SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để học tốt một số bài Địa lí lớp 12 trong kỳ thi THPT Quốc Gia

SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để học tốt một số bài Địa lí lớp 12 trong kỳ thi THPT Quốc Gia

Trong dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông, sử dụng kênh hình để dạy học Địa lí cũng là phương pháp giảng dạy học mới theo hướng tích cực. Kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí, bao gồm: các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh, các biểu đồ, bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat Atlát Địa lý là một dạng kênh hình được các giáo viên sử dụng trong dạy và học môn Địa lí mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ một cách máy móc, lại hấp dẫn học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Địa lí. và do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc học môn Địa lí của học sinh đạt hiệu quả cao.

Vì vậy việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy và học tập sẽ giúp:

Đối với học sinh lớp 12, việc sử dụng Atlát để học môn Địa lí là rất cần thiết, tạo cho các em thói quen độc lập và sáng tạo trong quá trình học tập không chỉ môn Địa lí mà còn ở tất cả các môn học. Đồng thời việc sử dụng Atlát sẽ làm giảm tâm lý phải học thuộc lòng, giúp các em học tập có hiệu quả hơn, có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Đối với giáo viên: Atlat giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá; thực hiện chương trình theo tinh thần “Lấy học sinh làm trung tâm” cho hoạt động dạy và học diễn ra dễ dàng hơn.

Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học tốt một số bài Địa lí lớp 12 trong kỳ thi THPT quốc gia” làm tài sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc 23 trang thuychi01 6145
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để học tốt một số bài Địa lí lớp 12 trong kỳ thi THPT Quốc Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN
--------Ñ---@---Ò--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT 
ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ HỌC TỐT MỘT SỐ BÀI
ĐỊA LÍ LỚP 12 TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA 
Người thực hiện: Trần Ngọc Nam
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Địa lí.
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
	 Trang
MỤC LỤC ..... 1 
1. Mở đầu ........................................................ 2
1.1. Lý do chọn đề tài ............. 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................. 3
1.5. Những điểm mới của SKKN ..................................... 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ............................................................................ 3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm .............. 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ............. 4
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ............. 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .......................................... 19
3. Kết luận, kiến nghị ................. .......................................... 20
3.1. Kết luận ................................................................................. 20
3.2. Kiến nghị .......................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 21
DANH MỤC SÁNG KIẾN ....... 22 
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông, sử dụng kênh hình để dạy học Địa lí cũng là phương pháp giảng dạy học mới theo hướng tích cực. Kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí, bao gồm: các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh, các biểu đồ, bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat Atlát Địa lý là một dạng kênh hình được các giáo viên sử dụng trong dạy và học môn Địa lí mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ một cách máy móc, lại hấp dẫn học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Địa lí... và do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc học môn Địa lí của học sinh đạt hiệu quả cao. 
Vì vậy việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy và học tập sẽ giúp: 
Đối với học sinh lớp 12, việc sử dụng Atlát để học môn Địa lí là rất cần thiết, tạo cho các em thói quen độc lập và sáng tạo trong quá trình học tập không chỉ môn Địa lí mà còn ở tất cả các môn học. Đồng thời việc sử dụng Atlát sẽ làm giảm tâm lý phải học thuộc lòng, giúp các em học tập có hiệu quả hơn, có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. 
Đối với giáo viên: Atlat giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá; thực hiện chương trình theo tinh thần “Lấy học sinh làm trung tâm” cho hoạt động dạy và học diễn ra dễ dàng hơn.
Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học tốt một số bài Địa lí lớp 12 trong kỳ thi THPT quốc gia” làm tài sáng kiến kinh nghiệm. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng tranh, ảnh như: quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh... kiến thức từ bản đồ, biểu đồ có sẵn. 
Giúp giáo viên nâng cao kĩ năng dạy Địa lí, lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá phù hợp hơn nữa trong việc đổi mới, đánh giá dạy và học trong trường phổ thông đặc biệt là khối 12.
Thông qua đề tài muốn trao đổi cùng đồng nghiệp trong việc sử dụng Atlat làm sao có hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học tốt một số bài Địa lí lớp 12 trong kỳ thi THPT quốc gia” được sử dụng cho tất cả học sinh học môn Địa lí lớp 12 ở trường phổ thông... dùng chung cho tất cả học sinh, không phân biệt học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, không phân biệt ban cơ bản hay nâng cao mà tất cả học sinh đều sử dụng được.
Đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học tốt một số bài Địa lí lớp 12 trong kỳ thi THPT quốc gia” được sử dụng cho tất cả giáo viên dạy môn Địa lí lớp 12 nếu được Hội đồng khoa học công nhận và cho phép phổ biến rộng rãi 
Hiện tại tôi thực hiện ở một số lớp 12 trường THPT 4 Thọ Xuân trong thời gian qua và nhất là năm học 2017 - 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
	Phương pháp quan sát.
	Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 
1.5. Những điểm mới của SKKN
So với một số sách viết về Atlat thì đề tài này có nhiều điểm mới, thực tế hơn như: 
Atlat được sử dụng vào một nội dung trong một bài cụ thể.
Atlat được sử dụng trực tiếp vào trong toàn bài học.
Atlat liên hệ trả lời được một số câu hỏi trong nội dung bài học, bài kiểm tra, bài thi.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung các trang Atlat thường khá chi tiết và có sự kết hợp chặt chẽ giữa bản đồ và biểu đồ. Qua đó sẽ giúp cho người học nắm được tình hình phát triển, sự phân bố các đối tượng Địa lí. Để sử dụng có hiệu quả các trang Atlat trong học tập, giáo viên (GV) cần giúp học sinh (HS): 
Hiểu được hệ thống kí hiệu, ước hiệu bản đồ.
Nhận biết, chỉ, đọc tên và mô tả đặc điểm các đối tượng Địa lí trên bản đồ.
Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí địa lí các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ. 
Phối hợp đo tính các biểu đồ có trong bản đồ. 
Phối hợp các trang bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu để làm được các điều trên một cách dể dàng, cần phải: 
Nắm được mục đích làm việc với bản đồ. Phần lớn đó chính là nội dung câu hỏi, bài tập
Chọn bản đồ có nội dung phù hợp với mục đích yêu cầu.
Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? bằng kí hiệu gì? bằng màu sắc gì? 
Dựa vào các kí hiệu, màu sắc, các biểu đồ... trên bản đồ để xác định vị trí các đối tượng địa lí.
Liên kết, đối chiếu, so sánh các kí hiệu với nhau để tìm ra các đặc điểm của các đối tượng được thể hiện trực tiếp trên bản đồ từ đó phát hiện ra các đặc điểm hoặc mối quan hệ địa lí không trực tiếp trên bản đồ (mối quan hệ tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế, kinh tế với kinh tế).
Phân tích các biểu số liệu có sẵn trong trang Atlat để hỗ trợ, làm rõ nội dung, bổ sung nội dung tờ bản đồ mà Atlat không thể trang bị hết được.
 	Những vấn đề trên không nhất thiết học sinh phải nhớ ngay mà thông qua từng nội dung cụ thể học sinh sẽ nhớ nhanh và làm tốt nội dung yêu cầu.
Trong từng nội dung cụ thể học sinh sẽ được hướng dẫn. Sẽ được và cần thiết những yêu cầu nhất định. Không phải bài học nào hay nội dung nào cũng cần có đầy đủ các yêu cầu trên.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 	Tính thực tế của đề tài khá cao nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như [3]: 
Học sinh: Vẫn cho rằng việc học từng bài trên Atlat vẫn còn quá phức tạp so với việc học thuộc lòng; vì vậy các em xem Atlat chỉ mang tính minh họa mà thôi. Khi không thi tốt nghiệp thì học sinh vẫn coi nhẹ Atlat. Nhưng khi bộ môn có thi tốt nghiệp thì học sinh mới chú trọng đến Atlat thì không thể sử dụng có hiệu quả trong thời gian ngắn với Atlat được.
Giáo viên: Nếu hướng dẫn học sinh một cách cặn kẽ thì sẽ “cháy giáo án” không theo kịp tiến độ của chương trình. Các bài học trong chương trình khối 12, đặc biệt là chương trình chuẩn thời lượng kiến thức trong một tiết học còn quá nhiều dẫn đến việc hướng dẫn sử dụng Atlat trong từng nội dung cụ thể thì không thể theo kịp chương trình vì vậy mà Atlat phần lớn dùng để quan sát, minh họa là chính.
