SKKN Tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động cho nhóm trẻ B 24 - 36 tháng tuổi, trường mầm non Đông Anh nhằm phát triển khả năng vận động, phát triển ngôn ngữ

SKKN Tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động cho nhóm trẻ B 24 - 36 tháng tuổi, trường mầm non Đông Anh nhằm phát triển khả năng vận động, phát triển ngôn ngữ

Trong những năm gần đây, bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “ học mà chơi, chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện. Vì thế hoạt đông vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được và là một hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non.

 Hoạt động giáo dục ở mầm non là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau nhằm dẫn dắt trẻ vào hoạt động một cách tích cực để thực hiện việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên trẻ được hoạt động một cách chủ động tích cực giúp trẻ phát triển mạnh về mặt trí tuệ, nhân cách và làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp một. Chính vì lẽ đó tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non hiện nay đang hướng tới là giáo dục tích hợp nhằm mục đích lấy trẻ làm trung tâm.

Từ nhiều năm nay, thực hiện Chỉ thị số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tạo sân chơi phù hợp cho trẻ , giúp trẻ nâng cao thể chất, rèn luyện trí thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, đoàn kết và phát huy sức mạnh tập thể. Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tuyên truyền cho cộng đồng và giáo dục cho

doc 21 trang thuychi01 50596
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động cho nhóm trẻ B 24 - 36 tháng tuổi, trường mầm non Đông Anh nhằm phát triển khả năng vận động, phát triển ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lê Thị Hường, Giáo viên MN Đông Anh, Đông Sơn
 I. MỞ ĐẦU	1
1. Lý do chọn đề tài	1
2.Mục đích nghiên cứu	2
3.Đối tượng nghiên cứu:	2
 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
II. NỘI DUNG	2
1.Cơ sở lý luận của vấn đề	2
2.Thực trạng của vấn đề:	3
2.1.Thuận lợi	3
2.2. Khó khăn	4
2.3. Kết quả khảo sát đầu năm	4
3. Biện pháp thực hiện:	5
3.1.Biện pháp 1: Tuyển chọn, phân loại, thiết kế, tổ chức trò chơi dân gian vào hoạt động học và chơi cho trẻ theo yêu cầu đổi mới GDMN, trong đó đặc biệt chú trọng yêu cầu tích hợp.	5
 3.2.Biện pháp 2: Làm mới một số trò chơi dân gian quen thuộc để tích hợp vào các chủ đề trong năm học.......................................................................8
a. Đặt lời mới cho một số trò chơi quen thuộc đơn giản để gây hứng thú cho trẻ đồng thời góp phần làm phong phú nội dung chơi phù hợp với các nội dung chủ đề của trẻ 24-36 tháng.	8
b. Kết hợp lời ca trong tổ khúc Múa đèn – dân ca Đông Anh của địa phương để tạo một số trò chơi cho trẻ 24-36 tháng	11
3.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh cùng vui chơi với trẻ bằng các trò chơi dân gian tại gia đình.	15
4. Kết quả đạt được:	16
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	18
1.Kết luận :	18
2.Kiến nghị	:19 
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “ học mà chơi, chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện. Vì thế hoạt đông vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được và là một hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. 
 	Hoạt động giáo dục ở mầm non là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau nhằm dẫn dắt trẻ vào hoạt động một cách tích cực để thực hiện việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên trẻ được hoạt động một cách chủ động tích cực giúp trẻ phát triển mạnh về mặt trí tuệ, nhân cách và làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp một. Chính vì lẽ đó tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non hiện nay đang hướng tới là giáo dục tích hợp nhằm mục đích lấy trẻ làm trung tâm. 
