SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Yên Thọ 1

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Yên Thọ 1

 Khác với các môn học khác như môn Toán hay Tiếng Việt, phân môn Địa lý là một môn học cần tạo cho học sinh một khí thế học tập, học sinh nắm được các biểu tượng, khái niệm địa lí; biết cách quan sát, sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, quả địa cầu, tranh ảnh,. để phát hiện kiến thức.

Phần Địa lí (trong môn Lịch sử & Địa lí) nhằm giúp học sinh hiểu biết về môi trường sống xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng hoà nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên.

Để đạt được mục tiêu trên người giáo viên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự học tập, bước đầu rèn luyện các kĩ năng địa lí như: kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng nhận xét so sánh, phân tích số liệu, tranh ảnh, kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn giản.

+Việc dạy học Địa lí không những chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức địa lí thuần tuý mà còn phải hình thành, phát triển cho các em các kĩ năng và năng lực tự học.

 Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 5, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh nên việc dạy và học phân môn Địa lý còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh. Giáo viên cũng chưa thực sự chọn được những phương pháp gây hứng thú mới mẻ trong cách dạy để thu hút các em. Với những trăn trở làm sao chọn được những phương pháp nào hay đặc trưng để dạy Địa lý ở tiểu học và dạy như thế nào cho có hiệu quả? Đó không chỉ là vấn đề bản thân tôi quan tâm mà hầu hết các giáo viên Tiểu học đều quan tâm. Để làm thế nào phân môn Địa lý không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết mà còn là bộ môn khoa học hấp dẫn đối với học sinh. Với lý do trên nên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Yên Thọ 1”

 

doc 20 trang thuychi01 44417
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Yên Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THỌ 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 5
 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THỌ 1
Người thực hiện: Lê Thị Nhiên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Yên Thọ 1
SKKN thuộc môn: Địa lý
NHƯ THANH, NĂM 2018
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Khác với các môn học khác như môn Toán hay Tiếng Việt, phân môn Địa lý là một môn học cần tạo cho học sinh một khí thế học tập, học sinh nắm được các biểu tượng, khái niệm địa lí; biết cách quan sát, sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, quả địa cầu, tranh ảnh,... để phát hiện kiến thức. 
Phần Địa lí (trong môn Lịch sử & Địa lí) nhằm giúp học sinh hiểu biết về môi trường sống xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng hoà nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên.
Để đạt được mục tiêu trên người giáo viên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự học tập, bước đầu rèn luyện các kĩ năng địa lí như: kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng nhận xét so sánh, phân tích số liệu, tranh ảnh, kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn giản.
+Việc dạy học Địa lí không những chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức địa lí thuần tuý mà còn phải hình thành, phát triển cho các em các kĩ năng và năng lực tự học. 
	Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 5, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh nên việc dạy và học phân môn Địa lý còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh. Giáo viên cũng chưa thực sự chọn được những phương pháp gây hứng thú mới mẻ trong cách dạy để thu hút các em. Với những trăn trở làm sao chọn được những phương pháp nào hay đặc trưng để dạy Địa lý ở tiểu học và dạy như thế nào cho có hiệu quả? Đó không chỉ là vấn đề bản thân tôi quan tâm mà hầu hết các giáo viên Tiểu học đều quan tâm. Để làm thế nào phân môn Địa lý không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết mà còn là bộ môn khoa học hấp dẫn đối với học sinh. Với lý do trên nên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Yên Thọ 1”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Với mục tiêu trên, bản thân tôi là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy phân môn Địa lý lớp 5A, tôi cũng muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học phân môn Địa lý nói riêng. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu là những “Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Yên Thọ 1” để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của môn học này. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát.
+ Phương pháp quan sát. 
+ Phương pháp trò chuyện.
+ Phương pháp thống kê. 
+ Phương pháp thực nghiệm trên lớp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Để hình thành, khắc sâu các biểu tượng và khái niệm địa lí ta phải hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được cách thức, trình tự các bước để quan sát bản đồ, lược đồ; kĩ năng phân tích  biểu đồ, bảng số liệu. Từ đó, các em có thể nắm bắt thật chắc các kiến thức cơ bản trong SGK cũng như khai thác triệt để các thông tin trên bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu ... Để làm được điều đó bản thân giáo viên phải nắm bắt và hướng dẫn cho học sinh các vấn đề sau:
+ Sử dụng bản đồ: Phải xác định được phương hướng, đọc được các kí hiệu trên bản đồ, tìm đối tượng địa lí trên bản đồ, tìm hiểu nội dung.
