SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Đọc – hiểu văn bản lớp 9 tại trường THCS Hà Tiến

SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Đọc – hiểu văn bản lớp 9 tại trường THCS Hà Tiến

Theo William A Ward - nhà giáo dục người Mĩ thì:

 “ Người thầy trung bình chỉ biết nói

 Người thầy giỏi biết giải thích

 Người thầy xuất chúng biết minh họa

 Người thầy vĩ đại biêt truyền cảm hứng”

Từ đó cho thấy việc truyền cảm hứng cho học sinh là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Cho nên nếu khơi được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo được động cơ học tập tích cực giúp các em hăng say nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tạo ra được kết quả học tập tốt nhất và từ đó giúp các em tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác.

 Môn Ngữ văn không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà nó có vị trí vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, nhân cách XHCN cho học sinh giúp các em cảm thụ được những giá trị chân- thiện- mĩ, hiểu biết về thế giới con người, đúng như thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Dạy được cái hay, cái đẹp của văn, đồng thời cũng dạy được bao nhiêu cái hay, cái đẹp khác về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống”.

Tuy nhiên vấn đề dạy và học văn hiện nay ở các nhà trường đang có

 “ cớ” để lạnh nhạt và hờ hững. Các em không còn có tâm huyết và tình yêu thực sự đối với văn chương. Điều đó đã vi phạm nguyên tắc và mục tiêu giáo dục toàn diện. Hơn thế nữa khi các em không đặt niềm đam mê vào môn Văn thì việc phát hiện và bồi dưỡng để có được học sinh năng khiếu Văn là một vấn đề không đơn giản.

 Để khắc phục tình trạng trên, nhằm giáo dục tính nhân văn, nuôi dưỡng tâm hồn cho học sinh đặc biệt là tạo cảm hứng cho học sinh khi học Ngữ văn, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9 ở THCS Hà Tiến với hy vọng góp một tiếng nói nhỏ bé cùng với các đồng nghiệp của mình tìm lại “chỗ đứng” cho môn Văn trong lòng học sinh cũng như giúp các em có kĩ năng làm văn tốt hơn.

 

