SKKN Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4

Uyliam Batơdit từng nói: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”. Cùng nhìn lại những phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt là trong bộ môn Ngữ văn ta sẽ dễ dàng thấy rằng, người thầy với cách dạy truyền thống chưa thực sự “khơi dậy ngọn lửa tâm hồn”, tạo hứng thú, say mê cho học sinh. Với cách dạy truyền thống trong môn Ngữ văn, giáo viên chủ yếu là thuyết giảng. Và như thế, trong quá trình dạy học, người thầy vẫn giữ vị trí trung tâm, còn học trò tiếp thu kiến thức một cách thụ động.

 Đó là cách dạy của một thời. Bước vào thời kì hội nhập như hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học luôn là một vấn đề mà tất cả các giáo viên quan tâm. Luật giáo dục 2005, Điều 5 đã xác định “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên”.

 Những năm gần đây, trong việc đổi mứi phương pháp dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng thì dạy học tích hợp liên môn đang là phương pháp dạy học tích cực được nhiều giáo viên lựa chọn. Với phương pháp tích hợp liên môn giáo viên có thể giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học từ nhiều góc nhìn khác nhau. Hơn thế nữa phương pháp dạy học này còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học và vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết những tình huống trong học tập và trong cuộc sống.

 Trong số các tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12 cơ bản “ Ai đã đặt tên cho dòng sông ” là một tác phẩm mới, tiêu biểu cho thể kí hiện đại. Vì mới nên việc giảng dạy tác phẩm này không phải công việc dễ dàng đối với nhiều giáo viên. Và việc tiếp nhận của học sinh lại càng khó khăn. Tìm ra một cách tiếp cận mới đối với tác phẩm này có lẽ là điều trăn trở của nhiều giáo viên dạy văn như tôi. Bởi ở môn Ngữ văn tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp dạy học thích hợp có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc tiếp nhận kiến thức của học sinh. Ngữ văn là môn học vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Giáo viên dạy văn không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà phải khơi dậy ngọn lửa tâm hồn, tác động đến tình cảm, cảm xúc của học sinh. Từ đó, để tiếp cận tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” tôi thiết nghĩ giáo viên không chỉ phải nắm những đặc trưng thể loại mà còn phải vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để giúp học sinh có cái nhìn toàn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm.

 Xuất phát từ lí do đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 như trình bày ở trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “ Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4”

 

doc 22 trang thuychi01 10131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY TÁC PHẨM “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?” NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 
 Người thực hiện: Hoàng Thị Thắm
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
3
1.1
Lí do chọn đề tài
3
1.2
Mục đích nghiên cứu
4
1.3
Đối tượng nghiên cứu
4
1.4
Phương pháp nghiên cứu
4
2
NỘI DUNG
5
2.1
Cơ sở lí luận của vấn đề
5
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
5
2.3
Những giải pháp thực hiện dạy học tích hợp tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh.
6
2.3.1
Giải pháp 1: Tích hợp trong việc chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
6
2.3.2
Giải pháp 2: Tích hợp với công nghệ thông tin trong hoạt động khởi động bài học.
7
2.3.3
Giải pháp 3: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
8
2.3.3.1
Tích hợp kiến thức phân môn Lí luận văn học (về thể loại kí) nhằm định hướng cho học sinh đọc hiểu văn bản theo đặc rưng thể loại.
8
2.3.3.2
Tích hợp kiến thức địa lí giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp đa dạng của sông Hương trong thủy trình của nó.
9
2.3.3.3
 Tích hợp kiến thức lịch sử giúp học sinh cảm nhận vẻ
 đẹp của sông Hương trong mối quan hệ với những
 trang sử hào hùng của dân tộc
14
2.3.3.4
Tích hợp kiến thức văn hóa giúp học sinh cảm nhận vai
 trò của sông Hương trong dòng chảy của văn hóa Huế
17
2.3.3.5
Tích hợp GDCD, viêt văn nghị luận
17
2.3.4
Giải pháp 4: Tích hợp trong quá trình củng cố bài học.
