SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Địa lí gắn với địa phương trong chương trình lớp 12 THPT - Cơ bản

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Địa lí gắn với địa phương trong chương trình lớp 12 THPT - Cơ bản

Từ xưa ông cha ta có câu “ học đi đôi với hành” và Bác Hồ đã dạy: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành ”

 Việc nâng cao chất lượng dạy và học là nhu cầu thiết yếu đặt ra đối với những người đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Với quan điểm cá nhân, theo tôi, việc dạy học gắn với thực tiễn nhất là gắn với địa phương nơi học sinh đang trực tiếp sinh sống trong dạy học môn Địa lí vấn đề quan trọng góp phần nâng dần chất lượng dạy và học đối với bộ môn và giúp các em thêm yêu quê hương đất nước.

 

docx 18 trang thuychi01 10762
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Địa lí gắn với địa phương trong chương trình lớp 12 THPT - Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......2
Lí do chọn đề tài.... 2
Mục đích nghiên cứu..2
Đối tượng nghiên cứu.....2
Phương pháp nghiên cứu... 2
NỘI DUNG......2
Cơ sở lí luận...2
Thực trạng vấn đề ..3
Các giải pháp đã thực hiện ....4
 Tích hợp kiến thức địa lý địa phương qua từng bài giảng ..5 
 Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh nghiên cứu địa lí địa phương 7 
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm....8
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.....15
Kết luận........15
Kiến nghị..15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 16 
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
 Từ xưa ông cha ta có câu “ học đi đôi với hành” và Bác Hồ đã dạy: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành” 
 Việc nâng cao chất lượng dạy và học là nhu cầu thiết yếu đặt ra đối với những người đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Với quan điểm cá nhân, theo tôi, việc dạy học gắn với thực tiễn nhất là gắn với địa phương nơi học sinh đang trực tiếp sinh sống trong dạy học môn Địa lí vấn đề quan trọng góp phần nâng dần chất lượng dạy và học đối với bộ môn và giúp các em thêm yêu quê hương đất nước.
1.2 Mục đích nghiên cứu: 
 - Giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học, biết liên hệ thực tế.
 - Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh.
 - Dạy học gắn liền với thực tiễn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
 - Giới hạn nghiên cứu: Chương trình Địa lí lớp 12 THPT - Cơ bản.
 - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hoàng - Hà Trung- Thanh Hoá.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp phân tích, sử dụng tài liệu (bảng biểu thống kê, số liệu, bản đồ, tranh ảnh ). 
 - Phương pháp nghe báo cáo; 
 - Phương pháp thực địa; 
 - Phương pháp điều tra, tìm hiểu qua nhân dân địa phương; 
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
2. NỘI DUNG 
2.1 Cơ sở lý luận:
 Thực tế ở trong nhiều trường học giáo viên thiên về truyền thụ kiến thức nên học sinh vẫn học theo kiểu “bị động”. Dạy học gắn liền với thực tiễn có để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn học sinh hay không, có làm cho học sinh yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng một cách một cách năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống hay không là tùy thuộc vào phương pháp của người thầy. Bởi vậy khi tiến hành bài học bằng cách sử dụng sáng tạo, đa dạng , nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học của giáo viên sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng, khắc sâu kiến thức, giáo dục đạo dức, tư tưởng và tình cảm, rèn luyện các năng lực nhận thức, năng lực thực hành bộ môn cho học sinh. 
 Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí là dạy học phải gắn liền với thực tế. Dạy học gắn với thực tiễn đóng vai trò là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung, cụ thể hóa bài học do qui định, nó làm cho kiến thức bài học không phải là những con số, sự kiện khô khan mà sinh động hơn, có hồn hơn, giúp cho học sinh tái hiện được kiến thức và hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn.
 Bài học tại thực địa có ý nghĩa có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh ở cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Bởi vì tại thực địa học sinh được quan sát thực tế cụ thể hóa những kiến thức các kiến thức các em đang nghiên cứu, nó giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hóa các hoạt động nhận thức, gây hứng thú trong học tập môn Địa lí.
2.2 Thực trạng của vấn đề:
 Hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên tham kiến thức khi dạy cho học sinh, yêu cầu học sinh phải thuộc lòng từng câu từng chữ giáo viên cho học sinh ghi mà bỏ qua liên hệ thực tế tại địa phương nơi các em học sinh đang sinh sống.
