SKKN Hướng dẫn học sinh kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu để đạt hiệu quả cao trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

SKKN Hướng dẫn học sinh kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu để đạt hiệu quả cao trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

 Kỳ thi THPT QG năm 2017, môn Địa lí lần đầu tiên được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm. Với thời gian 50 phút, thí sinh phải hoàn thành 40 câu hỏi trắc nghiệm. Trong đó, câu hỏi kỹ năng như sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu chiếm tỉ lệ 37,5%. Ngoài ra còn rất nhiều câu hỏi lí thuyết mà có thể sử dụng Atlat để trả lời. Xuất phát từ thực tế dạy học tôi thấy không ít học sinh thường hay lơ là lớt phớt, không thiết tha với học tập, thái độ học tập không nghiêm túc, có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chín chắn do không xác định rõ mục tiêu của việc học. Trước thực trạng này ít nhiều đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt khi thi THPT QG có tổ hợp khoa học xã hội (sử, địa, công dân), học sinh cho đây là những môn phải học thuộc lòng nhiều, môn Địa thì quá nhiều số liệu để nhớ. Đó cũng là một lí do không nhỏ gây áp lực cho các em. Trong khi đó cũng chưa có tài liệu chuẩn nào nghiên cứu sâu về vào các kỹ năng này. Nếu có chỉ có tính chất tham khảo. Chẳng hạn, PGS-TS Nguyễn Viết Thịnh có cuốn “ một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ, atlat” . Tuy nhiên tác giả chỉ đề cập ở mức độ khái quát, có tính chất lí luận, chứ chưa đi sâu tìm hiểu phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học một cách cụ thể.

 Trong thực tế hiện nay ở Trường THPT, việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ, chưa chú trọng đến kỹ năng sử dụng Atlat, biểu đồ, nhận xét bảng số liệu trong việc giảng dạy Địa lí. Ít hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp. Về phía học sinh chưa quan tâm đến Atlat, rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Mặt khác học sinh vẫn còn yếu về kĩ năng nhận biết biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, do vậy tồn tại một cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó việc học tập môn Địa lí chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo.

 

doc 25 trang thuychi01 7183
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu để đạt hiệu quả cao trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỸ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM, BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA”
Người thực hiện: Lê Thị Hoàng Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng vấn đề
3
2.3
Giải pháp
4
2.3.1
Kỹ năng sử dụng Atlat
4
2.3.2
Kỹ năng sử dụng biểu đồ
7
2.3.3
Kỹ năng nhận xét bảng số liệu
11
2.4
Hiệu quả
14
3
Kết luận và kiến nghị
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
18
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài 
 Kỳ thi THPT QG năm 2017, môn Địa lí lần đầu tiên được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm. Với thời gian 50 phút, thí sinh phải hoàn thành 40 câu hỏi trắc nghiệm. Trong đó, câu hỏi kỹ năng như sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu chiếm tỉ lệ 37,5%. Ngoài ra còn rất nhiều câu hỏi lí thuyết mà có thể sử dụng Atlat để trả lời. Xuất phát từ thực tế dạy học tôi thấy không ít học sinh thường hay lơ là lớt phớt, không thiết tha với học tập, thái độ học tập không nghiêm túc, có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chín chắn do không xác định rõ mục tiêu của việc học. Trước thực trạng này ít nhiều đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt khi thi THPT QG có tổ hợp khoa học xã hội (sử, địa, công dân), học sinh cho đây là những môn phải học thuộc lòng nhiều, môn Địa thì quá nhiều số liệu để nhớ. Đó cũng là một lí do không nhỏ gây áp lực cho các em. Trong khi đó cũng chưa có tài liệu chuẩn nào nghiên cứu sâu về vào các kỹ năng này. Nếu có chỉ có tính chất tham khảo. Chẳng hạn, PGS-TS Nguyễn Viết Thịnh có cuốn “ một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ, atlat” . Tuy nhiên tác giả chỉ đề cập ở mức độ khái quát, có tính chất lí luận, chứ chưa đi sâu tìm hiểu phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học một cách cụ thể.
 Trong thực tế hiện nay ở Trường THPT, việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa nhận thức  một cách đầy đủ, chưa chú trọng đến kỹ năng sử dụng Atlat, biểu đồ, nhận xét bảng số liệu trong việc giảng dạy Địa lí. Ít hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp. Về phía học sinh chưa quan tâm đến Atlat, rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Mặt khác học sinh vẫn còn yếu về kĩ năng nhận biết biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, do vậy tồn tại một cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó việc học tập môn Địa lí chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo.