doc 19 trang thuychi01 12864
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Đọc – hiểu văn bản lớp 9 tại trường THCS Hà Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng
2
2.3. Các giải pháp
4
Thế nào là hứng thú văn chương
4
Tạo bầu không khí văn chương
4
 c. Phát huy có hiệu quả kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng giảng bình
5
 d.Giáo viên dạy văn phải là một “ nghệ sĩ” đa tài
12
 e. Lồng ghép chuyện văn chương với “chuyện đời thường”.
14
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
KẾT QUẢ, KIẾN NGHỊ
15
 3.1. Kết quả
15
 3.2. Kiến nghị
16
MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài:
Theo William A Ward - nhà giáo dục người Mĩ thì:
 “ Người thầy trung bình chỉ biết nói
 Người thầy giỏi biết giải thích
 Người thầy xuất chúng biết minh họa
 Người thầy vĩ đại biêt truyền cảm hứng”
Từ đó cho thấy việc truyền cảm hứng cho học sinh là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Cho nên nếu khơi được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo được động cơ học tập tích cực giúp các em hăng say nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tạo ra được kết quả học tập tốt nhất và từ đó giúp các em tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác.
 Môn Ngữ văn không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà nó có vị trí vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, nhân cách XHCN cho học sinh giúp các em cảm thụ được những giá trị chân- thiện- mĩ, hiểu biết về thế giới con người, đúng như thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Dạy được cái hay, cái đẹp của văn, đồng thời cũng dạy được bao nhiêu cái hay, cái đẹp khác về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống”.
Tuy nhiên vấn đề dạy và học văn hiện nay ở các nhà trường đang có
 “ cớ” để lạnh nhạt và hờ hững. Các em không còn có tâm huyết và tình yêu thực sự đối với văn chương. Điều đó đã vi phạm nguyên tắc và mục tiêu giáo dục toàn diện. Hơn thế nữa khi các em không đặt niềm đam mê vào môn Văn thì việc phát hiện và bồi dưỡng để có được học sinh năng khiếu Văn là một vấn đề không đơn giản.
 Để khắc phục tình trạng trên, nhằm giáo dục tính nhân văn, nuôi dưỡng tâm hồn cho học sinh đặc biệt là tạo cảm hứng cho học sinh khi học Ngữ văn, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9 ở THCS Hà Tiến với hy vọng góp một tiếng nói nhỏ bé cùng với các đồng nghiệp của mình tìm lại “chỗ đứng” cho môn Văn trong lòng học sinh cũng như giúp các em có kĩ năng làm văn tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Là giáo viên đứng lớp, bản thân tôi nhiều lúc cũng trăn trở trước tình
yêu văn học của học sinh mình. Phải chăng do xu thế phát triển chung của xã hội các em không còn yêu và thích môn Văn hay chính người thầy chúng ta chưa khéo léo dẫn dắt các em vào được thế giới văn chương bằng những lời lẽ, bằng những hình ảnh sống động có sức lay động tâm can học trò? Và như vậy khi các em chưa được sống trong thế giới của văn chương thì làm sao các em có thể viết và cảm thụ sâu sắc được giá trị của một tác phẩm văn chương để đời.
Khi đi vào nghiên cứu đề tài này tôi không có mong muốn gì hơn, trước tiên cùng với mỗi giáo viên dạy văn chúng ta hãy thổi hồn vào tác phẩm làm lay động tâm hồn học sinh, khơi gợi tình yêu văn chương ở các em từ đó rèn rũa các em - nhất là học sinh có năng khiếu văn viết được những bài văn bằng chính sự rung động chân thành bởi cảm xúc được thăng hoa của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, tôi đã xác định đối tượng nghiên cứu như sau:Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Đọc – hiểu văn bản lớp 9 tại trường THCS Hà Tiến
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Từ việc tìm hiểu thực trạng về việc dạy và học văn hiện nay, qua khảo sát thực tế thu thập thông tin, học hỏi đồng nghiệp, tôi đã áp dụng vào quá trình giảng dạy học sinh tại trường THCS Hà Tiến của mình.
NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận 
