tiến hành quan sát, thu thập những thao tác, những biểu hiện ở các giờ dạy của giáo viên, khảo sát học sinh. 
	1.4.3. Phương pháp thực nghiệm: Để kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp dạy học đã đề xuất, tôi soạn giáo án, tổ chức thực nghiệm cách dạy mới. Chọn hai lớp có trình độ ngang nhau một lớp dạy theo cách dạy mới, một lớp dạy theo cách dạy cũ, so sánh đối chiếu kết quả để rút ra kết luận. 
	1.4.4. Phương pháp thống kê xử lí số liệu: Thu thập thống kê số liệu, phân tích và xử lí số liệu điều tra khảo sát.
	1.4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Để tìm ra được phương pháp dạy học vấn đề này một cách thiết thực và có hiệu quả, tôi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi ý kiến dạy học vấn đề này với nhiều giáo viên khác và đúc rút kinh nghiệm từ bản thân qua dạy học nhiều năm ở lớp 5. 
Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	2.1. Cơ sở lý luận:	.
	"Dạy học Toán ở bậc Tiểu học nhằm giúp HS có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học (số tự nhiên, phân số, số thập phân); các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản; hình thành các kĩ năng tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống; góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học,chủ động, linh hoạt, sáng tạo". [1]
	Trong chương trình môn toán lớp 5, sau khi học sinh học xong 4 phép tính về cộng trừ nhân chia các số thập phân, các em bắt đầu được làm quen với các kiến thức về tỉ số phần trăm. Các kiến thức này được giới thiệu từ tuần thứ 15. Các kiến thức về tỉ số phần trăm được dạy trong 4 tiết bài mới, một số tiết luyện tập, luyện tập chung và sau đó là một số bài tập củng cố được sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nội dung kiến thức khác. Nội dung bao gồm các kiến thức sau đây:
 Tỉ số phần trăm
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
- Đọc, viết tỉ số phần trăm.
- Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số. 
- Mối quan hệ: tỉ số phần trăm và phân số thập phân, số thập phân và phân số.
 Các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó.
 Yêu cầu cần đạt của học sinh sau khi học về tỉ số phần trăm.
+ Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại.
+ Biết đọc, biết viết các tỉ số phần trăm.
+ Biết viết phân số thành tỉ số phần trăm và viết tỉ số phần trăm thành phân số. 
+ Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm, nhân các tỉ số phần trăm với một số tự nhiên và chia các tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0.
+ Biết:
	- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
	- Tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó.
	2.2. Thực trạng dạy học tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Vĩnh Thành:
	2.2.1. 	Về việc dạy của giáo viên:
	Để tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung giải toán về tỉ số phần trăm tôi đã tiến hành dự giờ một số tiết học của các giáo viên cùng khối và thấy các đồng 
chí chưa coi trọng việc dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập 
của học sinh, cụ thể như sau:
	- Ở buổi 1 giáo viên chỉ tiến hành các bước làm truyền thống: ôn lại kiến 
thức của bài trước đó và giới thiệu rồi dạy vào bài mới. Chưa nghiên cứu tìm tòi những kiến thức có liên quan giúp học sinh huy động kiến thức cũ vào bài mới.	- Ở buổi hai giáo viên đưa ra một số bài tập có dạng mà học sinh đã học, tổ chức cho học sinh làm rồi chữa bài, chưa cho học sinh ôn lại, khắc sâu ba dạng toán giải cơ bản của tỉ số phần trăm, chưa tạo cho các em có cơ hội bày tỏ những băn khoăn thắc mắc muốn được giải đáp trước lớp.
	- Trong giảng dạy giáo viên còn chưa coi trọng việc phân loại kiến thức. Chưa chú ý đến các bài toán có nội dung ứng dụng thực tế.
	2.2.2. Về chất lượng của học sinh:
	 Để nắm bắt được thực trạng học của học sinh, tôi đã tìm hiểu cộng với khảo sát qua bài kiểm tra sau: (Phụ lục 1a)
 Tổng hợp kết quả bài kiểm tra khảo sát (bảng 1)
Lớp
Số HS được kiểm tra
Điểm 9-10 
Điểm 7-8
Điểm 5-6 
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
35 em
6
17%
11
31,5%
13
37,2%
5
14,3%
5B
34 em
6
17,6%
11
32,4%
12
35,3%
5
14,7%
	Quá trình tìm hiểu, khảo sát cho thấy học sinh hay mắc các lỗi như:
	- Việc lựa chọn phép tính, ghi tỉ số phần trăm sai do chưa hiểu được bản chất của tỉ số phần trăm. 
