SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết, phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng tại trường mầm non Nga Hưng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết, phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng tại trường mầm non Nga Hưng

“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

 Thật vậy, trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là là chủ nhân tương lai của đất nước. Một đất nước muốn phát triển vững mạnh phải có những con người có đủ sức, đủ tài, . Để trẻ có một tương lai tươi sáng thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện về mọi mặt. Trong đó giáo dục mầm non là khâu đầu tiên quan trọng của quá trình đào tạo nhân cách con người mới Việt Nam. Mục tiêu chung là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước phát triển sau này, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới.

Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển nhận thức luôn luôn là một trong những hoạt động được quan tâm chú ý, nó là một trong những tiêu chí quan trọng cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Hoạt động nhận biết phân biệt là một hoạt động thể hiện rất rõ sự hiểu biết, sự sáng tạo khám phá thế giới xung quang bằng giác quan của trẻ. Nhận biết về màu sắc là một trong những bước khởi đầu quan trọng cho trẻ khi cảm nhận về cái đẹp. Vì mọi sự vật hiện tượng đều có màu sắc. Mỗi một sự vật hiện tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng. Khi mới sinh ra trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi trẻ chỉ có thể nhận biết, phân biệt được 3 màu cơ bản: xanh, đỏ và vàng. Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt 3 màu cơ bản còn là bước đầu giúp trẻ phát triển thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt nhiều màu khác ở các độ tuổi tiếp theo. Chính vì vậy việc giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi biết nhận biết và phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng là rất quan trọng và cần thiết. Là người giáo viên mầm non được phân công đứng nhóm 24-36 tháng tuổi tôi mong muốn được nghiên cứu vấn đề này với mục đích sẽ giúp cho tôi đi sâu hiểu những khả năng nhận biết phân biệt của trẻ về màu sắc từ đó giúp tôi mở rộng vốn hiểu biết và nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân bên cạnh đó cũng là việc để cho tôi tiếp xúc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp. Từ đó tôi có thêm những hiểu biết mới, sinh động phong phú, giàu hình ảnh và sâu sắc hơn để tổ chức các hoạt động nhận biết màu sắc cho trẻ nhà trẻ đạt kết quả cao hơn. Với những lý do ở trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng nhận biết, phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng tại trường mầm non Nga Hưng” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.

 

doc 23 trang thuychi01 34038
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết, phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng tại trường mầm non Nga Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘ DUNG
Trang
1
MỤC LỤC
1
2
A. MỞ ĐẦU
2 - 3
3
I. Lí do chọn đề tài
2 - 3
4
1. Mục đích nghiên cứu
3
5
2. Đối tượng nghiên cứu
3
6
3. Phương pháp nghiên cứu
3
7
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3 - 20
8
I. Cơ sở lý luận
3 - 5
9
II. Thực trạng của vấn đề
5 - 6
10
1. Thuận lợi.
5
11
2. Khó khăn:
5
12
3. Kết quả thực trạng:
6
13
III. Các biện pháp.
6 -20
14
1. Quan sát, đánh giá mức độ nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ ở nhóm lớp.
6 - 8
15
2. Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu : Xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động có chủ đích.
8 - 15
16
3. Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu: Xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động ngoài tiết học.
15- 17
17
4. Tạo môi trường giúp trẻ nhận biết tốt màu xanh, đỏ, vàng
17- 19
18
5. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệt tốt 3 màu xanh, đỏ, vàng.
19- 20
19
IV. Kết quả
20 -21
20
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
21-22
21
1. Kết luận
21
22
2. Kiến nghị
21-22
23
Tài liệu tham khảo
23
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
 Thật vậy, trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là là chủ nhân tương lai của đất nước. Một đất nước muốn phát triển vững mạnh phải có những con người có đủ sức, đủ tài, . Để trẻ có một tương lai tươi sáng thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện về mọi mặt. Trong đó giáo dục mầm non là khâu đầu tiên quan trọng của quá trình đào tạo nhân cách con người mới Việt Nam. Mục tiêu chung là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước phát triển sau này, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới. 
