SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THPT

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THPT

Trong thời đại mới nước ta đang đứng trước những thách thức vô cùng mạnh mẽ. Thế giới đang tiến như vũ bão trên mặt trận sản xuất vật chất trong khi nước ta đang còn lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được những thách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người. Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn lực đó. Nhiệm vụ giáo dục của GDTHPT được nêu rõ trong Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.[1] Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì việc quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất để trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp, đưa việc dạy học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhận thức được vai trò của cở sở vật chất, thiết bị dạy học(CSVC, TBDH) phục vụ công tác giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn suy nghĩ làm thế nào tìm ra những giải pháp quản lý cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý CSVC, TBDH của nhà trường. Do vậy tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THPT”

 

doc 20 trang thuychi01 33211
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Nhữ Cao Vinh
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1.
Mở đầu ...........................................................................................
1
1.1.
Lí do chọn đề tài ............................................................................
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu .....................................................................
1
1.3.
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................
1
1.4.
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................
1
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ...................................................
2
2.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .......................................
2
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. .......
4
2.3.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ..............................
6
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ......................................
12
3.
Kết luận, kiến .................................................................................
15
Kết luận ..........................................................................................
15
Kiến nghị ........................................................................................
16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại mới nước ta đang đứng trước những thách thức vô cùng mạnh mẽ. Thế giới đang tiến như vũ bão trên mặt trận sản xuất vật chất trong khi nước ta đang còn lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được những thách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người. Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn lực đó. Nhiệm vụ giáo dục của GDTHPT được nêu rõ trong Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.[1] Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì việc quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất để trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp, đưa việc dạy học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Nhận thức được vai trò của cở sở vật chất, thiết bị dạy học(CSVC, TBDH) phục vụ công tác giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn suy nghĩ làm thế nào tìm ra những giải pháp quản lý cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý CSVC, TBDH của nhà trường. Do vậy tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung:
- Quản lý sử dụng, bảo quản có hiệu quả hệ thống CSVC, TBDH đáp ứng các yêu cầu cho giáo dục phổ thông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đổi mới có hiệu quả công tác quản lý CSVC, TBDH của nhà trường.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng học bộ môn, phòng thực hành, thư viện; Giáo viên sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học; khuyến khích giáo viên, học sinh đến thư viện tìm kiếm các thông tin phục vụ hoạt động dạy học.
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh có ý thức bảo quản tài sản của trường.
- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy và trong quản lý cơ sở vật chất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CSVC, TBDH ở trường THPT Thạch Thành I
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp qui về CSVC, thư viện, thiết bị.
- Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghim
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học :
CSVC và TBDH : là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
Khái niệm chung về CSVC, TBDH bao gồm nhiều khái niệm cụ thể như : trường học, thư viện trường học, thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị giáo dục chính quy, thiết bị giáo dục tự làm, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn...
Thiết bị dạy học (phương tiện dạy học), đồ dùng dạy học là thuật ngữ chỉ một đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các tri thức về mặt lí thuyết và giúp các em hình thành các kĩ năng, kĩ xảo đảm bảo việc thực hiện mục tiêu dạy học. 
TBDH là một trong các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, bởi nó là một phương tiện lao động sư phạm của giáo viên và học sinh. Vì thế có mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình dạy học như : Mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. 
2.1.2. Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Nội dung CSVC và TBDH bao gồm nội dung cụ thể của các thuật ngữ : Trường học, thư viện trường học, thiết bị dạy học. Đây là sơ đồ minh họa :
CSVC & TBDH
Trường học
Thư viện trường học
Thiết bị
dạy học
Thiết bị dạy học bao gồm các các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, thực nghiệm và các thiết bị kĩ thuật, các phương tiện (nghe – nhìn). Thiết bị dạy học các bộ môn được sử dụng thường xuyên nhất, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu chuẩn kĩ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học chính quy.
Ngoài ra còn có các thiết bị dạy học không chính quy do giáo viên và học sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng cũng góp phần không nhỏ trong việc dạy học.
Sự phát triển nhanh chóng của CSVC và TBDH sẽ tạo ra tiểm năng sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và việc ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho phương pháp dạy học.
2.1.3. Khái niệm về quản lý CSVC và TBDH :
Quản lý CSVC và TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo.
2.1.4. Nội dung của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
a. Nội dung cơ bản của quản lý CSVC và TBDH:
- Xây dựng và tu bổ thường xuyên.
- Duy trì, bảo quản CSVC và TBDH.
- Sử dụng CSVC và TBDH.
b. Nội dung cụ thể của việc quản lý CSVC và TBDH:
- Quản lý trường học : Quản lý về quy mô trường lớp, diện tích mặt bằng, các mẫu thiết kế, khuôn viên trường, trang bị phòng học, phòng thí nghiệm và phòng bộ môn.
