SKKN Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy văn bản “Đồng chí” cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy văn bản “Đồng chí” cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân

Môn Ngữ văn là môn học vô cùng quan trọng trong việc đào tạo con người, bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và nhân cách cho học sinh. Đây là môn học thuộc nhóm công cụ, điều đó nói lên mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các môn khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và ngược lại các môn khác cũng sẽ góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn.

Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Ngữ văn - một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông.

Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng của mỗi giờ dạy Ngữ văn. Tôi chọn đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy văn bản “Đồng chí” cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân.

 

doc 18 trang thuychi01 8732
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy văn bản “Đồng chí” cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
1
1.4
Phương pháp nghiên cứu
1
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.4
Hiệu quả khi áp dụng đề tài
13
3
Kết luận, kiến nghị.
14
3.1
Kết luận
14
3.2
Kiến nghị
14
1, Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Môn Ngữ văn là môn học vô cùng quan trọng trong việc đào tạo con người, bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và nhân cách cho học sinh. Đây là môn học thuộc nhóm công cụ, điều đó nói lên mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các môn khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và ngược lại các môn khác cũng sẽ góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn.
Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Ngữ văn - một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng của mỗi giờ dạy Ngữ văn. Tôi chọn đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy văn bản “Đồng chí” cho học sinh lớp 9, trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao hiệu quả giờ học văn, phát huy được tính tích cực học tập của HS. Từ đó khơi gợi lòng say mê yêu thích môn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 9 - Trường THCS Ngọc Phụng - Thường Xuân. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát.
- Dạy thử nghiệm trên lớp.
2, Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 	Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn.
Môn Ngữ văn là môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Nhà văn Nga M.Go - ro - ki đã từng viết: “Văn học là nhân học”. Giáo sư Hà Minh Đức từng khẳng định “Văn học không chỉ là một nguồn tri thức mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống”.
Từ tầm quan trọng của văn học đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, mỗi giáo viên dạy văn không chỉ xác định cho mình một nhiệm vụ đơn giản là cung cấp cho học sinh một lượng tri thức nhất định, mà quan trọng hơn là người giáo viên thông qua các bài giảng của mình làm cho học trò “tự cảm thấy môn văn thật sự cần thiết cho sự khôn lớn tinh thần” (Nghĩ từ công việc dạy văn (Trang 185) - Đỗ Kim Hồi – NXB Giáo dục) của các em, làm cho các em thấy được thấm vào từng trang văn là tâm hồn, là trí tuệ, là những nghĩ suy, trăn trở, là tâm sự của nhà văn trước cuộc đời, là tấc lòng mà nhà văn muốn gửi gắm đến các thế hệ độc giả của mình. Xuất phát từ điều đó, mỗi giáo viên phải biết phát huy tối đa sức mạnh của mỗi giờ dạy của mình, để mỗi giờ văn trôi qua trong niềm vui, sự hứng khởi và thích thú của học trò và các em thật sự cảm thấy khôn lớn sau mỗi giờ học văn. 
Việc tích hợp kiến thức liên môn với Lịch sử, Sinh học, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của giờ dạy Ngữ văn trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập và khắc sâu được kiến thức đã học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng quan điểm dạy học tích hợp liên môn vào giảng dạy để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Từ đó thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này. 
2.2.1.Thuận lợi:
- Nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động, như được trang bị máy tính, được nối mạng intơnet, có máy chiếu...
 - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện trường có sách tham khảo cho các môn học.
- Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn hình thành và thúc đẩy tư duy trong quá trình làm việc nhóm của giáo viên và học sinh.
2.2.2. Khó khăn:
* Đối với học sinh:
 - Đa số học sinh đều có sức ì lớn và tâm lí ngại thay đổi tìm tòi, ngại khó khăn, vẫn mang tư duy lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
- Phần lớn học sinh ít có tư liệu để tham khảo và cũng chưa có thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học.
* Đối với giáo viên:
-  Thực tế việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn phải có sự phối kết hợp làm việc nhóm giữa nhiều giáo viên các bộ môn nên tốn thời gian.
- Việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu gặp nhiều khó khăn.
-  Bản thân mỗi giáo viên để soạn giáo án liên môn phải xây dựng bài giảng điện tử phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư công sức cho bài dạy và gặp không ít khó khăn khi tìm hình ảnh minh hoạ, tư liệu dẫn chứng phù hợp.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xác định kiến thức các môn học được tích hợp:
Khi dạy bài ”Đồng chí” tôi đã tích hợp với các môn học sau:
- Môn Lịch sử: Hiểu rõ hoàn cảnh ra đời của bài thơ, những khó khăn của cả dân tộc nói chung và của bộ đội nói riêng trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Môn Âm nhạc: Cảm nhận tình đồng đội cảm động, chân thành, ấm áp khi nghe ca khúc “Đồng chí” mà nhạc sĩ Bùi Minh Quốc đã phổ nhạc từ những lời thơ trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Chính Hữu.
