Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập môn Tin Học

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập môn Tin Học

Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin đã thực sự bùng nổ và có tác động rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của con người, của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ, để đất nước phát triển thì một trong những yếu tố làm nền tảng là làm sao các ứng dụng của Tin học – Công nghệ thông tin phải đưa vào triệt để trong các lĩnh vực của xã hội, đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ GD và ĐT đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh đã được tiếp xúc với máy tính để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao tiếp theo.

Vào bậc THPT, học sinh bắt đầu làm quen với một số kiến thức cơ bản về Tin học như: các bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ chuyên môn, rèn luyện các kĩ năng cơ bản sử dụng máy tính, làm quen với viết chương trình, sử dụng chương trình quản lý đơn giản

 

doc 13 trang thuychi01 26014
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập môn Tin Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
........................***.........................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC”
Người thực hiện : Lê Quang Phú
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
SKKN thuộc lĩnh vực: Tin học THPT
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin đã thực sự bùng nổ và có tác động rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của con người, của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ, để đất nước phát triển thì một trong những yếu tố làm nền tảng là làm sao các ứng dụng của Tin học – Công nghệ thông tin phải đưa vào triệt để trong các lĩnh vực của xã hội, đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ GD và ĐT đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh đã được tiếp xúc với máy tính để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao tiếp theo.
Vào bậc THPT, học sinh bắt đầu làm quen với một số kiến thức cơ bản về Tin học như: các bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ chuyên môn, rèn luyện các kĩ năng cơ bản sử dụng máy tính, làm quen với viết chương trình, sử dụng chương trình quản lý đơn giản
Mặc dù vậy, việc học tin học ở trường THPT của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả, phần đông học sinh chưa phát huy tính tích cực, còn thụ động, ỷ lại. Theo quan sát cá nhân có đến 90% học sinh THPT không thích học Tin học, HS khối XH cảm thấy khó hiểu, trừu tượng còn khối tự nhiên quá căng thẳng cho nội dung Toán, Lý, Hóa, ôn thi ĐH. Mặt khác, do tác động của xã hội hiện nay, lứa tuổi thanh thiếu niên rất tò mò về các vấn đề nhạy cảm trong đời sống hằng ngày. Vì thế các em sử dụng máy tính là để nghịch, để chơi, giải trí là phần nhiều. Các em không có hứng thú, say mê với nội dung trong chương trình Tin học phổ thông. Như vậy nếu không có đam mê khoa học máy tính thì sẽ học vì "nhiệm vụ". 10% còn lại ban đầu do cảm thấy sự hấp dẫn bên ngoài (phim ảnh, XH đề cao CNTT..) sau 1 thời gian không thấy như tưởng tượng cũng chán nản. Vấn đề đặt ra là làm sao để học sinh có hứng thú học tập đối với môn Tin học?
Giảng dạy tin học không thể gò bó hay truyền đạt một cách máy móc, cứng ngắc từ những cuốn sách tin học. Giảng dạy tin học phải mang tính hướng dẫn và đặt nặng trọng tâm vào người học. Phải khơi dậy niềm đam mê và khuyến khích sáng kiến từ người học chứ không phải nhồi nhét theo kiểu kinh điển từ sách hay nhồi nhét những sáng kiến của mình. Nên nhấn mạnh các điểm quan trọng mà người học cần quan tâm để họ hiểu được vấn đề và có thể diễn giải đúng theo sự suy luận của riêng mình chứ không phải lặp lại theo sách hay theo thầy. Cái đó gọi là kiến thức. Điều này đã được nhấn mạnh trong các nội dung trọng tâm của chương trình Tin học trong từng năm 10, 11, 12.
Nhằm giúp học sinh tham gia một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại, hiểu và yêu thích môn học, tích cực và húng thú trong từng tiết học thì phương pháp dạy học trong nhà trường, đặc biệt là của mỗi người giáo viên có một vai trò rất to lớn. Điều này sẽ được thực hiện khi đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là một trong những nhiệm vụ của năm học 2016-2017.
Đây cũng là lý do tôi chọn chủ đề cho SKKN của mình: “Tạo hứng thú học tập đối với môn Tin học”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Hình thành ở học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết:
Tạo được hứng thú cho học sinh đối với môn Tin học, giúp học sinh phát triển kỹ năng, góp phần hình thành và phát triển tư duy.
Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong học tập, lao động.
Bước đầu hình thành về năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm của Tin học.
