SKKN Thông qua sự phân dạng bài tập giúp học sinh nhận biết phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập, tương tác gen, liên kết gen hay hoán vị gen để giải quyết các yêu cầu của đề bài

SKKN Thông qua sự phân dạng bài tập giúp học sinh nhận biết phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập, tương tác gen, liên kết gen hay hoán vị gen để giải quyết các yêu cầu của đề bài

 Tính quy luật của hiện tượng di truyền là một chương rất quan trong của phần di truyền học trong chương trình sinh học THPT lớp 12, nội dung kiến thức của chương chiếm một phần không nhỏ trong cấu trúc các đề thi. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy một bộ phận học sinh do các em còn thiếu kinh nghiệm hoặc do lực học còn hạn chế nên các em thường gặp khó trong quá trình xác định tính quy luật di truyền của phép lai để qua đó hoàn thành các yêu cầu đặt ra của bài tập. Điều này, nếu người dạy chú ý, quan tâm, cung cấp cho các em các đặc điểm nhận biết cơ bản của từng quy luật di truyền để qua đó giúp các em khắc phục được những hạn chế và làm bài đạt kết quả cao. Trên cơ sở đó, tôi nhận thấy sự cần thiết của việc đưa ra SKKN với đề tài có tên là “ Thông qua sự phân dạng bài tập giúp học sinh nhận biết phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập, tương tác gen, liên kết gen hay hoán vị gen để giải quyết các yêu cầu của đề bài”

doc 16 trang thuychi01 8860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thông qua sự phân dạng bài tập giúp học sinh nhận biết phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập, tương tác gen, liên kết gen hay hoán vị gen để giải quyết các yêu cầu của đề bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THÔNG QUA SỰ PHÂN DẠNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT PHÉP LAI TUÂN THEO QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP, TƯƠNG TÁC GEN, LIÊN KẾT GEN HAY HOÁN VỊ GEN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI
Người thực hiện: Hà Văn Thế
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học 
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu 3
1.1. Lí do chọn đề tài 3
1.2. Mục đích nghiên cứu 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng và tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề 4
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp 14
và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị 14
- Kết luận 14
- Kiến nghị 15
Tài liệu tham khảo 16
THÔNG QUA SỰ PHÂN DẠNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT PHÉP LAI TUÂN THEO QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP, TƯƠNG TÁC GEN, LIÊN KẾT GEN HAY HOÁN VỊ GEN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Tính quy luật của hiện tượng di truyền là một chương rất quan trong của phần di truyền học trong chương trình sinh học THPT lớp 12, nội dung kiến thức của chương chiếm một phần không nhỏ trong cấu trúc các đề thi. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy một bộ phận học sinh do các em còn thiếu kinh nghiệm hoặc do lực học còn hạn chế nên các em thường gặp khó trong quá trình xác định tính quy luật di truyền của phép lai để qua đó hoàn thành các yêu cầu đặt ra của bài tập. Điều này, nếu người dạy chú ý, quan tâm, cung cấp cho các em các đặc điểm nhận biết cơ bản của từng quy luật di truyền để qua đó giúp các em khắc phục được những hạn chế và làm bài đạt kết quả cao. Trên cơ sở đó, tôi nhận thấy sự cần thiết của việc đưa ra SKKN với đề tài có tên là “ Thông qua sự phân dạng bài tập giúp học sinh nhận biết phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập, tương tác gen, liên kết gen hay hoán vị gen để giải quyết các yêu cầu của đề bài”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Thông qua sự phân dạng bài tập, giao viên giúp học sinh nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của từng quy luật di truyền mà đề tài đưa ra trên cơ sở đó giúp các em xác định được quy luật di truyền của phép lai để làm bài đạt kết quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài nghiên cứu tới hiệu quả của việc xác định tính quy luật di truyền của phép lai qua đó đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong làm bài.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Giáo viên thông qua phương pháp xây dựng cơ sở kiến thức nhận biết cơ bản và công thức liên quan của các quy luật di truyền kết hợp với việc điều tra khảo sát thực tế để đánh giá sự tiến bộ trong làm bài của học sinh