Học sinh chỉ thấy cần sử dụng Atlat và mang tính đối phó khi biết môn Địa lí thi THPT quốc gia vì số lượng bài học quá nhiều. Lúc này không còn đủ thời gian để tìm hiểu và có thể làm thuần thục bài trên Atlat được. 
Việc kiểm tra đánh giá hiện nay còn mang tính tái hiện kiến thức vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat vừa mất quá nhiều thời gian mà việc ứng dụng trong thi lại rất ít. Do đó học sinh vẫn lo ngại giữa học thuộc lòng và sử dụng Atlat. 
Nếu học sinh sử dụng được Atlat sẽ có nhiều điểm thuận lợi như: 
Học sinh: không phải lo sợ mình không thuộc bài vì đã có Atlat: Một tài liệu hợp pháp khi trả bài, làm bài kiểm tra, bài thi vì vậy ngay cả không thi tốt nghiệp học sinh vẫn xem trọng quyển Atlat.
Giáo viên: không sợ học sinh lớp mình dạy không làm được bài vì không thuộc hoặc gặp phải câu hỏi khó hoặc đòi hỏi quá nhiều nội dung vì đã có Atlat hỗ trợ.
Mặc dù dung lượng kiến thức cho mỗi bài hay tiết học là quá nhiều nhưng một khi sử dụng được Atlat thì các em vẫn có thể theo kịp hoặc học ngay ở nhà được. Giúp học sinh tăng khả năng tự học, tự tìm nội dung cho các câu hỏi mà không nhất thiết lúc nào cũng phải có giáo viên bên cạnh.
Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá vì vậy cấu trúc đề thi, kiểm tra cũng đang dần dần thay đổi theo. Việc sử dụng Atlat thông thạo sẽ giúp cho các em thi được nhiều điểm hơn ở nhiều bộ môn trong một thời gian ngắn vì không cần quá bận tâm số lượng bài ở môn Địa lí và có nhiều thời gian cho các môn khác hơn.
Qua việc ứng dụng đề tài này tôi tin chắc rằng học sinh sẽ sử dụng được một cách thông thạo Atlat Địa lí Việt Nam và giải quyết được những khó khăn không chỉ cho học sinh mà cho cả giáo viên. 
Qua quá trình điều tra khảo sát học sinh ở một số lớp 12 trường THPT 4 Thọ Xuân mà tôi phụ trách đầu năm học 2017 - 2018, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
Số
học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
41
6
14,6
12
29,3
16
39,0
7
17,1
12A2
40
2
5,0
11
27,5
18
45,0
9
22,5
Cộng
81
8
9,9
23
28,4
34
42,0
16
19,7
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Xác định vai trò của Atlát Địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí ở lớp 12: 
a. Giới thiệu một cách khái quát bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam với học sinh. 
Giáo viên cần giới thiệu một cách khái quát bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam với học sinh như sau:
- Trang đầu giới thiệu các ký hiệu chung trong từng bản đồ trong Atlát Địa lý Việt Nam.
- Các bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, các hệ thống sông, các nhóm và loại đất chính, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số, dân tộc, kinh tế chung.
- Các bản đồ các ngành kinh tế gồm: Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, các ngành công nghiệp trọng điểm, giao thông, thương mại, du lịch.
- Các bản đồ các vùng kinh tế gồm :
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng
+ Vùng Bắc Trung Bộ.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Vùng Tây Nguyên
+ Vùng Đông Nam Bộ.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Các vùng kinh tế trọng điểm.
- Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:
+ Yếu tố tự nhiên: Vị trí, địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh vật
+ Yếu tố kinh tế - xã hội: Dân cư, mật độ dân số, hành chính, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.
+ Giới hạn một vùng lãnh thổ hay các vùng liền kề nhau.
- Trong bản đồ mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và các biểu đồ, số liệu thống kê.
- Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện [3]:
+ Một số bảng số liệu, biểu đồ dân số qua các năm, cơ cấu, hay biểu đồ biểu hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp
+ Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất kinh tế, hoạt động văn hoá của các địa phương.
b. Xác định với học sinh tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc học chương trình Địa lí lớp 12 nói chung và giới thiệu một số bài học trong phần Địa lí tự nhiên và Địa lí dân cư của chương trình Địa lí lớp 12, từ đó giúp các em trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan.