Từ nhiều năm nay, thực hiện Chỉ thị số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tạo sân chơi phù hợp cho trẻ , giúp trẻ nâng cao thể chất, rèn luyện trí thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, đoàn kết và phát huy sức mạnh tập thể. Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tuyên truyền cho cộng đồng và giáo dục cho trẻ mầm non về truyền thống dân tộc Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu quan trọng của vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ đối với hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa, đây là một lọai trò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích. Bởi trò chơi dân gian có nhiều thế mạnh riêng. Giáo viên có thể sử dụng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền, thậm chí không cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với nhau. Điều này rất phù hợp với tình hình thực tế của cấp học. Trẻ em được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác), phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ.
Để tổ chức hoạt động trong ngày của trẻ 24-36 tháng được hấp dẫn, phong phú vừa thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, vừa thực hiện chuyên đề trọng tâm của bậc học Mầm non là phát triển vận động, vừa phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tôi mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp đề tài “Tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động cho nhóm trẻ B 24-36 tháng tuổi, trường mầm non Đông Anh nhằm phát triển khả năng vận động, phát triển ngôn ngữ”.
2.Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao chất lượng tổ chức lồng ghép tích hợp các trò chơi dân gian cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi qua các hoạt động ở Trường Mầm Non Đông Anh, huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất những kiến nghị và giải pháp thực hiện việc tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động nhằm phát triển khả năng vận động, phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi Trường Mầm Non Đông Anh, huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài: Tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi - trường mầm non Đông Anh nhằm phát triển khả năng vận động, phát triển ngôn ngữ.
4. Phương pháp nghiên cứu : 
 Để nghiên cứu được vấn đề này một cách sâu sắc tôi đã áp dụng những phương pháp sau:
*Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
 Tôi sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích bằng cách nghiên cứu các tài liệu về tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, tuyển tập các trò chơi dân gian của trẻ mầm non, tư liệu trên mạng internet, tạp chí GDMN....
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát tình hình thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung.
- Phương pháp thực hành: tổ chức lồng ghép tích hợp các trò chơi dân gian vào các hoạt động học tập vui chơi của trẻ và quan sát mức độ hứng thú của trẻ để rút ra kết luận.
- Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm: tìm hiểu các bài đồng dao, dân ca “Đi cấy”, sáng tác một số lời cho những trò chơi dân gian quen thuộc, tìm hiểu các trò chơi trẻ em chơi ở địa phương, dự giờ của các chị em đồng nghiệp, các trường trong huyện.
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận của vấn đề 
Theo Macxim Gooki : Vui chơi là con đường trẻ nhận thức thế giới, trong đó trẻ em có nhiệm vụ sống và cải tạo nó. 
Đối với trẻ 24 – 36 tháng thì trò chơi hoạt động với đồ vật là trò chơi chủ yếu. Trò chơi nảy sinh, kích thích sự phát triển về thể chất, các mối quan hệ xã hội và các phẩm chất tâm lý. Hoạt động vui chơi hình thành nên những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Chính hoạt động vui chơi là nơi để trẻ thể hiện tốt nhất tính độc lập của mình là nơi thoả mãn nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ hình thành động cơ chơi. Đây chình là nền tảng để chuyển sang giai đoạn mới.
Khi được chơi trò chơi dân gian, trẻ thấy thoải mái, tự tin, tự nhiên, không đòi hỏi những kỹ năng phức tạp; các hành động minh hoạ linh hoạt; số lượng trẻ tham gia trong mỗi trò chơi không  hạn chế. Trò chơi dân gian thường gắn với các bài đồng dao, vì vậy, trẻ được rèn luyện kỹ năng đọc, thể hiện cảm xúc (đọc theo nhịp điệu, vần điệu, đọc diễn cảm) và cũng rèn luyện cho những trẻ nhút nhát, tự kỷ hoà đồng hơn với các bạn trong nhóm, lớp. 