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Môn sinh học là một trong các môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trong những năm gần đây ở các kì thi quốc gia, do thời gian làm mỗi câu ngắn lại đòi hỏi tính chính xác cao mới có thể tìm đúng đáp án, nên việc giúp các em xác định nhanh chóng và đúng đắn tính quy luật di truyền của phép lai để qua đó giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra trong câu hỏi của dạng bài tập này là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy, một bộ phận học sinh các em còn gặp khó khăn trong việc xác định tính quy luật di truyền của phép lai. Do đó, giáo viên cần có các biện pháp giúp học sinh có được một số kiến thức nhận biết cơ ban, đặc trưng của từng qui luật di truyền để trên cơ sở đó giúp các em làm bài đạt được kết quả cao.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Đây là vấn đề bản thân tôi nhận thấy rất cần thiết cho cả người dạy lẫn người học. Từ sự lúng túng của các em trong việc xác định tính quy luật di truyền của phép lai dẫn đến việc làm bài không đạt kết quả của một bộ phận không nhỏ học sinh. Mặt khác, vấn đề trên đôi khi người dạy biết nhưng chưa thực sự quan tâm đúng mức trong giảng dạy để uốn nắn, chỉnh sữa giúp các em nhận thức đúng từ đó các em làm bài có hiệu quả hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng và tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề: 
* Các giải pháp:
Bước 1: Giáo viên phân dạng và ra bài tập cho học sinh làm. Yêu cầu học sinh làm bài độc lập để qua đó giáo viên đánh giá được những hạn chế của học sinh khi làm bài.
Bước 2: Giáo viên gợi ý cách làm bằng cách cung cấp cho học sinh những kiến thức nhận biết cơ bản và công thức liên quan của từng quy luật di truyền, qua đó giúp các em định hướng được cách làm bài.
Bước 3: Trên cơ sở gợi ý cách làm bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết của giáo viên, học sinh tiếp tục làm bài.
Bước 4: Giáo viện hướng dẫn kết quả làm bài cụ thể giúp học sinh tự đánh giá với kết quả làm bài của các em qua đó có được kinh nghiệm để làm bài tập theo chuyên đề trong luyện thi.
Bước 5: Giáo viên xây dựng bài tập theo chuyên đề cho học sinh ôn luyện qua đó đánh giá sự tiến bộ trong kết quả làm bài của học sinh (bài tập đối chứng nâng cao).
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên phân dạng và ra bài tập về nhà cho học sinh làm vào vở bài tập, gọi học sinh lên bảng trình bày hoặc phát vấn để qua đó nắm bắt được những hạn chế của học sinh khi làm bài.
 Ở bước này trước khi ra bài tập giáo viên giới thiệu cách biện luận và viết sơ đồ lai của từng quy luật thông qua các thí nghiệm SGK và cung cấp cho học sinh phương pháp chung, gồm các bước như sau: Xác định tính trạng trội – lặn Quy ước Xác định quy luật di truyền chi phối Xác định KG của phép lai Viết SĐL Xác định kết quả của đề bài? (tuỳ bài giả thiết có thể đã cho biết 1 vài các bước trên)
Bước 2: Giáo viên gợi ý cách làm bằng cách cung cấp cho học sinh những kiến thức nhận biết cơ bản và công thức liên quan của từng quy luật di truyền, qua đó giúp các em định hướng được cách làm bài.
 Ở bước này giáo viên lần lượt cung cấp cho học sinh những kiến thức nhận biết cơ bản và công thức liên quan của từng quy luật di truyền cụ thể như sau:
1. Kiến thức nhận biết và công thức liên quan đến quy luật phân li độc lập:
a. Kiến thức nhận biết cơ bản: và 
- Mỗi gen quy đinh một tính trạng.
- Khi lai cặp bố, mẹ thuần chủng (Pt/c) khác nhau về 2 cặp tính trạng tương thu được F1 đồng tính, mang tính trạng trội.
