SKKN Sưu tầm tư liệu và biên soạn tài liệu giảng dạy Lịch sử, Địa lý địa phương huyện Thường Xuân cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân
Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Bác Hồ kính yêu từng dạy “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Do vậy, dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn.
Đối với bậc Tiểu học môn lịch sử chưa phải là môn học riêng như các cấp học khác mà nó chỉ là một phần của môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 – 5 vì vậy dung lượng, thời lượng dạy học chỉ có 1 tiết/tuần, mục tiêu chỉ nhằm giới thiệu các giai đoạn, các sự kiện lịch sử cho học sinh nắm bắt sơ bộ để học lên ở các bậc học sau này.
“Có thể nói, lịch sử dân tộc hay lịch sử địa phương đều là dựng lại quá khứ về lòng yêu nước, về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta trong dựng nước và giữ nước, ghi lại những nét văn hóa truyền thống, tinh thần nhân đạo sâu sắc của dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển. Bởi qua mỗi bài học, mỗi sự kiện lịch sử, học sinh sẽ có thêm niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng. Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, các em sẽ tự hào và ý thức hơn về tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó, các em ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích góp phần xây dựng quê hương, đất nước.”[3]
“Địa phương có một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Đó là làng xã, thôn xóm, khu phố những giá trị văn hóa và phong tục tập quán của quê hương gắn liền với mỗi một con người chúng ta. Đây là nơi các em được sinh ra và lớn lên vì thế các phong tục tập quán đã hằn sâu trong các em từ đó đã tạo nên nét khác biệt của con người ở mỗi vùng đất khác nhau.”[3]
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU DẠY HỌC LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN THƯỜNG XUÂN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THƯỜNG XUÂN Người thực hiện: Trịnh Ngọc Sơn Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Thường Xuân SKKN thuộc môn: Lịch sử và Địa lý THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung của Đề tài 2 2.1 Cơ sở lý luận 2 2.2 Thực trạng trước khi áp dụng đề tài 3 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 3 2.3.1 Sưu tầm tài liệu 4 2.3.2 Hướng dẫn dạy học Lịch sử - Địa lý địa phương 10 1. Mục tiêu dạy học lịch sử - địa lý địa phương 10 2. Nội dung dạy học lịch sử - địa lý địa phương 11 3. Nguyên tắc dạy học lịch sử địa phương 11 4. Phương pháp dạy học lịch sử -địa lý địa phương 12 5. Tài liệu dạy học cho học sinh và giáo viên 12 2.4 Hiệu quả của đề tài 18 3 Kết luận – kiến nghị 19 3.1 Kết luận 19 3.2 Kiến nghị 19 Mở đầu Lý do chọn đề tài: Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Bác Hồ kính yêu từng dạy “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Do vậy, dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn. Đối với bậc Tiểu học môn lịch sử chưa phải là môn học riêng như các cấp học khác mà nó chỉ là một phần của môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 – 5 vì vậy dung lượng, thời lượng dạy học chỉ có 1 tiết/tuần, mục tiêu chỉ nhằm giới thiệu các giai đoạn, các sự kiện lịch sử cho học sinh nắm bắt sơ bộ để học lên ở các bậc học sau này. “Có thể nói, lịch sử dân tộc hay lịch sử địa phương đều là dựng lại quá khứ về lòng yêu nước, về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta trong dựng nước và giữ nước, ghi lại những nét văn hóa truyền thống, tinh thần nhân đạo sâu sắc của dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển. Bởi qua mỗi bài học, mỗi sự kiện lịch sử, học sinh sẽ có thêm niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng. Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, các em sẽ tự hào và ý thức hơn về tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó, các em ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích góp phần xây dựng quê hương, đất nước.”[3] “Địa phương có một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Đó là làng xã, thôn xóm, khu phố những giá trị văn hóa và phong tục tập quán của quê hương gắn liền với mỗi một con người chúng ta. Đây là nơi các em được sinh ra và lớn lên vì thế các phong tục tập quán đã hằn sâu trong các em từ đó đã tạo nên nét khác biệt của con người ở mỗi vùng đất khác nhau.”[3] “Đặc biệt viêc cung cấp và giới thiệu cho các em về nguồn gốc hình thành nên vùng đất mà các em đang sinh sống sẽ có tác động to lớn và mạnh mẽ đến tâm lý, tình cảm của các em. Vì vậy việc dạy học lịch sử - địa lý địa phương trong trường tiểu học là một phương thức dạy học gắn với đời sống xã hội, giúp cho học sinh nắm chắc về địa phương và vận dụng được vào thực tế cuộc sống đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản, tạo hứng thú nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề của lịch sử quê hương, có ý thức bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử cũng như các giá trị văn hóa của quê hương đất nước.”[3] Trong những năm học gần đây, thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT đưa chương trình giảng dạy lịch sử địa phương vào các nhà trường, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã biên soạn cuốn tài liệu dạy học lịch sử địa lý địa phương cho học sinh lớp 5 từ năm 2013-2014. Tài liệu đã giúp cho học sinh nắm bắt được các yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa nói chung từ đó giúp các em học sinh tiểu học hiểu sâu hơn về quê hương mình. Trên thực tế làm công tác quản lý nhà trường, qua tìm hiểu tôi nhận thấy sau khi học các tiết học bằng bộ tài liệu do Sở GD&ĐT biên soạn học sinh nắm chắc về các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, vị trí địa lý của tỉnh Thanh Hóa. Nhưng khi hỏi về huyện Thường Xuân, về nơi các em sinh ra và đang sống các em không biết và chỉ trả lời chung chung, chưa biết được về lịch sử, vị trí, sự hình thành của quê hương mình. Chính vì lý do đó tôi rất trăn trở và suy nghĩ: làm sao để cho học sinh Thị trấn hiểu và biết được lịch sử hình thành nên vùng đất mình đang ở, các địa phương trong huyện, những di tích lịch sử văn hóa, các danh nhân của huyện nhà Với những trăn trở đó tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện đề tài “Sưu tầm tư liệu và biên soạn tài liệu giảng dạy Lịch sử, Địa lý địa phương huyện Thường Xuân cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân” nhằm bổ sung thêm kiến thức cho học sinh Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân bên cạnh bộ tài liệu đã có do Sở GD&ĐT biên soạn. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử địa phương tại nhà trường, trên cơ sở đó đề xuất nội dung dạy dọc lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học ở Trường Tiểu học Thị trấn, đồng thời đưa ra một số biện pháp dạy học lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh tiểu học ở Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung. Đối tượng nghiên cứu: Lịch sử hình thành và phát triển, vị trí của huyện Thường Xuân và Thị trấn Thường Xuân (những nét khái quát). Sưu tầm tài liệu và biên soạn lại thành một chỉnh thể thống nhất để dạy học cho học sinh khối lớp 5 Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu Nội dung của Sáng kiến kinh nghiệm. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm: Chương trình môn Lịch sử - Địa lí bao gồm 2 phần là lịch sử và địa lí. Cấu trúc như vậy nhằm làm rõ đặc trưng của lịch sử và địa lí. Khi tiến hành bài học của chương trình này giáo viên cần tăng cường kết hợp nội dung gần nhau của hai phần có thể bằng nhiều cách. Bên cạnh những sự vật, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu phán ánh những thành tựu của dân tộc trong quá trình giữ nước chương trình còn tăng cường những nội dung về lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa. Chương trình địa lí tập trung hơn vào việc tìm hiểu về đất nước qua việc tăng cường thời lượng cho phần địa lí Việt Nam, còn phần địa lí các châu lục và châu đại dương trong chương trình chỉ lựa chọn những nội dung tiêu biểu qua từng châu lục và đại dương. Trong chương trình Lịch sử - Địa lý lớp 5 có 2 tiết dạy dành cho địa phương ( bài 29) gồm: tiết 31 và 32. Nội dung do các trường tự chọn, nhưng chủ yếu là giới thiệu về truyền thống tốt đẹp, các sự kiện lớn, các di tích lịch sử văn hóa, các sự kiện nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa phương. Dạy và học lịch sử địa phương về những làng, xã, thôn, bản, phố phường cụ thể, sẽ có tác dụng làm cho thầy trò có nhận thức cụ thể, sinh động về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, lao động cần cù, sáng tạo, đoàn kết, vượt khó khăn trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Dạy và học lịch sử, địa lý địa phương cần có hình ảnh, tư liệu minh họa thực tế giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài: Tôi nhận thấy đa số các giáo viên đều hiểu trách nhiệm và nghiên cứu, tổ chức cho học sinh sưu tầm tài liệu hiện vật. Nhằm góp phần xây dựng lịch sử địa phương. Đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử, địa lý địa phương trong dạy học các bài học lịch sử dân tộc. Tuy nhiên vấn đề dạy học lịch sử địa phương chưa được thực hiện đồng bộ. Tùy theo sự phân công kế hoạch của nhà trường mà kết quả dạy học lịch sử địa phương của mỗi trường đều không giống nhau. Có những trường thực hiện tốt công tác lịch sử địa phương nhưng cũng có những trường chưa coi trọng vấn đề này. Vì vậy giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Có những trường không tiến hành bài giảng lịch sử địa phương. Vì vậy, nhiều học sinh khi được hỏi thì các em đều trả lời không biết, chưa hề được học tiết lịch sử địa phương. Sự quan tâm của các nhà trường chưa cao nên giáo viên không mấy hứng thú trong việc giảng dạy lịch sử địa phương. Vì vậy, số giáo viên chưa từng dạy tiết lịch sử địa phương nào còn nhiều. Có trường giáo viên cho học sinh nghỉ tiết lịch sử địa phương hoặc sử dụng giờ học này đề học những môn khác như toán, tiếng Việt Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và toàn diện ý nghĩa, tác dụng của việc dạy học lịch sử địa phương trong việc bồi dưỡng – giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Việc chỉ đạo đặc biệt là cung cấp tài liệu có những hạn chế, nên chưa phát huy đầy đủ những kiến thức đã học và năng lực bản thân trong công tác sưu tầm, nghiên cứu tài liệu lịch sử địa phương đề sử dụng trong dạy học. Ngoài hai nguyên nhân trên, những khó khăn trong đời sống của giáo viên, do ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế - xã hội của đất nước, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường cũng đã ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình lịch sử địa phương đã quy định. Ngoài ra, theo phân phối chương trình thì tiết dạy lịch sử địa phương như vậy là ít. Chúng ta biết rằng