18
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Uyliam Batơdit từng nói: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”. Cùng nhìn lại những phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt là trong bộ môn Ngữ văn ta sẽ dễ dàng thấy rằng, người thầy với cách dạy truyền thống chưa thực sự “khơi dậy ngọn lửa tâm hồn”, tạo hứng thú, say mê cho học sinh. Với cách dạy truyền thống trong môn Ngữ văn, giáo viên chủ yếu là thuyết giảng. Và như thế, trong quá trình dạy học, người thầy vẫn giữ vị trí trung tâm, còn học trò tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
	Đó là cách dạy của một thời. Bước vào thời kì hội nhập như hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học luôn là một vấn đề mà tất cả các giáo viên quan tâm. Luật giáo dục 2005, Điều 5 đã xác định “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên”.
	Những năm gần đây, trong việc đổi mứi phương pháp dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng thì dạy học tích hợp liên môn đang là phương pháp dạy học tích cực được nhiều giáo viên lựa chọn. Với phương pháp tích hợp liên môn giáo viên có thể giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học từ nhiều góc nhìn khác nhau. Hơn thế nữa phương pháp dạy học này còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học và vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết những tình huống trong học tập và trong cuộc sống.
	Trong số các tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12 cơ bản “ Ai đã đặt tên cho dòng sông ” là một tác phẩm mới, tiêu biểu cho thể kí hiện đại. Vì mới nên việc giảng dạy tác phẩm này không phải công việc dễ dàng đối với nhiều giáo viên. Và việc tiếp nhận của học sinh lại càng khó khăn. Tìm ra một cách tiếp cận mới đối với tác phẩm này có lẽ là điều trăn trở của nhiều giáo viên dạy văn như tôi. Bởi ở môn Ngữ văn tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp dạy học thích hợp có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc tiếp nhận kiến thức của học sinh. Ngữ văn là môn học vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Giáo viên dạy văn không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà phải khơi dậy ngọn lửa tâm hồn, tác động đến tình cảm, cảm xúc của học sinh. Từ đó, để tiếp cận tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” tôi thiết nghĩ giáo viên không chỉ phải nắm những đặc trưng thể loại mà còn phải vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để giúp học sinh có cái nhìn toàn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm.
	Xuất phát từ lí do đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 như trình bày ở trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “ Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” giúp học sinh học tập hứng thú và có hiệu quả cao hơn đối với bài học nói riêng và với bộ môn Ngữ văn nói chung.
- Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh tiếp cận phương pháp học mới chủ động sáng tạo hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Lí thuyết về tiếp nhận văn học và dạy học tích hợp liên môn.
- Học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4 năm học 2017 – 2018.
- Văn bản “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Ngữ văn lớp 12 cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
- Phương pháp thu thập thông tin, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy
- Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê toán học, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 	Sách giáo khoa ngữ văn 12 cơ bản, bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học đã chỉ ra rằng: “Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo”. Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp. Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. Tuy nhiên để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả, người tiếp nhận cần nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, tìm cách tiếp cận tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn. Muốn vậy, hoạt động tiếp nhận phải diễn ra một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
	Để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận văn học, phương pháp dạy học tích hợp sẽ là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức mang tính chất công cụ để học sinh có thể tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động, tích cực.
 Tích hợp (tiếng Anh Integration) có các nét nghĩa: sự hợp lại thành một thể thống nhất, sự bổ sung thành một thể thống nhất, sự hợp nhất. Ở bộ môn Ngữ văn, quan điểm dạy học tích hợp được thể hiện ở nhiều bình diện. Ở bình diện vĩ mô, đó là sự hợp nhất giữa phần Ngữ (tiếng việt, làm văn) với phần Văn thành Ngữ văn. Ở bình diện khác, tích hợp còn là sự tổng hợp kiến thức của nhiều môn, nhiều ngành khoa học khác nhau thành một thể thống nhất. Trong thực tế dạy học Ngữ văn, có nhiều loại tích hợp như tích hợp theo phân môn, liên môn. Thực chất của dạy học tích hợp là người giáo viên phải biết lồng ghép kiến thức nhiều phân môn, nhiều môn để tạo sự phong phú cho bài dạy.
 Trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, dạy học tích hợp đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Trong dạy học tích hợp, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề tích hợp liên môn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Những năm gần đây, do xu thế học và thi, nhiều giáo viên và đa số học sinh đang dần thờ ơ với các môn xã hội trong đó có môn ngữ văn. Trong hoàn cảnh đó tại trường THPT Thạch Thành 4 lại có truyền thống đa số các em học sinh vẫn lựa chọn các môn xã hội trong đó có môn ngữ văn để học, thi và định hướng cho tương lai. Điều này có nghĩa là, vẫn còn rất nhiều học sinh “quan tâm” đến môn Ngữ văn. Nhưng từ “quan tâm” đến yêu thích, hứng thú, say mê môn học lại là cả một chặng đường dài. Trên chặng đường đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của thầy cô là việc làm quan trọng nhất. Bởi khi thầy có phương pháp dạy hay, dễ học, chắc chắn sẽ thu hút và khơi gợi được hứng thú của học sinh đối với môn học, từ đó nâng cao được chất lượng day học.
Ở trường THPT Thạch Thành 4 trong những năm gần đây, tập thể cán bộ giáo viên nói chung, giáo viên Ngữ văn nói riêng đã và đang quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn” do bộ Giáo dục và Đào tạo phát động đã được đa số giáo viên hưởng ứng, tham gia và cũng đã đạt nhiều giải cấp tỉnh, cấp quốc gia. Dạy học tích hợp đã trở thành một trong những phương pháp tối ưu được đa số giáo viên lựa chọn để đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, tôi nhận thấy dạy học tích hợp vẫn chưa thưa thực sự trở thành nhu cầu thường xuyên liên tục của giáo viên. Nó dường như cũng mới chỉ dừng lại ở những dự án dự thi. Còn trong thực tế dạy học, do dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian công sức trong việc thiết kế bài học, chuẩn bị đồ dùng dạy học, đặc biệt giáo viên phải có kiến thức, hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Vì còn sợ “khó”, sợ “khổ” nên việc dạy học tích hợp trong môn ngữ văn mới chỉ dừng ở việc tích hợp kiến thức phân môn đọc văn với tiếng việt và làm văn. Còn việc tích hợp kiến thức liên môn chưa được vận dụng nhiều và cũng chưa đạt kết quả cao. Qua khảo sát và dự giờ thăm lớp , tôi vẫn thấy một thực trạng chung là học sinh vẫn ngại học văn và đa số các em vẫn có suy nghĩ “văn là môn phải học thuộc lòng”. Việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong môn Ngữ văn còn lệ thuộc vào thầy cô, chưa có sự chủ động trong việc tiếp nhận, đọc hiểu tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, đa số học sinh vẫn còn lạ lẫm với việc vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học hoặc trong cuộc sống.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi mong muốn rằng đề tài nghiên cứu này sẽ chỉ ra được những giải pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh khi học tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Có thể đây chưa hẳn là những “sáng kiến” mới mẻ nhưng chắc chắn nó là những kinh nghiệm thực tế tôi đã áp dụng trong dạy học tích hợp và đã thu được những kết quả khá khả quan.
2.3. Những giải pháp thực hiện dạy học tích hợp tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhằm nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh.
2.3.1. Giải pháp 1: Tích hợp trong việc chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
2.3.1.1. Chuẩn bị của giáo viên
Để tiến hành dạy học tích hợp, giáo viên cần chuẩn bị :
- Phương tiện, thiết bị dạy học :
+ Máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài giảng sinh động, hấp dẫn đối với người học, đọc.
+ Bút màu, giấy A4, phấn, bảng.
+ Lược đồ sông ngòi Việt Nam ở Huế: Giúp học sinh xác định được vi trí địa lí của sông Hương qua các địa danh cụ thể liên quan đến tác phẩm.
+ Tư liệu lịch sử về các địa danh ở Huế
+ Hình ảnh các lăng tẩm, đình miếu, cồn, bãi.
- Các nội dung Tích hợp kiến thức liên môn:
+ Phân môn lí luận văn học: Những tri thức về thể kí
+ Môn Địa lý: Sử dụng bản đồ sông Hương, vị trí địa lí của sông Hương ở bốn khúc sông. Các dòng sông trên thế giới như sông: Xen, Đa-nuýp, Nê-va.