- F1 x F1 được F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9: 3: 3: 1, gồm 16 kiểu tổ hợp giao tử, 9 loại KG, 4 loại KH. 
- F1 lai phân tích được Fb phân li theo tỉ lệ: 1: 1: 1: 1
- Các tỉ lệ cơ bản của qui luật phân li độc lập khi lai 2 cặp tính trạng là: 9/16 = 56,25%; 3/16 = 18,75%; 1/16 = 6,25% Các tỉ lệ này đều có sô tổ hợp giao tử là 16 = 4x4 Các cá thể đem lai dị hợp tử về 2 cặp gen và các cặp gen di truyền theo quy luật phân li độc lập.
- Nếu xác suất xuất hiện mỗi loại kiểu hình ở đời con bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó thì các gen di truyền theo quy luật phân li độc lập. Gồm các trường hợp sau:
 (3:1)(3:1) = 9: 3: 3: 1
 (3:1)(1:1) = 3: 3: 1: 1
 (1:1)(1:1) = 1: 1: 1: 1
b. Công thức liên quan:
- Công thức tổng quát khi lai nhiều cặp tính trạng:
Số cặp gen dị hợp
Số loại giao tử
Số loại kiểu gen
Tỉ lệ phân li kiểu gen
Số loại kiểu hình
Tỉ lệ phân li kiểu hình
1
2
3
1: 2: 1
2
3: 1
2
4
9
(1: 2: 1)2
4
(3: 1)2
...
...
...
...
...
...
n
2n
3n
(1: 2: 1)n
2n
(3: 1)n
- Một số công thức khác:
+ Số kiểu tổ hợp giao tử = Số loại giao tử của bố x Số loại giao tử của mẹ
+ Số kiểu gen: Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có m đồng hợp thì: Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó = Cmn x 2m
+ Số kiểu giao phối = Số KG của bố x Số KG của mẹ
+ Số kiểu tổ hợp giao tử có chứa a alen trội trong tổng số 2n alen = Ca2n 
2. Kiến thức nhận biết và công thức liên quan đến quy luật tương tác gen:
a. Kiến thức nhận biết cơ bản: và 
- Khi hai hay nhiều gen không alen tương tác với nhau để hình thành một kiểu hình thì các gen di truyền theo quy luật tương tác gen
- Tương tác bổ trợ kèm theo xuất hiện tính trạng mới. Trong đó, vai trò của cac gen trội không alen (A và B) là như nhau. 
- Tương tác át chế ngăn cản tác dụng của các gen không alen.
- Tương tác cộng gộp mỗi gen góp phần như nhau vào sự phát triển của cùng một tính trạng.
 Giả sử F1 dị hợp 2 cặp gen không alen là AaBb.
* F1 x F1: AaBb x AaBb → F2: 9A-B-: 3A-bb: 3aaB-: 1aabb = 16 kiểu tổ hợp giao tử. Tuỳ vào kiểu tương tác gen mà tỉ lệ KH thu được ở F2 là biến tướng của tỉ lệ 9: 3: 3: 1 này như sau:
- Kiểu tương tác bổ trợ ( bổ sung) có 3 tỉ lệ KH: 9: 3: 3: 1 hoặc 9: 6: 1 hoặc 9: 7.