- Môn Sinh học: Thấy được nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt rét đã ảnh hưởng sức khỏe, gây khó khăn cho các anh bộ đội khi đi chiến đấu.
- Môn Mĩ thuật: HS biết vẽ tranh về đề tài anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Khắc họa biểu tượng đẹp về người lính trong chiến đấu qua những bức tranh.
- Môn GDCD: HS có thái độ trân trọng, biết ơn đối với các anh bộ đội đã không quản ngại khó khăn, hiểm nguy, sẵn sàng chiến đấu chống lại quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc; hiểu được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc và có những hành động thiết thực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
 2.3.2. Cách thức tích hợp các môn học vào bài dạy:
 	Có thể thực hiện tích hợp theo những cách thức sau:
 Tích hợp thông qua phần giới thiệu tác phẩm, thông qua câu hỏi tìm hiểu bài, qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh, hệ thống bài tập, hình thức kiểm tra đánh giá.
2.3.3. Soạn giáo án tích hợp kiến thức liên môn: 
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm biết ơn các anh bộ đội đã dũng cảm chiến đấu, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Đọc bài thơ, trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Qua văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, em hiểu gì về về tính cách của hai nhân vật này ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, hình ảnh người lính mãi mãi là hình ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lòng người và văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp nhất. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về hình tượng của những người lính cụ Hồ là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
	Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp. Vậy tình đồng chí của người lính được thể hiện như thế nào trong bài thơ ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung 
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu ? 
- HS trả lời, GV chốt.
- Chiếu một số hình ảnh về tác giả. 
Chân dung Chính Hữu
? Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của bài thơ ? 
*Tích hợp môn Lịch sử.
- GV chiếu tranh:
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
? Bằng kiến thức lịch sử, em hãy cho biết âm mưu và hành động của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 ? Chủ trương và kế hoạch của ta ?
- HS trả lời, GV giảng.
Năm 1947, thực dân Pháp tiến công căn cứ địa Việt Bắc âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh”nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của ta, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực, khóa chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế...
 Mặc dù cuộc chiến đấu còn nhiều khó khăn gian khổ. Nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự anh dũng của quân và dân ta, trải qua 75 ngày đêm chiến đấu tại Việt Bắc quân ta đã đập tan chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của chúng ta sang một giai đoạn mới. Chính Hữu trực tiếp tham gia chiến dịch này và sau đó viết bài thơ vào đầu năm 1948. Như vậy, bài thơ là kết quả những trải nghiệm của người lính, những xúc cảm sâu sắc về tình đồng chí, đồng đội của nhà thơ trong cuộc sống gian khổ mà “bạn và tôi cùng trải qua” - như Chính Hữu đã từng tâm sự.
- GV hướng dẫn đọc: Đọc chậm rãi, tình cảm diễn tả cảm xúc dồn nén, lắng đọng; câu “Đồng chí” đọc với giọng sâu lắng, ngẫm nghĩ; câu cuối giọng ngân nga.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó.
? “Đồng chí” là gì ? 
? Từ đó, em hiểu gì về nhan đề bài 
thơ ?
? Theo em bài thơ có thể chia thành mấy đoạn ? Giới hạn và nội dung từng đoạn ?
? Bài “Đồng chí” được viết theo thể thơ nào ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì ? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết.
- GV yêu cầu 1 HS đọc 7 dòng thơ đầu và nêu nội dung của đoạn thơ này.
? Hai câu thơ đầu giới thiệu như thế nào về hoàn cảnh xuất thân của những người lính ?
? Nước mặn đồng chua và đất cày lên sỏi đá cho em hình dung về những vùng đất như thế nào ?
- GV chiếu hình ảnh - HS quan sát suy nghĩ và trả lời.
? Trong hai câu thơ đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
? Từ đó em thấy hoàn cảnh của những người lính có gì giống nhau và khác nhau ?
- GV: Hai câu thơ đầu còn gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời của giai cấp nông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử họ đứng lên làmchủ đất nước, làm chủ cuộc cuộc đời mình.
? Họ là những con người xa lạ từ hai miền xuôi, ngược. Vậy lí do nào khiến những con người xa lạ ấy trở nên thân quen ?