 Nhiều em học sinh giành thời gian lên mạng iternet chỉ để chơi điện tử hoặc lướt Facebook, zalo, mạng ảonhưng thực tế tại phương mình các em nắm rất mơ hồ. Có em sống ở một xã miền núi của huyện khi giáo viên hỏi: Xã em có hình thức trang trại không? Em học sinh lúng túng, đỏ mặt rồi trả lời rụt rè: Dạ, không ạ. Trong khi thực tế xã đó có rất nhiều trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả Hoặc khi hỏi: Xã em đang sinh sống tiếp giáp với những xã nào? Huyện nhà có bao nhiêu xã, thị trấn?... thì các em rất lúng túng khi trả lời và đa phần các em trả lời sai. Như vậy nhiều học sinh kiến thức về địa phương mình đang sinh sống còn nhiều hạn chế, nhưng nếu hỏi về trò chơi điện tử nào bây giờ đang thịnh hành, ca sĩ nổi tiếng, diễn viên hay ban nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc, bài hát nào mới của Sơn Tùng M- TP, các em trả lời rất trôi chảy, còn có thể hát cho cả lớp cùng nghe. 
 Từ thực tế giảng dạy nhiều năm trong nhà trường tôi thấy dạy học gắn liền với thực tiễn sẽ giúp các em dễ nhớ bài học hơn, các em sẽ chú ý quan sát các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội xung quanh hơn từ đó giúp các em thêm tự hào và thêm yêu quê hương nơi mình đang sinh sống. 
	Vì vậy tôi xin chia sẻ “Một số kinh nghiệm dạy học Địa lí gắn với địa phương trong chương trình lớp 12 THPT - Cơ bản’’.
2.3 Các giải pháp đã thực hiện:
 	Khi sáng kiến chưa được áp dụng, tôi đã tiến hành thử nghiệm tại hai lớp 12A1và 12A2. 
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong Bài 2: “ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ” tôi có tiến hành kiểm tra kiến thức nhanh của bài học thông qua câu hỏi: Em hãy kể tên các nước giáp biên giới với Việt Nam trên đất liền? kể tên các huyện giáp với huyện Hà Trung- Thanh Hoá? 
 Kết quả thu được như sau: 
- Lớp 12A1
Tiêu chí
Số lượt(học sinh)
Tỉ lệ so với cả lớp(%)
Trả lời đúng, đủ các quốc gia tiếp giáp với Việt Nam
36
100
Trả lời đúng, đủ các huyện tiếp giáp với Hà Trung
5
13,9
 - Lớp 12A2
Tiêu chí
Số lượt(học sinh)
Tỉ lệ so với cả lớp(%)
Trả lời đúng, đủ các quốc gia tiếp giáp với Việt Nam
38
97,4
Trả lời đúng, đủ các huyện tiếp giáp với Hà Trung
2
5,1
 Ví dụ 2: 
 Khi dạy Bài 6: “ Đất nước nhiều đồi núi- tiết 1” phần 1b- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người, giáo viên đặt câu hỏi: Tác động của con người tới địa hình huyện Hà Trung thông qua khai thác các loại khoáng sản nào? Phần lớn học sinh khi được hỏi đều không kể đủ các loại khoáng sản đang khai thác ở huyện nhà đã làm thay đổi bề mặt địa hình, mặc dù chỉ có khai thác đá vôi ở xã Hà Tân, đất sét làm gạch ở xã Hà Bắc và lấy đất ở một số đồi. 
 Ví dụ 3: 
 Khi dạy Bài 6: “ Đất nước nhiều đồi núi - tiết 2” phần 3: Thế mạnh và hạn chế của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, giáo viên có hỏi: Địa hình Hà Trung có nhiều xã có diện tích đồi tương đối lớn, nêu ví dụ cụ thể thế mạnh ở vùng đồi của huyện? Nhiều em đã kể đúng và đủ các thế mạnh của vùng đồi của huyện như: Trồng cây ăn quả( dứa, vải, nhãn ở các xã Hà Long, Hà Sơn, Hà Lĩnh), trồng cây công nghiệp ngắn ngày( mía ở Hà Long, Hà Bắc, Hà Giang), chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò ( ở Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Đông) và các em bàn luận rất sôi nổi về các sản phẩm nổi bật của quê mình.