Hình thành phẩm chất của con người hiện đại.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Môn Tin học ở trường bậc THPT
Học sinh khối lớp 10, trường THPT Nguyễn Thị Lợi Sầm Sơn.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Giảng dạy và tiếp xúc với lớp.
Kiểm tra thường xuyên, định kì.
- Dựa theo các luận cứ khoa học hướng đối tượng, cụ thể: thuyết trình, quan sát, điều tra cơ bản, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm phù hợp với bài học và môn học thuộc lĩnh vực Tin học.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	Ngoài việc tác động trực tiếp đến tâm lí học sinh bằng nhiều biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập, điểm mới ở đây là dạy học môn tin học dựa trên nội dung kiến thức của một số môn học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm...; nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.
	Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. 
Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may lắm chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Và vì thế dễ quên. 
Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Trên thực tế, những người không thích, không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những người không học tốt môn học đó. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào. 
	Đối với ngành môn Tin học, bắt đầu từ năm 2001, Bộ GD&ĐT đã có các Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông, đưa bộ môn Tin học vào giảng dạy ở bậc phổ thông nhằm đẩy mạnh chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và các đề án dạy Tin học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. 
2.2. THỰC TRẠNG:
2.2.1. Thuận lợi:
Nhà trường: 
 Môn Tin học là một môn học mới nhưng được sự ủng hộ của các cấp trên, nhà trường đã được tạo điều kiện sắm sửa phòng máy và các trang thiết bị phụ vụ việc học tập của học sinh.
Giáo viên:
- Hầu hết giáo viên đều được đào tạo những kiến thức cơ bản và nâng cao về Tin học.
- Giáo viên giảng dạy đã qua đào tạo chuyên ngành Sư phạm Tin học.
Học sinh:
- Một số học sinh thích thú và có niềm đam mê với môn tin học.
- Tò mò, thích thú với những tiết thực hành.
2.2.2 Khó khăn:
Nhà trường: 
- Số lượng máy còn ít so với số lượng học sinh.
- Phòng máy chật, nóng.
- Ít học sinh có máy tính ở nhà do điều kiện của gia đình không cho phép.
Học sinh:
- Ít đọc sách, kiến thức chỉ thông qua SGK và bài giảng của giáo viên.
- Ít được tiếp xúc với máy tính.
Vấn đề là làm thế nào để tạo hứng thú cho người học khi giảng dạy tin học?
2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KINH NHIỆM:
Tạo hứng thú cho người học là một vấn đề khó, không có một cách thức, con đường chung cho mọi người vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố như phương pháp giảng dạy, phong cách, ngôn ngữ, cách thức tổ chức quá trình học tập của giáo viên; chương trình, đặc biệt là còn phụ thuộc rất nhiều vào học sinh.
Dưới đây là kết quả khảo sát của một số đồng nghiệp:
1. Em có cảm giác sợ hãi khi đến tiết tin học không?
Chưa:28%	đôi khi: 52%	thường xuyên: 6%	bình thường: 14%
2. Em có cảm giác mệt mỏi khi đến tiết Tin học không?
Có: 26%	thỉnh thoảng: 62%	chưa: 12%	thường xuyên: 0%
3 .Điều gì quan trọng nhất tạo hứng thú cho người học?
Nghệ thuật GV:85%	ý thức người học:7%	đặc thù môn học:8%	
yếu tố khác:0% 
4. Không khí lớp học vui nhộn quyết định như thế nào đến việc tạo hứng thú cho người học?
Quyết định:38%	rất quan trọng: 55%	bình thường: 5%	không quan trọng: 2%
5. Yếu tố nào quyết định đến không khí lớp học?
Tổ chức: 28%	phương pháp: 40%	bài học: 7%	ý thức người học: 25%
6. Trong giờ học giáo viên nên tạo một vài tình huống hài hước gắn với nội dung bài học không?
Nên: 20%	rất nên:65%	không nên: 15%	tuyệt đối không: 0%
	Kết quả điều tra cũng cho thấy, phần đa số ý kiến được hỏi đều trả lời, yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự hứng thú hay không hứng thú cho người học phụ thuộc nhiều vào người dạy học. Cụ thể hơn, cơ bản vẫn là ở cách thức tổ chức giờ dạy của giáo viên, ở sự cuốn hút, hay nói cách khác là nghệ thuật của giáo viên khi lên lớp. 