 Vậy dạy như thế nào cho học sinh không còn chán học, lười học, có hứng thú, có mục tiêu, động cơ học tập, không còn thấy áp lực khi học môn Địa mà tránh được điểm liệt, điểm lại cao. Những suy nghĩ đó luôn làm tôi trăn trở để tìm ra biện pháp giải quyết tốt nhất. Cách làm đó bước đầu đã có hiệu quả, là trong đợt thi khảo sát chất lượng lớp 12 THPT năm học 2017 - 2018 của Sở GDĐT, môn Địa của trường THPT Yên Định 2 không có điểm liệt, điểm yếu kém thấp nhất, điểm khá giỏi cao nhất trong 9 môn thi THPT QG. Với kết quả ban đầu như vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỸ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM, BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA” để đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và môn Địa lí nói riêng.
1.2 Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Hướng dẫn học sinh nắm được và có kỹ năng khai thác tốt các kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam.
+ Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat là vô tận, khả năng khai thác các kiến thức từ Atlat vào việc học tập và làm bài thi Địa lí rất có ích.
+ Biết cách khai thác, sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, đỡ phải ghi nhớ máy móc, làm bài đạt kết quả tốt hơn.
- Hướng dẫn cho học sinh kỹ năng nhận diện các loại biểu đồ và nhận xét bảng số liệu.
- Góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh, đặc biệt trong các bài kiểm tra một tiết, thi học kì, thi THPT QG.
- Bản thân có điều kiện trau dồi thêm kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ năng thực hành để học sinh tiếp thu rễ hơn và đạt điểm cao trong các bài thi (đặc biệt trong kì thi THPT QG).
- Giúp cho đồng nghiệp trong nhóm Địa có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm đã áp dụng của tôi vào trong quá trình dạy học Địa lí. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 học môn Địa lí.
- Giáo viên giảng dạy Địa lí ở trường THPT.
 Từ đối tượng nghiên cứu nêu trên đề tài này sẽ nghiên cứu về các kỹ năng sử dụng Atlat trong quá trình học tập và làm bài thi, kỹ năng nhận dạng biểu đồ và biết cách nhận xét (phân tích) bảng số liệu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo các kỹ năng thực hành.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận 
2.1.1 Quan niệm về Atlat
- Atlat tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἄτλας là thuật ngữ dùng để chỉ một tập bản đồ; điển hình là bản đồ Trái Đất hoặc một khu vực của Trái Đất, ngoài ra còn có Atlat của các hành tinh (hoặc vệ tinh của nó) trong hệ Mặt Trời. Tập bản đồ truyền thống thường được in dưới dạng một cuốn sách, nhưng nhiều tập bản đồ ngày nay có định dạng đa phương tiện. Ngoài các đặc điểm địa lí và ranh giới chính trị hiện thời, nhiều Atlat còn có những thống kê về kinh tế, tôn giáo, địa lí, xã hội. Cũng có cả thông tin về bản đồ và địa danh trong đó. (Bách khoa toàn thư)
- Theo định nghĩa của nhà bản đồ học K. A. Xalissiep Atlat là một sưu tập có hệ thống của các bản đồ Địa lí theo một chương trình chung để tạo thành một sản phẩm nhất quán.
- Atlat là một hệ thống các bản đồ có sự liên quan với nhau một cách hữu cơ và bổ sung cho nhau được thành lập theo những chủ đề và mục đích sử dụng nhất định. Các bản đồ trong Atlat được xây dựng theo một chương trình địa lí và lịch sử nhất định như một tác phẩm hoàn chỉnh.
- Atlat Địa lí Việt Nam là tập hợp một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ nhằm phản ảnh các sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung sách giáo khoa và chương trình Địa lí THPT
2.1.2. Khái quát chung về biểu đồ và bảng số liệu
- Biểu đồ là một hình ảnh cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của đại lượng (so sánh động thái phát triển của 2 - 3 đại lượng); so sánh tương quan về độ lớn của một đại lượng (hoặc 2 -3 đại lượng); thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của một tổng thể.
 Mỗi loại biểu đồ có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng: cột, đường, kết hợp cột đường, tròn, miền
- Bảng số liệu: là tập hợp những con số được sắp xếp thành hệ thống theo hàng, cột để phản ánh những nội dung, tính chất của đối tượng Địa lí.