 Như vậy ban đầu khi chưa quen với việc trong bài học giáo viên sẽ hỏi các câu hỏi liên quan về địa phương do các em sẽ ngại tìm hiểu và quan sát , khi quen với cách học gắn bài học với thực tế tại địa phương các em sẽ sẽ chú ý quan sát, tìm hiểu từ đó các em sẽ có kiến thức về địa lý địa phương phong phú hơn. 
 Trong quá trình tìm hiểu về địa phương theo sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật,  sẽ được các em tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện.
 Từ các thử nghiệm trên thông qua một số câu hỏi nhỏ về địa lý địa phương trong bài học, tôi đã áp dụng cách dạy và học Địa lý gắn với địa lý địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, gây hứng thú cho học sinh và thu được kết quả khả quan.
 Dạy học Địa lí gắn với địa phương có rất nhiều cách khác nhau để đem lại hiệu quả cao trong dạy và học. Để giải quyết vấn đề trên, tôi xin trình bày cách giải quyết mà tôi đã làm như sau:
 2.3.1 Tích hợp kiến thức địa lý địa phương qua từng bài giảng: 
 Môn Địa lí có ưu thế hơn nhiều các môn khác ở chỗ các kiến thức trong bài học đều gắn liền với thực tiễn của cuộc sống, các hiện tượng tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta vì vậy cả giáo viên và học sinh rất thuận lợi trong quá trình tìm hiểu các kiến thức trong quá trình giảng dạy và học tập. 
 Trong những năm gần đây có nhiều phương pháp giảng dạy được đưa ra như dạy học tích hợp, liên môn đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Vì vậy việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương qua từng bài giảng sẽ không còn là xa lạ trong bài dạy của giáo viên, việc dạy này sẽ cần giáo viên nghiên cứu kỹ càng bài dạy trước khi đến lớp, tìm hiểu sâu về tình hình địa phương; lựa chọn câu hỏi phù hợp, logic với nội dung bài học, khả năng tổ chức hoạt động dạy trên lớp, dạy học trải nghiệm đã giúp kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, kỹ năng điều khiển thảo luận, kỹ năng đặt câu hỏi, tổ chức quản lý... của giáo viên được nâng lên đáng kể. Học sinh sẽ nắm kiến thức chắc hơn, sinh động hơn, biết tìm hiểu những hiện tượng tự nhiên, kinh tế diễn ra xung quanh có thể vận dụng kiến thức đã học để giải thích.
 Việc dạy học địa lí gắn với địa phương tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh,  thấy yêu quí trân trọng và tự hào hơn về quê hương mình, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn. 
Ví dụ 1: 
 Khi dạy bài 10: “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể một số dạng địa hình xâm thực, mài mòn, bồi tụ tại địa phương và nguyên nhân tạo thành các dạng địa hình đó. Hay chế độ nước thể hiện như thế nào qua một số sông ở địa phương(nhánh sông Mã qua cầu Lèn, sông Hoạt, sông Chiếu Bạch) ? 
 Ví dụ 2: 
 Khi dạy bài 16 “ Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta ”, giáo viên có thể hỏi : địa phương chúng ta có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống không? Mức sống của họ thế nào so với dân tộc Kinh?( Ở địa phương có dân tộc Mường sinh sống tại vùng đồi núi Hà Long). 
Ví dụ 3: 
 Khi dạy bài 17 “Lao động và việc làm”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu thực trạng việc làm tại địa phương và nêu các phương hướng giải quyết việc làm mà địa phương đã thực hiện? 
Ví dụ 4: 
 Khi dạy bài “ Đô thị hoá”, giáo viên có thể chiếu một số hình ảnh hoặc yêu cầu học sinh nêu về mức sống cao, hoạt động buôn bán của người thành thị, và bên cạnh đó là rác thải và ô nhiễm môi trường 
 Ví dụ 5: 
 Khi dạy bài 30 “ Vấn đề phát triển Giao thông vận tải và Thông tin liên lạc”, Giáo viên có thể nêu hoặc yêu cầu học sinh nêu những loại hình giao thông vận tải có ở địa phương?, cơ sở vật chất của ngành bưu chính, sự phát triển mạnh của ngành viễn thông . Cụ thể quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất đi qua đã có vai trò như thế nào đối với kinh tế của địa phương, tại các xã( phường) mạng lưới đường bộ đã phủ kín và bê tông hoá như thế nào? Sự phát triển của phát thanh truyền hình, mạng internet, điện thoại đã phổ biến đã có tác động như thế nào đến đời sống, văn hoá của người dân? đặc biệt là việc sử dụng điện thoại di động trong học sinh có mặt tích cực và tiêu cực như thế nào đối lứa tuổi các em?
