SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động khởi động trong Chuyên đề Địa lí tự nhiên 12 ở trường THPT Nam Yên Thành

SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động khởi động trong Chuyên đề Địa lí tự nhiên 12 ở trường THPT Nam Yên Thành

Trong bất cứ công việc gì, môi trường nào, chỉ cần con người có hứng thú, có đam mê thì nhất định sẽ thành công. Môi trường giáo dục cũng vậy, nếu học sinh có hứng thú học tập thì hiệu quả sẽ cao, kết quả học tập sẽ tốt.

Hứng thú học tập được xem là “gia vị” làm cho bài học dễ tiếp thu hơn, giúp cho học sinh tích cực hoạt động, tích cực tương tác; giúp cho bài dạy cuốn hút hơn, tránh hiện tượng truyền thụ một chiều. Điều đó đồng nghĩa với việc giúp giáo viên thay đổi phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực, đổi mới; nhằm thực hiện được yêu cầu của Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ hai khóa VIII: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, PPDH ở tất cả các cấp học, bậc học nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” và nghị quyết của kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình phổ thông, dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, thông qua đó giúp người học tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, tiếp cận với tri thức bằng tâm thế hứng khởi, tự tin làm chủ.

Nhưng làm thế nào để tạo được hứng thú học tập cho học sinh? Trong khi học sinh đã quen với truyền thụ một chiều, thầy đọc trò chép gây nhàm chán. Tôi thấy nhiều tiết học, giáo viên vào lớp, ổn định, hỏi bài cũ, vào bài mới một cách qua loa, gây cảm giác “chán ăn” cho học sinh ngày từ đầu. Một số tiết học liền kề với tiết Thể dục, học sinh đã thấm mệt, nên việc tiếp thu ở tiết học tiếp theo sẽ rất hạn chế nếu giáo viên không tạo được hứng thú học tập ngay từ đầu.

Vì vậy, hoạt động khởi động (HĐKĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Hoạt động khởi động là một trong bốn hoạt động của một bài học, được xem là cầu nối, là cánh cửa để giúp học sinh tìm hiểu bài mới thuận lợi hơn. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra tâm lí hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế, người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt căng thẳng khô khan. Nhưng trong quá trình dạy học, đa phần giáo viên vẫn chưa thật sự chú trọng đến hoạt động này, làm cho bài học thiếu đi chất “xúc tác” ban đầu.