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển nhận thức luôn luôn là một trong những hoạt động được quan tâm chú ý, nó là một trong những tiêu chí quan trọng cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Hoạt động nhận biết phân biệt là một hoạt động thể hiện rất rõ sự hiểu biết, sự sáng tạo khám phá thế giới xung quang bằng giác quan của trẻ. Nhận biết về màu sắc là một trong những bước khởi đầu quan trọng cho trẻ khi cảm nhận về cái đẹp. Vì mọi sự vật hiện tượng đều có màu sắc. Mỗi một sự vật hiện tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng. Khi mới sinh ra trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi trẻ chỉ có thể nhận biết, phân biệt được 3 màu cơ bản: xanh, đỏ và vàng. Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt 3 màu cơ bản còn là bước đầu giúp trẻ phát triển thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt nhiều màu khác ở các độ tuổi tiếp theo. Chính vì vậy việc giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi biết nhận biết và phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng là rất quan trọng và cần thiết. Là người giáo viên mầm non được phân công đứng nhóm 24-36 tháng tuổi tôi mong muốn được nghiên cứu vấn đề này với mục đích sẽ giúp cho tôi đi sâu hiểu những khả năng nhận biết phân biệt của trẻ về màu sắc từ đó giúp tôi mở rộng vốn hiểu biết và nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân bên cạnh đó cũng là việc để cho tôi tiếp xúc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp. Từ đó tôi có thêm những hiểu biết mới, sinh động phong phú, giàu hình ảnh và sâu sắc hơn để tổ chức các hoạt động nhận biết màu sắc cho trẻ nhà trẻ đạt kết quả cao hơn. Với những lý do ở trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng nhận biết, phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng tại trường mầm non Nga Hưng” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
 1/ Mục đích nghiên cứu
Dựa vào đề tài đã chọn qua đó tiến hành phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp tốt nhất để áp dụng vào thực tế dạy trẻ nhận biết phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng tại nhóm lớp trong thời gian sắp tới.
 2/ Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cho trẻ nhà trẻ nhận biết phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng. Đồng thời đã đề xuất được 5 biện pháp cho trẻ 24- 36 tháng nhận biết phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng tại trường mầm non Nga Hưng.
 3/ Phương pháp nghiên cứu
 Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 
- Nhóm phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê toán học xử lý số liệu.
 	B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 I. Cơ sở lý luận 
 Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Ở mỗi độ tuổi trẻ đều có nhận thức khác nhau so với thế giới bên ngoài. Trẻ nhỏ có chương trình học phù hợp với tuổi, trẻ càng lớn kiến thức của trẻ càng được nâng cao hơn. 
Trẻ 24-36 tháng tuổi là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh trong đó có sự phát triển các giác quan, yếu tố quan trọng để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Với đặc điểm tư duy của trẻ 24- 36 tháng là tư duy trực quan hành động, trẻ khám phá thế giới xung quanh khi được tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật, con vật, sự vật, hiện tượng, qua các giác quan. Tuy nhiên vốn tri thức, nhận thức thế giới xung quanh còn hết sức mơ hồ nhận thức của trẻ về tên gọi, đặc điểm, màu sắc còn nhiều sai lệch. 
 	Qua quá trình dạy dỗ và chăm sóc trẻ nhà trẻ nhiều năm, tôi nhận thấy trẻ hầu như không phân biệt được 3 màu: xanh, đỏ, vàng. Khái niệm về màu với trẻ rất mờ nhạt, trẻ cứ liên tục bị nhầm, lúc thì màu xanh, màu đỏ rồi lại vàng. Nguyên nhân chính là do bộ não trẻ còn rất non nớt. Trẻ chỉ có thể bắt chước nói theo cô như một con vẹt chứ chưa biết động não suy nghĩ. Mà đến cuối độ tuổi nhà trẻ, kiến thức chính của trẻ là nhận biết phân biệt được 3 màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng. Đây quả thực là một khó khăn rất lớn đối với các cô giáo khi dạy trẻ nhà trẻ từ 24 đến 36 tháng.