 2.3.2 Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh nghiên cứu địa lí địa phương: 
 Dạy học trên lớp cung cấp cho học sinh những kiến thức, còn thực tế sẽ củng cố các kiến thức giúp các kiến thức trở nên sinh động hơn. Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để giải thích những hiện tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội diễn ra xung quanh mình. Như vậy ngoài các câu hỏi cụ thể gắn trong từng bài dạy, giáo viên cần hướng dẫn, tổ chức cho học sinh nghiên cứu địa lí địa phương thông qua các nhiệm vụ cho các cá nhân hay các hoạt động nhóm.
 Ví dụ 1: 
 Khi dạy bài 14 “ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, Giáo viên có thể chia lớp thành từng nhóm theo chủ đề để học sinh về tìm hiểu , chụp hình ảnh như nhóm 1 tìm hiểu về Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến mật Tam Quy (nằm trên địa bàn 3 xã Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông, huyện Hà Trung - là rừng sến tự nhiên duy nhất còn lại ở Việt Nam), nhóm 2 tìm hiểu về việc khai thác đá vôi, sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương.. , từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tự nhiên tại địa phương. Sau đó từng nhóm học sinh sẽ cử đại diện trình bày trước lớp và cả lớp cùng thảo luận.
Ví dụ 2: 
 Khi dạy bài 20 “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ”, giáo viên chia lớp thành nhóm về từng địa phương cụ thể để tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu của địa phương mình . Sau đó từng nhóm học sinh sẽ cử đại diện trình bày trước lớp và cả lớp cùng thảo luận.
Ví dụ 3: 
 Khi dạy bài 22 “ Vấn đề phát triển nông nghiệp”, giáo viên chia nhóm học sinh theo địa bàn xã để tìm hiểu, chụp ảnh về các cây trồng, hình thức chăn nuôi, các con vật nuôi chính của xã mình. Sau đó các nhóm sẽ đại diện trình bày và cả lớp cùng thảo luận.
Ví dụ 4:
	Khi dạy bài 31 “ Vấn đề phát triển thương mại và du lịch”, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu , chụp ảnh về các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh có tại địa phương. Sau đó học sinh sẽ trình bày trước lớp và cả lớp cùng thảo luận.
Ví dụ 5:
 Khi dạy bài 35 “ Vấn đề phát triển kinh tế xã hội của Bắc Trung Bộ”, giáo viên sẽ chia học sinh theo nhóm để tìm hiểu về trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn ( Ví dụ: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Công ty may 10). Sau đó các nhóm sẽ đại diện trình bày và cả lớp cùng thảo luận. 
 Thực tế trong tháng 4 năm 2017 nhà trường cũng đã kết hợp với Công ty may 10 cho học sinh lớp 12 đi tìm hiểu tham quan công ty ( chi nhánh tại Bỉm Sơn). Qua buổi thực tế này học sinh rất háo hức và phấn khởi khi nhìn thấy cơ sở vật chất, các xưởng maycủa công ty. 
 Ví dụ 6:
 Trong chương trình Địa lí 12 có Bài 45 và Bài 46: Tìm hiểu về địa lí địa phương, giáo viên viên chia học sinh theo nhóm để tìm hiểu về tỉnh Thanh Hoá. Phân lớp thành 4 nhóm chuẩn bị nghiên cứu:
 Nhóm 1: Chủ đề 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
 Nhóm 2: Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
 Nhóm 3: Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động.
 Nhóm 4: Chủ đề 4: Địa lí kinh tế.