docx 69 trang Thu Kiều 11/10/2024 5333
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động khởi động trong Chuyên đề Địa lí tự nhiên 12 ở trường THPT Nam Yên Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ 
 NHIÊN 12 Ở TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH
 Thuộc môn/Lĩnh vực: Địa lí MỤC LỤC
 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................2
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
 4. Giả thuyết khoa học...........................................................................................3
 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
 6. Tính mới của đề tài............................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG ......................................................................................................4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO HỨNG 
THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
TRONG CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 12.............................................................4
 I. Cơ sở lý luận......................................................................................................4
 1. Hứng thú học tập ...........................................................................................4
 1.1. Khái niệm ................................................................................................4
 1.2. Ý nghĩa của hứng thú học tập..................................................................4
 1.3. Quan niệm về hoạt động khởi động.........................................................5
 1.4. Vai trò của hoạt động khởi động .............................................................6
 1.5. Những yêu cầu của hoạt động khởi động.................................................7
 II. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................8
 1. Mục tiêu, nội dung chuyên đề Địa lí tự nhiên 12 - THPT ..............................8
 1.1. Mục tiêu....................................................................................................8
 1.2. Nội dung....................................................................................................8
 2. Khả năng áp dụng các hình thức khởi động trong chuyên đề Địa lí tự nhiên 
 12 ...................................................................................................................9
 3. Thực trạng dạy học Địa lí 12 ở trường THPT Nam Yên Thành.....................9
 3.1. Thực trạng chung......................................................................................9
 3.2. Thực trạng của việc thực hiện hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí 
 12 ở trường THPT Nam Yên Thành .........................................................11
 3.2.1. Kết quả khảo sát giáo viên...................................................................11
 3.2.2. Kết quả khảo sát học sinh ....................................................................12 4.4.Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề 
 xuất ...........................................................................................................43
 4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất............................................43
 4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất...........................................44
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................................46
I.Kết quả thực nghiệm về việc sử dụng các hình thức trong hoạt động khởi 
 động ...................................................................................................................46
 1. Mục tiêu thực nghiệm...................................................................................46
 2. Đối tượng thực nghiệm.................................................................................46
 3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm...........................................................47
 4. Phân tích kết quả thực nghiệm.....................................................................47
II. Nhận xét..........................................................................................................47
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.................................................49
I. Kết luận .......................................................................................................49
II. Kiến nghị, đề xuất............................................................................................49
PHẦN IV. PHỤ LỤC.....................................................................................................51
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................61 - Đa phần giáo viên coi đó là hoạt động phụ, chưa nắm được ý nghĩa, tác dụng 
của hoạt động này.
 -Đa số học sinh còn chưa thực sự quan tâm đến môn học, còn xem môn Địa 
lí là môn phụ mặc dù Địa lí 12 nằm trong nhóm các môn thi tốt nghiệp dành cho 
Ban khoa học xã hội.
 Vậy làm thế nào để các em thêm yêu môn Địa lí, thêm động lực để học tốt 
môn Địa lí nói chung và Địa lí 12 nói riêng, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài: “Tạo 
hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động khởi động trong chuyên 
đề Địa lí tự nhiên 12 ở trường THPT Nam Yên Thành”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
 a. Mục tiêu.
 - Giúp cho giáo viên thấy được vai trò của hoạt động khởi động trong dạy 
học; Từ đó, thay đổi cách dạy vì sự tiến bộ của người học để nâng cao chất lượng 
dạy học môn Địa lí 12. Đồng thời góp phần đổi mới PPDH, tiếp cận nhanh với việc 
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 - Giúp giáo viên nắm vững được yêu cầu của hoạt động khởi động và vận 
dụng linh hoạt, có hiệu quả các hình thức khởi động trong dạy học.
 - HĐKĐ là nhằm tạo hứng thú học tập cho HS, đồng thời thông qua nội dung 
khởi động, GV biết những gì mà HS đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài 
học, của chương trình và những gì các em chưa làm được để điều chỉnh hoạt động 
dạy và học. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị để học sinh có thể làm tốt hơn những 
gì mình đã làm, góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
 - Đa dạng hóa các hình thức khởi động nhằm tạo ra hứng thú trong học tập 