 Đi đôi với việc giúp trẻ phân biệt về màu sắc thì môn học “Nhận biết phân biệt” là một trong năm môn học chính bắt buộc của trẻ nhà trẻ (24 đến 36 tháng). Với trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ nhà trẻ nói riêng, hầu như trẻ đều rất ham chơi, ham vui, trẻ không thích gò bó trong các hoạt động học, trong các tiết học của mình. Trẻ lúc nào cũng chỉ muốn khám phá thế giới xung quanh vì thế giới xung có chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn đối với trẻ. Với tâm lý như vậy, làm thế nào để trẻ có thể ngồi tập trung được trong các tiết học gò bó, cũng gặp khó khăn như khi rèn trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng. Môn học nhận biết phân biệt sẽ thật là khô khan và cứng nhắc với trẻ nếu như các tiết học không có sự sáng tạo của chính giáo viên giảng dạy. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi các cô giáo phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
 II. Thực trạng của vấn đề.
Thực trạng của việc tổ chức cho trẻ 24 -36 tháng tuổi nhận biết phân biệt 3 màu cơ bản ở trường mầm non Nga Hưng. Bản thân tôi qua thời gian trực tiếp đứng lớp và đi sâu tìm hiểu quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trẻ tôi nhận thấy thực trạng sau: 
 1. Thuận lợi:
 - Trường mầm non Nga Hưng nằm ở vị trí trung tâm chính trị văn hóa - xã hội của xã, trên địa bàn có bề dày trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
- Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên thường xuyên được tiếp cận và bồi dưỡng học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời các chương trình đổi mới. 
 - Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ. 
 - Trẻ được học và phân lớp theo đúng độ tuổi, 100% cháu ăn, ngủ tại trường. 
- Bản thân tôi đã có gần 5 năm kinh nghiệm dạy lớp nhà trẻ. Trình độ đại học, luôn yêu nghề, mến trẻ.
2. Khó khăn: 
- Sự quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề nhận biết phân biệt màu của con em mình trong độ tuổi nhà trẻ là không cần thiết. Nhiều phụ huynh còn xem nhẹ các hoạt động giáo dục của trẻ nhà trẻ. 
- Thực tế ở lớp tôi việc nhận biết và phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng của trẻ là không đồng đều. Do mỗi cháu có một đặc điểm nhận thức, tâm, sinh lí lại khác nhau. Có trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt. Nhưng cũng có nhiều trẻ khả năng nhận biết phân biệt màu còn hạn chế. Vì thế để thực hiện tốt việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng tôi đã gặp không ít khó khăn.
 3. Kết quả thực trạng:
Từ những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, ngay từ đầu năn học tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài và bước đầu khảo sát mức độ nhận biết phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng trên trẻ ở nhóm lớp, kết quả thu được như sau:
B¶ng kÕt qu¶ kh¶o sát trẻ phân biệt màu xanh – đỏ - vàng
TT
Nội dung
Kết quả
 Tổng số trẻ: 18 trẻ
Đạt
 Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
1
Trẻ tập trung chú ý nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng
3
17
%
4
22%
7
39%
4
22%
2
Trẻ biết chỉ và gọi tên màu xanh, đỏ, vàng
2
11
%
3
17%
8
44%
5
28%
3
Trẻ biết lấy, cất đúng đồ chơi màu xanh, đỏ, vàng
1
6
%
2
11%
9
50%
6
33%
 III.Các biện pháp.
 Qua kết quả khảo sát để đáp ứng nhu cầu về khả năng nhận biết của trẻ về màu sắc trong chương trình giáo dục hiện nay. Tôi đã áp dụng một số biện pháp.
 1. Quan sát, đánh giá mức độ nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ ở nhóm lớp.
Qua quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày, tôi đã quan sát và theo dõi trẻ có mục đích, nắm bắt đặc điểm nhận thức của trẻ, ghi lại những trẻ nhận biết phân biệt màu tốt, chưa tốt hay mức độ phân biệt màu của trẻ. Dựa trên kết quả quan sát này tôi thấy được khả năng nhận biết và phân biệt màu của từng trẻ để từ đó có biện pháp phát triển giúp cho trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng tốt hơn.
	Mỗi ngày tôi lên kế hoạch quan sát 2-3 trẻ ở một hoạt động nào đó, sau mỗi buổi làm việc tôi dành ra 2-3 phút ghi lại những gì quan sát được ở trẻ.
 Ví dụ : Quan sát cháu Dương Thị Huyền Trang 34 tháng tuổi
	Ngày quan sát 10/11/2015. Nơi quan sát: trong lớp
	Thời gian bắt đầu từ 9h đến 9h05’
	Mục đích quan sát: Khả năng nhận biết màu vàng của trẻ 
 Tôi cho cháu chơi ở góc mở (Ai thông minh). Tôi chon hình ảnh bé gái mặc váy vàng gắn lên mảng tường của góc, tôi yêu cầu cháu chọn váy áo màu vàng (ở trong một hộp đựng lộn váy áo xanh, đỏ) cho bạn gái và gắn lên tường tương ứng.