Sau đó các nhóm sẽ đại diện trình bày và cả lớp cùng thảo luận 
2.4 Hiệu quả của sáng kiến:
 Kết quả thu được, so sánh với kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến. Cụ thể như sau:
 PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG CỦA HỌC 
 SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG
 Lớp: 12
1. Em hãy kể tên các loại khoáng sản có ở Thanh Hoá và huyện Hà Trung, nêu sự phân bố của chúng? ..................
2. Em hãy kể tên các tuyến đường quốc lộ đi qua Thanh Hoá và huyện Hà Trung. Thực trạng khai thác các tuyến quốc lộ này ?
.........
....
3 . Em hãy kể tên các tài nguyên du lịch có ở Thanh Hoá và huyện Hà Trung, thực trạng khai thác các tài nguyên này?
........
..
....
4 . Ở Thanh Hoá và huyện Hà Trung, có những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và nông nghiệp nào? Cho ví dụ.
....
5. Em biết gì về nguồn lao động của ở Thanh Hoá và huyện Hà Trung, theo em cần có những giải pháp nào để sử dụng hợp lý nguồn lao động của tỉnh và huyện nhà? 
Trả lời:
....
Kết quả:
 Tỉ lệ học sinh biết, trả lời đúng các câu hỏi trên như sau: 
Năm học
2015-2016
2016-2017
Lớp 12A1, 12A2
20%
Lớp 12B4, 12B5
80%
	Qua kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy những hiểu biết của học sinh về kiến thức địa lí địa phương tăng lên đáng kể. Học sinh sẽ nắm kiến thức chắc hơn, sinh động hơn, biết tìm hiểu những hiện tượng tự nhiên, kinh tế diễn ra xung quanh có thể vận dụng kiến thức đã học để giải thích, kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SƯU TẦM CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VỀ ĐỊA PHƯƠNG:
Lễ hội Phủ Trung – Thị trấn Hà Trung
Lễ hội Làng Đình Trung- Hà Yên
Lễ hội Phủ Suối- xã Hà Vinh
Lễ hội Đình Cơm Thi- xã Hà Thanh
 ĐỀN THỔ KHỐI – THỜ ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN HƯNG ĐẠO
RỪNG SẾN MẬT- RỪNG SẾN TỰ NHIÊN DUY NHẤT CÒN LẠI Ở VIỆT NAM
 Khai thác đá tại Hà Tân, Hà Tiến
 Ô nhiễm môi trường
Cánh đồng lúa Hà Tiến
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1 Kết luận
 Việc giảng dạy Địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt các em học sinh lớp 12 các em bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời thông qua đó giúp các em định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.
 Thông qua các câu hỏi, các bài tập, các chuyến đi tham quan thực tế đã rèn luyện cho học sinh những kỹ năng quan sát, thu thập thông tin, tổng hợp, nghiên cứu, làm việc nhóm và thuyết trình về một số nội dung cụ thể; biết chia sẻ, hợp tác trong các hoạt động tập thể; biết quản lý bản thân,... tạo khả năng tự tin trong các buổi sinh hoạt, hình thành kỹ năng sống phù hợp, nhân cách sống và giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
3.2 Kiến nghị
 Đối với giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học như dạy học trên lớp, dạy học tại thực địa , tổ chức các hoạt động ngoại khóađể giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập . 
 Khả năng tổ chức hoạt động dạy trên lớp, dạy học trải nghiệm đã giúp kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, kỹ năng điều khiển thảo luận, kỹ năng đặt câu hỏi, tổ chức quản lý... của giáo viên được nâng lên đáng kể.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lê Hoàng Phượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí12 - Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên), Nguyễn Kim Chương - Phạm Xuân Hậu - Đặng Duy Lợi- Phạm Thị Sen- Phí Công Việt; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2016.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Ứng dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan vào việc kiểm tra đánh giá giảng dạy môn Địa lí lớp 11 ở trường THPT
Ngành GD cấp tỉnh
C
2004-2004
Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT
Ngành GD cấp tỉnh
C
2005-2006
Một số kinh nghiệm giúp giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Ngành GD cấp tỉnh
C
2009-2010
Sử dụng câu hỏi mở trong giảng dạy Địa lí 12
Ngành GD cấp tỉnh
C
2012-2013
Một số kinh nghiệm giúp giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép di sản khi dạy Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên- Địa lí lớp12 THPT
Ngành GD cấp tỉnh
C
2013-2014

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_dia_li_gan_voi_dia_phuong_tr.docx