+ Bản đồ là loại phương tiện nhiều nhất trong phân môn Địa lí lớp 5 do đó học sinh phải đọc được các kí hiệu trên bản đồ để khai thác hết các thông tin của bản đồ; giáo viên cần soạn một số câu hỏi dựa vào bản đồ.
- Lược đồ là những bản đồ, nhưng thiếu yếu tố toán học (tỉ lệ bản đồ, hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến) nên không sử dụng để đo tính khoảng cách mà chỉ dùng để nhận biết vị trí tương đối của một số đối tượng địa lí với một vài đặc điểm của chúng.
- Đối với biểu đồ: Trong quá trình dạy, giáo viên cần biết cách hướng dẫn học sinh sử dụng các biểu đồ, nắm được trình tự các bước thực hiện. Từ đó, học sinh nắm được cách sử dụng biểu đồ, nắm được trình tự các bước kết hợp phân tích biểu đồ.
- Bảng số liệu: Các số liệu được tập hợp thành bảng gọi là bảng số liệu. Các bảng số liệu có tác dụng chính là làm sáng tỏ các kiến thức địa lí chứ bản thân chúng không phải là kiến thức, vì thế giáo viên không nên bắt buộc học sinh học thuộc tất cả các số liệu, mà phải biết cách phân tích các số liệu, từ đó rút ra những kết luận đúng đắn về mặt kiến thức. Khi hướng dẫn học sinh làm việc với các bảng số liệu, giáo viên nên căn cứ vào các “lệnh” trong SGK, yêu cầu học sinh hoàn thành các công việc theo “lệnh”, ghi nhớ một vài số liệu tiêu biểu, thường xuyên sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra kiến thức mới.
Với mục tiêu trên để học sinh thực hành trong thời gian 35 - 40 phút là vô cùng khó khăn, buộc giáo viên phải có biện pháp, hình thức tổ chức dạy học như thế nào giúp học sinh giải quyết hết nội dung kiến thức của bài một cách chủ động tích cực là không dễ. Vậy: "Có thể làm gì để giúp học sinh yêu thích môn Địa lí?”, "Nắm được các biểu tượng, khái niệm và các mối quan hệ địa lí đơn giản?” là một câu hỏi mà bản thân tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra những biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng giờ học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của phân môn Địa lí. Từ đó giúp tôi mạnh dạn đưa ra một số“Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Yên Thọ 1”
2.2. Thực trạng của vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng hiện nay về dạy và học phân môn Địa lí lớp 5: 
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa chú ý hình thành các biểu tượng địa lí, các khái niệm và mối quan hệ địa lí cho học sinh.
- Hiện nay, nhiều giáo viên khi dạy phân môn Địa lý đã sử dụng các thiết bị dạy học (bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh....) để minh họa cho lời giảng của mình nhưng ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các nguồn này.
Qua theo dõi các tiết dạy của giáo viên, đa số giáo viên đã cố gắng phát huy sử dụng các thiết bị dạy học, rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, bảng số liệu,... cho học sinh rất hiệu quả nhưng số giờ học kiểu này còn quá ít vì chỉ được thực hiện trong giờ thao giảng, thanh tra hoặc thi giáo viên giỏi. Vì vậy vấn đề kĩ năng thực hành địa lý cho học sinh không được thực hiện thường xuyên.
* Về phía học sinh:
- Các em xem nhẹ phân môn Địa lí, coi phân môn Địa lí là môn phụ dẫn đến các em không chuẩn bị đồ dùng học tập, không học bài, không đọc, soạn bài mới trước khi đến lớp.
- HS lớp 5 sử dụng bản đồ, biểu đồ, xử lí bảng số liệu,... không thành thạo.
- HS lớp 5 xem bản đồ, biểu đồ, lược đồ, xử lí bảng số liệu một cách qua loa lấy lệ, vẫn giữ tình trạng học vẹt, chỉ  đọc phần  kênh chữ trong sách giáo khoa.
	Ví dụ: 
	- Khi dạy cho học sinh chỉ vị trí dòng sông Hồng, học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướng từ hạ nguồn đến thượng nguồn hoặc chỉ theo hướng ngược dòng sông.
	- Khi chỉ vị trí của một thành phố, thị xã thì học sinh phải chỉ vào kí hiệu thể hiện thành phố, thị xã chứ học sinh không chỉ vào chữ ghi tên thành phố, thị xã đó. 
	- Khi chỉ về một vùng lãnh thổ (một tỉnh, một khu vực, quốc gia,...) thì học sinh phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ đó...