	- Học sinh đang còn nhầm lẫn cách giải của hai dạng toán: tìm giá trị một số phần trăm của một số và tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó.
	- Ở bài toán mua bán có ứng dụng thực tế cuộc sống (bài toán 4), học sinh còn nhầm lẫn giữa tiền vốn, tiền bán, tiền lãi.
	2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng:
	Qua dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp và qua khảo chất lượng tôi đã tìm ra guyên nhân học sinh học chưa tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm như sau:
	1) Giáo viên chưa thật triệt để trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong giảng dạy còn thuyết trình, giảng giải nhiều, còn cung cấp kiến thức một cách áp đặt...Chính vì vậy học sinh chưa thực sự được tự mình tìm đến kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Các em thiếu tự tin khi đến với kiến thức mới. 
	2) Học sinh chưa có cơ hội được tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp với thầy cô giáo. Chính vì vậy mà các em chưa nắm chắc các kiến thức cơ bản giữa tỷ số và tỷ số phần trăm, chưa nắm 
chắc ba dạng toán giải cơ bản về tỉ số phần trăm. 
	3) Với toán giải về tỉ số phần trăm thì đa số là các bài toán có ứng dụng thực tế cuộc sống nhưng giáo viên chưa xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh. Sau mỗi dạng bài còn chưa coi trọng việc khái quát chung cách giải cho mỗi dạng để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
	2.3. Biện pháp:
Biện pháp 1: Vận dụng kĩ thuật "KWL-KWLH" vào các tiết dạy toán về tỉ số phần trăm nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh. 
	Để vận dụng hiệu quả kĩ thuật này vào dạy học thì trước hết giáo viên cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
	- Thứ nhất tìm hiểu sự ra đời của kĩ thuật "KWL-KWLH": 
	K:  kiến thức/hiểu biết HS đã có;
	W: những điều HS muốn biết;
	L:  những điều HS tự giải đáp/trả lời;  
	H: cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học 	 	"KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. (Trích từ Ogle, D.M. (1986). K-W-L: A teaching model that develops active reading of expository text. Reading Teacher, 39, 564-570)" [3]
Xuất phát từ kĩ thuật KWL, Ogle tiếp tục bổ sung thêm cột H ở sau cùng, với nội dung khuyến khích học sinh suy nghĩ, vận dụng vào quá trình học tập, vận dụng tiếp theo. Sau khi học sinh đã hoàn tất nội dung ở cột L, các em có thể muốn tìm hiểu thêm về một số thông tin có liên quan. Các em sẽ nêu biện pháp để tìm thông tin mở rộng. Giáo viên cũng yêu cầu học sinh vận dụng vào thực tiễn, giải quyết các dạng bài tập như thế nào. Tất cả những ý tưởng, yêu cầu này sẽ được ghi nhận ở cột H.
 Thứ hai nắm vững mục đích sử dụng: 
Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh trước khi học bài mới/chủ đề mới
Đặt ra các mục tiêu cho hoạt động học tập.
Giúp học sinh tự giám sát, trải nghiệm quá trình học tập của mình. 
Cho phép học sinh đánh giá quá trình học tập của mình.
Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của mình vượt ra ngoài khuôn khổ bài mới/chủ đề mới, được liên hệ và vận dụng vào thực tiễn.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp tiếp cận về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học,
	Tất cả những mục đích trên đều hướng tới phát triển các năng lực của HS.
Thứ ba nắm vững các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn bài học/chủ đề. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài học mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích.
Bước 2: Tạo bảng KWLH. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng (hoặc trình chiếu trên Slide), đồng thời yêu cầu mỗi HS cũng kẻ một bảng theo mẫu của giáo viên (hình dưới). 
Họ và tên học sinh: Lớp:
K
W
L
H
Bước 3: Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên 
quan đến bài học/chủ đề. Học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. 
Lưu ý:: Giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi để giúp học sinh động não. “Hãy nói những gì các em đã biết về ”; cần khuyến khích học sinh giải thích, vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường. Trong trường hợp học sinh viết được rất ít ở cột K thì giáo viên cũng đừng lo lắng.