+ Tương tác bổ trợ gen trội hình thành 4 KH: 9 : 3 : 3 : 1 
 A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- ≠ aabb 
+ Tương tác bổ trợ gen trội hình thành 3 KH: 9 : 6 : 1 
 A-B- ≠ (A-bb , aaB-) ≠ aabb 
+ Tương tác bổ trợ gen trội hình thành 2 KH: 9 : 7 
 A-B- ≠ (A-bb , aaB- , aabb) 
- Kiểu tương tác át chế có 3 tỉ lệ KH: 12: 3: 1 hoặc 13: 3 hoặc 9: 3: 4 
+ Tương tác át chế do gen trội hình thành 3 KH: 12: 3: 1 
 (A-B- , A-bb) ≠ aaB- ≠ aabb 
+ Tương tác át chế do gen trội hình thành 2 KH: 13: 3 
 (A-B- , A-bb , aabb) ≠ aaB- 
+ Tương tác bổ trợ có át chế do gen lặn hình thành 3 KH: 9: 3: 4 
 A-B- ≠ aaB- ≠ (A-bb , aabb) 
- Kiểu tác động cộng gộp (tích lũy) hình thành KH: 15: 1 hoặc 1: 4: 6: 4: 1
+ Nếu kiểu hình không phụ thuộc vào số lượng alen trội trong kiển gen thì tỉ lệ KH: 15:1
 (A-B- , A-bb , aaB-) ≠ aabb
+ Nếu kiểu hình phụ thuộc vào số lượng alen trội trong kiển gen thì tỉ lệ KH: 1: 4: 6: 4: 1
 AABB ≠ (AABb, AaBB) ≠ (AAbb, AaBb, aaBB) ≠ (Aabb, aaBb) ≠ aabb
* F1x cơ thể khác chứa 1 cặp gen dị hợp được F2 8 kiểu tổ hợp giao tử, có 2 phép lai:
- AaBb x Aabb→ F2: 3A-B-: 3A-bb: 1aaB-: 1aabb.
- AaBb x aaBb→ F2: 3A-B- : 1A-bb: 3aaB-: 1aabb → Tỉ lệ KH thu được tùy vào kiểu tương tác gen
* F1 lai phân tích được thế hệ sau 4 kiểu tổ hợp giao tử:
 AaBb x aabb→ Fb: 1A-B-: 1A-bb: 1aaB-: 1aabb → Tỉ lệ KH thu được tùy vào kiểu tương tác gen.
b. Công thức liên quan: 
 Một cơ thể có n cặp gen dị hợp, nằm trên n cặp NST tương đồng thì:
- Số kiểu tổ hợp giao tử - số tổ hợp gen (tổng số cá thể) = Số loại giao tử của bố x Số loại giao tử của mẹ 
- Số kiểu tổ hợp giao tử - số tổ hợp gen ( số cá thể ) có chứa a alen trội trong tổng số 2n alen = Ca2n 
3. Kiến thức nhận biết liên quan đến quy luật liên kết gen: và 
- Mỗi gen quy đinh một tính trạng.
- Khi lai cặp bố, mẹ thuần chủng (Pt/c) khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thu được F1 đồng tính, mang tính trạng trội
- F1 x F1 được F2: 4 kiểu tổ hợp, 3KG và tỉ lệ KH là: 3: 1 hay 1: 2: 1 LKG chỉ cho tối đa 3 loại KH.
- F1 lai phân tích được Fb phân li theo tỉ lệ:1: 1
4. Kiến thức nhận biết và công thức liên quan đến quy luật hoán vị gen:
a. Kiến thức nhận biết cơ bản: và 
- Mỗi gen quy đinh một tính trạng.
- Khi lai cặp bố, mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được F1 thì:
+ F1 x F1 được F2: 10 loại kiểu gen, 4 loại KH khác với tỉ lệ 9: 3: 3:1 hay từng tỉ lệ kiểu hình khác với các tỉ lệ: 9/16 (56,25%); 3/16 (18,75%); 1/16 (6,25%). 
+ F1 lai phân tích được F2 : 4 loại KH khác với tỉ lệ 1: 1: 1: 1 và bằng nhau từng đôi một
- Hoán vị gen chỉ xảy ra khi chứa ít nhất 2 cặp gen dị hợp
- Hoán vị gen có thể chỉ xảy ra ở một bên hoặc xảy ra ở cả 2 bên (tuỳ loài, tuỳ giả thiết của bài). VD: Ở tằm dâu hoán vị chỉ xảy ra ở con đực; ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở cái...