? Vào cùng hàng ngũ, họ đã Súng bên súng đầu sát bên đầu. Theo em, súng - đầu biểu tượng cho điều gì ?
? Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ gì ? Tác dụng ?
? Câu thơ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ còn cho thấy cơ sở hình thành nào của tình đồng chí ?
- GV : Tình đồng chí, đồng đội nảy nở, bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao, niềm vui, đó là mối tình “tri kỉ”
? Em hiểu thế nào là “tri kỉ” ? 
? Đoạn thơ đầu cho thấy sự phát triển trong mối quan hệ giữa những người lính như thế nào?
? Câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt ?
- GV: Những người nông dân mặc áo lính nghe tiếng gọi của tổ quốc, họ từ giã gia đình, vợ con, quê hương lên đường làm nhiệm vụ đánh giặc bảo vệ tổ quốc. Trong những giây phút nghỉ ngơi họ cùng nhau tâm sự về tình đồng chí, đồng đội.
Vậy tình đồng chí biểu hiện qua những câu thơ nào ? Em hãy đọc những câu thơ đó ?
- HS đọc 10 câu thơ tiếp theo.
? Tình đồng chí, đồng đội của những người lính được biểu hiện qua những chi tiết, hình ảnh thơ nào ?
- HS trả lời, GV chiếu một số hình ảnh: 
? Qua những chi tiết, hình ảnh đó em hiểu gì về tâm tư, tình cảm của những người lính ?
? Từ “mặc kệ”trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” cho thấy tư thế gì của người lính ?
- GV liên hệ câu thơ trong bài“Đất nước”(Nguyễn Đình Thi). 
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
 Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
- GV: Sau khi giành được độc lập, đất nước ta gặp phải vô vàn khó khăn: chính quyền cách mạng non trẻ, cùng một lúc phải đối mặt với ba loại giặc: Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
? Trong cái gian khổ chung ấy của cả dân tộc, cuộc sống quân ngũ của người lính gặp phải những khó khăn gì ?
- GV liên hệ câu thơ trong bài “Tây tiến” (Quang Dũng)
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
- GV: Những người lính chiến đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Họ đã phải chịu hành sự hành hạ của nhưng cơn sốt rét rừng ghê gớm.
* Tích hợp môn Sinh học. 
? Em biết gì về bệnh sốt rét ? ( Nguyên nhân, biểu hiện của căn bệnh này) ?
- GV chiếu tranh, thuyết minh nguyên nhân và biểuhiện của căn bệnh sốt rét.
- GV: Chỉ với hai câu thơ mà Chính Hữu đã diễn tả chân thực cả quá trình của một cơn sốt rét rừng, nó như muốn thử thách sự kiên cường của người lính. Qua đó chúng ta càng hiểu và cảm thông hơn với nỗi gian lao, sự khổ cực của các anh bộ đội khi tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. 
? Mặc dù gặp phải khó khăn như vậy nhưng tinh thần của họ như thế nào ?
- GV: “Nụ cười buốt giá” à nụ cười bừng lên trong gió rét, trong sương muối. Nhưng đó là nụ cười coi thường gian khổ, nụ cười lạc quan với niềm tin chiến thắng. 
? Cử chỉ “Tay nắm lấy bàn tay” cho ta cảm nhận điều gì ở tinh thần của những người lính ?
- GV liên hệ câu thơ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật)
“Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
- GV bình: Dù vật chất có thiếu thốn, phải chịu những cơn sốt rét rừng hành hạ thì những người lính cụ Hồ vẫn mỉm cười, vẫn đứng dậy cầm tay nhau, truyền hơi ấm cho nhau cùng vượt qua thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- GV chiếu đoạn thơ:
 ? Em có nhận xét gì về cấu trúc các câu thơ và hình ảnh thơ ở đoạn thơ này ? Tác dụng ?
? Đọc những dòng thơ này em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người lính ?
* Tích hợp kĩ năng sống cho học sinh.
? Từ tinh thần của người lính em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống ? 
- GV: Khó khăn, thiếu thốn của người lính là khó khăn chung của cả dân tộc trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng với tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó đã giúp họ vượt lên trên tất cả để chiến đấu, chiến thắng kẻ thù xâm lược. Và hình ảnh người lính một lần nữa lại được hiện lên thật đẹp trong ba câu thơ cuối.
- GV gọi HS đọc 3 câu thơ cuối.
? Cuộc sống chiến đấu của người lính được miêu tả qua ba câu thơ cuối như thế nào (Thời gian, không gian, thời tiết, tư thế ) ?