 Trong học tập và thi THPT QG thường có câu hỏi yêu cầu nhận xét số liệu, bởi biết dựa vào bảng số liệu để tìm thông tin Địa lí là một trong những kỹ năng quan trọng trong học tập và nghiên cứu Địa lí. Loại câu hỏi yêu cầu nhận xét bảng số liệu thống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kỹ năng chọn lọc, xác định kiến thức Địa lí.
2.2 Thực trạng vấn đề
 Có thể nói so với các thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thu ít là mà mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Hiện tượng lười biếng học bài, làm bài đã trở thành quen thuộc. Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học tập. Các em thấy việc học nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng. Nhiều học sinh mơ hồ trong việc xác định mục tiêu của việc học, không biết học để làm gì. Đã vậy học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội vì phải học thuộc lòng nhiều. Xuất phát từ ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó ngày càng phổ biến nên kết quả học tập thấp kém. Chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút. Điều này thể hiện khá rõ khi các phương tiện truyền thông đưa tin khi hỏi về Bác Hồ sinh năm nào, hay hỏi về Quang Trung - Nguyễn Huệ thì nhận được những câu trả lời làm cho chúng ta đáng phải suy ngẫm. Đặc biệt hơn nữa, trước đây khi chấm thi tốt nghiệp môn Địa còn có thí sinh viết Tây Nguyên giáp biển 
 Trong khi đó, đối với bộ môn Địa để đạt điểm 5 - 6 thì rất dễ. Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi Địa lí, cần nắm vững phần kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, biết cách nhận dạng biểu đồ và nhận xét bảng số liệu (kỹ năng tính toán, phân tích, so sánh...). Để học sinh có thể làm tốt phần kỹ năng thực hành đòi hỏi giáo viên phải biết cách dạy cho học sinh có các kỹ năng đó. Đồng thời đòi hỏi người giáo viên là một nhà tâm lý học, hãy dành cho các em bằng sự tận tụy, yêu nghề, tạo cho học sinh sự hứng thú khi học. Biến tiết học khô khan nhàm chán thành tiết học có hứng thú.
2.3 Giải pháp
 Ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, tôi đã lập kế hoạch giảng dạy và đề ra mục tiêu thực hiện. Nhưng điều đầu tiên là làm sao cho học sinh thấy được học Địa là môn học dễ lấy điểm nhất trong các môn khoa học xã hội. Chính từ suy nghĩ đó tôi đã dạy phần kỹ năng thực hành trước tiên.
 Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh có hứng thú học môn Địa, điểm lại cao mà ít phải học thuộc lòng đó là:
2.3.1 Kỹ năng sử dụng Atlat
 Trước khi dạy phần kỹ năng sử dụng Atlat, tôi dạy cho các em thấy được vai trò, tác dụng và hiệu quả của Atlat.
2.3.1.1 Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam 
 Atlat là phương tiện giảng dạy và học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Cùng với sách giáo khoa, Atlat Địa lí là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và hệ thống giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu.
 Atlat còn hình thành cho các em tính kiên trì, chịu khó, tích cực, óc thẩm mĩ. Khai thác sử dụng Atlat đòi hỏi học sinh phải có tinh thần làm việc nghiêm túc, thói quen tự học, tự nghiên cứu. Atlat địa lí Việt Nam còn giúp học sinh tự học ở nhà và làm các bài tập trong sách giáo khoa và tập bản đồ. Những kỹ năng, kĩ xảo làm việc độc lập được rèn luyện và phát huy cao độ sẽ có tác dụng phát triển mạnh mẽ khả năng nhận thức của học sinh.
 Atlat giúp cho học sinh ôn tập thường xuyên, liên hệ kiến thức mới với kiến thức đã học. Việc ôn tập cho phép học sinh tự kiểm tra mức độ lĩnh hội tri thức mới của mình, giúp các em phát hiện những lỗ hổng kiến thức của mình để lấp đầy chúng lại bằng cách ôn tập, củng cố.
 Như vậy, nếu khai thác triệt để, đúng đắn các kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam thì đây là phương tiện hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả trong kỳ thi THPT QG.
2.3.1.2 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung của Atlat 
 Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được dùng là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi tìm hiểu nội dung Atlat phải: 
- Hiểu hệ thống ký, ước hiệu bản đồ (trang 3 của Atlat).
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học. 
Ví dụ, câu: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết vùng thềm lục địa khu vực Nam Trung Bộ có đặc điểm?