b. Công thức liên quan: và 
- Tần số hoán vị gen: f = (Số giao tử mang gen hoán vị/ Tổng số giao tử) x 100%
- Tỉ lệ từng loại giao tử:
+ 2 loại giao tử hoán vị (chiếm tỉ lệ nhỏ) bằng nhau và = 
+ 2 loại giao tử liên kết (chiếm tỉ lệ lớn) bằng nhau và =
- 1cM = 1%HVG, do đó nếu đề bài cho khoảng cách giữa 2 gen là x cM thì tần số hoán vị gen f = x%
- Cách xác định tần số hoán vị gen và KG của cơ thể đem lai: 
+ Nếu là phép lai phân tích thì:
. Cách tính tần số HVG:
 f = Tổng % 2 KH chiếm tỉ lệ nhỏ
 f = Tổng số cá thể sinh ra do hoán vị (tổng số cá thể có KH thấp)/Tổng số cá thể thu được
. KG của cơ thể mang tính trạng trội: 
 . Nếu KH lặn nằm trong số cá thể có tỉ lệ thấp → Dị hợp chéo ().
 . Nếu KH lặn nằm trong số cá thể có tỉ lệ cao → Dị hợp đều ().
. Trong phép lai phân tích thì: Kết quả phép lai thu được 4 KH và bằng nhau từng đôi môt
* Nếu không phải là phép lai phân tích thì: 
+ Cơ sở để xác đinh tần số HVG: Dựa vào KH đồng hợp lặn thu được của phép lai (nếu không biết KH đồng hợp lặn thu được thì từ một tỉ lệ 1 KH nào đó xac→ KH lặn theo các hệ thức ở dưới)
. Nếu KH đồng hợp lặn không phải là số chính phương thì HVG chỉ xảy ra ở 1 bên.
. Nếu KH đồng hợp lặn là số chính phương thì HVG có thể xảy ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên tuỳ giả thiết của bài.
+ Cách tính tần số hoán vị gen và xác định KG của cơ thể đem lai: 
Xác định tỉ lệ KH đổng hợp lặn → tỉ lệ gt ab ở bên có HV(có thể 1 bên hoặc cả 2 bên):
. Nếu ab > 25% → ab là gt liên kết → cơ thể HV là dị hợp đồng và f = 100% – 2%ab
. Nếu ab < 25% → ab là gt hoán vị → cơ thể HV là dị hợp đối và f = 2.%ab
. Nếu ab = 25% → cơ thể HV có thể dị hợp đồng (đều) hoặc đối (chéo) và f = 50% (trường hợp này rất ít gặp)
- Khi bố và mẹ mỗi bên đều mang hai cặp gen dị hợp (Aa và Bb ), bất kể tần số hoán vị gen bao nhiêu, F1 luôn có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình thoả mãn các hệ thức sau:
+ Về tỉ lệ kiểu gen: 
% = % = .(%) 
% = % = .(%) 
% = % = % = % = [ 1 – 2(+)] /4 
+ Về tỉ lệ kiểu hình:
%(A-B-) = 50%+%(aabb)
%(A-bb) = %(aaB-) = 25% – %(aabb) 
- Khi bố và mẹ cùng kiểu gen và hoán vị 2 bên với cùng tần số thì:
+ Nếu KH lặn > 6,25% → Bố và mẹ dị hợp đều. 
+ Nếu KH lặn < 6,25% → Bố và mẹ dị hợp chéo.
+ Nếu KH lặn = 6,25% → Bố và mẹ dị hợp đều hoặc chéo và f= 50%.
- Khi bố và mẹ có cùng tần số hoán vị nhưng KG khác nhau thì nhất thiết phải giải phương trình với (x+y) = 0,5 và x.y = tỉ lệ KH lặn, sau đó chọn giá trị x≤0,25→ f = 2%x.
Bước 3: Trên cơ sở gợi ý cách làm bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết của giáo viên, học sinh tiếp tục làm bài.
Bước 4: Giáo viện hướng dẫn kết quả làm bài cụ thể giúp học sinh tự đánh giá với kết quả làm bài của các em qua đó có được kinh nghiệm để làm bài tập theo chuyên đề trong luyện thi. 