Bước 4: Giáo viên hỏi tiếp xem các em muốn biết/tìm hiểu thêm những gì về bài học/chủ đề này. Học sinh sẽ ghi nhận câu hỏi vào cột W. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W.
*Lưu ý: Giáo viên hỏi học sinh những câu hỏi tiếp nối và gợi mở theo chỉ dẫn. Nếu chỉ nói: “Các em muốn biết thêm những gì về chủ đề này?” Đôi khi học sinh sẽ trả lời đơn giản là “không biết”, vì các em chưa có ý tưởng. Vì vậy, chúng ta hãy thử sử dụng một số câu hỏi sau :“Em nghĩ mình sẽ biết thêm được những gì sau khi em học xong bài học/ chủ đề mới này?”
Giáo viên cũng có thể chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi:“Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?”. Thành phần chính trong cột W là những mong muốn của học sinh.
Giáo viên phải làm thế nào để học sinh rất quan tâm điền mong muốn của 
mình vào cột W, nhưng phải có liên quan trực tiếp đến bài học. Nếu học sinh không điền mong muốn vào cột W, coi như chúng ta không thành công.
Bước 5: Sau khi đã dạy xong bài học/chủ đề mới, yêu cầu học sinh đọc lại và tự điền câu trả lời mà các em tìm được (trong quá trình học tập) vào cột L. 
Bước 6: Sau khi học sinh đã hoàn tất nội dung ở cột L, học sinh có thể muốn tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan, giáo viên hãy yêu cầu các em nêu biện pháp để tìm kiếm mở rộng. Giáo viên hãy khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc, yêu cầu học sinh vận dụng vào thực tiễn, giải quyết các dạng bài tập như thế nào. Tất cả những ý tưởng, yêu cầu này sẽ được ghi nhận ở cột H.
*Lưu ý: Ngoài việc yêu cầu học sinh trả lời về kiến thức, giáo viên nên khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy tâm đắc, thú vị. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tưởng của các em. Ví dụ các em có thể đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tưởng các em thích, có thể đánh dấu sao.
Giáo viên cũng đề nghị học sinh tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài đọc không cung cấp câu trả lời, hoặc những câu hỏi mà học sinh đưa ra ở cột W không nằm trong phạm vi bài học/chủ đề mới. Vì không phải mọi câu hỏi ở cột W đều được bài đọc trả lời hoàn chỉnh.
	*Lưu ý: Cột H được thêm vào biểu đồ KWL - KWLH là để khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi nghiên cứu. Sau khi đã hoàn tất nội dung ở cột L, các em có thể tìm hiểu thêm một thông tin. Các em sẽ nêu biện pháp để tìm thông tin mở rộng. Những biện pháp này sẽ được ghi nhận ở cột H.
Sau khi tìm hiểu mục đích ý nghĩa...của kĩ thuật dạy học "KWL - KWLH"
trong quá trình dạy học tôi đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng. Sau đây là một số giáo án minh họa về các tiết dạy có sử dụng sơ đồ KWL-KWLH. Ở mỗi giáo án đó tôi đã thiết kế các hoạt động dạy học đáp ứng mục tiêu bài học. (Được tập huấn hè năm 2016-2017 do cô Thanh Tâm trực tiếp triển khai). Đó là: 
1. Xác định mục tiêu bài học cho học sinh/hướng về học sinh (không cho GV)
2. Sử dụng các động từ cụ thể, có thể đo được/quan sát được (tránh dùng những từ trừu tượng, chung chung).
3. Chú trọng thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh.
4. Rút ra các dấu hiệu/biểu hiện tích cực trong hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh.
5. Có thể điều chỉnh nội dung/tình huống/bài tập trong sách giáo khoa phù hợp với địa bàn/học sinh nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu bài học.
6. Khi thiết kế các hoạt động học tập phải bám vào/đối chiếu với mục tiêu bài học đã xác định.
 Tuy nhiên vì khuôn khổ đề tài có hạn nên ở đây tôi chỉ trình bày ý tưởng 
cho các tiết 74, 77, 79 còn nội dung giáo án chi tiết và ảnh minh họa xin được để ở phần phụ lục.
Tiết 74. Toán: TỈ SỐ PHẦN TRĂM
(Giáo án minh họa: phụ lục 3)
 Căn cứ vào mục tiêu của tiết học (sau bài

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_giup_hoc_sinh.doc