	+ Kết quả quan sát trẻ như sau.
 - Bé hiểu được lời nói của cô
	- Biết chọn đúng các váy áo màu vàng để gắn tương ứng.
	- Bé nói được câu 4 từ ( Váy áo màu vàng) 
	Ví dụ : Quan sát cháu Phạm Anh Đức 28 tháng tuổi
	 Thời gian quan sát 10h đến 10h10’
	Mục đích quan sát: Tìm hiểu khả năng phân biệt màu vàng, đỏ
 Tôi đưa hai bông hoa màu vàng và màu đỏ ra hỏi cháu về màu sắc của hai bông hoa. Mới đầu cháu rụt rè không nói nhưng sau đó được sự động viên của cô cháu mạnh dạn trả lời nhưng lại trả lời sai về màu sắc của hai bông hoa. Như vậy khả năng nhận biết và phân biệt màu của cháu Đức còn hạn chế. 
	Qua các kết quả quan sát đánh giá và ghi chép lại trong sổ nhật ký theo dõi hàng ngày đã giúp tôi biết cách điều chỉnh phương pháp dạy trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ và lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với nhu cầu của từng trẻ. Từ đó có biện pháp tiếp cận, phân nhóm hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động theo sở thích , không gò bó, ắp đặt trẻ.
Ví dụ: Cháu Trang thông minh, nhanh nhẹn, nhận biết và phân biệt màu tốt tôi dùng phương pháp nêu gương khích lệ trẻ.
	 Cháu Đức rụt rè, khả năng nhận biết và phân biệt màu của cháu Đức còn hạn chế tôi dùng phương pháp tình cảm động viên nêu gương, dành thời gian tiếp cận trẻ nhiều hơn để chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ để luyện khả năng nhận biết phân biệt màu cho trẻ.
 	 2. Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động có chủ đích:
Muốn thực hiện tốt việc dạy cho trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng đạt được chất lượng và hiệu quả cao, ngoài việc thực hiện đầy đủ các nội dung đã được quy định trong chương trình, tiến hành đúng phương pháp. Tôi còn có biện pháp chú trọng đầu tư vào giờ hoạt động một cách phong phú, linh hoạt. Bên cạnh việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng trên tiết học: Nhận biết tập nói; Nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng. Tôi còn lồng ghép, tích hợp nội dung nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng vào các tiết học khác bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đến các tiết học như: Tranh ảnh, đồ vật, tất cả các đồ dùng đều có ba màu cơ bản xanh, đỏ vàng để gây sự chú ý, thích thú cho trẻ. 
 * Thông qua hoạt động “nhận biết tập nói”
 	Để trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng thành công trong hoạt động nhận biết tập nói, đầu tiên tôi phải dùng thủ thuật thu hút được sự chú ý của trẻ vào hoạt động. Theo từng chủ đề, tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ hoặc màu vàng để trẻ gọi tên đồ vật kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh, đỏ, vàng cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu cầu của cô để trẻ phát âm. Bên cạnh đó tôi còn tìm tòi sáng tạo làm ra các mô hình thật đẹp, hấp dẫn và sử dụng thêm một số thủ thuật như: Tôi sử dụng màn hình máy chiếu, ti vi để thay đổi hình thức giúp trẻ được xem hình ảnh của các đối tượng thật sinh động, cho trẻ gọi tên, đặc điểm, màu sắc. Qua đó tôi thấy trẻ hứng thú học hơn, thích được nói hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn, giúp trẻ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn.
Ví dụ : Ở chủ đề “Cây, rau quả và những bông hoa đẹp”
 Đề tài : Nhận biết quả táo, quả chuối, quả cam. Tôi chuẩn bị quả thật, quả may bằng vải dạ nhồi bông, mô hình vườn cây ăn quả, có màu sắc xanh, đỏ, vàng rõ ràng, 
Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp, trong tiết dạy tôi còn áp dụng linh hoạt, sáng tạo, thay đổi hình thức dạy, thay đổi các hoạt động để trẻ tập trung chú ý. Để gây hứng thú tôi cho trẻ thăm mô hình vườn cây ăn quả có quả thật màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ quan sát, trò chuyện gọi tên quả và màu sắc.Vào nội dung chính tôi cho trẻ quan sát từng loại quả và đưa ra các câu hỏi đàm thoại có câu hỏi về màu sắc của quả như: Hỏi cả lớp: “Cô có quả gì đây?”, “Quả táo”; “Quả táo màu gì?”, “Quả táo màu đỏ”; “Quả chuối màu gì?”, “Quả chuối màu xanh”; “Quả cam màu gì?”, “Quả cam màu vàng”. Sau mỗi câu hỏi tôi cho nhiều trẻ được trả lời nếu trẻ nói chưa đúng, chưa rõ ràng tôi yêu cầu trẻ nói lại theo cô. 