Tôi thấy trẻ rất hứng thú khi tham gia chơi các trò chơi dân gian, bởi khi trẻ được tham gia chơi các trò chơi dân gian trẻ được phát triển các khả năng vận động hơn nữa nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn ngọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi điều đó có tác dụng rèn luyện khả năng nghe, luyện phát âm, từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Những trò chơi dân gian có lời đồng dao thường rất thích hợp với tâm lý trẻ nhỏ và đặc biệt với trẻ 24-36 tháng, khi chơi những trò chơi có lời đồng dao trẻ được rèn luyện kỹ năng đọc, thể hiện cảm xúc (đọc theo nhịp điệu, vần điệu, đọc diễn cảm) Đó cũng là thế mạnh để tôi lựa chọn những trò chơi có lời ca vào hoạt động tích hợp các trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày của trẻ 24-36 tháng để phát triển ngôn ngữ , phát triển thể chất cho trẻ.
 Để thực hiện được nhiệm vụ này tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.Thực trạng của vấn đề:
2.1.Thuận lợi
 - Bản thân được công tác giảng dạy ở ngôi trường có cơ sở vật chất đầy đủ, được lãnh đạo địa phương quan tâm, được đầu tư cung cấp trang thiêt bị dạy và học. Đội ngũ BGH nhà trường trẻ, có năng lực chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề luôn quan tâm đầu tư chú trọng tới hoạt động vui chơi của trẻ.
- Từ nhiều năm nay, Trường Mầm non Đông Anh- Đông Sơn đã thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT đưa trò chơi dân gian vào hoạt động học tập, vui chơi của các cháu. Năm học 2015-2016 thực hiện chuyên đề Phát triển vận động, giờ học và giờ chơi có các trò chơi dân gian của trẻ ở Trường Mầm non Đông Anh đã được đặc biệt chú trọng và có thời lượng giáo dục cụ thể, nhiều hơn so với những năm trước.
- Luôn nhận được hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục và sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường
 - Bản thân tôi là giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dạy có trình độ Đại học sư phạm, có nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp hơn nữa tôi lại lớn lên ở vùng nông thôn nên cũng biết và đã từng được chơi với khá nhiều trò chơi dân gian truyền miệng. 
	- Tôi luôn học hỏi và tìm tòi hiểu biết thêm một số trò chơi dân gian thông qua bạn bè, phụ huynh, đồng nghiệp, qua mạng internet, sách báo.
- Trẻ lớp tôi khỏe mạnh, mạnh dạn, tự tin, thông minh và thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian hơn nữa một số cháu còn biết trước một số trò chơi đơn giản do gia đình tổ chức.
- Phụ huynh quan tâm và hứng thú khi cô đề nghị hợp tác, chia sẻ sự hiểu biết về các trò chơi dân gian.
2.2. Khó khăn 
- Trò chơi dân gian của Việt Nam phong phú và đa dạng, nhưng các trò chơi phù hợp với độ tuổi 24-36 tháng còn hạn chế.
- Bản thân cũng chưa thể nắm bắt vững vàng về thể loại trò chơi dân gian nên còn thụ động và phải tự tìm kiếm trao đổi với nhiều đối tượng khác nhau ( các ông bà 60-70 tuổi, người trung niên 40-50 tuổi, hay những bạn nhỏ 13-14 tuổi...) để lựa chọn trò chơi phù hợp với trẻ ở lớp và đồ dùng sẵn có ở địa phương. 
- Có một số trẻ đi học chưa đều, đến lớp hay quấy khóc. Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ đến lớp nên đa số  trẻ tính tình còn nhút nhát, có một số trẻ chậm nói nên quá trình thực hiện đề tài còn khó khăn.
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
2.3. Kết quả khảo sát đầu năm
Khi nhận giáo viên chủ nhiệm lớp và thực hiện đề tài, tôi thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng trẻ dựa trên nội dung “Phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ 24 tháng” đã thu được kết quả như sau: 
Nội dung khảo sát
Tiêu chí đánh giá trẻ 24 tháng 
Đạt
Tỷ lệ
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
- Chỉ và gọi tên được một số đồ dùng, đồ chơi con vật quen thuộc.
14/20
70%
- Nói được các câu đơn 2,3 tiếng: đi chơi, mẹ bế, mẹ bế bé...