A. vùng biển nông, rộng	 B. vùng thềm lục địa hẹp, sâu.
C. vùng thềm lục địa mở rộng, đáy nông	D. vùng thềm lục địa nông, hẹp.
Đáp án: B
 Câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 6 - 7 để tìm câu trả lời đúng nhất một cách dễ dàng. Đó là dựa vào phân tầng địa hình, ở độ cao từ 0 - 50m chiếm tỉ lệ nhiều hay ít (nhiều - rộng, ít - hẹp) và độ sâu (càng xuống sâu thì màu xanh tượng trưng cho nước biển càng đậm).
 Kỹ năng này tôi tập trung cho đối tượng học sinh khá giỏi là chủ yếu bởi các em có sự tư duy tốt, mặt khác các em cũng không cần phải nhớ một cách máy móc kiến thức từ kênh chữ ở sách giáo khoa. 
2.3.1.3. Nắm được cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam
 Người ta ví rằng, nếu như sách giáo khoa địa lí là kênh chữ thì cuốn Atlat Địa lí là kênh hình. Bởi nó được xây dựng trên nền tảng chương trình của cuốn sách Địa lí Việt Nam. Chính vì vậy mà chương trình ở trong sách Địa lí có 4 phần đơn vị kiến thức cơ bản thì ở trong cuốn Atlat Địa lí cũng tương tự như vậy, bao gồm:
- Từ trang 4 đến trang 14: Địa lí tự nhiên
- Từ trang 15 đến trang 16: Địa lí dân cư
- Từ trang 17 đến trang 25: Địa lí các ngành kinh tế
- Từ trang 26 đến trang 30: Địa lí các vùng kinh tế.
 Nắm được cấu trúc Atlat, học sinh sẽ không phải mất thời gian tìm kiếm. Khi đề bài cho biết câu hỏi nằm ở trang nào của Atlat thì học sinh có thể nhanh chóng tìm ra ngay câu trả lời. Việc làm này giúp các em tổng hợp kiến thức một cách khoa học hơn cho cả những câu hỏi của phần lí thuyết và tiết kiệm được thời gian làm bài.
Ví dụ, câu: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh/ thành nào sau đây có qui mô dân số trên 1000000 người?
 A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng	
 B. Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
 C. Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh	
 D. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Đáp án: C
 Câu này trong Atlat trang 15 ở phần chú thích đã ghi rất rõ quy mô dân số các đô thị nên học sinh chỉ cần nhìn vào trang 15 là chọn được đáp án đúng.
 Trong đề thi minh họa THPT QG năm học 2017 - 2018 chủ yếu là dạng kỹ năng nhận biết. Cho nên với phần kỹ năng này tôi lại tập trung chủ yếu cho đối tượng học sinh lười học để tránh điểm liệt. Khi dạy cho các em thì các em mới vỡ lẽ ra rằng môn Địa dễ học, chỉ cần chú ý cô giảng phần này là mình đã được 2 điểm. Từ đó các em đã có niềm vui trong học tập. Đồng thời, tôi vừa dạy vừa phân tích cho các em thấy để so sánh, đó là học cả chương trình lớp 11 khi đi thi được có 2 điểm. Còn phần Atlat chỉ học một buổi đã được 2 điểm.
2.3.1.4. Đọc kĩ câu hỏi và áp dụng vào Atlat
 Những câu hỏi về sự phân bố, nằm ở đâu, vùng nào đều có thể sử dụng Atlat Địa lí nếu học sinh chưa chắc hoặc chưa nhớ lại đáp án. Ngoài ra, các em cũng nên dựa vào các biểu đồ trong bản đồ để khai thác tài liệu. Biết kết hợp nhiều bản đồ trong Atlat để trả lời cho một câu hỏi. Đối với những câu hỏi có tính định hướng, trả lời nhiều vấn đề, học sinh cần phải biết kết hợp và vận dụng nhiều bản đồ khác nhau để đưa ra một câu trả lời chính xác nhất.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu:
 Bảng nhiệt độ trung bình tháng 7 của 1 số địa điểm:
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Huế
Quy Nhơn
Tp Hồ Chí Minh
Nhiệt độ (0C)
27,0
28,9
29,6
29,4
29,7
27,1
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết vì sao nhiệt độ trung bình tháng 7 của các địa điểm ở Trung Bộ cao hơn các địa điểm ở phía Bắc và phía Nam?
A. Chịu tác động của các khối khí nóng
B. Chịu tác động của tín phong Bắc bán cầu
C. Chịu tác động của địa hình đón gió
D. Chịu tác động của gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn gây fơn khô nóng
Đáp án: D
 Trong câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 6 - 7 (thấy được bức chắn địa hình: dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam) trang 9 (thấy được phạm vi hoạt động của gió Tây khô nóng). Qua đó học sinh sẽ thấy nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình tháng 7 của các địa điểm ở Trung Bộ cao hơn các địa điểm ở phía Bắc và phía Nam là đáp án D. 