+ Môn Lịch sử: Xác định được thời điểm của Lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, Sông Hương trong các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc
+ Môn Vật lí: Sự phản xạ ánh sáng dẫn đến mảng phản quang màu sắc ở Huế: sáng xanh, trưa vàng, chiều tím.
+ Môn Sinh học: Quá trình thẩm thấu của nước và chống rửa trôi của nước, rừng có tác dụng trong việc bảo vệ đất giữ độ ẩm, lá phổi xanh.
+ Môn GDCD: Yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường, bảo vệ những di sản văn hóa phi vật thể.
2.3.1.2. Chuẩn bị của học sinh
Để học sinh có thể tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú đối với giờ học, tôi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà và giao nhiệm vụ cụ thể cho các em như sau:
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài
- Tìm hiểu từ tài liệu, tra cứu mạng Internet một số nội dung có liên quan đến bài học, cụ thể là:
+ Tri thức về thể loại kí (khái niệm, đặc trưng cơ bản, những thành tựu)
+ Thể loại kí trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói chung và tác phẩm kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông nói riêng”.
+ Những nhận định đánh giá hay về tác giả, tác phẩm
+ Tìm nghe bài hát Dòng sông ai đã đặt tên 
+ Bản đồ địa lí sông Hương, xứ Huế
+ Một số kiến thức liên môn: kiến thức về đặc điểm địa hình Việt Nam qua Chương trình địa lý lớp 12, bài 6 “Đất nước nhiều đồi núi” sách giáo khoa trang 29 – 30; Địa lí 12, Bài 10 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - SGK trang 45; kiến thức lịch sử về vai trò của sông Hương trong sự nghiệp kháng chiến của dân tộc; kiến thức về ca Huế; tìm hiểu về một số dòng sông trên thế giới: Sông Xen (Pari), sông Đanuyp ; sông Nêva
Trên cơ sở nội dung đã được tìm hiểu, chuẩn bị học sinh sẽ rèn luyện cho mình kĩ năng tự học và trong giờ học trên lớp các em sẽ tiếp nhận bài học một cách tích cực, chủ động.
2.3.2. Giải pháp 2: Tích hợp với công nghệ thông tin trong hoạt động khởi động bài học.
Cho đến nay hoạt động khởi động bài học vẫn ít được giáo viên chú ý. Trong dạy học tích hợp, việc giáo viên sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với hình ảnh minh hoạ, sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khởi động bài học sẽ tạo hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh ngay khi bước vào bài học. Cụ thể, giáo viên dùng của các video hoặc hình ảnh có nội dung phù hợp với nội dung của bài học cùng với công nghệ thông tin để dẫn học sinh vào bài mới thay thế cho các phương pháp truyền thống nhằm tạo ra được sự hứng thú và tâm lý muốn khám phá bài học cho học sinh khi bước vào bài mới.
Cụ thể để khởi động bài học “Ai đã dặt tên cho dòng sông” - Giáo viên đưa hình ảnh nhà văn Nguyễn Tuân và con sông Đà, Yêu cầu học sinh kể tên tác phẩm viết về dòng sông được nhắc đến trong hình ảnh và thể loại tác phẩm đó?
- Học sinh kể tên tác phẩm đã được học viết về dòng sông và trả lời thuộc thể loại nào.
Sau đó, GV cho học sinh nghe một đoạn bài hát: “Dòng sông ai đã đặt tên” sau đó hỏi bài hát tên gì? viết về địa danh ở đâu? Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên giới thiệu bài học.
2.3.3. Giải pháp 3: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
2.3.3.1. Tích hợp kiến thức phân môn Lí luận văn học (về thể loại kí) nhằm định hướng cho học sinh đọc hiểu văn bản theo đặc rưng thể loại.