Từ ngày xưa, cha ông ta đã khẳng định; “Hiền tài là nguyên khí quốc 
gia” và điều đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Phát huy truyền thống đó, Đảng và Nhà nước luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Nhận biết rõ tầm quan trọng của tri thức và việc học tập của mỗi cá nhân nên chỉ một ngày sau khi đọc tuyên ngôn độp lập, trong phiên họp đầu tiên vào ngày 3-9-1945, của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những biện pháp cấp bách của Nhà nước ta lúc bấy giờ. Trong nhiệm vụ cấp bách thứ hai, Người đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ [1]. Và trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã khẳng định rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Từ quan điểm vô cùng sáng suốt và đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta về giáo dục, về khuyến học, khuyến tài đã phát huy tác dụng to lớn trong việc nhanh chóng nâng cao dân trí, thu hút tầng lớp trí thức tham gia phong trào cách mạng.
Tiếp nối quan điểm này, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Tổng Bí thư đã trích rõ: “ Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng định hướng thì nguồn lực về con người là yếu tố cơ bản. Muốn vậy nguồn lực con người phải đẩy mạnh, đồng bộ giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc.”
Từ quan điểm trên của Đảng, ta nhận thấy một trong những đường lối phát triển của đất nước là phải xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn như thế thì vài trò của các môn khoa học xã hội trong các nhà trường không thể xem nhẹ, đặc biệt là môn Ngữ văn.
Từ năm học 2014-2015,  Bộ Giáo dục đã chọn môn Văn là một trong ba 
môn thi bắt buộc trong kì thi THPT quốc gia là một tín hiệu “sáng sủa” để đưa vị thế môn học trở lại với giá trị đích thực của nó. Hy vọng từ quyết định này sẽ tạo nên một sự tích cực cho người dạy Văn và học Văn thêm yêu hơn, có trách nhiệm hơn với môn học ngay từ khi còn học ở THCS . Từ đó có thể định hình nên những con người  sống có nghĩa tình sau trước, biết dừng lại trước cái ác, cái xấu để hướng tới cái đẹp vốn có của văn chương, của con người Việt Nam ngàn năm văn hiến. Và môn Văn chỉ trở lại đúng vai trò của nó khi cả thầy và trò cùng cầu thị để tiếp cận.
 Nhận thức đúng được vị thế của môn Văn là một vấn đề quan trọng, nhưng để thắp lên ngọn lửa đam mê và biết cách tạo ra “ sản phẩm văn học” của chính mình một cách tự nhiên mà nồng nàn, giản dị mà sâu sắc, dễ dàng mà khó quên, bất chợt để trường tồn, một chút xôn xao để rồi sâu lắng là một vấn đề vô cùng khó. Điều đố cần rất nhiều ở tinh thần trách nhiệm của giáo viên dạy Ngữ văn và sự nhiệt huyết của học sinh.
 2.2. Thực trạng của vấn đề:
Thế kỉ XXI đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai. Vì vậy môn Văn không còn là hành trang tri thức để bước vào đời của các em nữa.
 Bên cạnh đó mặc dù môn văn là một trong các môn học chính nhưng với các em việc học văn chưa xuất phát từ sự say mê hứng thú thực sự, các em chỉ học mang tính thụ động đối phó vì vậy những kiến thức học được hời hợt, ít đọng, chóng quên. Tiến sĩ văn học Trịnh Thu Tuyết đã nói “ Những năm gần đây, một trong những vấn đề khiến giáo viên dạy văn trăn trở, bối rối thậm chí bất lực, buông xuôi đó là tình trạng học trò chán học văn, chán văn chương, rút gọn việc học văn bằng các hoạt động nhàm chán, miễn cưỡng với nghe, ghi chép, “trả bài”. Trong đó hoạt động nghe không còn hứng thú, hoạt động ghi không còn sáng tạo, và việc trả bài phần nào đúng với nghĩa là trả lại bài thầy cô đã giảng cho thầy cô.”
 Một thực trạng nữa là ở phía giáo viên – người có nhiệm vụ chỉ đường, hướng dẫn cho học sinh đến với tác phẩm văn chương nghệ thuật . Giáo viên đã thực sự đầu tư trăn trở, và tâm huyết trong giờ dạy văn hay chưa? Giáo viên đã thực sự yêu văn để duy trì và tiếp lửa cho học sinh trong suốt chặng đường dạy học của mình hay chưa? Hay vì đặc thù của môn học và tâm thế của học sinh mà người dạy chỉ chăm chăm vào việc làm sao cho hết tiết, cho xong, tránh tình trạng giáo án “cháy”, “lụt”. 