- Quản lý thư viện trường học: Quản lý công tác tổ chức thư viện, lựa chọn và bổ sung sách cho thư viện.
- Quản lý thiết bị dạy học: Quản lý công tác tiếp nhận, bảo quản và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học.
2.1.4. Yêu cầu của việc quản lý CSVC và TBDH. 
Người quản lý cần nắm vững :
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lý.
- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phân phối các nội dung quản lý, các mặt quản lý.
- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện CSVC và TBDH để thực hiện chương trình.
- Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi.
- Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng trong công việc.
- Có giải pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhât và đảm bảo CSVC và TBDH để nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, chính quyền các cấp và cộng đồng trường có cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình dạy học, giáo dục. 
- Lãnh đạo nhà trường có nhiều giải pháp chỉ đạo, quản lý phù hợp để khuyến khích, động viên tập thể sư phạm nhiệt tình trong giảng dạy, 
- Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn, trên chuẩn, tâm huyết với công việc, nhiệt tình trong công tác. 
- CSVC, TBDH được trang bị theo từng năm tương đối đầy đủ theo Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình dạy học đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy của giáo viên, và đổi mới cách học chủ động tích cực của học sinh góp phần quan trọng vào quá trình nâng cao chất lượng dạy và học. 
2.2.2. Khó khăn
- Ý thức sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH của một bộ phận GV, HS còn chưa tốt.
- Sự sắp xếp CSVC, TBDH chưa được khoa học, trách nhiệm sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH chưa được giao chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến hiện tượng CSVC, TBDH nhanh xuống cấp, hư hỏng chưa được sửa chữa kịp thời. 
- Cơ sở vật chất so với yêu cầu trường chuẩn quốc gia trung học phổ thông còn thiếu. Chưa được đầu tư đúng mức với mục tiêu đạt chuẩn quốc gia năm 2020.
- Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên còn lúng túng, chưa thuần thục do thời gian chuẩn bị sử dụng thử trước còn ít. Thời gian tập huấn, tự bồi dưỡng quá ít một mặt do kinh phí hạn hẹp, mặt khác số soạn giáo án của giáo viên trong một tuần nhiều.
- Điều kiện kinh tế của địa bàn còn nghèo việc huy động nguồn lực trong dân còn hạn chế. Trình độ dân trí thấp, một số tập quán còn lạc hậu nên học sinh còn kém nhạy bén so với các trung tâm đô thị vậy, những khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong việc xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất nhà trường.
- Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị, hướng dẫncủa các cấp liên quan đến vấn đề CSVC, TBDH để cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của trường, lớp bằng nhiều hình thức như: trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt động ngoại khóa, các phong trào, các buổi sinh hoạt của Đoàn Thanh niên...
- Nhà trường phải có kế hoạch xây dựng hoặc đổi mới cơ sở vật chất nhà trường theo từng giai đoạn, từng năm hoặc vài năm. Để có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cần xác định mục tiêu của kế hoạch là nâng cấp hay hoàn thiện cơ sở vật chất của trường. Xây dựng thiết bị dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sửa chữa nâng cấp phòng học, phòng làm việc. Xây dựng thư viện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2.3.2. Đổi mới có hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất.
a. Phân cấp quản lý cơ sở vật chất. 
Tổ CM
(Bộ phận)
Người chịu trách nhiệm quản lý
Loại tài sản chịu
trách nhiệm quản lý
Chức vụ
Ghi chú
Ban
giám hiệu
Hiệu trưởng
Tài sản bên trong phòng Hiệu trưởng
Trưởng ban
Phó hiệu trưởng quản lý CSVC
Quản lý chung các tài sản của nhà trường
phó trưởng ban
Phó hiệu trưởng
Tài sản bên trong phòng Phó Hiệu trưởng
phó trưởng ban
Thư ký hội đồng
Tài sản bên trong phòng Thư ký hội đồng
Thành viên -Thư ký
Tin học
Nhóm trưởng
Phòng máy tính số 1, 2 và các tài sản được phân cấp sử dụng.
Thành viên
Cùng GV tổ   Tin-học
Toán
Tổ trưởng
Thiết bị dạy học tổ Toán.
Thành viên
Cùng nhân viên phụ trách thiết bị, GV tổ   Toán học
Ngoại ngữ
Tổ trưởng
Phòng học nghe, thiết bị dạy học tổ Ngoại ngữ.
Thành viên
Cùng nhân viên phụ trách thiết bị, GV tổ Ngoại ngữ
Ngữ Văn
Tổ trưởng
Tranh, ảnh, băng đĩa của tổ Ngữ văn.