Đến trò chơi củng cố tôi phát cho mỗi trẻ một rổ đựng quả đồ chơi được may bằng vải dạ nhồi bông cho trẻ chơi chọn quả theo yêu cầu, cô nói “ tìm quả táo”, trẻ tìm quả táo giơ lên và nói được “Quả táo màu đỏ”, Khi cô nói “Tìm quả màu vàng”, trẻ tìm quả cam giơ lên và gọi tên “quả cam”, “ Tìm quả chuối” trẻ tìm và đọc “ quả chuối màu xanh”. Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập, tư duy của trẻ phát triển tốt, trẻ nhận biết màu xanh, đỏ, vàng, hiệu quả hơn, nhiều trẻ biết trả lời câu hỏi về màu sắc một cách rõ ràng mạch lạc hơn, từ đó bổ sung kiến thức về màu sắc cho trẻ. 
Ngoài ra tôi chia trẻ thành từng nhóm với mức độ nhận biết 3 màu xanh, đỏ, vàng khác nhau; giỏi có, khá có, trung bình có. Tôi thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức dựa vào nội dung mỗi bài nhận biết tập nói và mức độ nhận biết của trẻ, để tìm cách giớ thiệu hay nhất nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ vào tiết học, xong tôi đi sâu vào phần chính của bài nhận biết tập nói, rèn cho trẻ nhận biết màu sắc cơ bản.
Ví dụ : Ở chủ đề “Bé có thể đi các nơi bằng phương tiện giao thông”.
 	Đề tài : Nhận biết tập nói : Xe đạp, xe máy, xe xích lô.
 	 Để giúp trẻ cảm nhận và nắm được nội dung thông qua các câu đố, hình ảnh bằng các hình thức như:
 	Cho trẻ quan sát chiếc xe đạp, xe máy, xe xích lô qua Powerpoint để kích thích tính tò mò, khám phá, nhận xét đặc điểm của từng loại xe, đưa ra câu hỏi đàm thoại trong đó có các câu hỏi về màu sắc và cho nhiều trẻ được trả lời: Cô có hình ảnh nói về cái gì?, Xe đạp có màu gì?( xe đạp màu xanh), hình ảnh cái gì đây?, Xe máy có màu gì? ( Xe máy màu đỏ), Xe xích lô màu gì? ( xe xích lô màu vàng).
Đối với những trẻ đang nhận biết và trả lời sai về màu sắc, ngay giờ học đó tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ. Tôi đưa từng hình ảnh ra chỉ và nói màu rõ ràng cho trẻ phát âm theo. Ngoài ra tôi cho bạn nhận biết màu đúng, rõ ràng lên gọi màu sắc trước cho cả lớp nghe, sau đó động viên, khuyến khích trẻ phát âm chưa đúng. Khi gọi trẻ trả lời, gọi tên màu tôi luôn động viên trẻ gọi đúng màu, phát âm rõ ràng như các bạn.
	Thông qua quá trình nhận biết tập nói đã thúc đẩy sự phát triển các giác quan và khả năng nhận biết phân biệt màu sắc có chủ định cho trẻ.
 * Thông qua giờ hoạt động “nhận biết phân biệt” 
Đây là môn học quan trọng nhất đối với quá trình phát triển nhận thức và cung cấp kiến thức về màu sắc cho trẻ. Việc chuẩn bị cho tiết học đóng vai trò hết sức qua trọng giúp nâng cao kết quả học. Vì vậy tôi phải xác định được mục đích, yêu cầu của bài dạy, nghiên cứu kỹ giáo án để tìm ra các phương pháp, biện pháp giảng dạy một cách linh hoạt, logics. Ngoài ra tôi còn sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích thước to nhỏ khác nhau, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ để giúp trẻ dễ nhận biết, phân biệt và gây sự tập trung chú ý của trẻ. Lồng ghép đan xen các trò chơi tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.