muốn cho học sinh hiểu rõ lịch sử địa phương thì tăng thêm tiết lịch sử địa phương. Có như vậy giáo vên mới có đủ thời gian giúp các em hiểu lịch sử địa phương mình sâu sắc. Thực tế cho thấy, sự hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương nói chung còn thấp, nhiều em khi được hỏi thì trả lời không biết lịch sử, vị trí của địa phương mình, hoặc còn hiểu sai và lơ mơ về vấn đề lịch sử địa phương. Vì vậy, tất cả các em đều mong muốn các thầy cô nên dạy tiết lịch sử - địa lý địa phương với hình thức nội khóa và ngoại khóa nhằm giúp các em hiểu rõ về lịch sử của địa phương mình. Điều đó đã chứng tỏ rằng, học sinh rất ham hiểu biết về lịch sử quê hương. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu lịch sử liên quan đến vùng đất Thường Xuân và Thị trấn Thường Xuân. Biên soạn thành tài liệu học tập trên cơ sở thời lượng tối thiểu của 1 tiết học ở tiểu học. Nội dung lịch sử, Địa lý địa phương cần dạy cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân. Sưu tầm tài liệu. Sơ lược lịch sử huyện Thường Xuân. Vị trí địa lý: Thường Xuân là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km theo Quốc lộ 47. Huyện nằm ở vị trí trí 190 đến 200 vĩ độ Bắc, 1040 đến 1050 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc. Phía Tây giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An và huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào (có 17 km đường biên giới Quốc gia). Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn. Phía Nam giáp huyện Như Xuân và Như Thanh. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 111.380,8 ha. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Nam. Có nhiều dãy núi như Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi các sông: Sông Khao, sông Chu, sông Đặt, sông Đằn. Có thể chia địa hình làm 3 vùng như sau: + Vùng cao gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, có độ cao trung bình từ 500-700m. + Vùng giữa gồm 9 xã: Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Luận Khê, Xuân Cẩm, Luận Thành, Xuân Cao, có độ cao trung bình từ 150-200m. + Vùng thấp gồm 3 xã và 1 thị trấn: Ngọc Phụng, Thọ Thanh, Xuân Dương và Thị trấn Thường Xuân, có độ cao trung bình từ 50-150m.[1] Quá trình hình thành. Lịch sử vùng đất, con người Thường Xuân gắn liền với tiến trình và truyền thống lịch sử của tỉnh Thanh Hóa, của dân tộc Việt Nam. Thường Xuân là một vùng đất cổ, đã qua quá trình hình thành và phát triển hàng ngàn năm lịch sử với các thời kì như sau: Thời thuộc Hán là vùng đất huyện Vô Biên, một phần ít thuộc huyện Cư Phong của quận Cửu Chân, một quận lớn thời kỳ đó. Thời Tam Quốc đến nhà Tuỳ thuộc huyện Di Phong. Thời Đường thuộc đất của huyện Trường Lâm. Thời Đinh, Lê, Lý vẫn giữ như thời Đường. Thời Trần, Hồ và thời thuộc Minh gồm 2 phần thuộc các huyện: - Phần lớn thuộc huyện Nga Lạc (châu Thanh Hoá) - Một phần ít thuộc huyện Nông Cống (châu Cửu Chân). Thời Lê vẫn thuộc đất của huyện Nga Lạc và huyện Nông Cống. Thời nhà Nguyễn và Minh Mệnh thứ 16 (1835) nhập huyện Thọ Xuân cũ (gồm 2 tổng Mậu Lộc và Quân Nhân) vốn là đất của huyện Thường Xuân lệ vào châu Lang Chánh. Huyện Thọ Xuân cũ (miền núi) mất tên (huyện Thọ Xuân cũ không phải là huyện Thọ Xuân bây giờ, lúc đó gọi là huyện Lôi Dương). Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), châu Thường Xuân (còn gọi là Châu Thường) ra đời. Năm Tự Đức thứ 3 (1850, Thường Xuân lúc này gồm 23 xã, chia làm 4 tổng: - Tổng Nhân Sơn gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Sơn Cao (sau đổi là Xuân Khao), Nhân Trầm (gồm nữa xã Xuân Mỹ và nữa xã Xuân Khao) nằm ở phía Tây của huyện. - Tổng Trịnh Vạn có 4 xã: Trịnh Vạn (nay là Vạn Xuân), Lệ Khê (nay là Xuân Chinh và Xuân Lẹ), Mậu Lộc, Thắng Lộc (gồm xã Xuân Lộc, Thắng Lộc). - Tổng Luận Khê có 7 xã: Chu Hoành, Kỳ Pha, Trung Lập (nay là xã Tân Thành), Ngọc Trà, Yên Mỹ, Khê Hạ, La Lũ (nay là xã Luận Khê). - Tổng Quân Nhân gồm 4 xã: Ban Vân, Quân Nhân, Ban Công, Lâm Lư (4 xã này đã cắt về huyện Như Xuân năm 1949). Đến thời Đồng Khánh (1886 - 1888), châu Thường Xuân có một vài thay đổi nhỏ: Cả châu Thường Xuân có 4 tổng 26 xã: - Tổng Quân Nhân gồm 7 xã: Quân Nhân, Hương Cà, Bàn Cống, Phong Huân, Lâm Lư, Tri Giới và Ban Văn. - Tổng Trịnh Vạn gồm 4 xã: Trịnh Vạn, Mậu Lộc, Lệ Khê, Thọ Thắng. - Tổng Luận Khê gồm 7 xã: Kỳ Ban, Trung Lập, La Lũ, Chu Hoành, Khê Hạ, Yên Mỹ và Ngọc Trà. - Tổng Như Lăng gồm 8 xã: Quỳ Thanh, Tú Thịnh, An Cư, Bát Dân, Hữu Lễ, Cứ Đức, Thượng Cốc và Bát Vân. Sau cách mạng tháng Tám 1945, châu Thường Xuân đổi thành huyện Thường Xuân và giữ nguyên cho đến hôm nay. Đến trước năm 2005, Thường Xuân có 19 xã, 1 thị trấn. Sau 2005, để xây dựng công trình thuỷ lợi - thuỷ điện Cửa Đạt, đã di dời 3 xã: Xuân Mỹ, Xuân Khao, Xuân Liên và thôn Thắm xã Vạn Xuân đưa nhân dân đi định cư tại các vùng kinh tế mới ở trong và ngoài tỉnh.[1] Khái quát về các xã, thị trấn trong huyện. Hiện nay, Thường Xuân có 16 xã, 1 thị trấn (gồm 143 thôn) cụ thể như sau: 1. Thị trấn Thường Xuân (có tên từ năm 1988), gồm các thôn cũ là: Ngọc Lâm, Đồng Tâm, Đồng Lực, Quyết Thắng, Tân Long; nay lần lượt gọi là các Khu phố 1, Khu phố 2, Khu phố 3, Khu phố 4, Khu phố 5. 2. Xã Bát Mọt (còn gọi là Bắt Mọt hay Bất Một, có tên từ thời Lê), gồm các tên hành chính (trước đây là bản): Hón, Ruộng, Khẹo, Chiềng, Cạn (Mót), Phống, Dưn, Đục, Vịn. 3. Xã Luận Thành (được thành lập năm 1983), gồm các thôn (xưa là làng, bản): Xuân Minh, Liên Thành và Thống Nhất (xưa là Khê Hạ), Tiến Hưng và Tiến Hưng 2 (xưa là bản Chượng), Sơn Cao (bản Poọng), Cao Tiến (bản Khoán), Thành Thắng (bản Than). 4. Xã Luận Khê (tên gọi có từ thời Nguyễn), gồm các thôn (xưa là làng, bản): Hún (bản Hôn), Tràng Cát, Buồng, Chiềng, Mơ, Yên Mỹ (bản Mọt), An Nhân (gộp 2 bản An và Nhân), Thắm, Ngọc Trà (bản Muồng), Kha (bản Cả), Sông Đằn và Cửa Dụ (mới lập). 5. Xã Lương Sơn (tên gọi có sau năm 1945), xưa gồm 17 bản làng, nay sát nhập thành các thôn hành chính là: Ngọc Thượng, Minh Quang, Trung Thành, Lương Thiện, Lương Thịnh, Ngọc Sơn. 6. Xã Ngọc Phụng (tên gọi có sau năm 1945), gồm các thôn (xưa là các làng): Quyết Thắng, và Xuân Thành (làng Mé), Hưng Long (làng Ván), Xuân Liên (làng Tôm), Xuân Lập, Xuân Thắng, Hoà Lâm, Phú Vinh. 7. Xã Tân Thành (tên gọi có từ sau năm 1945), gồm các thôn (trước là bản): Thành Nàng (bản Nàng), Thành Lai (bản Lai), Thành Lãm (bản Lãm), Thành Lập (bản Lập), Thành Giỏ (bản Giỏ), Thành Hạ (bản Hạ), Thành Đon (bản Đon), Thành Lấm (bản Lấm), Thành Lợi (làng mới lập sau năm 1960, đồng bào huyện Thiệu Hoá lên định cư). 8. Xã Thọ Thanh (có tên từ sau năm 1945), gồm các thôn (trước là làng): Thanh Trung, Thanh Trung 2, Thanh Trung 3 (gồm làng Vực và làng Hạ cũ), Đông Xuân (làng Đông), Hồng Kỳ (làng Hồ), Thanh Cao (làng Đìn), Thanh Long (xưa là làng chài), Thanh Xuân và Thanh Sơn (tách từ Thanh Trung cũ). 9. Xã Vạn Xuân (thành lập năm 1963): gồm các thôn (xưa là bản): Công Thương (bản Tột), Bù Đồn, Lùm Nưa (gộp 2 bản Lùm và bản Nưa), Cang Khèn (gộp 2 bản Cỏ Pạo và bản Cảng), Ná Mén, Ná Cộng, Nhồng, Hanh Cáu (gộp 2 bản Hang va bản Cáu), Khằm, Quạn và thôn Thác Làng (mới lập). 