SKKN Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm học tác phẩm văn học hiện đại lớp cho học sinh lớp 9 trường THCS Đông Hòa- Đông Sơn - Thanh Hóa

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm học tác phẩm văn học hiện đại lớp cho học sinh lớp 9 trường THCS Đông Hòa- Đông Sơn - Thanh Hóa

Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, hứng thú và sau đó là tự giác học tập.

 Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh ở tất cả các trường học nói chung đều có phần không thích học bộ môn Ngữ văn, nhất là các em học sinh khối lớp 9. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng, các em không thích một phần do xu hướng cho rằng môn Ngữ văn không có tính ứng dụng cao như các môn Toán, Lí, Hóa. Nhưng nguyên nhân cơ bản là các tiết học Ngữ văn còn đơn điệu, tuy đã có sự đổi mới nhưng chưa thoát ra khỏi tính lí thuyết khô khan, thiếu tính thực tế. Các tiết học chưa có sự mở rộng phạm vi kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, khi học môn Ngữ văn, các em thường chỉ tiếp cận kiến thức độc lập của riêng môn Ngữ văn mà chưa có sự liên hệ với các môn khác. Đó cũng là nguyên nhân mà các em chưa hứng thú với môn học dẫn đến nắm kiến thức chưa chắc, chưa sâu, chưa áp dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống.

 Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THCS chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật. mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín trong nội bộ phân môn, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt, Làm văn và các môn học khác. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn chính là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học độc lập từng môn học, nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ‎ ý ‎nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.

 

doc 19 trang thuychi01 9382
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm học tác phẩm văn học hiện đại lớp cho học sinh lớp 9 trường THCS Đông Hòa- Đông Sơn - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, hứng thú và sau đó là tự giác học tập.
 Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh ở tất cả các trường học nói chung đều có phần không thích học bộ môn Ngữ văn, nhất là các em học sinh khối lớp 9. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng, các em không thích một phần do xu hướng cho rằng môn Ngữ văn không có tính ứng dụng cao như các môn Toán, Lí, Hóa. Nhưng nguyên nhân cơ bản là các tiết học Ngữ văn còn đơn điệu, tuy đã có sự đổi mới nhưng chưa thoát ra khỏi tính lí thuyết khô khan, thiếu tính thực tế. Các tiết học chưa có sự mở rộng phạm vi kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, khi học  môn Ngữ văn, các em thường chỉ tiếp cận kiến thức độc lập của riêng môn Ngữ văn mà chưa có sự liên hệ với các môn khác. Đó cũng là nguyên nhân mà các em chưa hứng thú với môn học dẫn đến nắm kiến thức chưa chắc, chưa sâu, chưa áp dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống. 
 Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THCS chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín trong nội bộ phân môn, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt, Làm văn và các môn học khác. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn chính là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học độc lập từng môn học, nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ‎ ý  ‎nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặpMặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được. 
 Tích hợp liên môn là phương pháp dạy học tích cực, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và các phân môn khác nói chung. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm học tác phẩm văn học hiện đại lớp cho học sinh lớp 9 trường THCS Đông Hòa- Đông Sơn - Thanh Hóa
II. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về đề tài này tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ 
vai trò của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn lớp 9. 
 - Tạo không khí hứng thú, phấn khích cho học sinh THCS - lứa tuổi hiếu động thích khám phá, tìm tòi và thể hiện, khiến cho các tiết học không bị đơn điệu, nhàm chán mà trong một tiết học, các em có thể củng cố được nhiều kiến thức ở các bộ môn khác nhau.
 - Tìm hiểu một số bài dạy có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học. 
 - Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu  và nhiều kĩ năng khác cho học sinh. 
III. Đối tượng nghiên cứu
 - Tập trung đi sâu tìm hiểu các ý nghĩa, tầm quan trọng và cách tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam thuộc chương trình Ngữ văn cho học sinh lớp 9 trường THCS Đông Hòa, Đông Sơn, Thanh Hóa. 
IV. Phương pháp nghiên cứu
 	Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí‎ thuyết. Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu đã có về tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học; đặc thù của bộ môn Ngữ văn 9, trọng tâm là các văn bản hiện đại Việt Nam của chương trình Ngữ văn 9.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Bản thân tôi đã tiến hành trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Ngữ văn và tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học. Trong số em học sinh được phỏng vấn và trả lời phiếu trắc nghiệm khách quan, tôi nhận thấy trên 70% số đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằng không thích học môn Ngữ văn do mệt mỏi, đơn điệu, phải ghi chép nhiều. Và 100% các em rất hứng thú với việc tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học Ngữ văn.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm.
 B. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học và cấp THCS nhưng chỉ ở mức thử nghiệm. Chúng ta đều thấy rằng, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy. 
Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình cho học sinh các cấp từ Tiểu học, THCS đến THPT. Giữa môn Ngữ văn và các môn học khác có liên quan rất mật thiết chặt chẽ. Kiến thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp cho kiến thức của bài Ngữ văn được mở rộng, phong phú và sinh động hơn. 
Chính vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng 
nguyên tắc tích hợp vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 
 Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng  năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... 
 Còn tích hợp liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. 
 II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Cụ thể qua khảo sát thực tế cho thấy: 
Năm học
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
SL
Tỉ lệ
%
SL
Tỉ lệ
%
SL
Tỉ lệ
%
SL
Tỉ lệ
%
2016 - 2017
9A
25 HS
0
0
3
12.0
19
76.0
3
12.0
9B
26 HS
0
0
1
3.8
 18
73.0
7
23.2
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá 
trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn là phương pháp không hoàn toàn mới mà đã được ứng dụng từ những năm trước đây. Tuy nhiên hình thức vận dụng này chưa được vận dụng nhiều vì tâm lí thầy cô sợ mất nhiều thời gian dẫn đến ảnh hưởng sang thời lượng của các đợn vị kiến thức trong bài dạy, không đảm bảo thời gian hướng dẫn các em tìm hiểu kiến thức trọng tâm. Hơn nữa, nếu tích hợp lam man sẽ gây nhàm chán làm loãng không khí tiết học. Vì vậy, qua quá trình nghiên cứu, áp dụng, tôi thấy muốn thực hiện có hiệu quả vấn đề này thì việc lựa chọn các kiến thức của bộ môn khoa học khác để tích hợp nội dung bài dạy như thế nào để vừa đảm bảo kiến thức trọng tâm, vừa tạo được hứng thú say mê cho học sinh là quan trọng nhất.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Xác định các môn học có thể tích hợp khi dạy học tác phẩm văn học hiện đại lớp 9
- Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Địa, và khoa học xã hội gồm: Ngữ văn, Sử, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong một giờ học văn bản lớp 9, chúng ta có thể tích hợp với nhiều môn học khác nhau, trong đó một số môn được tích hợp nhiều ở tiết dạy văn bản là:
1.1. Tích hợp với môn Lịch sử 
- Có thể nói, đây là bộ môn được tích hợp nhiều nhất khi dạy tác phẩm văn học. Bởi các tác phẩm được học trong chương trình có quan hệ mật thiết với lịch sử. Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, bao giờ ta cũng phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác và bối cảnh xã hội cụ thể. Có nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ta mới thấy hết được giá trị tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Ví như, ta tìm hiểu truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân, nếu không hiểu rõ tác phẩm này ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ta có thể thấy cách nói của ông Hai – nhân vật chính của truyện thật ngây ngô, buồn cười. Nhưng nếu hiểu hoàn cảnh đất nước ta khi đó, khi mà đến 95% dân số mù chữ, người dân phải thoát mù bằng cả cách học bình dân học vụ ta mới thấy cách nói của ông thật đáng yêu và đáng để ta trân trọng. Hoặc khi ta tìm hiểu bài “ Mùa xuân nho nhỏ”, nếu  không giới thiệu cho học sinh biết về Chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979 và hoàn cảnh cả nước ta bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi đất nước thống nhất thì học sinh khó có thể cảm nhận được giá trị nội dung hai đoạn thơ “ Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra đồng.  Lộc trải dài nương mạ” một cách đầy đủ và sâu sắc.
1.2. Tích hợp với môn Địa lí
Đây cũng là một môn học được sử dụng nhiều trong quá trình dạy văn bản. Môn học này sẽ phát huy tác dụng khi giúp cho học sinh nắm được quê quán tác giả, những địa danh mà tác phẩm đề cập đến. Bởi mỗi vùng miền đều có đặc điểm rất riêng. Ví dụ: Khi ta vận dụng kiến thức Địa lí 8, bài “ Đặc điểm đất Việt Nam”, “ Đặc điểm khí hậu Việt Nam” ta sẽ giúp học sinh hiểu được sâu sắc được điểm tương đồng về hoàn cảnh xuất thân và sự chia sẻ cảm động, tinh thần dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ giữa điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt trong Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hay khi ta dạy bài “ Chiếc lược ngà”, ta có thể giới thiệu thêm cho học sinh về vùng đất Nam Bộ để học sinh hiểu sâu chủ đề tác phẩm hơn. 