 Ở bước này thông hướng dẫn làm bài kết hợp với các đặc điểm nhận biết cơ bản của từng quy luật giáo viên phải cho học sinh thấy được những điểm cần chú ý của thêm của từng quy luật để biện luận và tại sao lại rút ra được các kết luận ở từng bước trong quá trình làm các bài tập giúp học sinh có được kiến thức để vận dụng khi luyện tập theo chuyên đề.
Dạng 1: Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai
BT1. Ở cà chua , A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so vơi alen a quy định quả vàng, B quy định quả tròn trội hoàn toàn so vơi alen a quy định quả bầu dục. Cho lai 2 cây cà chua chưa rõ kiểu gen và kiểu hình với nhau thì thu được F1 gồm: 3 đỏ, tròn: 3 đỏ, bầu dục: 1 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục. Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên?
Hướng dẫn giải:
- Xét riêng từng cặp tính trạng ở F1:
+ Đỏ/ vàng = 3/1
+ Tròn / bầu dục = 1/1
- Xét đồng thời 2 cặp tính trạng:
(3:1)(1:1) = 3: 3: 1: 1 = Tỉ lệ kiểu hình ở F1 Phép lai di truyền theo quy luật phân li độc lập.
BT2. Ở loài đậu thơm khi cho lai hai dòng hoa trắng khác nhau thì thế hệ F1 nhân được toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn ở F2 thu được 83 cây hoa đỏ và 63 cây hoa trắng. Hãy xác định qui luật di truyền chi phối phép lai trên?
Hướng dẫn giải:
F2 thu được tỉ lệ: 9: 7 Số kiểu tổ hợp giao tử = 16 = 4x4 Mỗi bên F1 cho 4 loại giao tử F1 chứa 2 cặp gen dị hợp mà chỉ qui định 1 tính trạngMàu hoa di truyền theo qui luật tương tác sung
BT3. Cho 2 thứ đậu thuần chủng khác nhau lai với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 phân ly theo tỉ lệ: 1 hạt trơn, không tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn. Xác định qui luật di truyền chi phối phép lai trên?
Hướng dẫn giải:
- Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:
+ Trơn/ nhăn = 3/1 hạt trơn ở F1 chứa 1 cặp gen dị hợp
+ Có tua cuốn / Không tua cuốn = 3/1 có tua cuốn ở F1 chứa 1 cặp gen dị hợp
- Xét đồng thời 2 cặp tính trạng:
(3:1)(3:1) = 9: 3: 3: 1 tỉ lệ thu được ở F2 : 1: 2:12 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng không phân li độc lập. Số kiểu tổ hợp giao tử ở F2 = 4= 2x2Mỗi bên F1 cho 2 loại giao tử mà F1 dị hợp về 2 cặp gen Phép lai di truyền theo qui luật liên kết gen
BT4. Ở đậu, alen A quy định tính trạng cây cao, alen a quy định tính trạng cây thấp; alen B quy định tính trạng quả tròn, alen b quy định tính trạng quả bầu dục. Tạp giao các cây F1 thu được kết quả sau: 140 cây cao, quả tròn: 40 cây thấp, quả bầu dục: 10 cây cao, quả bầu dục: 10 cây thấp, quả tròn. Biết các gen nằm trên NST thường. Xác định qui luật di truyền chi phối phép lai trên?
Hướng dẫn giải:
- Xét riêng từng cặp tính trạng ở đời sau của F1:
+ Cao/ thấp = 3/1 
+ Tròn/ bầu dục = 3/1 
- Xét đồng 2 cặp tính trạng: 
+ (3:1)(3:1) = 9:3:3:1 Tỉ lệ 4 KH thu được ở đời con2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng không phân li độc lập Phép lai di truyền theo qui luật hoán vị gen (liên kết gen chỉ cho tối đa 3 loại kiểu hình)
Dạng 2: Xác định kiểu gen, kiểu hình
BT 5. Khi lai 2 thứ lúa thuần chủng với nhau được F1. Cho F1 lai với nhau được F2 gồm 10880 cây, trong đó có 6120 cây thân cao, hạt gạo đục. Biện luận, xác định kiểu gen và kiểu hình của P. Cho biết ngược với tính trạng thân cao, hạt gạo đục là thân thấp, hạt gạp trong.