10. Xã Xuân Cao (tên gọi có từ sau năm 1945), trước Cách mạng tháng Tám 1945 có các làng: Thé, Lù, Kha, Rạch; Nay gồm các thôn hành chính: Xuân Minh 1, và Xuân Minh 2, Xuân Thắng 1 và Xuân Thắng 2, Trung Thành, Nam Cao, Trung Tiến, Thành Công, Quyết Tiến. 11. Xã Xuân Cẩm (tên gọi có từ sau năm 1945), gồm các thôn (xưa là bản): Thanh Xuân (bản Mạ), Tiến Sơn 1 và Tiến Sơn 2 (bản Đòn), Trung Chính (bản Gắm), Xuân Quang (bản Quan), Xuân Minh (bản Láu). 12. Xã Xuân Chinh (thành lập năm 1963), gồm các thôn (xưa là bản): Cụt Ạc (gộp 2 bản Cụt và bản Ạc), Tú Tạo, Chinh, Thông, Hành, Xeo, Giang. 13. Xã Xuân Dương (tên gọi có sau năm 1945), gồm các thôn (xưa là bản): Thống Nhất 1, Thống Nhất 2, Thống Nhất 3 (làng Hún), Xuân Thịnh (làng Thịnh), Vụ Bản (làng Vò), Tân Lập (làng Suội), Tiến Long. 14. Xã Xuân Lẹ (thành lập năm 1963), gồm các thôn (xưa là bản): Liên Sơn (gộp 2 bản Bèn và Tùm Cũ), Đuông Bai (gộp 2 bản Đuông và bản Bai), Xuân Sơn (gộp 2 bản Cả và bản Soi), Xuân Ngù (bản Ngù), bản Tạn, Bọng Nàng (gộp 2 bản Bọng và bản Nàng), Lẹ Tà (gộp 2 bản Lẹ và bản Ná Tà), Cọc Chẽ (hay Cộc Chẽ, gộp 2 bản Cọc và bản Chẽ), Dài. 15. Xã Xuân Lộc (thành lập năm 1983), gồm các thôn (xưa là bản): Chiềng, Cộc, Vành, Quẻ, Pà-Cầu. 16. Xã Xuân Thắng (thành lập năm 1983), gồm các thôn (xưa là bản): Xương, Tú, Xem, Đót, Tân Thắng, Dín, Én, Tân Thọ. 17. Xã Yên Nhân (tên gọi có từ thời Nguyễn), gồm 6 thôn (xưa là bản): Khoong, Mỵ, Chiềng, Na Nghịu, Lửa, Mỏ. [1] Dân cư và các dân tộc huyện Thường Xuân. Huyện Thường Xuân là mái nhà chung của các dân tộc anh em Thái, Mường, Kinh. Theo số liệu điều tra hiện nay, dân tộc Thái có 45.523 nhân khẩu, chiếm 53% dân số. Dân tộc Kinh có 37.192 nhân khẩu, chiếm 43,3% dân số. Dân tộc Mường có 3.178 nhân khẩu, chiếm 3,7% dân số. Từ xa xưa, nhân dân các dân tộc huyện Thường Xuân có truyền thống đoàn kết, chung lưng đấu cật khắc phục thiên tai, chống chọi thú dữ, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, sáng tạo những giá trị văn hóa cao đẹp. [1] Điều kiện tự nhiên. Huyện Thường Xuân vừa có khí hậu vùng trung du, vừa có khí hậu vùng núi cao. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, đây là 2 hướng gió thịnh hành. Ngoài ra, vào mùa hè thỉnh thoảng còn có gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng. Do địa hình cao, có hướng gió thịnh hành trên, nên khí hậu Thường Xuân mát mẻ, mưa nhiều (mát lạnh và mưa lớn nhất tỉnh). Nhiệt độ trung bình trong năm 22 - 250C, thấp nhất có thể xuống đến 00C - 30C (ở vùng Bát Mọt), cao nhất 400C - 420C. Lượng mưa trung bình năm 2.200mm, có nơi như vùng Bù Rinh đạt 2.500mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 86%, độ ẩm thấp nhất thường từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau (khô hanh) và tháng 5 - 9 (có gió Lào). Tổng lượng nước bốc hơi 778mm/năm, bốc hơi thấp nhất vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau (600mm), bốc hơi nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8 (900mm)... Nhìn chung, thời tiết, khí hậu Thường Xuân tương đối thuận lợi cho đời sống và sản xuất, đôi khi xảy ra giông bão, mưa đá, lũ quét, lũ ống. [1] Sông ngòi và hệ thống đường giao thông. Thường Xuân là khu vực mưa nhiều nên có hệ thống sông suối dày đặc. Tổng chiều dài của hệ thống sông suối khoảng 1.000km, diện tích lưu vực 100km2, tổng lượng dòng chảy 1.276.448 x 106 m3. Sông Chu (nặm Sắm) là con sông lớn nhất huyện, bắt nguồn từ Lào, qua đất Nghệ An, vào Thường Xuân được tiếp thêm nguồn nước từ các sông nhánh: sông Khao (Cao), sông Đặt, sông Đằn (Chàng), sông Âm... chảy về phía hạ lưu. Sông Chu và các chi lưu của nó trên đất Thường Xuân do phải lu
Tài liệu đính kèm:
- skkn_suu_tam_tu_lieu_va_bien_soan_tai_lieu_giang_day_lich_su.doc