1.3. Tích hợp với môn Giáo dục công dân
Ta thấy, phần lớn các bài dạy văn bản đều liên quan đến môn Giáo dục công dân. Vì ta thấy cái đích của dạy văn bản Ngữ văn là bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho học sinh, hướng các em đến lối sống cao đẹp, có văn hóa. Đó cũng chính nội dung dạy học môn Giáo dục công dân. Khi ta tích hợp với môn học này, học sinh sẽ biết vận dụng từ những kiến thức thành bài học để ứng dụng vào trong cuộc sống. 
Ví dụ: Tích hợp GDCD 8, bài “Xây dựng tình bạn lành mạnh” với bài 
“Đồng chí” các em học tập được tình tri kỉ của những người lính. Hay tích hợp bài “Lí tưởng sống của thanh niên”, bài “Năng động sáng tạo”, “Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả” với truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, ta sẽ giúp học sinh nhận thấy các em cần phải sống có lí tưởng và từ đó các em có có ý thức xây dựng và sống theo lí tưởng cao đẹp. 
1.4. Tích hợp với môn Giáo dục Mĩ thuật
Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Ngữ văn, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Ví dụ như bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh về cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt là hình ảnh những đoàn xe vượt qua mưa bom bão đạn để miền Bắc kịp thời tiếp tế sức người sức của cho miền Nam ruột thịt, đánh thắng giặc Mĩ. Hay sau khi dạy xong bài “ Đoàn thuyền đánh cá” ta có thể nêu yêu cầu cho học sinh vận dụng kiến thức của môn Mĩ thuật để vẽ bức tranh theo nội dung của bài hoặc của đoạn thơ nào đó mà học sinh thấy tâm đắc nhất. Chínhquá trình vẽ tranh sẽ giúp cho học sinh củng cố và nắm kiến thức sâu chắc hơn. 
1.5. Tích hợp với môn Giáo dục Âm nhạc
Vận dụng kiến thức âm nhạc sẽ làm cho giờ học Văn không còn đơn 
điệu, tẻ nhạt mà trở nên vô cùng sôi nổi, hứng thú, không còn nặng nề, nhàm chán. Vì thế mà các em dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hiểu bài hơn. Khi học bài “ Đồng chí”, bài “ Mùa xuân nho nhỏ”, bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, bài “ Viếng lăng Bác”tiết học sẽ trở nên thú vị hơn, cảm xúc của các em sẽ sâu lắng hơn và hiệu quả của bài học sẽ cao hơn nếu ta cho học nghe hoặc hát 
những bài hát đã được phổ nhạc từ những bài thơ đó. Ngoài ra, giáo viên Ngữ văn còn có thể tích hợp với nhiều môn khác như: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Toán, Lí, Hóa, Sinh, Tin học  với những mức độ khác nhau.
2. Cách đưa kiến thức liên môn vào trong bài dạy
Phần lớn giáo viên GV khi thực hiện định hướng tích hợp thường chỉ quan tâm đến khâu dạy học bài mới mà không mấy chú ý đến các khâu còn lại. Theo tôi, để thực hiện có hiệu quả, GV nên sử dụng tích hợp ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học: từ kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới cho đến khâu dạy học bài mới, củng cố và hướng dẫn tự học cho các em.
2.1 Tích hợp liên môn khi kiểm tra bài cũ 
	Là thao tác đầu tiên trong chuỗi hoạt động, nhằm kiểm tra chất lượng học tập của học sinh. Đây là công việc thường xuyên và cần thiết nhằm đánh giá kết quả nắm kiến thức cũ trước khi dạy bài mới, giúp GV nhanh chóng nắm bắt tình hình học tập, mức độ tiếp thu và trình độ của HS. Dùng những câu hỏi mang tính tích hợp để kiểm tra bài cũ buộc HS phải huy động nhiều bộ phận kiến thức liên quan để trả lời, khi đó GV không chỉ nắm được mức độ hiểu bài ở tiết học trước mà tư duy tổng hợp, khái quát của các em cũng được rèn luyện. Để có được những câu hỏi mang tính tích hợp cao trong khâu kiểm tra bài cũ, GV cần đầu tư công sức, thời gian thích đáng ngay từ lúc bắt đầu soạn giáo án. Hệ 
thống câu hỏi đó cần được cải tiến, biên soạn lại qua mỗi lớp học, năm học. Có 
như vậy việc kiểm tra mới góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của thầy và trò. 
2.2 Tích hợp liên môn khi giới thiệu bài mới 
 	Là một khâu khá quan trọng, mở đầu cho mở đầu cho các thao tác dạy học 
Bài mới của giáo viên. Giới thiệu bài một cách sinh động, hấp dẫn có thể gây sự 
Chú ‎ và hứng thú học tập cho học sinh,tạo cho các em tâm thế tích cực chuẩn bị tiếp nhận bài mới. Sử dụng tích hợp ngay từ khâu vào bài sẽ giúp khởi động bộ máy tư duy của học sinh, buộc các em phải ý thức rõ đối tượng mình đang nhận 
thức và xác định hướng huy động kiến thức đã có để giải quyết bài học mới.