15/20
75%
- Trả lời các câu hỏi: Ai đây? con gì? ở đâu? Thế nào?...
13/20
65%
Lĩnh vực phát triển thể chất
- Biết vận động và chơi cùng cô các trò chơi
13/20
65%
- Chơi và thực hiện thao tác chơi với bạn 
12/20
60%
- Biết lăn bắt bóng cùng người khác
14/20
70%
- Xếp tháp, lồng hộp, xếp chồng 4-5 hình khối
15/20
75%
Theo như kết quả đánh giá, trẻ đủ 24 tháng phải đạt được các tiêu chí đánh giá trên nhưng kết quả cho thấy một số trẻ lớp tôi còn chưa theo kịp sự phát triển bình thường của trẻ trong độ tuổi, điều đó khiến tôi không khỏi băn khoăn . Với mong muốn trẻ lớp tôi phải đạt 100 % các tiêu chí đánh giá khi trẻ 24- 36 tháng theo yêu cầu của chương trình GDMN, tôi xin có một vài giải pháp lồng ghép tích hợp tổ chức trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày của trẻ 24-36 tháng nhằm phát triển mạnh thể chất và ngôn ngữ cho lứa tuổi nhà trẻ 24-36 như sau. 
3. Biện pháp thực hiện:
3.1.Biện pháp 1: Tuyển chọn, phân loại, thiết kế, tổ chức trò chơi dân gian vào hoạt động học và chơi cho trẻ theo yêu cầu đổi mới GDMN, trong đó đặc biệt chú trọng yêu cầu tích hợp. 
Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam được chia làm hai loại lớn, đó là các trò chơi trí tuệ và các trò chơi vui - khỏe - khéo ( theo như phân tích của tác giả Phạm Lan Oanh -Tạp chí Văn hóa nghệ thuật - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
+ Trò chơi trí tuệ còn được gọi là trò chơi học tập, nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua các thao tác trí óc kết hợp với hành động chơi như: Ô ăn quan, Cờ hùm, Cờ chiếu tướng....
+Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi trò chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Mục đích của các trò chơi loại này nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ như : Hái quả - chui vào hang bắt chuột đồng hoặc chuột túi nhảy qua rãnh nước, cướp cờ, mèo đuổi chuột.... Cả trò chơi là phương tiện giáo dục thể lực một cách tích cực và thoải mái, giúp trẻ hoàn thiện sức khỏe, hoàn thiện các vận động như chạy, nhảy, đứng lên, ngồi xuống, hình thành và phát triển các tố chất của thể lực (nhanh nhẹn, khéo léo) và những phẩm chất nhân cách như tính kỉ luật, tính tập thể; như trò chơi: Kéo co, rồng rắn lên mây,....
Có cả những trò chơi nhằm giúp trẻ vận động khéo léo của các ngón tay( vận động tinh) như : Cắp cua bỏ giỏ, Xin lửa xin cua...Hoặc có những trò chơi vừa thể hiện khéo léo, vừa vận động chạy nhảy( vận động thô) như: Trồng nụ trồng cà, (có nơi gọi là Trồng nụ trồng hoa) kéo co, ném còn. Ở trò chơi Chim bay thì đòi hỏi phải thính tai, nhanh mắt, nhanh miệng, phản ứng linh hoạt
Tuy nhiên, trong độ tuổi 24-36 tháng tuổi khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản, và thường kết hợp với lời ca dễ thuộc, chơi có luật chơi, cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Việc lựa chọn các trò chơi dân gian thích hợp vừa phát triển ngôn ngữ vừa lồng ghép khả năng vận động cho trẻ ở với độ tuổi này là một nhiệm vụ khó khăn .
Đối với trẻ 24-36 tháng tôi lựa chọn một số trò chơi dân gian có lời đồng dao kết hợp hướng tới sự phát triển mạnh về mặt ngôn ngữ và khả năng vận động của trẻ, theo các tiêu chí sau:
+Trò chơi có luật chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. 