Thành viên
Cùng nhân viên phụ trách thiết bị, GV tổ Ngữ Văn
Sử - Địa -GDCD
Tổ trưởng
Tranh, Bản đồ và thiết bị dạy học của tổ.
Thành viên
Cùng nhân viên phụ trách thiết bị, GV Sử - Địa -GDCD
Vật lí
Tổ trưởng
Thiết bị dạy học tổ Vật Lí phòng học bộ môn.
Thành viên
Cùng nhân viên phụ trách thiết bị, GV Vật lí
Hóa học
Tổ trưởng
Tài sản bên trong phòng tổ bộ môn
Thành viên
Cùng nhân viên phụ trách thiết bị, GV Toán học
TD-GDQP
Tổ trưởng
Tài sản bên trong Kho tổ TD-GDQP, các dụng cụ của tổ TD, GDQP .
Thành viên
Cùng nhân viên phụ trách thiết bị, GV TD-GDQP
Sinh học
Tổ trưởng
Tài sản bên trong phòng 12 tổ bộ môn
Thành viên
Cùng nhân viên phụ trách thiết bị, GV tổ Sinh học
Văn phòng
Kế toán
Tài sản kế toán gồm: hồ sơ sổ sách, dữ liệu kế toán và các tài sản được phân cấp sử dụng.
Thành viên
Văn thư
Tài sản gồm các loại hồ sơ, sổ sách, văn bằng, học bạ, các tài sản khác phục vụ công tác hồ sơ, lưu trữ, con dấu, và các tài sản khác được phân công quản lý
Thành viên
Y tế học đường
Tài sản , tủ thuốc, sổ theo dõi sức khỏe, vệ sinh môi trường, y tế và các loại hồ sơ khác được phân cấp quản lý, sử dụng.
Thành viên
Nhân viên thư viện
Tài sản bên trong phòng thư viện, Tổ Sử, Địa, GDCD và các tài sản được phân cấp sử dụng.
Thành viên
Tổ trưởng tổ văn phòng
- Toàn bộ các công trình xây dựng của nhà trường, các tài sản, cây cối, trong khuôn viên trường, các máy móc, thùng rác, trang thiết bị
Thành viên
Cùng các nhân viên tổ văn phòng
Nhân viên văn phòng
Toàn bộ loa, máy phát điện, hệ thống âm thanh, bộ kích điện,...
Thành viên
Cùng các thành viên tổ văn phòng
Đoàn trường
Bí thư Đoàn trường
Tài sản liên quan đến Đoàn.
Thành viên
Cùng BCH Đoàn
Giáo viên chủ nhiệm
Toàn bộ cửa, khóa, bàn, ghế, bảng, các thiết bị điện trong phòng học được giao.
Thành viên
Cùng GVBM
Bảo vệ
Nhóm trưởng
Các công trình, tài sản sử dụng chung của trường như : hệ thống điện, nước, công trình vệ sinh, ......
Thành viên
Cùng tổ
bảo vệ
Giáo viên
Trưởng khu nhà tập thể
Quản lý khu nhà tập thể và nhà công vụ
Thành viên
Cùng các thành viên của khu nhà tập thể.
b. Phân chia cơ sở vật chất thành 3 bộ phận: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện và tổ chức quản lý phù hợp:
- Tổ chức quản lý trường sở:
+ Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng, nâng cấp, bảo quản, bảo vệ, bố trí hợp lý các khu công trình: Khu học tập (phòng học, bảng, bàn ghế bên trong phòng học, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng luyện tập thể dục thể thao); khu phục vụ học tập (hội trường, thư viện, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống); khu phòng hành chính (phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng chờ giáo viên, phòng y tế học đường, nhà kho...); khu sân chơi bãi tập; khu vệ sinh; khu để xe trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh, phục vụ tốt nhất cho hoạt động giáo dục trong nhà trường.
+ Căn cứ vào điều kiện nhà trường những khu vực, công trình chưa có điều kiện xây mới hoặc cải tạo lớn, cần tập trung vào việc sửa chữa và bảo trì, kiên cố hóa từng phần để tiếp tục sử dụng. 
+ Sử dụng và bảo quản an toàn trường sở 24/24 giờ: không để tình trạng thất thoát, không có hiện tượng cố ý làm hư hỏng, khi có sự cố phải có giải pháp khắc phục sửa chữa kịp thời.
+ Xây dựng hồ sơ quản lý trường sở đối với từng bộ phận, từng đơn vị trong nhà trường: hồ sơ sổ sách ghi chép rõ tình trạng cơ sở vật chất để bàn giao, kiểm kê, giao trách nhiệm giữ gìn bảo quản.