Qua khảo sát thực trạng hứng thú học văn của học sinh khi chưa áp dụng đề tài, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
Số học sinh
Số học sinh có hứng thú
Số học sinh có điểm từ
khá trở lên
9B
 36
 10
 8
9C
 35
 12
 10
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
 a. Thế nào là hứng thú văn chương:
Theo từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000 “ hứng thú là sự ham thích”. Nói một cách rõ hơn, hứng thú là sự “nổi lên, dấy lên, bộc lộ ra” cảm xúc thích thú, phấn khích, say mê trước một đối tượng nào đó. Hứng thú là một trạng thái tinh thần khiến cho con người có thể giải tỏa được sự căng thẳng, mệt mỏi, giúp tập trung vào công việc và trở thành động lực để làm.
 Hứng thú văn chương là niềm đam mê, say sưa, cuốn hút bởi các yếu tố có liên quan đến văn chương mà học văn là một điển hình. Từ việc có hứng thú học sinh mới có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về một tác phẩm văn chương và cuối cùng là những rung động, cảm xúc được viết thành bài.
b. Tạo bầu không khí văn chương:
Khổng Tử đã từng nói: “ Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học” 
Môn Văn là môn học nghệ thuật. Tính nghệ thuật được thể hiện ngay ở đầu mỗi tiết học Văn. Dạy học văn là phải biết tạo ra bầu không khí văn chương Không khí văn chương sẽ phá vỡ những khuôn cứng trì trệ tạo được sự hấp dẫn thú vị đối với học sinh.
Hiện nay ở các nhà trường không ngừng tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn nói chung và môn văn nói riêng như đa dạng hóa chuyên môn, tổ chức cho giáo viên tiếp cận với công nghệ thông tin, sử dụng các kĩ thuật dạy học, tham gia các chuyên đề dạy học tích cực, sinh hoạt chuyên môn cụm để học hỏi kinh nghiệmtất cả những đổi mới trên cho thấy phần nào sự cố gắng của các thầy cô giáo trong việc tìm lại vị trí và chỗ đứng cho môn văn trong lòng học sinh, nhưng dù phương pháp có đổi mới đến đâu mà giờ học không tạo ra cảm hứng học tập, không khơi gợi được tâm lí thoải mái cho học sinh thì giờ học văn đó sẽ chưa đạt được hiệu quả.
“Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nó có tính vạn năng trong việc phản ánh mọi chiều sâu và bề rộng của hiện thực khách quan, cả những điều kì diệu và bí ẩn trong thế giới tâm hồn con người”[2]. Con đường văn học đến với người đọc chính là từ trái tim đến trái tim. Vì vậy mà văn học dễ gây hứng thú, bởi nó là tiếng nói đồng điệu, đồng cảm sâu sắc. Nhưng vì văn học là nghệ thuật ngôn từ không mang tính trực quan mà mang tính hình tượng gián tiếp. Cho nên việc tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là thu nhận kiến thức như các môn học khác, cũng không thể cảm nhận trực tiếp bằng tai, mắt như các loại hình nghệ thuật nghe, nhìn. Việc tiếp thu các hình tượng văn học còn là quá trình diễn biến phức tạp của tư duy người đọc chỉ dựa trên những kí hiệu ngôn từ. Phải thông qua hoạt động khai thác hệ thống hình tượng nghệ thuật, người đọc mới khám phá được chiều sâu tư tưởng, tình cảm mà nhà văn muốn gửi gắm.
Với ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc tạo ra bầu không khí cuốn hút trong quá trình dạy văn, bản thân tôi thường áp dụng một số các biện pháp sau: 
 *Tạo tâm thế cho học sinh trong học Văn.
Tạo tâm thế cho học sinh trong giờ học văn thực chất là việc giáo viên tạo cho học sinh một tư thế vững vàng, một tâm lí thoải mái, một xúc cảm hứng thú và một tâm hồn đam mê khi tiếp cận một tác phẩm văn học cụ thể.