môn Địa lí, góp phần phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực 
hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
 b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Nghiên cứu lí luận về hứng thú trong học tập, ý nghĩa của hứng thú học tập 
trong dạy học.
 - Chỉ ra được vai trò, những yêu cầu của HĐKĐ trong dạy học Địa lí.
 - Xác định được mục tiêu khởi động, kĩ thuật cơ bản khi xây dựng HĐKĐ 
trong dạy học Địa lí 12.
 - Đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động và vận dụng vào 
chuyên đề Địa lí tự nhiên 12 để phát huy tính tích cực của học sinh, tạo tâm lí sẵn 
sàng thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động và sáng tạo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
 a. Đối tượng nghiên cứu
 2 6. Tính mới của đề tài.
 Do đặc điểm học sinh trường tôi với điểm đầu vào thấp, hứng thú học tập 
chưa cao, việc vận dụng các PPDH theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực 
cho HS còn gặp nhiều khó khăn; vì vậy, tôi muốn làm mới HĐKĐ thông qua các 
hình thức tổ chức khởi động tiết học nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
 PHẦN II. NỘI DUNG
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC 
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT 
ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 12
 I. Cơ sở lí luận.
 1. Hứng thú học tập.
 1.1. Khái niệm.
 Hoạt động khởi động bài học tuy chỉ chiếm thời gian ngắn trong những phút 
đầu giờ học nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của 
người học, tạo hứng thú học tập cho HS. Một khởi động bài học hiệu quả trước hết 
phải tạo được hứng thú cho HS. Bởi không phải bất cứ HS nào đều có niềm say 
mê, yêu thích đối với môn học. Trong tiết học mà học trò không có hứng thú cũng 
giống như “đập búa trên sắt nguội”. Vì vậy, mục đích của HĐKĐ là khơi gợi hứng 
thú cho HS đối với bài học. Bởi với môn Địa lí, chỉ có niềm đam mê mới giúp các 
em có hứng thú học tập. Vậy, hứng thú học tập là gì?
 Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với 
đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại 
khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.
 Phạm Minh Hạc có nêu: “Hứng thú học tập là loại hứng thú gắn với các môn 
học trong nhà trường, nó là thái độ đặc biệt của học sinh với môn học, mà học sinh 
thấy có ý nghĩa và có khả năng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập bộ môn”.
 1.2. Ý nghĩa của hứng thú học tập.
 Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có ý 
nghĩa rất quan trọng trong học tập và thao tác, không có việc gì người ta không làm 
được dưới tác động ảnh hưởng của hứng thú.
 M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu so với việc làm”. Cùng với tự 
giác, hứng thú làm ra tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt tác dụng 
cao, có năng lực khơi dậy mạch nguồn của sự phát minh sáng tạo.
 Hứng thú học tập có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chiếm lĩnh tri thức. 
 Nếu người học có hứng thú với môn học nào đó, nghĩa là người học rất mong 
 muốn nắm vững tri thức môn học, cho dù có sự mệt mỏi về cơ bắp người học cũng 
 sẽ hướng toàn bộ quá trình nhận thức của mình vào đó.
 4 Trong học tập, khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học 
sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề 
có nội dung liên quan đến bài học mới.
 HĐKĐ thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động 
nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp HS hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học 
hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào 
cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng HS và cả điều kiện của GV.
 Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi 
trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, 
lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.
 1.4. Vai trò của hoạt động khởi động.
 Ở mỗi bài học, HĐKĐ chỉ chiếm khoảng vài phút đầu giờ, nhưng lại đóng vai 
trò rất quan trọng đối với việc phát triển tính tích cực học tập của HS.
 Thứ nhất, một bài học với cách khởi động thú vị, hấp dẫn sẽ có tác dụng kích 
thích hứng thú học tập. Bởi sự say mê, yêu thích đối với mỗi môn học không phải 
em nào cũng sẵn có. Phần nhiều nhờ sự sáng tạo của GV biết cách dẫn dắt HS vào 
từng hoạt động học tập - trước tiên là HĐKĐ mà các em có được sự thích thú. 
Theo kết quả nghiên cứu của Xlôvaytrich (1975), “có việc gì người ta không làm 
được dưới ảnh hưởng của hứng thú”. Điều đó cho thấy, khi đã có hứng thú, HS sẽ 
tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập một cách tự nhiên, sáng tạo.
 Thứ hai, HĐKĐ có tác dụng nối liền kiến thức cũ với kiến thức mới, tạo nền 
tảng cho việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của bài học. Các hiện tượng tự nhiên 
bao giờ cũng có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, cái này là hệ quả tất yếu 
của cái kia. Mặt khác, chương trình Địa lí được xây dựng theo hình trôn ốc, Điạ lí 
tự nhiên 12 là sự cụ thể hóa, chuyên sâu của Địa lí 8. Vì vậy, khi thiết kế HĐKĐ, 
GV cần tạo cơ hội cho HS tự làm sống lại các kiến thức nền đã học, cần thiết cho 
việc lĩnh hội nhiệm vụ mới. Như vậy, vừa giúp các em ghi nhớ chắc chắn hơn kiến 
thức cũ, vừa giúp hình thành các kĩ năng kĩ xảo cần thiết trong học tập và trong 
cuộc sống.
 Thứ ba, HĐKĐ giúp tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Bởi học tập 
Địa lí là một quá trình khám phá. Quá trình ấy phát huy được nội lực của HS, tư 
duy tích cực - độc lập - sáng tạo với mong muốn được hiểu biết và giải quyết mâu 
thuẫn giữa những điều đã biết và chưa biết. Có thể thấy, HĐKĐ chứa đựng mâu 
thuẫn về mặt nhận thức sẽ kích thích sự tò mò của HS, khiến các em có mong 
muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề còn thắc mắc, thậm chí còn 
biết tự đặt ra những vấn đề nghiên cứu tiếp theo.
 Thứ tư, HĐKĐ giúp khái quát nội dung cơ bản của bài học, hướng sự suy 
nghĩ, tư duy của HS vào nội dung chính ngay từ đầu, bởi có một thực tế là khi bắt 
đầu bài học, nếu GV không có sự định hướng, HS sẽ loay hoay với rất nhiều câu 
hỏi như: “Hôm nay không biết học bài gì? Nội dung có khó (hoặc hấp dẫn) hay
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_thong_qua_hoat_dong_k.docx
  • pdfVÕ THỊ HỒNG- THPT NAM YÊN THÀNH- ĐỊA LÝ.pdf