Ví dụ, câu: Địa hình thấp và bằng phẳng, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là đặc điểm của
A. đồng bằng sông Hồng B. các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ.	
C. các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ. 
D. đồng bằng sông Cửu Long
 Đáp án: D
 Câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 6 - 7, trang 10; hoặc trang 26; 28 và trang 29 để tìm câu trả lời đúng nhất.
Ví dụ, câu: Vùng nào sau đây hiện có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: C
 Đối với câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 21 để tìm câu trả lời đúng nhất.
Ví dụ, câu: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2005?
A. Khu vực I chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP theo ngành.
B. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. Tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
D. Tỉ trọng khu vực II tăng, khu vực I giảm, khu vực III chưa ổn định.
Đáp án: A
 Còn với câu này, học sinh có thể vận dụng Atlat trang 17, biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2005) kết hợp với phần kỹ năng nhận xét bảng số liệu đã được học thì các em tìm ra được ngay đáp án A.
 Trong quá trình dạy của mình, kỹ năng này tôi cũng tập trung cho đối tượng học sinh khá giỏi (các em thi Đại học) là chủ yếu.
 Có thể nói rằng, muốn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam thành thạo, học sinh nên chăm chỉ ôn tập trên Atlat, luyện đề, giải đề theo từng trang, có bộ câu hỏi về kỹ năng sử dụng Atlat thì điểm thi sẽ cao, đồng thời tạo hứng thú trong học tập.
2.3.2. Kỹ năng sử dụng biểu đồ
2.3.2.1. Các dạng biểu đồ
- Biểu đồ cột. - Biểu đồ đường.
- Biểu đồ cột - đường. - Biểu đồ miền. 
- Biểu đồ tròn.
 Giáo viên yêu cầu các em lên vẽ các dạng biểu đồ nêu trên 
2.3.2.2. Chú ý các dạng biểu đồ
- Chú ý các dạng biểu đồ cột, đường, kết hợp cột đường và miền.
+ Trục giá trị Y (trực đứng) phải có mốc giá trị cao nhất, cao hơn chuỗi số liệu.
+ Phải có mũi tên chỉ chiều tăng giá trị. Phải ghi rõ danh số (ví dụ: nghìn tấn, %, ha) ở đầu cột hay dọc theo cột.
+ Ghi rõ gốc tọa độ, số liệu ở biểu đồ.
+ Ghi tên biểu đồ ở trên hoặc dưới biểu đồ.
+ Cần có kí hiệu (chú giải).
Ví dụ Cho biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu vật nuôi của nước ta giai đoạn 2010 - 2015
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết biểu đồ sai ở nội dung nào sau đây?
A. Bản chú giải. B. Tên biểu đồ	
C. Khoảng cách năm.	 D. Độ cao của cột.
Đáp án: B
 Nhìn vào biểu đồ học sinh thấy ngay đây là dạng biểu đồ đường (thể hiện được tốc độ tăng trưởng của vật nuôi nước ta nhưng ở tên biểu đồ lại trình bày cơ cấu (Tổng = 100%) vật nuôi).
* Chú ý biểu đồ hình tròn
+ Trật tự các hình tròn theo đúng trật tự trong bảng chú giải.
+ Nếu 2 biểu đồ trở lên cần thống nhất qui tắc.
 Cụ thể: Hình thứ nhất lấy từ tia 12 giờ thuận theo chiều kim đồng hồ thì hình thứ 2 cũng cần như vậy.
+ Nếu bảng số liệu cho phép thể hiện cả qui mô (đề bài cho số liệu tuyệt đối) và yêu cầu thể hiện cơ cấu (số liệu tương đối) thì biểu diễn các biểu đồ có kích thước khác nhau. 
+ Cách tính bán kính (đề bài cho số liệu tuyệt đối)
 = Đ.v b.k của năm lớn.
Năm bé quy ước = 1 đ.v.b.k.
+ Cách tính cơ cấu (tính tỉ lệ, tính tỉ trọng).
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu bảng số liệu cho sẵn tổng số, cách tính như sau:
Số cần tính
Tổng số
x 100
(đơn vị: %)
- Nếu bảng số liệu không cho cột tổng số, ta phải cộng các thành phần lại thành tổng số rồi tính theo cách tính như trên.
Ví dụ, câu: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta (đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Lúa đông xuân
Lúa h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_ky_nang_su_dung_atlat_dia_li_viet_na.doc