Để “truyền lửa” cho học trò thì trong tim thầy cô cũng cần có“lửa”. Bởi “chỉ có những điều xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim” và “chỉ có yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”. Muốn học sinh không quay lưng lại với môn văn thì bản thân thầy cô dạy cũng phải trung thành, yêu mến với nghề mình đã chọn, phải biết yêu văn trước khi dạy học sinh yêu văn, phải biết tạo cho mình một tâm thế thoải mái nhẹ nhàng, một tình cảm thân thiện, gần gũi hòa đồng với học trò. Giáo viên vừa phải căn cứ vào mỗi bài dạy để tìm ra hình thức “tạo tâm thế” phù hợp, vừa phải biêt nén lòng quên đi những vướng bận lo toan, nhọc nhằn của cuộc sống đời thường. Không thể có một giờ học văn thành công nếu như “ bộ mặt tâm trạng” không được “ giấu kín” trong lòng. Bước lên bục “văn” với các em là chúng ta phải có cảm giác bước vào thế giới hoàn toàn mới lạ, tràn đầy hưng phấn, thiết tha với sứ mệnh thiêng liêng cao cả, là người đi đường, mở cửa dẫn các em vào vương quốc của cái đẹp, để được cười được khóc không chỉ cho mình mà cho cả giai cấp mình, dân tộc mình, cho những thân phận, số phận đau khổ trên trái đất giống như lời thơ của Việt Nga:
 “ Giờ văn nụ cười, nước mắt 
 Nghẹn ngào, thanh thản đan xen
 Thầy đau nỗi niềm dâu bể
 Trò day dứt cùng thế nhân”
Học tập căng thẳng thường làm chúng ta mệt mỏi về tinh thần, chỉ có sự tận tình, tổ chức giờ học một cách khoa học, sinh động mới kích thích sự hứng thú học tập trong học sinh. Cho nên giáo viên phải biết tạo ra không khí thoải mái khi vào lớp học. Giáo viên có thể tạo không khí lớp học bằng việc dẫn các chuyện vui, các câu thơ câu văn hay, bằng cách đặt vấn đề bât ngờ, gợi được sự chú ý bằng các tranh ảnh sơ đồđể gợi hứng thú, kích thích trí tò mò muốn khám phá bài học cho học sinh. Trong tiết học chỉ cần một ví dụ thực tế về nhà văn sẽ làm cho bầu không khí học tập thay đổi tích cực, học sinh sẽ bị cuốn hút vào những giai thoại, hay những liên hệ mà giáo viên kể.
 *Tìm hiểu, cung cấp thông tin cho các em biết thêm về các yếu tố ngoài văn bản. Những yếu tố ngoài văn bản bao gồm cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm tất nhiên những yếu tố này không nằm trong thông tin sách giáo khoa mà đòi hỏi giáo viên cần phải tìm tòi, khám phá.
 Ví dụ 1: Khi dạy “Truyện Kiều” của Nguyễn Du – đỉnh cao chói lọi của văn học Việt Nam ( Ngữ vă 9- tập 1), ai cũng biết “Truyện Kiều” có dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc) nên tôi đã kể cho các em nghe “Kim Vân Kiều truyện” để các em thấy được sự sáng tạo bậc thầy của Nguyễn Du trong việc “khai sinh” ra một “Đoạn trường tân thanh” kiệt tác. 
 Ví dụ 2: Để tạo không khí cho bài học “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ- tục gọi là Chiêu Hổ ( Ngữ văn 9), tôi đã kể cho cho các em nghe một số giai thoại về Chiêu Hổ và Hồ Xuân Hương. Cuộc xướng họa giữa Chiêu Hổ và Hồ Xuân Hương thực là “không tiền khoáng hậu” trong lịch sử văn chương của nước ta . Sức trẻ và tình yêu sự sống, văn tài và cá tính, lối nói không úp mở bóng gió nhiều, cả đôi bạn đều cân xứng về tài nghệ thơ Nôm, và cũng thật tri âm tri kỉ. Trong một lần Hồ Xuân Hương xướng họa thơ với Chiêu Hổ, bà có viết: “ Sao nói rằng năm lại có ba ?
 Trách người quân tử hẹn sai ra
 Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt
 Nhờ hái cho xin năm lá đa”.
Rõ ràng trong bài “Xướng” của Bà chúa thơ Nôm có nhắc đến chuyện lên chơi cung trăng và nhờ người “quân tử” “hái cho xin nắm lá đa”. Vậy là đã rõ Xuân Hương đang có ý trách khéo Chiêu Hổ là người cũng chẳng khác gì chú Cuội – hay nói dối. 
Chiêu Hổ cũng tỏ ra là một bạn thơ không vừa, ông đã họa lại Hồ Xuân Hương một cách khéo léo: “ Rằng gián thì năm, quý có ba
 Bởi người thục nữ tính không ra
 Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt
 Cho cả cành đa lẫn củ đa”.
Theo đơn vị tiền tệ ngày xưa, tiền gián ăn 36 đồng kẽm, tiền quý ăn 60 đồng. Như vậy 5 đồng gián hay 3 đồng quý đều bằng 180 đồng kẽm. Cách nói của Chiêu Hổ là trách Hồ Xuân Hương không giao hẹn rõ ràng. Xong ông vẫn
“ hào phóng” cho bạn thơ của mình “ cả cành đa lẫn củ đa”. Đây đúng thật là cách hành xử của người “quân tử”[3].
Dĩ nhiên để cung cấp được những thông tin ngoài văn bản cho học sinh biết nhằm tạo không khí cho lớp học giáo viên cần phải phân bố được thời gian hợp lí, dẫn dắt câu chuyện logic, cách kể tự nhiên.
 *Trong quá trình giảng văn, giáo viên cần phải viện dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học về tác giả hoặc các yếu tố có liên quan tới tác phẩm, so sánh đối chiếu với các tác phẩm cùng viết về một đề tài.
 Ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học bao giờ cũng thể hiện tính đúng đắn, khách quan và có chiều sâu tư tưởng, đặc biệt được diễn đạt bằng một vốn ngôn ngữ sắc sảo, uyên bác mà không kém phần rung động lòng người.
Ví dụ 1: Nhận xét về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiêu, tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa truyện Kiều đã viết: “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột... Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết, nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” chính là đã khái quát rất tuyệt vời về giá trị của truyện Kiều trên mọi phương diện [6].
So sánh đối chiếu với các tác phẩm cùng viết về một đề tài cũng được chú ý đến bởi có đối chiếu thì học sinh mới phát hiện ra thành công của tác phẩm.
Ví dụ 3: Truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân đi vào khai thác đề tài người nông dân trong khi văn học Việt Nam có rất nhiều tác giả viết và thành công về đề tài này như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan... Nhưng từ khi ra đời truyện ngắn “Làng” đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người đọc bởi truyện đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm. Cũng như các nhân vật trong mỗi tác phẩm của các nhà văn hiện thực nói trên, ông Hai là một người nông dân có nhiều phẩm chất tốt đẹp: sống bộc trực thật thà, giàu tình yêu làng quê, thủy chung với tình yêu đất nước... Song thành công của “ Làng” là Kim Lân đã phát hiện ra một nét đẹp mới từ một đề tài cũ về người nông dân sau cách mạng tháng tám. Đó là sự chuyển biến trong nhận thức của ông Hai mà ở Lão Hạc, Chí Phèo, chị Dậu, con mẹ Nuôi chưa có được. Vì vậy khi dạy đến tác phẩm “Làng” tôi đã đối chiếu so sánh cho các em thấy được nét đẹp đó ở ông Hai. Những tác phẩm tôi đưa ra để so sánh đối chiếu là những tác phẩm các em đã được học như “ Lão Hạc” của Nam Cao “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, và cả những tác phẩm các em chưa được biết đến như “ Chí Phèo” của Nam Cao, “Con mẹ nuôi”, “Kép Tư Bền” của Nguyễn Công Hoanvv.
Một Lão Hạc vợ mất sớm, sống cô đơn côi cút một mình, rất mực yêu thương con vì con đã phải bỏ làng bỏ xứ đi xa để ôm mộng làm giàu giữa chốn “hang hùm miệng sói”, một Lão Hạc giàu lòng tự trọng từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của người khác “gần như là hách dịch” nhưng “sống nơi bùn lầy nước đọng” ấy cuối cùng lão cũng đã âm thầm “ dọn cho mình con đường sạch sẽ nhất để đi đến nhà mồ”( Văn Giá). Một anh Chí sinh ra trong một cái lò gạch cũ không cha không mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi. Tuổi thơ của hắn bơ vơ “hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”, đến hai mươi tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bản chất lương thiện của anh đã bị xã hội ra sức hủy diệt. Cái nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào bắt giam anh Chí lương thiện vô tội để rồi thả ra một Chí Phèo lưu manh, hung ác. Trở về làng, Chí Phèo trở thành một con người khác hẳn-con quỉ dữ của làng Vũ Đại.  Chí Phèo thay đổi cả nhân hình và nhân tính. Và thế là hắn không còn được mọi người coi là người nữa “ai cũng tránh mặt hắn mỗi lúc hắn qua”. Và rồi sự xuất hiện Thị Nở - con người xấu “ma chê quỉ hờn” ấy lại thức tỉnh, gọi dậy bản tính người của Chí Phèo. Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với thị Nở, Chí Phèo giờ đây đã nhận ra nguồn ánh sáng ngoài kia rực rỡ biết baoRồi giây phút đó Chí thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người. Nhưng bi kịch và đau đớn thay con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa hé mở thì đã bị đóng sầm lại. Bà cô thị Nở không cho phép cháu gái bà lấy “một thằng không cha chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Chí Phèo thật sự rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn. Hắn lại uống rượu như

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_hoc_doc_hieu_van_ba.doc