+Lời đồng dao trong trò chơi phải ngắn gọn, dễ thuộc.
+Trò chơi phải hấp dẫn gây được sự hứng thú, thu hút trẻ chơi
+Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi sẵn có trong tự nhiên, dễ kiếm ở địa phương.
+Trò chơi giúp củng cố tư duy, phát triển ngôn ngữ, vận động và kỹ năng cho trẻ
Căn cứ vào khả năng nhận thức của trẻ lớp mình, căn cứ vào kế hoạch thực hiện chương trình nhà trẻ 24-36 tháng, tôi đã lựa chọn, sưu tầm những trò chơi dân gian được phân bổ theo các chủ đề, nhằm hướng tới sự phát triển thể chất , ngôn ngữ của trẻ như sau: 
Stt
Chủ đề trong năm học
Trò chơi dân gian phát triển vận động
Trò chơi dân gian phát triển ngôn ngữ
1
Bé và các bạn
Đấu vật
Cướp cờ
Lộn cầu vồng
Rềnh rềnh dàng dàng
2
Mẹ và những người thân yêu của bé
Vịt đẻ trứng
Mèo đuổi chuột
Dung dăng dung dẻ
Đi cầu đi quán
3
Những con vật đáng yêu
Bịt mắt bắt dê
Con sên
Chim bay
Cưỡi ngựa nhong nhong
Câu ếch
4
Các cô bác trong nhà trẻ của bé
Chồng đống chồng đe
Cặp kè
Thả đỉa ba ba
Chùm nụm
5
Đồ dùng đồ chơi của lớp 
Lựa đậu
Cua cắp
Kéo cưa lừa xẻ
Nu na nu nống
6
Cây và những bông hoa đẹp
Ăn quả nhả hột
Trồng nụ trồng hoa
Chặt cây dừa, chừa cây đậu
7
Tết và mùa xuân
Bịt mắt đánh trống
Ném còn
Đếm sao
Pháo nổ pháo nang
8
Bé đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông
Bơm xe
Kéo co
Rồng rắn lên mây
9 
Mùa hè của bé
Cá sấu lên bờ
Thổi bong bóng
Oẳn tù tì
Chu cha chu chít 
10
Bé lên mẫu giáo
Trốn tìm
Chơi u
Chi chi chành chành
Tập tầm vông
 	Các trò chơi tôi lựa chọn như trên không nhất thiết chủ đề này chơi rồi chủ đề khác không chơi nữa, những trò chơi đó thường thì tôi lựa chọn để tích hợp vào hoạt động chơi tập có chủ định trên lớp cho phù hợp với nội dung tiết học.
Ảnh: trẻ chơi trò chơi “ Chọi gà”ngoài bãi cỏ ở hoạt động ngoài trời
Ví dụ: 
+Ở chủ đề “ Bé đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông”
Hoạt động chơi tập có chủ định :Nhận biết tập nói: Xe đạp, xe máy
Nội dung kết hợp: Trò chơi “ Bơm xe”( Nhằm mục đích củng cố cho trẻ về đặc điểm của xe đạp, xe máy đều có bánh xe và , bánh xe phải có hơi mới căng và hoạt động dễ dàng, cũng là mục đích tạo cho trẻ được hoạt động sau hoạt động tĩnh của giờ học NBTN ở nhà trẻ)
+ Ở chủ đề: “Bé và các bạn”
Hoạt động ngoài trời: Quan sát có mục đích: Mũ , nón đội đầu của bạn gái
Trò chơi vận động: Cướp cờ ( Nhằm mục đích cho tất cả các bạn trong lớp được vận động ngoài trời, phát triển vận động thô như chạy nhảy, nhanh nhẹn khéo léo để lên lấy cờ)
Chơi tự do ( Nhiều trẻ có thể chơi với những viên sỏi, cỏ cây, hoa lá... ngoài trời)
Cô có thể định hướng cho trẻ chơi : Chọi gà trên bãi cỏ, chơi Cua cắp với sỏi, hay chơi Oẳn tù tì ... những trò chơi trên giáo viên không cần phải chuẩn bị đồ dùng cho trẻ chơi mà vẫn gây được hứng thú khi trẻ tham gia chơi.