2.3. Tích hợp liên môn khi dạy bài mới
GV cần phải tìm ra những kiến thức ở những môn học khác nhau có thể tích hợp để tạo không khí sôi nổi, hứng thú, đồng thời tránh được những sự trùng lặp không cần thiết. Có vận dụng phương hướng tích hợp thì GV mới có thể truyền đạt đầy đủ những nội dung kiến thức đa dạng, phong phú trong nội dung của các văn bản.
2.4 Tích hợp liên môn khi củng cố, hướng dẫn HS tự học
	Có thể tích hợp ở phần phần củng để học sinh rút ra bài học cho bản thân sau khi được tiếp cận văn bản. Tích hợp ở khâu này sẽ giúp cho bài học mà các em rút ra sẽ sâu sắc hơn. Sau đó, phần làm bài tập ở nhà các em cũng có ý thức vận dụng kiến thức liên môn để hoàn thành bài tập mà thầy cô giao như: vẽ sơ đồ tư duy, vẽ tranh, sang tác nhạc
3. Cách thiết kế giáo án dạy tích hợp kiến thức liên môn
3.1. Những điều cần chú ý khi thiết kế giáo án dạy tích hợp kiến thức liên 
môn. 
 Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề 
cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, 
mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện 
trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần có quan hệ chặt chẽ, thống nhất: 
Một là hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo.Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những “chân trời mở” cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. Giáo án dạy theo hướng tích hợp kiến thức liên môn cũng không có gì thay đổi nhiều so với giáo án truyền thống mà trên cơ sở giáo án truyền thống người giáo viên chú ý đến kiến thức của các môn học khác được tích hợp trong bài dạy.. Khi thiết kế một giáo án để dạy tích hợp kiến thức liên môn cần chú ‎ những nội dung sau:
+ Trước hết, giáo viên cần xác định được chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được của bài. Cần xác định đâu là kiến thức trọng tâm, khối lượng kiến thức, thời gian. Từ đó giáo viên mới xác định những kiến thức các bộ môn có liên quan đến nội dung bài dạy.
+ Nội dung của giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng và những kiến thức của bộ môn khác có thể tích hợp được trong tiết học.
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động tích cực để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó giúp học sinh không những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng của môn Ngữ văn mà còn chiếm lĩnh tri thức của các môn học khác.
3.2. Những điểm cần tránh khi thiết kế giáo án tích hợp kiến thức liên môn trong dạy văn bản lớp 9
 Chúng ta đều biết, khối lượng kiến thức của các văn bản được học trong 
chương trình Ngữ văn 9 thường có dung lượng khá dài. Mặt khác, giáo viên lại 
cần phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ, hiểu sâu để rèn cho các em khả năng cảm thụ văn học, kĩ năng cơ bản chuẩn bị cho các em thi vào THPT. Trong một quỹ thời gian hẹn hẹp như vậy, ta phải thiết kế giáo án như thế nào để vừa đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài, vừa tích hợp được với các kiến thức khác. 
- Thứ nhất, chỉ nên tích hợp với kiến thức của các môn khác khi phù hợp, khi những kiến thức đó có tác dụng làm rõ, làm sâu hơn kiến thức của bài học. 
 - Không lạm dụng khi không cần thiết. Bởi vì, cách tích hợp liên môn này sẽ không những không mang lại kết quả mà nó còn làm loãng nội dung chính của bài vì phải chia sẻ thời lượng cho những kiến thức khác. Hậu quả là bài dạy lan man, học sinh không xác định được kiến thức trọng tâm, từ đó không nắm 
chắc kiến thức.
- Đối với những bài có lượng kiến thức nhiều cũng không nên quá chú trọng đến việc tích hợp. 
- Hệ thống câu hỏi tích hợp cần phải đặt thật khéo, tránh lộ liễu làm cho bài dạy trở nên rời rạc. Câu hỏi thể hiện kiến thức tích hợp cần phải nằm trong mạch hệ thống câu hỏi toàn bài và góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 
Như vậy, một bài dạy trên lớp cũng như một chế biến một món ăn, mà việc 
vận dụng dạy học liên môn cũng là một thứ “gia vị”, còn giáo viên là “đầu bếp”. Nếu cho quá nhiều gia vị thì món ăn sẽ rất “khó ăn và không ngon”. Chúng ta có thể so sánh như vậy khi dạy học tích hợp liên môn.
4. Cách tổ chứ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_nham_nang_cao_chat_luong_da.doc