 Bố cục của Atlát rất phong phú, có nhiều bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, tranh ảnh với những nội dung khác nhau, giúp cho việc học Địa lí thuận lợi hơn, hiệu quả hơn mà không phải học thuộc lòng và ghi nhớ một cánh máy móc.
 Phần Địa lí tự nhiên và Địa lí dân cư là những phần có kiến thức trừu tượng và rất khó, nếu không sử dụng kênh hình để dạy và học, thì việc học của các em sẽ rất khó khăn. Vì vậy khi học môn Địa lí lớp 12, nên tích cực rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat để các em biết cách khai thác kiến thức qua từng trang của Atlat là rất cần thiết, giúp các em học tốt hơn môn Địa lý, đặc biệt là phần Địa lý tự nhiên và Địa lý dân cư.
2.3.2. Thực hiện các phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlát cho học sinh trong dạy và học một số bài Địa lí tự nhiên và Địa lí dân cư ở chương trình địa lí lớp 12:
a. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ, biểu đồ của Atlat. 
Việc đầu tiên là phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ, biểu đồ của Atlat để rút ra các nhận xét cần thiết. Để tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì cần phải hiểu được hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ. Trong Atlat hệ thống ký hiệu được dùng là những quy định về cách biểu hiện bằng màu sắc, các phương pháp ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục Ký hiệu chung ngay từ trang đầu tiên của Atlat, và các bảng chú giải trong từng trang Atlát để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ, biểu đồ và từ đó phân tích chính xác hơn. 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào cũng cần phải:
- Đọc tên từng bản đồ để hiểu từng nội dung bản đồ thể hiện.
 - Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. Mỗi nội dung bản đồ khác nhau cách dùng màu sắc để thể hiện cũng khác nhau, trong bản đồ Hình thể và Các miền địa lý tự nhiên; màu sắc để thể hiện độ cao, thấp, nông, sâu của địa hình; trong bản đồ Địa chất khoáng sản màu sắc lại thể hiện tuổi của các loại đá; trong bản đồ Các nhóm đất, bản đồ động - thực vật màu sắc thể hiện các nhóm đât, hoặc các thảm thực vật khác nhau, trong bản đồ khí hậu màu sắc lại thể hiện sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa... và các ký hiệu hình học thể hiện các loại khoáng sản; ký hiệu tượng hình thể hiện các loài động - thực vật; ký hiệu đường chuyển động thể hiện hướng gió, tính chất gió, đường đi của các cơn bão... 
 	- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.
b. Sử dụng Atlát để dạy và học một số bài học phần ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.
b1. Khai thác Atlát để dạy và học bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
* Xác định yêu cầu của bài học: Xác định được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta trên bản đồ. 
* Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 2, cần sử dụng bản đồ Hành chính ở trang 4, 5 của Atlát Địa lí để khai thác.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát:
 	+ Giới thiệu với học sinh trong trang 3, 4 của Atlát Địa lí, ngoài bản đồ hành chính Việt Nam, ở góc phải phía trên còn có bản đồ các nước Đông Nam Á.
 	+ Yêu cầu học sinh phải xác định được hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến, đọc kỹ bảng chú giải trong trang bản đồ để xác định các ký hiệu trên bản đồ, đặc biệt là biên giới các quốc gia.
 	+ Dựa vào kênh chữ trên bản đồ học sinh xác định được các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam.
 	+ Dựa vào hệ thống kinh - vĩ tuyến và kênh chữ xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ Việt Nam.
 	+ Dựa vào bản đồ Các nước Đông Nam Á và hệ thống kinh - vĩ tuyến xác định được Viêt Nam nằm ở khu vực nào trên thế giới và ở vị trí nào trong Đông Nam Á.
 	+ Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vùng biển của nước ta trên bản đồ hành chính và bản đồ các nước Đông Nam Á:
 Giáp với phía đông và nam lãnh thổ Việt Nam
 Trên bản đồ Đông Nam Á, là một bộ phận của biển Đông, giáp với vùng biển của các quốc gia nào?
Xác định đường cơ sở, để trên cơ sở đó xác định các bộ phận hợp thành vùng biển Việt Nam.
Xác định hệ thống các đảo, đặc biệt là 2 quần đảo xa bờ là Hoàng sa và Trường sa.