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhà trường:
	Cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, chưa thể trang bị được đủ số máy chiếu phục vụ cho việc dạy học bằng giáo án điện tử. Vì vậy, giáo viên khó có thể áp dụng việc dạy học bằng công nghệ thông tin hiện đại.
	Đồ dùng hạy học còn thiếu nhiều, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh chưa đủ để giáo viên sử dụng cho tất cả các tiết học.
2.2.2. Kết quả khảo sát học sinh lớp 5A đầu năm học 2017 – 2018:
Ngay từ đầu năm học, khi nghiên cứu và thử nghiệm sáng kiến này, tôi đã tiến hành khảo sát vào thời điểm tháng 9/2017 (cho cả lớp làm bài kiểm tra) để kiểm tra lại việc học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài thi. 
Kết quả khảo sát như sau. 
Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 25 em.
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25 em
5
20
9
36
7
28
4
16
	Với kết quả trên, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vì sao chất lượng phân môn Địa lí chưa cao. Số học sinh đạt điểm tối đa còn rất ít, còn rất nhiều em còn hạn chế về những kiến thức cơ bản của phân môn này. Vậy nguyên nhân do đâu? 
Tôi đã khảo sát thực tế một số nguyên nhâu sau:
HS không hứng thú học phân môn Địa lí
HS không nắm được biểu tượng, khái niệm địa lí
HS không biết cách chỉ bản đồ, 
biểu đồ,...
HS chưa biết đọc bảng số liệu
SL
%
SL
	%
SL
%
SL
%
12 em
14 em
13 em
15 em
Qua tìm hiểu và phỏng vấn học sinh về phân môn Địa lí chỉ nói không thích học nên không biết cách quan sát bản đồ, lược đồ, ...
	Vậy làm thế nào để chất lượng phân môn Địa lí được hiệu quả hơn so với năm học trước? Đó là một câu hỏi mà tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Biện pháp 1: Tạo cho học sinh hứng thú học tập, tính tò mò khám phá, hào hứng khi học phân môn Địa lí :
	- Việc tạo cho học sinh hứng thú học tập trước mỗi giờ học không phải là một việc làm mới hay khó khăn gì. Xong trong thực tế dạy học ở Tiểu học thì không dễ, trước mỗi giờ học các em có vô số lí do để báo cáo lên giáo viên vì những việc làm chưa tốt của bạn trước giờ vào học. Vậy giáo viên phải xử lý các tình huống đó như thế nào cho phù hợp để tạo không khí phấn khởi và tạo hứng thú cho học sinh trước mỗi tiết học là điều không dễ.
	- Bước vào đầu tiết học Địa lý, tôi thường đưa ra các câu hỏi mở, các câu đố hoặc một bài hát có liên quan đến giờ học tạo cho học sinh sự thoải mái trước khi học bài. 
	Ví dụ 1: Khi dạy bài “Du lịch và thương mại”
	Để mở đầu cho giờ học, tôi mở bài rất đơn giản: “Hôm nay trời nắng ấm, các em có muốn đi du lịch vòng quanh đất nước mình không nào?” Nhiều con mắt thơ ngây nhìn lên với thái độ ngạc nhiên, chờ đợi mong muốn được vào bài học ngay làm tôi thấy rất vui và giờ học hôm đó các em nắm bài rất tốt.
	Thực tế khi nói đến không khí hứng thú học tập ai cũng biết, xong tôi mong rằng tất cả giáo viên chúng ta cần tạo cho học sinh sự thoải mái, không áp lực trước mỗi giờ học thì hiệu quả giờ học sẽ rất tốt. Tâm lí chung của con người làm việc gì thấy thoải mái thì hiệu quả công việc sẽ cao. Vậy học sinh tiểu học nếu trong việc học tập các em được thoải mái trao đổi, tự chủ trong việc học thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
2.3.2. Biện pháp 2: Giúp học sinh hình thành các biểu tượng, khái niệm địa lí
	Để hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí, tôi đã hình thành cho học sinh qua 5 bước, xong tùy thuộc vào nội dung bài học và nội dung của từng phần mà yêu cầu học sinh có các cấp độ khác nhau của khái niệm địa lí. 
	+ Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát.
	+ Bước 2: Xác định mục đích quan sát.
	+ Bước 3: Tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng thông qua câu hỏi, bài tập.
	+ Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng.
	+ Bước 5: Động viên, khích lệ cá nhân, nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ.
	Ví dụ 1: Khi dạy bài 4 “Sông ngòi”.