	Ví dụ như khi học sinh học Bài 3: “GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH” tiết PPCT 5, 6, 7 và quan sát hình vẽ “SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA MỘT MÁY TÍNH” trong sách giáo khoa Tin học 10(Hình 10) trang 19 như hình dưới đây:
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc máy tính[1]
Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài
Thiết bị vào
Thiết bị ra
Bộ điều khiển
Bộ số học/logic
Bộ xử lí trung tâm
Nếu giáo viên chỉ đưa ra hình vẽ và yêu cầu học sinh quan sát qua sách giáo thì học sinh sẽ không thể hình dung được cấu trúc của một máy tính, từ đó các em sẽ thấy chán, chỉ học và nhớ máy móc theo lời giảng của giáo viên. Ngược lại nếu giáo viên có thể cho học sinh quan sát trực tiếp bằng mắt và giới thiệu cụ thể các bộ phận của một máy tính thì các em sẽ thấy thích thú vì kiến thức mới lạ.
Tương tự với các bộ phận khác:
* CPU:
Hình 2. CPU
Vì học sinh mới bước đầu được làm quen với máy tính nên các em chưa thực sự hiểu biết về CPU, hiểu biết, còn mang tính học vẹt, mông lung, thậm chí không biết được CPU có kích thước thực (kích thước vật lí) là bao nhiêu. Nhiệm vụ của giáo viên là phải diễn giải thêm cho học sinh để học sinh nắm vững hơn khái niệm CPU, nhưng nếu chỉ diễn giải và mô tả bằng hình ảnh trong sách giáo khoa thì học sinh cũng khó nắm bắt được kiến thức về CPU. Vậy ta có thể lấy một chiếc CPU nào đó để cho học sinh quan sát trực quan. ? Thực tế tôi đã đã từng lấy một chiếc CPU cho học sinh quan sát, kết quả là học sinh rất chăm chú và đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này.
	Kết quả thu được cũng tương tự như với bộ nhớ trong (ROM, RAM): 
ROM
RAM
Hình 3 . Bộ nhớ trong
	USB	 CD-ROM	FDD	HDD
Hình 4. Bộ nhớ ngoài
Hay bộ nhớ ngoài (USB, CD-ROM, FDD, HDD):
	Vì cả hai Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài đều nằm bên trong vỏ máy nên học sinh trả lời có thể giống hệt nội dung sách giáo khoa vì thực tế học sinh chưa bao giờ thấy các thiết bị nói trên. 
Giáo viên chỉ có thể mô tả bằng hình ảnh trên sách giáo khoa hoặc Projector. Còn nếu lấy một chiếc máy tính để mô tả thì rất khó vì phải tháo lắp rất phiền hà.
Ở bài thực hành 2: “LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH”, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện trực tiếp các thao tác cơ bản trên máy tính qua việc gõ bàn phím và các thao tác sử dụng chuột như: nháy chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột Vì với đa số học sinh, đây là lần đầu tiên các em được tiếp xúc trực tiếp với máy tính nên những thao tác trên có thể là khó. Nếu giáo viên không kiên trì hướng dẫn cụ thể thì các em sẽ lúng túng, lâu dần thành ngại, không muốn học do tâm lí thua kém bạn bè.
Hay trong phần: “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN”, thực sự học sinh đa phần rất mơ hồ về kiến thức của phần này, giáo viên sau khi giới thiệu về thuật toán sẽ lấy ví dụ cụ thể minh họa bằng một dãy số và mô tả trên sơ đồ (sơ đồ đã được chuẩn bị sẵn). Ví dụ trong thuật toán tìm MAX giả sử cho dãy 6 số nguyên sau: 3 12 9 21 5 4; thông thường nếu chúng ta tìm giá trị lớn nhất cho dãy số này một cách bình thường học sinh rất khó hình dung cũng như có cách giải cho những bài toán tương tự. Nhưng nếu dãy số này giáo viên đưa vào trong sơ đồ khối và cho dãy số hoạt động theo sơ đồ khối học sinh sẽ hiểu bài hơn và đồng thời tạo hứng thú không riêng gì trong thuật toán này.
Nhập N,a1,...,aN
Max¬a1, i ¬ 2
Đưa ra max rồi kết thúc
i ≤ N
ai> Max
Max¬ai
i ¬ i+1
S
S
Đ
Đ
[1]
	Ở chương III, khi học về chương trình soạn thảo văn bản MS-Word, giáo viên nên sử dụng các bài tập thực hành trong sách giáo khoa. Ngoài ra cần cho thêm bài tập thực hành cụ thể và đơn giản để học sinh có thể soạn được một văn bản đẹp, đúng và hoàn chỉnh. Nên chia học sinh theo nhóm theo lực học của các em để các em có thể học hỏi lẫn nhau, như thế giáo viên cũng dễ quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa thao tác cho học sinh. Hoặc có thể đánh giá cho điểm trong lúc các em làm bài. Như vậy các em có học lực khá sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi được gõ những văn bản vừa sức để lấy điểm cao và cũng không phải chờ bạn gõ quá lâu, tránh tâm lí chán nản, còn các em có lực học yếu hơn cũng không cảm thấy thua bạn mà sẽ cố gắng hoàn thành bài làm của mình để được đánh giá cho điểm chính xác.