Trong chương trình Ngữ văn 11 cơ bản phần lí luận văn học, học sinh đã được học các thể loại thơ, truyện, kịch, nghị luận, các em đã được trang bị kiến thức lí luận về các thể loại này. Riêng kí là thể loại mới được đưa vào giảng dạy nên chắc chắn cả giáo viên và học sinh vẫn chưa chú ý đúng mức những kiến thức lí luận về thể loại này. Nhận thức được thực trạng đó, trong phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, tôi đã yêu cầu các em đọc tài liệu tìm hiểu về thể kí. Trên cơ sở phần chuẩn bị bài của học sinh, tôi sẽ gọi một học sinh thuyết trình trước lớp về thể loại của tác phẩm trong phần đọc hiểu khái quát. Đây sẽ là kiến thức nền quan trọng, định hướng học sinh tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Khái niệm: Kí là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự.
- Tiểu loại: do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, ký cũng rất phong phú, bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại trong đó có thể kể đến một số tiểu loại kí tiêu biểu:
+ Ký sự: là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động (VD: “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác học sinh đã được học ở chương trình ngữ văn lớp 11, học kì 1).
+ Phóng sự: là một thể ký nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, đánh giá, do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật
+ Bút ký: là một thể của ký, nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút. Bút ký thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình.
+ Tùy bút: Là một thể của ký đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá.
- Lịch sử ra đời và phát triển thể loại kí: Trước khi có hoạt động báo chí, trong lịch sử văn học từ nghìn xưa đã có những tác phẩm ký, như Sử ký của Tư Mã Thiên cách đây mấy nghìn năm vừa là tác phẩm sử học vừa có thể coi là ký. Ở Việt Nam, những tác phẩm ký nổi tiếng cũng đã xuất hiện từ sớm như Thượng kinh ký sự, Vũ trung tùy bút. Những năm 1930-1945, kí phát triển mạnh mẽ với các tác phẩm phóng sự của Ngô Tất Tố (với Việc làng, 
Tập án cái đình), Nguyễn Đình Lập với Ngõ hẻm ngoại ô, Tam Lang với Tôi kéo xe; Vũ Trọng Phụng với Vỡ đê v.v.
Trong văn học cách mạng, loại thể ký bắt đầu từ sáng tác của Nguyễn Ái Quốc những năm 20 của thế kỷ 20. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay có nhiều tác phẩm ký có giá trị nhất định như Truyện và ký sự của Trần Đăng,
Ở rừng của Nam Cao, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng,  Rất nhiều ánh lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường v.v.
- Đặc trưng cơ bản của thể kí:
+ Viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung thực, chính xác
+ Sức hấp dẫn của kí nằm ở khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động của tác giả. Kí ít chấp nhận sự hư cấu, do đó để làm nên cái hay, cái đẹp cho tác phẩm kí, phải dựa vào những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả khi phản ánh sự vật, cuộc sống.
+ Đặc điểm nổi bật của tác phẩm kí là chất trữ tình. Tác phẩm kí thường thể hiện những cái tôi tác giả: uyên bác, tài hoa, độc đáo
- Thể loại kí trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, kíthể loại nào Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có những thành công nhất định, nhưng những tác phẩm kí của ông vẫn luôn là những tác phẩm thành công nhất. Kí của ông mang dấu ấn riêng, vừa mê đắm vừa tài hoa, vừa bộc lộ bản lĩnh sáng tạo của người nghệ sĩ. Ông tìm đến thể loại kí như là một phương tiện để trải lòng mình với những suy tư, trăn trở về con người, cuộc sống. Lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa. Ông đã đem đến cho thể kí một diện mạo mới, một sức sống mới. Và chính thể văn này cũng đã đem đến cho Hoàng Phủ Ngọc Tường vị trí là nhà viết kí tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tính đến nay ông đã có 9 tập bút kí được xuất bản.
Như vậy, từ trước đến nay học sinh vốn quen với các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự. Đến với thể kí qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, các em phải cảm thụ một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình, ít nhiều các em sẽ cảm thấy lúng túng và không mấy hứng thú. Việc trang bị cho học sinh những kiến thức về thể loại là hết sức cần thiết. Nó phản ánh đúng bản chất của phương pháp dạy học tích hợp, đó là hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_vao_giang_day_tac_pham_ai_d.doc