+ Giao cho tập thể, tổ hay bộ phận có liên quan đến nhiều người sử dụng cơ sở vật chất, xác định rõ người chịu trách nhiệm chính.
+ Có bộ phận chuyên trách bảo vệ, kết hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài, đồng thời phát huy tinh thần làm chủ của mọi thành viên trong nhà trường.
+ Có nội quy và chế độ thưởng phạt đối với việc sử dụng và bảo quản.
- Tổ chức quản lý thiết bị giáo dục:
+ Trước khai giảng năm học tổ chức quán triệt cho toàn thể giáo viên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục trong quá trình dạy học để mọi thành viên thấy rõ trách nhiệm của mình.
+ Phân công, phân nhiệm thật cụ thể rõ ràng, bố trí người phụ trách công tác thiết bị giáo dục theo đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với quy mô của nhà trường
+ Tổ chức giới thiệu danh mục thiết bị giáo dục hiện có của nhà trường cho toàn thể giáo viên nắm, thống kê thành hệ thống, thành nhóm, dựa vào đặc điểm, đặc trưng của từng môn học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tìm hiểu và sử dụng. 
+ Tổ chức việc sử dụng thiết bị giáo dục trở thành một nhu cầu, một nền nếp tự giác thường xuyên của mọi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học
+ Tổ chức sửa chữa và phục hồi các thiết bị giáo dục xuống cấp
+ Tổ chức phong trào tự làm thiết bị giáo dục xét về nguyên tắc xem đây là công việc mang tính chất nghiệp vụ của mỗi giáo viên, chú ý thiết bị giáo dục tự làm phải đảm bảo tính : khoa học, sư phạm, thẩm mỹ và kinh tế
- Tổ chức quản lý thư viện:
+ Phòng đọc và cho mượn: chia làm hai khu vực riêng biệt, có phòng đọc cho giáo viên và phòng đọc cho học sinh, đủ bàn ghế và ánh sáng. 
+ Trang thiết bị chuyên dùng: có đầy đủ, bố trí hợp lý, có giá sách, tủ, thư mục, máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn, từng bước hiện đại hóa theo hướng thư viện điện tử
+ Kho sách: được chia thành các bộ phận:Sách giáo khoa; Sách nghiệp vụ của giáo viên; Sách, tài liệu tham khảo; Các loại báo, tạp chí, tập san của Ngành phù hợp với cấp học, ngành học và các báo, tạp chí của Đảng, Nhà nước, địa phương và các đoàn thể quần chúng;Bổ sung sách báo theo kế hoạch, sưu tầm sách; Phân loại mô tả sách; Đóng dấu thư viện, số hiệu, dán nhãn, ký hiệu; Làm phiếu thư mục; Giới thiệu sách với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; Công bố lịch mở cửa.
+ Có sổ sách quản lý chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo an toàn, tránh hư hỏng, mất mát ; thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới (kể cả băng hình, băng tiếng, đĩa, tranh ảnh và bản đồ giáo dục); sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được vào đúng mục đích; có kế hoạch phát triển mạng lưới thông tin - thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện phục vụ tốt bạn đọc.
+ Tổ chức tuyên truyền giới thiệu nội dung sách mới bằng các phương tiện thông tin ( bảng thông báo)
+ Tổ chức phong trào đọc sách báo trong giáo viên, trong học sinh có sự phối hợp giữa các tổ chức, các bộ phận trong nhà trường ( tổ chuyên môn, các đoàn thể).
+ Tổ chức phong trào tặng sách cho thư viện.
+ Hàng năm có đánh giá về việc chỉ đạo tổ tham gia công tác thư viện;
2.3.3. Lập kế hoạch cụ thể. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch; đánh giá, rút kinh nghiệm trong xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất:
- Đầu năm học phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất phối hợp với tổ trưởng chuyên môn, Đoàn Thanh niên, Công Đoàn, cán bộ thư viện, kế toán, giáo viên kiêm nhiệm của trường lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản cơ sở vật chất của trường trong năm học. Từng học kỳ, tháng, tuần đều có kế hoạch cụ thể, thích hợp. Sau đó trình lên Hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi Hiệu trưởng phê duyệt, kế hoạch phải được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường để các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ của mình. Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện. 
- Tổ chức kiểm tra định kỳ (có thông báo trước) nhằm mục đích vừa đánh giá vừa rút kinh nghiệm việc sử dụng cơ sở vật chất.
- Tổ chức kiểm tra đột xuất chủ yếu nhằm mục đích đánh giá mức độ đều đặn, nền nếp ổn định của việc sử dụng cơ sở vật chất để kịp thời uốn nắn sửa chữa những mặt còn hạn chế.
- Cá nhân chịu trách nhiệm quản lý tự kiểm điểm công tác chín

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_quan_l.doc