Hướng dẫn giải:
- Ở F2 cây cao, hạt gạo đục chiếm tỉ lệ: 6120/10880 = 0,5625 = 9/16Số kiểu tổ hợp giao tử =16 = 4x4 Mỗi bên F1 cho 4 loại giao tử F1 dị hợp tử về 2 cặp gen và các cặp gen di truyền theo quy luật phân li độc lập.
- F1 dị hợp tử về 2 cặp gen, có kiểu hình thân cao, hạt vàng thân cao, hạt vàng là những tính trạng trôi hoàn toàn so với thân thấp, hạt gạo trong.
- Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp; B: hạt gạo đục, b: hạt gạo trong.
KG của F1: AaBb x AaBb KG và KH của P:
+ TH1: Pt/c: AABB (Cao, đục) x aabb (Thấp, trong)
+ TH2: Pt/c: AAbb (Cao,trong) x aaBB (Thấp, đục)
BT6. Ở một loài thực vật, khi cho các cây thuần chủng (P) có hoa màu đỏ lai với cây có hoa màu trắng, F1 thu được tất cả các cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 lai với một cây có hoa màu trắng, thế hệ sau thu được tỉ lệ kiểu hình là 5 cây hoa màu trắng: 3 cây hoa màu đỏ. Ở loài thực vật này, để kiểu hình con lai thu được là 3 cây hoa màu trắng: 1 cây hoa màu đỏ thì kiểu gen của cơ thể đem lai phải như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Cho các cây F1 lai với một cây có hoa màu trắng, thế hệ sau thu được tỉ lệ kiểu hình là: 5: 3 Số tổ hợp giao tử = 8 =4x2 Cơ thể cho 4 loại giao tử chứa 2 cặp gen dị hợp mà chỉ quy định 1 tính trạng màu sắc hoaMàu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ kiểu 9:7
- Quy ước: A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắngKG của F1 và cây hoa trắng đem lai là: AaBb x Aabb (hoặc aaBb)
- Để kiểu hình con lai thu được tỉ lệ: 3: 1 Số tổ hợp giao tử = 4 = 4x1 hoặc 2x2KG của cơ thể đem lai là: AaBb x aabb hoặc AabbxaaBb
BT7. Cho lai 2 thứ cây cà chua thuần chủng thân cao, quả đỏ và thân lùn, quả vàng ở thế hệ F1 nhận được toàn cây thân cao, quả đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn ở thế hệ F2 nhận được tỉ lệ phân tính: 75% cây thân cao, quả đỏ: 25% cây thân thấp, quả vàng. Muốn ở F2 có ít KG, KH nhất thì phải cho cây F1 lai với cây có KG như thế nào?Biết 1 gen qui định 1 tính trạng và gen nằm trên NST thường.
Hướng dẫn giải:
- F1 đồng tính thân cao, quả đỏThân cao, quả đỏ là những tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp, quả vàng.
Qui ước: A: thân cao, a: thân thấp
 B: quả đỏ, b: quả vàng
- F2 thu được tỉ lệ:3:1
+ Xét riêng từng cặp tính trạng:
Cao/ thấp = 3/1 F1 : Aa x Aa
Đỏ/ vàng = 3/1 F1 : Bb x Bb
 F1 :(Aa, Bb)x (Aa, Bb)
+ Xét đồng thời 2 cặp tính trạng:
(3:1)(3:1) = 9: 3: 3: 1 tỉ lệ thu được ở F2 : 3: 12 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng không phân li độc lập. Số kiểu tổ hợp giao tử ở F2 = 4= 2x2Mỗi bên F1 cho 2 loại giao tử mà F1 dị hợp về 2 cặp gen Đã xảy ra LKG
 KGF1: AB/ab x AB/ab
- Muốn F2 có ít KG nhất t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thong_qua_su_phan_dang_bai_tap_giup_hoc_sinh_nhan_biet.doc