	Việc hình thành kiến thức về một số đặc điểm, vai trò của sông ngòi Việt Nam và mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi. Thông qua hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa, băng hình, tranh ảnh giúp học sinh quan sát và tri giác được nội dung kiến thức. Bài tập hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích tranh vẽ để hình thành các biểu tượng về sông ngòi như sau:
	Quan sát hình 1, trang 75 trong SGK. Hãy nêu tên một số con sông. 
	+ Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát là lược đồ sông ngòi Việt Nam qua tranh trong SGK hoặc qua lược đồ phóng to mà giáo viên treo trên bảng lớp.
	+ Bước 2: Mục đích quan sát: Yêu cầu học sinh xác định tên các con sông phù hợp với từng miền có trong lược đồ.
	- Sông ở miền Bắc: sông Lô, sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã
	- Sông ở miền Trung: sông Thu Bồn, sông Gianh, sông Cả. 
	- Sông ở miền Nam: sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.
	+ Bước 3: Tổ chức quan sát: Học sinh quan sát theo nhóm đôi để hoàn thành bài tập theo phiếu học tập.
Sông ở miền Bắc
sông Lô, .
Sông ở miền Trung
sông Gianh,
Sông ở miền Nam
sông Tiền,
	+ Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm lên bảng vừa chỉ trên lược đồ vừa kể tên các con sông của vùng miền đó.
	+ Bước 5: HS, GV nhận xét, GV động viên khen ngợi học sinh.
	Như vậy để có biểu tượng về tên các con sông ở các vùng miền, các em đã thực hiện theo trình tự 5 bước trên. Việc hình thành các biểu tượng địa lý thông qua tranh ảnh, lược đồ, các đồ dùng dạy học giúp học sinh nhớ nội dung kiến thức lâu hơn. Bên cạnh đó, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
	Ví dụ 2: Khi dạy bài 1 “Việt Nam đất nước chúng ta” 
	Hình thành khái niệm về vị trí, giới hạn. (Hoạt động 1) 
	Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi mở cho bước 2 và 3.
	Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. 
	Bước 2: GV khai thác kinh nghiệm sống của học sinh bằng cách đặt câu hỏi:
	Câu 1: Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào?
	Câu 2: Giáp với những nước nào, đại dương nào?
	Bước 3: Sau khi khai thác kinh nghiệm sống của học sinh, giáo viên nhận xét bổ sung sau đó đưa thêm câu hỏi để phát hiện dấu hiệu chung, bản chất của vị trí và giới hạn.
	Câu 1: Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
	Câu 2: Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
	Câu 3: Biển bao bọc phía nào phần đất liền nước ta? Tên biển là gì?
	Câu 4: Kể tên một số đảo và quần đảo nước ta.
	Bước 4: Giáo viên cho học sinh biết cách chỉ giới hạn.
 Chỉ giới hạn: dùng que chỉ thành đường cong khép kín. 
	Bước 5: Học sinh nêu khái niệm về vị trí và giới hạn.
	Qua cách làm này giúp học sinh nắm rõ khái niệm và kĩ năng chỉ bản đồ về vị trí địa lý, giới hạn tốt hơn và chính xác hơn.
	Từ đó giúp học sinh phân biệt được vị trí, giới hạn và cách chỉ vị trí, cách chỉ giới hạn trên lược đồ.
2.3.3. Biện pháp 3: Hình thành các mối quan hệ địa lí đơn giản thông qua bảng số liệu.
	Việc hình thành các mối quan hệ địa lí đơn giản tôi hướng dẫn học sinh theo 5 bước:
	Bước 1: Xác định mối quan hệ so sánh đơn giản.
	Bước 2: Soạn hệ thống câu hỏi.
	Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc với các bảng số liệu. 
	Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. 
	Bước 5: Động viên, khen thưởng những cá nhân, nhóm thực hiện tốt.
	Ví dụ 1: Bài 8 “Dân số nước ta” 
	Hoạt động 2: Mật độ dân số nước ta
	Mối quan hệ so sánh cần xác định là mật độ tăng dân số của nước ta qua 40 năm. Hậu quả của việc tăng nhanh dân số ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa dân số, mật độ dân số.
	Bước 1: Xác định mối quan hệ so sánh đơn giản
	Học sinh quan sát bảng số liệu dân số nước ta trong 40 năm để từ đó so sánh mức độ tăng dân số của nước ta.
Năm
Dân số (triệu người)
Số dân số tăng thêm (triệu người)
1979
52,7
1989
64,4
11,7
1999
76,3
11,9
2009
86,0
9,7
	Bước 2: Soạn hệ thống câu hỏi.
	Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi:
	Câu 1: Em hãy đọc tiên đề của bảng số liệu và suy nghĩ xem chúng ta dùng bảng số liệu này để làm gì?
	Câu 2: Xem số liệu trong bảng được biểu diễn bằng những đơn vị nào, thời gian nào?
	Câu 3: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để rút ra nhận xét.
	Từ hệ thống câu hỏi trên gợi ý cho học sinh phát hiện ra kiến thức.
	Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm đôi với bảng số liệu theo hệ thống câu hỏi để học sinh đối chiếu so sánh phát hiện ra mức độ tăng dân số của nước ta.
	Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả khai thác kiến thức từ bảng số liệu. Sau đó, giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận nhằm xác nhận và hoàn thiện kết quả đó.
	Kết luận: Mức độ tăng dân số của nước ta rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng trên 1 triệu người dẫn đến nhiều hậu quả như chặt phá rừng làm nương rẫy, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, 
	Bước 5: Động viên, khen thưởng những nhóm thực hiện tốt. 
Ví dụ 2: Bài 9 “ Các dân tộc, sự phân bố dân cư” SGK trang 85
	Mối quan hệ so sánh mà học sinh cần nắm thông quan bảng số liệu là: mối quan hệ so sánh về mật độ dân số của Việt Nam so với thế giới và một số nước như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Tên nước
Mật độ dân số năm 2004
( người/km2)
Toàn thế giới
47
Cam-pu-chia
72
Lào
24
Trung Quốc
135
Việt Nam
249
	Hệ thống câu hỏi, bài tập: (áp dụng cho bước 2)
	Câu 1: Em hãy đọc tiêu đề của bảng số liệu ở trang 85 và suy nghĩ xem chúng ta dùng bảng số liệu này để làm gì?
	Câu 2: Bảng số liệu có mấy cột, dòng đầu của các cột đó ghi những gì? Em hiểu thế nào là mật độ dân số?
	Câu 3: Các số liệu trong bảng ghi vào thời gian nào? Biểu thị theo đơn vị nào?
Mật độ dân số Việt Nam
cao
trung bình
thấp
Câu 4: Mật độ dân số của Việt Nam năm 1994 là bao nhiêu? Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
Với hệ thống câu hỏi và bài tập thì:
	- Khi trả lời câu hỏi 1 tức là học sinh đã biết nội dung của bảng số liệu và nắm được mục đích làm việc của nó.
	- Khi trả lời câu hỏi 2 tức là học sinh đã hiểu nội dung của các cột. 
	- Khi trả lời câu hỏi 3 tức là học sinh đã biết được đơn vị của các số liệu và thời gian đi kèm với chúng.
	- Khi trả lời câu hỏi 4 tức là học sinh đã rút ra được nhận xét khi đối chiếu các số liệu theo hàng dọc và hàng ngang.
	Như vậy, để so sánh mật độ dân số của Việt Nam với thế giới và với một số nước như Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào, thông qua bảng số liệu, học sinh cũng phải thực hiện trình tự các bước của kĩ năng đọc và phân tích số liệu.
	Qua cách hướng dẫn học sinh nắm được mối quan hệ địa lí đơn giản giúp học sinh nắm bài tốt, hiểu bài sâu và nhớ lâu hơn.
2.3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, quả địa cầu trong phân môn Địa lí.
2.3.4.1. Sử dụng bản đồ, lược đồ:
Bản đồ, lược đồ là loại phương tiện nhiều nhất trong phân môn Địa lí nói chung và Địa lí lớp 5 nói riêng. Chúng được sử dụng hầu hết ở tất cả các bài học. Vì vậy kĩ năng sử dụng chúng rất cần thiết. Do đó học sinh phải đọc được các kí hiệu trên bản đồ, lược đồ để khai thác hết các thông tin của bản đồ, lược đồ. Giáo viên cần soạn một số câu hỏi dựa vào bản đồ, lược đồ đó để học sinh biết cách làm việc với chúng.
a/ Sử dụng bản đồ, lược đồ rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
	- Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ.
	- Kĩ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
	- Kĩ năng đọc bản đồ. 
b/ Các bước sử dụng bản đồ, lược đồ: Tôi hướng dẫn cho học sinh theo 5 bước. 
Bước 1: Nắm mục đích làm việc với bản đồ. 
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lý cần tìm trên bản đồ.
Bước 3: Tìm vị trí địa lý của đối tượng trên bản đồ dựa vào ký hiệu. 
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng. 
Bước 5: Xác lập mối liên hệ địa lý đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phan_mon_dia.doc