Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5A, 5D Trường Tiểu học Phạm Hùng

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5A, 5D Trường Tiểu học Phạm Hùng

Tiểu học là cấp học đầu tiên, là bậc học nền tảng để cung cấp những cơ sở ban đầu về tri thức và là nền tảng vững chắc cho việc học tập, hình thành phát triển nhân cách học sinh (HS), nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh.

Trong các môn học ở trường tiểu học hiện nay, ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò hết sức quan trọng, nó nâng dần những tri thức cơ bản về kĩ năng tính toán để các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Môn Toán còn giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện cách làm việc khoa học.

Trong chương trình môn Toán lớp 5, số thập phân được xem như là một trong những nội dung trọng tâm của môn học. Việc nắm được kiến thức số thập phân trước hết giúp HS hoàn thành tốt nội dung chương trình môn học, hơn nữa các em vận dụng vào cuộc sống để tính toán các bài toán thường gặp. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy học sinh mình chưa nắm tốt khái niệm số thập phân, các em khá lúng túng và khó khăn khi thực hiện các phép tính về số thập phân đặc biệt là phép chia số thập phân. Trong các phép tính về số thập phân, muốn thực hiện được phép chia đòi hỏi HS phải thuộc thành thạo bảng cửu chương và có sự vận dụng tốt. Bên cạnh đó, khi thực hiện phép chia số thập phân các em cần nắm vững quy tắc chia, biết cách ước lượng thương,.... Tuy nhiên, HS gặp khó khăn trong phần này, khi vận dụng vào giải các bài toán có lời văn và các bài toán nâng cao hơn. Trong các bài kiểm tra khảo sát, kiểm tra định kì các em thường không đạt điểm tối đa hoặc mất điểm trong phần này dẫn đến điểm bài kiểm tra không cao. Làm sao để HS học tốt được phần này? Giáo viên (GV) cần có phương pháp cũng như biện pháp gì giúp học sinh thực hiện tốt phép chia số thập phân và hơn hết là làm sao để các em yêu thích môn Toán?