 	+ Trên cơ sở kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa, học sinh có thể làm rõ được yêu cầu của bài học: kết luận về đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam.
* Kết hợp với các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học khác để làm rõ các nội dung còn lại của bài học.
 	b2. Khai thác Atlát để dạy và học bài 6, 7: Đất nước có nhiều đồi núi.
* Xác định yêu cầu của bài học :
 	+ Biết được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam, hiểu được sự phân hóa các khu vực địa hình, sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm các khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng.
 	+ Những thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình.
* Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 6, cần sử dụng các bản đồ Hình thể (trang 6, 7); bản đồ Địa chất khoáng sản; bản đồ Sông ngòi; bản đồ các nhóm đất, bản đồ Các miền địa lí tự nhiên (từ trang 8 đến trang 14) để khai thác.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát:
 	+ Khai thác các bản đồ để làm rõ đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
Dựa vào màu săc, các lát cắt địa hình kết hợp với kênh chữ trong bản đồ Hình thể (trang 6, 7), bán đồ Các miền địa lý tự nhiên (trang 13, 14) để xác định các dạng địa hình chính, sự phân bậc của địa hình, tỷ lệ giữa các dạng địa hình, hướng địa hình, các khu vực địa hình chính và sự khác nhau của các khu vực địa hình. 
Ví dụ: Màu sắc trên bản đồ có sự thay đổi từ xanh -> vàng -> đỏ... chứng tỏ địa hình có sự phân hóa về độ cao, màu đỏ và màu vàng chiếm tỷ lệ lớn trên bản đồ chứng tỏ địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nước ta, trong đó màu vàng chiếm ưu thế chứng tỏ chủ yếu là địa hình đồi núi thấp...
Các hình ảnh trong mỗi trang Atlát, để thấy được tác động của con người lên bề mặt địa hình.
 	+ Khai thác các bản đồ để làm rõ sự phân hóa thành các khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực địa hình:
Căn cứ vào màu sắc thể hiện trên bản đồ, cách thể hiện kênh chữ trên bản đồ để làm rõ: Ranh giới các khu vực địa hình, dạng địa hình chính, độ cao địa hình, hướng các dãy núi và hướng của các thung lũng sông... 
Ví dụ 1: Trên bản đồ các miền địa lý tự nhiên (trang 13) ranh giới vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc là thung lũng sông Hồng được thể hiện bằng nét gạch màu hồng đứt đoạn, ở vùng núi Đông Bắc màu vàng nhạt và xanh lá mạ chiếm ưu thế chứng tỏ địa hình chủ yếu đồi núi thấp, vùng núi Tây Bắc màu đỏ và vàng chiếm ưu thế chưng tỏ nhiều địa hình núi cao. Ở vùng núi Đông Bắc các kênh chữ thể hiên các dãy núi đươc bố trí theo hướng vòng cung chứng tỏ cấu trúc địa hình ở đây có hướng vòng cung, ở vùng núi Tây Bắc các kênh chữ thể hiên các dãy núi đươc bố trí theo hương Tây Bắc - Đông Nam chứng tỏ cấu trúc địa hình ở đây có hướng Tây Bắc - Đông Nam...
Ví dụ 2: Trên bản đồ các miền địa lí tự nhiên (trang 13) ranh giới vùng núi Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là dãy Bạch Mã được thể hiện bằng nét gạch màu hồng đứt đoạn, ở vùng núi Trường Sơn Bắc màu vàng nhạt và màu xanh lá mạ chiếm ưu thế chứng tỏ địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi thấp, dòng chảy của các con sông được thể hiện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chứng tỏ hướng của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ở vùng núi Trường Sơn Nam màu vàng chiếm ưu thế chứng tỏ địa hình núi trung bình chiếm ưu thế, kênh chữ cho ta thấy ở đây có các cao nguyên rộng lớn...
Ví dụ 3: Trên bản đồ Hình thể (trang 6, 7) màu xanh trên bản đồ thể hiện dạng địa hình đồng bằng. Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long màu xanh thể hiện trên một vùng rộng lớn ở hạ lưu các con sông, chứng tỏ các đồng đồng bằng này là đồng bằng châu thổ sông lớn được hình thành do quá trình bồi tụ của sông ngòi, địa hình khá bằng phẳng. Ở ven

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam_de_hoc.doc