Ví dụ : Ở chủ đề “Đồ chơi của bé” chủ đề nhánh “ Những đồ chơi bé thích”, tiết NBPB “Đồ chơi màu xanh, màu đỏ”.Tôi chuẩn bị cho trẻ quả bóng màu xanh, quả bóng màu đỏ, búp bê váy xanh và búp bê váy đỏ. Gây hứng thú tôi cho trẻ hát bài “búp bê” cho hai búp bê xuất hiện với hai túi đựng quà. Hỏi trẻ “búp bê mặc váy màu gì? Cho trẻ trả lời “Váy xanh”, “váy đỏ”. Phần nhận biết tôi cho trẻ mở khám phá túi quà của hai bạn búp bê. Đặt câu hỏi cho cả lớp và cá nhân trẻ “Cô có quả gì đây?”, “Quả bóng màu gì?”, cho nhiều trẻ trả lời “Quả bóng màu xanh”, “Quả bóng màu đỏ”. Sang phần phân biệt tôi đặt hai quả bóng màu xanh, màu đỏ song song và hỏi trẻ về màu sắc từng quả bóng “ Cô có quả bóng màu gì đây?” và cho trẻ quan sát hỏi trẻ “quả bóng màu gì to hơn”, “Quả bóng màu gì nhỏ hơn”. Cô đặt quả bóng màu đỏ trước quả bóng màu xanh “Cô có những quả bóng màu gì?” Cho trẻ gọi màu sắc của 2 quả bóng mà trẻ nhìn thấy nhiều lần, tiếp theo cô đặt quả bóng màu xanh trước quả bóng màu đỏ hỏi “Cô có quả bóng màu gì” trẻ nhìn và phải trả lời “Quả bóng màu xanh”, “ Quả bóng màu đỏ đâu rồi” cô nhận xét và đưa quả bóng màu đỏ ra. Như vậy qua hình thức tổ chức trên không những giúp trẻ nhận biết phân biệt màu sắc mà còn giúp trẻ phân biệt kích thước to nhỏ của đồ chơi. Sau đó tôi cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai chọn đúng” cô nói tên quả to, nhỏ hoặc nói màu sắc trẻ giơ quả lên và phát âm nhiều lần “Quả bóng nhỏ màu đỏ”, “quả bóng to màu xanh”. Để củng cố nhận biết màu xanh, màu đỏ tôi cho trẻ chơi trò chơi “tặng quà cho búp bê”, cho trẻ lên tặng bóng cho búp bê: Bóng màu xanh tặng cho búp bê váy màu xanh và bỏ vào giỏ màu xanh, bóng màu đỏ tặng cho búp bê váy đỏ và bỏ vào giỏ màu đỏ.
 Ví dụ : Ở chủ đề “Mùa hè đến rồi”, đề tài: nhận biết phân biệt trang phục mùa hè màu xanh, màu đỏ, màu vàng ”. Tôi cho trẻ quan sát cái áo màu đỏ, cái quần màu vàng, cái mũ màu xanh. Đến chủ đề này tôi nhận thấy kiến thức về phân biệt màu sắc của trẻ đã tốt hơn vì thế khi chọn màu sắc của đồ dùng cho trẻ tôi cũng chọn đồ dùng có kết hợp thêm màu khác trên màu sắc chủ đạo. Như cái áo màu đỏ có thêm quả bóng màu vàng, màu xanh, con mèo màu trắng, quần màu vàng có hình thỏ, mũ màu xanh có gắn lôgô chữ màu hồng khi đạy trẻ tôi mở rộng cho trẻ và cung cấp thêm màu khác cho trẻ nhận biết màu sắc .Để củng cố nhận biết phân biệt màu đỏ màu xanh, màu vàng tôi cho trẻ chơi trò chơi “Tặng quà cho bạn nhỏ”, tôi dùng sốp màu làm thành quần áo và mũ cho trẻ chơi, cô nói sở thích của bạn về màu sắc trẻ chọn đồ dùng và phát âm về màu sắc của đồ dùng. Cô nói bạn thích đồ dùng gì, trẻ cầm đồ dùng lên và nói “Cái áo màu đỏ”, “Cái quần màu vàng”, “Cái mũ màu xanh” . Sau khi trẻ chơi trò chơi tĩnh tôi cho trẻ chơi đan xe

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_nhan_biet_phan_bi.doc