? Điều gì khiến họ vượt qua những khó khăn đó ?
- GV: Dù thời tiết khắc nghiệt bủa vây nhưng hình ảnh người lính vẫn hiện lên thật kiên cường và cao đẹp, họ vẫn luôn trong tư thế và tâm thế sẵn sàng, vững tay súng để “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giúp họ vượt lên tất cả.
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ?
- GV: Như nhà thơ Chính Hữu đã từng tâm sự: “Suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật.”
- GV : Hình ảnh” Đầu súng trăng treo” là một thi nhãn của bài thơ. Bài thơ khép lại trong hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp. Có lẽ bởi vậy mà câu thơ cuối cùng đã được chọn làm nhan đề cho cả tập thơ.
* Tích hợp môn Giáo dục công dân: 
? Từ vẻ đẹp, phẩm chất, tinh thần của những người lính cách mạng trong bài thơ, là học sinh em thấy mình phải có trách nhiệm gì với Tổ quốc ?
- GV chiếu tranh, HS quan sát trả lời.
Học sinh học tập, rèn luyện sức khỏe; sẵn sàng, tích cực vận động mọi người tham gia nghĩa vụ quân sự
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết. 
? Em hãy nêu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
- HS trả lời, GV khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập.
? Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp ?
- HS trả lời, GV nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố 
* Tích hợp môn Âm nhạc: Cho HS nghe bài hát "Đồng chí" của nhạc sĩ Minh Quốc để bồi đắp, giáo dục tình cảm đồng chí, đồng đội.
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả, tác phẩm
a, Tác giả :
- Tên thật: Trần Đình Đắc (1926 - 2007), quê : Can Lộc - Hà Tĩnh.
- Ông trực tiếp cầm súng chiến đấu nên rất am hiểu tâm tư và cuộc đời người lính.
- Làm thơ từ 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
- Thơ ông cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
- Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo - 1966; Thơ Chính Hữu - 1977; Tuyển tập Chính Hữu - 1988
- Được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000.
b, Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
- Xuất xứ: Tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Bài thơ rút từ tập “Đầu súng trăng treo” 
2, Đọc văn bản:
3, Tìm hiểu từ khó:
- “Đồng chí”: Người cùng chí hướng, lý tưởng .
- Nhan đề : Đồng chí à Tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của người lính cách mạng.
4, Bố cục: 3 đoạn 
+ 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính. 
+ 10 câu tiếp: Biểu hiện của tình đồng chí. 
+ 3 câu cuối: Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí.
5, Thể thơ: Tự do.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
II. Tìm hiểu chi tiết:
1, Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính.
- Hoàn cảnh xuất thân: 
+ Quê anh: “ nước mặn đồng chua”. 
+ Làng tôi: “đất cày lên sỏi đá”.
- Vùng đồng bằng chiêm trũng, nước nhiễm mặn, vùng đất phèn có độ chua cao à đất đá ong, cằn cỗi, bạc màu.
=> Đó là những vùng đất khó canh tác, năng suất cây trồng thấp.
- Nghệ thuật:
 + Đối: Quê anh/làng tôi à Đăng đối, tương đồng về cảnh ngộ.
 + Thành ngữ: Nước mặn đồng chua, đất cày sỏi đá à Nông dân ra đi từ những miền quê nghèo khó.
- Giống: Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân à nông dân nghèo
- Khác : hai miền xuôi, ngược.
- Theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ, họ nhập ngũ, tham gia đội quân cách mạng để chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Súng: biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu.
- Đầu: biểu tượng cho lí tưởng, suy nghĩ.
- Nghệ thuật: Điệp ngữ, (súng, bên, đầu), ẩn dụ.
=>Tác dụng: Nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, chung nhiệm vụ, họ kề vai sát cánh, cùng hướng về một mục đích.
- “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” à Tình đồng chí, đồng đội nảy nở, bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao, niềm vui. 
- Tri kỉ: Người bạn chí cốt, yêu thương nhau, chia sẻ, cảm thông với nhau như ruột thịt .
- Anh với tôi vốn là những người xa lạ nhưng những điểm tương đồng đã khiến tình cảm giữa những người lính cách mạng đượm dần lên thành đôi tri kỉ, thành đồng chí.
- Câu thơ có hai tiếng ngắn gọn, cô đúc dưới hình thức là một câu cảm thể hiện được cảm xúc dồn nén, chân thành, mãnh liệt. Câu thơ vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định về một tình cảm mới mẻ, lớn lao của thời đại; là sự kết tinh của mọi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_vao_day_van_ban_dong_chi_ch.doc