+ Ở chủ đề: “Mẹ và những người thân của bé”
Hoạt động chiều: Chơi “ dung dăng dung dẻ”
Nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ làm giàu vốn từ về gia đình: cậu, mợ...phát âm chính xác: xì xà xì xụp, ngồi thụp.Đồng thời trẻ được vận động phát triển cơ chân, cơ bụng được vui chơi cùng cô và các bạn.
Ngoài ra ở các hoạt động trong ngày của trẻ có thể chơi lồng ghép trò chơi thưởng phạt như trò: lặc lò cò, vịt đẻ trứng để gây sự hứng thú khi trẻ tham gia các hoạt động trên lớp.
 	Một số trò chơi đơn giản quen thuộc, có lời đồng dao dễ nhớ như: Nu na nu nống, chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ.....Tôi thường sử dụng ở tất cả các chủ đề trong năm học và tôi còn đặt lời mới cho các trò chơi này, điều đó cũng tạo nên hứng thú khi trẻ tham gia các trò chơi mà không chán , hơn nữa còn tích hợp được vào các nội dung giáo dục trẻ.
Theo kinh nghiệm của bản thân để thực hiện tốt việc tích hợp trò chơi dân gian vào hoạt động học tập của trẻ, giáo viên cần lựa chọn trò chơi  phù hợp, gắn với nội dung bài dạy, đảm bảo yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm sinh lý lứa tuổi; kết hợp sử dụng phương tiện trực quan đơn giản, gần gũi bằng nguyên vật liệu địa phương như lá, sỏi, hột hạt. Đối với các trò chơi có lời đồng dao kết hợp, cô nên hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm và thể hiện động tác minh hoạ. Mặt khác cô cũng nên chú ý đến hứng thú cũng như khả năng tiếp thu của trẻ khi chơi các trò chơi dân gian để tổ chức trò chơi đạt hiệu quả cao.
Tóm lại các giờ học có trò chơi dân gian các bé đều hứng thú và học rất say mê, khi đọc và diễn tả các bài đồng dao, các bé rất thích và học thuộc rất nhanh. Hầu như các bé có thể chơi các trò chơi dân gian ở mọi lúc mọi nơi. 
3.2.Biện pháp 2: Làm mới một số trò chơi dân gian quen thuộc để tích hợp vào các chủ đề trong năm học.
a.Đặt lời mới cho một số trò chơi quen thuộc đơn giản để gây hứng thú cho trẻ đồng thời góp phần làm phong phú nội dung chơi phù hợp với các nội dung chủ đề của trẻ 24-36 tháng.
          Như chúng ta đã biết trong kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng để lựa chọn được những trò chơi phù hợp với nội dung giáo dục trẻ 24-36 tháng thực sự khó khăn bởi trên thực tế cho thấy ở trường mầm non trẻ được học rất nhiều các chủ đề khác nhau. Chính vì vậy, đặt lời đồng dao mới là hình thức tích hợp vô cùng hấp dẫn khiến cho trò chơi của trẻ chơi không bị nhàm chán, lặp lại và hơn nữa còn có thể lồng ghép linh hoạt vào các chủ đề khiến trò chơi luôn mới và lạ.
 	Năm học vừa qua tôi đã đặt được lời mới cho một số bài đồng dao quen thuộc như sau 
Trò chơi: Thả đỉa ba ba ( chơi ở các chủ đề: Nhũng con vật đáng yêu, Bé và các bạn, Bé lên mẫu giáo...)
+ Mục đích:
          - Làm giàu vốn từ c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_tro_choi_dan_gian_vao_cac_hoat_dong_cho_nhom_t.doc