SKKN Tích hợp kiến thức liên môn để dạy - Học tác phẩm viết về người lính Trường Sơn trong chương trình Ngữ văn 9 tại trường THCS Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc
Thưa các bạn đồng nghiệp! Có lẽ các bạn đồng nghiệp sẽ đồng ý với tôi về điều này: Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn đã có sự khởi sắc đáng kể. Và góp phần vào thành công ấy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn. Chính phương pháp này đã mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều, đa kênh để các em bước vào bài học một cách hiệu quả nhất. Dạy học văn theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn.
Là một giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn 9 trong nhiều năm, bản thân tôi cũng nhận thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng, nhất là đối với các tác phẩm văn chương. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Chính vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện một đề tài liên quan đến phương pháp nói trên. Tuy nhiên trong khuôn khổ sáng kiến này tôi chỉ xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc Tích hợp kiến thức liên môn để dạy - học tác phẩm viết về người lính Trường Sơn trong chương trình Ngữ văn 9 tại trường THCS Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thưa các bạn đồng nghiệp! Có lẽ các bạn đồng nghiệp sẽ đồng ý với tôi về điều này: Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn đã có sự khởi sắc đáng kể. Và góp phần vào thành công ấy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn. Chính phương pháp này đã mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều, đa kênh để các em bước vào bài học một cách hiệu quả nhất. Dạy học văn theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn. Là một giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn 9 trong nhiều năm, bản thân tôi cũng nhận thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng, nhất là đối với các tác phẩm văn chương. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Chính vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện một đề tài liên quan đến phương pháp nói trên. Tuy nhiên trong khuôn khổ sáng kiến này tôi chỉ xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc Tích hợp kiến thức liên môn để dạy - học tác phẩm viết về người lính Trường Sơn trong chương trình Ngữ văn 9 tại trường THCS Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc. 2. Mục đích nghiên cứu Với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học, làm cho mỗi giờ học văn trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây được hứng thú cho học sinh hơn. Cũng như biết bao người con đất Việt, tôi luôn mang trong mình niềm kính yêu, tự hào, ngưỡng mộ, biết ơn đối với thế hệ cha anh trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đặc biệt là hình ảnh người lính Trường Sơn năm xưa, những con người đã trở thành huyền thoại, bởi chính họ đã cống hiến tất cả tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc, để cho chúng ta có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Là một người GV dạy Văn tôi muốn truyền đến tất cả học sinh thân yêu của tôi những tình cảm ấy. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu về nội dung, cách thức, thời điểm có thể tích hợp kiến thức liên môn để dạy các tác phẩm thơ văn viết về người lính Trường Sơn trong chương trình Ngữ văn 9, cụ thể là hai tác phẩm: - Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. - Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm a. Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung. Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được giáo viên tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn giáo viên lựa chọn mức độ tích hợp liên môn hoặc tích hợp nội môn. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy học sinh nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “ vì sao.?.” b. Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn. Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”. Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối với học sinh, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp. Tóm lại, quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc - hiểu văn bản, Tiếng Việt đến Tập làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Trong vài năm trở lại đây, qua dự giờ thăm lớp đồng nghiệp tôi nhận thấy đã có nhiều giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn còn những hạn chế như việc tích hợp được vận dụng một cách hời hợt hoặc quá lạm dụng. Bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các môn thì ít. Học sinh ít hứng thú với các môn xã hội..... Có thể nói, quan niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy Ngữ văn, nhất là đối với các tác phẩm văn chương là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh những vấn đề khó khăn dẫn đến hiệu quả chưa được như mong muốn. Riêng về các tác phẩm có hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gắn với con đường Trường Sơn huyền thoại đẹp là thế nhưng qua giờ những giờ giảng văn giáo viên chưa giúp học sinh cảm nhận hết được tầm vóc của họ. Và cũng chính vì vậy trong các bài làm văn học sinh thể hiện rõ những cảm nhận còn mơ hồ, nông cạn do thiếu hiểu biết về lịch sử, về địa lí, ... Với đề tài này, bản thân tôi không tham vọng gì nhiều, chỉ muốn đưa ra một số nội dung cơ bản, trong việc vận dụng kiến thức của các bộ môn cụ thể để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Trước hết bản thân tôi đã cố gắng xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương ứng, dự kiến quy trình, kết quả một cách chu đáo. Tôi nghĩ rằng giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh , trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh bài văn; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác. Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học bản thân tôi đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, cần trang bị cho mình những hiểu biết sâu sắc về kiến thức của tác văn học ấy, dự kiến những kiến thức của các môn học liên quan, đồng thời cần phải có những kĩ năng cơ bản về máy tính, về việc ứng dụng công nghệ thông tin. Các công việc nói trên tôi đã sắp xếp một cách khoa học, hợp lí. Bước 1: Xác định rõ mục tiêu chính cần đạt của tiết học( tránh việc lạm dụng kiến thức liên môn làm ảnh hưởng đến mục tiêu ấy). * Đối với tác phẩm“ Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và trần đầy cảm hứng lãng mãn. - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,.của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Có thái độ trân trọng thế hệ cha anh trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, từ đó học tập và làm theo tấm gương của các anh bộ đội cụ Hồ. * Đối với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” 1- Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu gian khổ hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ trong truyện. 2- Kỹ năng: Phân tích được những nét đặc sắc nghệ thuật về miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. 3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, biết trân trọng cống hiến của thế hệ đi trước. Bước 2: Dự kiến các tình huống cần sử dụng kiến thức liên môn để giúp cho bài học đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể đối với cả hai tác phẩm “ Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” và “Những ngôi sao xa xôi” tôi đã tích hợp kiến thức của các môn địa lý, lịch sử, GDCD, âm nhạc để giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Kiến thức môn địa lí giúp các em hình dung được con đường Trường Sơn huyền thoại, mảnh đất năm xưa đã có biết bao nhiêu anh bộ đội cụ Hồ, bao chàng trai, cô gái thanh niên xung phong đổ mồ hôi, xương máu. Họ- có người may mắn trở về quê hương, có người mang trên mình vết thương chiến tranh để lại, có người vĩnh viễn nằm lại mảnh đất này. Kiến thức môn lịch sử giúp các em hiểu hơn hoàn cảnh đất nước, con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ đó giúp các em cảm nhận tốt hơn những vần thơ giản dị mà vô cùng cao quý của nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng như những trang văn đầy chất anh hùng ca về những cô gái thanh niên xung phong một thời lửa đạn của nhà văn Lê Minh Khuê. Kiến thức môn giáo dục công dân giáo dục các em lòng biết ơn đối với những con người đã góp phần rất lớn để các em có cuộc sống như ngày hôm nay. Đặc biệt, hướng các em học tập theo tấm gương của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ, là phải sống có lí tưởng, có trách nhiệm với quê hương đất nước - một điều mà cuộc sống hiện đại với những lo toan hối hả khiến cho nhiều người quên mất điều này. Kiến thức âm nhạc giúp các em hiểu hơn, yêu hơn dòng nhạc tiền chiến, những ca khúc còn sống mãi với thời gian. Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về lịch sử, âm nhạc, về đất nước, về các anh bộ đội cụ Hồ những năm chống Mĩ gian khổ ác liệt , bồi dưỡng cho các em lòng biết ơn và trách nhiệm của bản thân với cuộc đời. Rèn luyện cho các em kĩ năng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học. Sau đây là những tình huống cụ thể : - Tình huống thứ nhất: Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài - môn lịch sử. - Tình huống thứ hai: Tìm hiểu về tuyến đường Trường Sơn huyền thoại- môn Địa lí. - Tình huống thứ ba : Tìm hiểu về hình ảnh người lính lái xe ( trong tác phẩm “ Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ) và những cô gái thanh niên xung phong (trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”)- môn lịch sử. - Tình huống thứ tư: Từ việc cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh người lính lái xe, những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn năm xưa để giáo dục HS về lòng biết ơn, lòng yêu nước, về trách nhiệm với quê hương đất nước, về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay- môn GDCD. - Tình huống thứ năm: Từ việc nêu lên hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại giáo dục HS về việc khắc phục, cải tạo, bảo vệ, giữ gìn môi trường trong cuộc sống hôm nay. - Tình huống thứ sáu: Liên hệ với những ca khúc đi cùng năm tháng viết về những người lính, những cô gái thanh niên xung phong của Trường Sơn năm xưa. ( Rất nhiều bài thơ của Phạm Tiến Duật viết về Trường Sơn đã được phổ nhạc). Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi có liên quan đến các môn học khác và hướng tiếp cận để cả thầy và trò cùng tìm hiểu. - Tác phẩm được sáng tác trong thời kì nào? Em hãy tìm hiểu về lịch sử Việt Nam giai đoạn ấy. Em biết gì về người lính lái xe Trường Sơn, về các cô gái thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Mĩ ? Hãy tìm gặp những người lính, những người thanh niên xung phong năm xưa ngay trên quê hương mình ( nếu không có thì có thể tìm hiểu về những cựu chiến binh trên phạm vi đất nước)để được nghe họ kể những câu chuyện thú vị về những năm tháng chiến tranh ác liệt, về những ngày rời chiến trường trở về với cuộc sống đời thường và tìm hiểu xem bây giờ họ ra sao? (Mục đích của việc làm này là để giúp HS cảm nhận sâu sắc hơn hình ảnh người lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” cũng như hình ảnh nhưng cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Cụ thể là giúp các em thấy được sự hi sinh to lớn của họ( không chỉ là sự hi sinh về tính mạng mà còn là tuổi xuân: có những chàng trai, cô gái rời bỏ mái trường đại học khi tuổi đời còn rất trẻ, để rồi có những người vĩnh viễn nằm lại chiến trường, có những người may mắn trở về nhưng mang trên người chằng chịt những vết thương của chiến tranh và tuổi xuân đã qua đi tự bao giờ, nhiều cô gái thanh niên xung phong không có cơ hội tìm cho mình một gia đình hạnh phúc...).Từ việc nhận thức được những mất mát, hi sinh ấy bồi đắp cho các em- thế hệ trẻ hôm nay niềm tự hào cũng như lòng biết ơn đối với cha ông ta ngày ấy.( Vận dụng kiến thức môn lịch sử và môn GDCD.) - Nêu những hiểu biết về tuyến đường Trường Sơn? Hãy xác định vị trí của nó trên bản đồ Việt Nam. (Vận dụng kiến thức môn Địa lý) - Hình ảnh người lính Trường Sơn năm xưa đã giúp em hiểu được lý tưởng sống của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Từ đó em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay?( Vận dụng kiến thức môn GDCD). - Qua hai tác phẩm ta đã hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh không chỉ đối với con người mà còn hủy hoại môi trường sống của chúng ta vô cùng nghiêm trọng, hãy chứng minh.( Vận dụng kiến thức môn GDCD). - Hãy tìm và tập hát những ca khúc viết về người lính, những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn(Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc). 3.2. Thứ hai tôi cố gắng làm tốt công việc hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS trong việc vận dụng kiến thức liên môn để tiếp cận tác phẩm văn học. - Thông thường cuối mỗi tiết học Ngữ văn giáo viên phải dành ít nhất 5 phút để hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà. Riêng đối với nhưng tác phẩm cần có sự vận dụng kiến thức liên môn giáo viên cần gợi ý, đặt tình huống , cung cấp hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn( như đã trình bày ở trên) để hướng dẫn HS cách tìm hiểu những kiến thức liên quan ở những môn học khác. - GV có thể giao việc độc lập HS theo hai bước: + Bước 1: Mỗi cá nhân tự tìm hiểu + Bước 2: Tập hợp ý kiến, trao đổi, thống nhất nội dung theo nhóm. - GV nêu rõ thời gian chuẩn bị bài cho toàn bài. - GV cần tạo ra niềm hứng thú cho HS để các em thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất( dùng hình thức thi, chấm điểm.) 3.3. Thứ 3 bản thân tôi đã trực tiếp trao đổi, tích lũy kiến thức từ đồng nghiệp thuộc các môn liên quan đến bài học. - Mặc dù hiện nay, người GV đã có công cụ tìm kiếm thông tin rất hữu hiệu đó chính là Google nhưng với tôi việc trao đổi với các GV trực tiếp dạy các môn học có kiến thức liên quan là vô cùng hữu ích. Bởi vì các GV ấy sẽ cho tôi những hiểu biết sâu rộng mà tôi không thể tìm thấy ở các tài liệu. Ví dụ những câu chuyện lịch sử vô cùng cảm động; những ca khúc rất hay mà tôi chưa có dịp nghe; những khái niệm, biểu hiện của lòng biết ơn, lòng yêu tổ quốc , bảo về môi trường hay lí tưởng sống của thanh niên mà GV thuộc môn GDCD sẽ cung cấp cho tôi.... - Việc trao đổi, tích lũy kiến thức tôi đã vận dụng theo theo hai cách sau: + Cách thứ nhất: Trao đổi, tích lũy kiến thức với đồng nghiệp trước khi thiết kế giáo án. + Cách thứ 2: Mời GV dự giờ dạy thử để được góp ý, bổ sung, rút kinh nghiệm. - Tôi đã tiến hành việc trao đổi, tích lũy kiến thức từ đồng nghiệp một cách nghiêm túc với thái độ cầu thị. 3.4. Và một việc làm vô cùng quan trọng mà tôi đã làm là tổ chức dạy thực nghiệm để đối chiếu so sánh và đúc rút kinh nghiệm. Theo tôi nghĩ tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_de_day_hoc_tac_pham_viet_ve.doc
- 1. Bia - SKKN - NGU VAN - SON - THCS Vinh Phuc.doc
- 2. Muc luc - SKKN - NGU VAN - SON - THCS Vinh Phuc.doc
- 4. TLTK - NGU VAN THCS - Cao Thi Son - THCS Vinh Phuc - Vinh Loc.doc
- 5. Danh muc SK- NGU VAN THCS - Cao Thi Son - THCS Vinh Phuc - Vinh Loc.doc
- Tư liệu bài dạy - Bai tho ve tieu doi xe khong kinh.ppt