	Trong chương trình Tin học phổ thông, có rất nhiều bài tập và thực hành, giáo viên nên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, không nên quá dài và cầu kì. Nên cho học sinh câu hỏi trước để các em chuẩn bị ở nhà. Và phải liên hệ với thực tế, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Song song với đó, giáo viên có thể kết hợp lấy điểm thực hành trong quá trình làm bài, điều này sẽ khuyến khích rất nhiều học sinh trong quá trình học. Bản thân tôi đã kiểm nghiệm vấn đề này, thấy rất có hiệu quả.
	Giáo viên cũng nên tận dụng nguồn tài nguyên trên Internet để phục vụ cho quá trình dạy và học. Điều này có thể giao trực tiếp cho học sinh để các em tự tìm hiểu vì lứa tuổi các em rất tò mò và tâm lí muốn có thành tích trước bạn bè hoặc thầy cô để được khen.
	Trong quá trình dạy, giáo viên có thể sưu tầm một số trò chơi có ích như trong phần mềm học gõ 10 ngón Typing Master vừa luyện cách sử dụng chuột, phím, vừa gây hứng thú cho học sinh, đem lại hiệu quả cho giờ học.
Như vậy, khái quát lại thì để dạy môn Tin học có hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh thì giáo viên nên thực hiện một số biện pháp sau:
Dạy, học lý thuyết nên kết hợp với hình ảnh trực quan, cho học sinh quan sát trực tiếp.
Xây dựng ý tưởng, thiết kế bài giảng phù hợp với học sinh.
Hệ thống các bài tập, thực hành phải có nội dung, liên hệ được với thực tế.
Trong giờ thực hành, phân công học sinh theo nhóm phù hợp với lực học của mỗi học sinh. Kết hợp đánh giá, cho điểm trong mỗi tiết thực hành luôn.
Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy tính hoặc từ Internet phục vụ quá trình dạy – học.
Sưu tầm một số trò chơi có ích về luyện cách sử dụng chuột và bàn phím. 
Tích hợp nội dung của các môn học khác để học sinh nhận thấy môn tin học có vai trò bổ trợ tích cực để học tốt các môn học khác.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của bản thân để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của môn học, luôn cập nhật thông tin một cách chính xác, đầy đủ, nắm bắt kịp thời xu hướng của xã hội.
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Học sinh không những nắm chắc kiến thức mà còn rất thích thú và đặt rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề phần cứng của máy tính, và thường xuyên trao đổi với giáo viên về phần cứng máy tính. Học sinh học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự, góp phần nào đó cho học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập đúng đắn hơn về môn học, và thậm chí có những học sinh đã phát biểu rằng “Máy tính thật đơn giản”.
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN: 
Tin học nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện đại. Tin học đã làm thay đổi nhận thức của con người và ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của xã hội loài người. Trong đó, đại diện là máy tính điện tử và khoa học xử lí dữ liệu của máy tính điện tử. Trong chương trình Tin học phổ thông thì một số biện pháp và phương pháp nhằm làm tăng hứng thú cho học sinh trong việc học môn Tin học mà tôi vừa trình bày và thực tế đã áp dụng thì thấy có hiệu quả. Học sinh được quan sát trực quan các thiết bị máy tính, được chạm tay và thậm chí được lắp ráp các thiết bị thành một máy tính, được đọc các thông số trên các thiết bị làm cho học sinh yêu thích môn học và ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
3.2. KHUYẾN NGHỊ: 
	Nhà trường cần đầu tư thêm phòng máy vi tính và một số thiết bị liên quan đến quá trình dạy học để tạo môi trường cho học sinh học tập tốt hơn.
	Ngày 25 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA BGH
Tôi xin cam đoan nội dung SKKN là do tối sưu tầm và viết ra, không sao chép của người khác
Người viết
Lê Quang Phú
Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa Tin học 10	Hồ Sĩ Đàm chủ biên
2. Sách giáo khoa Tin học 11	Hồ Sĩ Đàm chủ biên
3. Sách giáo khoa Tin học 12	Hồ Sĩ Đàm chủ biên.
4. Một số SKKN và các ý kiến của đồng nghiệp.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_tin_hoc.doc