doc 27 trang Mai Loan 23/05/2024 1702
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5A, 5D Trường Tiểu học Phạm Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 Hòa Thành, ngày 01 tháng 03 năm 2023
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- Người thực hiện: Trần Thị Hồng Đào – GVCN: 5A
	Cao Thị Mỹ Linh – GVCN: 5D
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 7/9/2022 đến tháng 3/2023 
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
 Phần lớn học sinh hiện nay khi học về nội dung chia các số thập phân ở lớp 5 các em thường gặp nhiều khó khăn và mắc sai lầm trong khi thực hành chia các số thập phân. Nếu các em thực hiện không tốt các dạng toán chia các số thập phân thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục hiện nay của trường chúng tôi. Để giúp các em thực hiện đúng và tốt các kĩ năng chia các số thập phân chúng tôi tiến hành nghiên cứu sáng kiến này nhằm đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5A, 5D Trường Tiểu học Phạm Hùng.
2. Mô tả sáng kiến:
 Chỉ ra những sai lầm của học sinh khi thực hiện toán chia, giúp học sinh hệ thống lại các dạng toán chia các số thập phân từ đó đưa ra những phương pháp chia hiệu quả cho từng dạng để giúp học sinh hoàn thành tốt dạng toán chia đó.
3. Phạm vi triển khai thực hiện:
 Nghiên cứu tập trung vào 68 học sinh của lớp 5A, 5D của trường Tiểu học Phạm Hùng năm học 2022-2023.
4. Tính mới của sáng kiến:
- Những biện pháp được đưa ra thực hiện đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của học sinh và sát thực tế.
- Khi áp dụng các phương pháp đó học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái hơn trong học tập từ đó giúp các em hiểu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
5. Kết quả, hiệu quả mang lại:
 Sáng kiến này không những giúp học sinh nắm vững, chắc các kiến thức và kĩ năng về chia số thập phân mà còn giúp giáo viên trao dồi các kĩ năng cũng như các kinh nghiệm cần thiết trong giảng dạy dạng toán chia các số thập phân.
6. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
 - Lớp 5A, 5D và các lớp khác trong khối 5 của trường Tiểu học Phạm Hùng.
7. Kiến nghị, đề xuất:
 - Để giúp giáo viên có nhiều kĩ năng giảng dạy dạng toán chia các số thập phân chúng tôi thiết nghĩ nhà trường, tổ chuyên môn phải thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học Toán. Tăng cường tổ chức giao lưu học hỏi giữa các giáo viên trong trường với các trường bạn. Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm nâng cao tay nghề. 
Tôi cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật và không vi phạm pháp luật.
 Ý kiến xác nhận Ngày 01 tháng 03 năm 2023
của Thủ trường đơn vị Đồng tác giả
 Trần Thị Hồng Đào
	 Cao Thị Mỹ Linh
 Lê Minh Trí 
I. MỞ ĐẦU:
 1. Tên sáng kiến: 
	Một số biện pháp rèn kĩ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5A, 5D Trường Tiểu học Phạm Hùng.
 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
 2.1. Sự cần thiết của sáng kiến:
Tiểu học là cấp học đầu tiên, là bậc học nền tảng để cung cấp những cơ sở ban đầu về tri thức và là nền tảng vững chắc cho việc học tập, hình thành phát triển nhân cách học sinh (HS), nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh.
Trong các môn học ở trường tiểu học hiện nay, ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò hết sức quan trọng, nó nâng dần những tri thức cơ bản về kĩ năng tính toán để các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Môn Toán còn giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện cách làm việc khoa học.
Trong chương trình môn Toán lớp 5, số thập phân được xem như là một trong những nội dung trọng tâm của môn học. Việc nắm được kiến thức số thập phân trước hết giúp HS hoàn thành tốt nội dung chương trình môn học, hơn nữa các em vận dụng vào cuộc sống để tính toán các bài toán thường gặp. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy học sinh mình chưa nắm tốt khái niệm số thập phân, các em khá lúng túng và khó khăn khi thực hiện các phép tính về số thập phân đặc biệt là phép chia số thập phân. Trong các phép tính về số thập phân, muốn thực hiện được phép chia đòi hỏi HS phải thuộc thành thạo bảng cửu chương và có sự vận dụng tốt. Bên cạnh đó, khi thực hiện phép chia số thập phân các em cần nắm vững quy tắc chia, biết cách ước lượng thương,.... Tuy nhiên, HS gặp khó khăn trong phần này, khi vận dụng vào giải các bài toán có lời văn và các bài toán nâng cao hơn. Trong các bài kiểm tra khảo sát, kiểm tra định kì các em thường không đạt điểm tối đa hoặc mất điểm trong phần này dẫn đến điểm bài kiểm tra không cao. Làm sao để HS học tốt được phần này? Giáo viên (GV) cần có phương pháp cũng như biện pháp gì giúp học sinh thực hiện tốt phép chia số thập phân và hơn hết là làm sao để các em yêu thích môn Toán? Đó là điều bản thân chúng tôi và các đồng nghiệp đều quan tâm, trăn trở. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài: ''Một số biện pháp rèn kỹ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5A, 5D Trường Tiểu học Phạm Hùng''.
 2.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
 Đưa ra một số biện pháp, giải pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia số thập phân từ đó giúp HS nắm chắc được khái niệm số thập phân, nắm được cách làm, thực hiện các bước trong phép tính theo thứ tự, nắm chắc quy tắc thực hiện phép tính chia số thập phân, viết số đẹp, đặt dấu phẩy đúng vị trí. Để đạt được kết quả tốt nhất chúng tôi luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với mục tiêu duy nhất là giúp học sinh học tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, để tiếp tục áp dụng vào các bài tập có liên quan đến số thập phân ở các phần sau và học tốt ở các lớp trên.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Nghiên cứu đi vào trọng tâm của từng dạng toán chia, chỉ ra cách chia phù hợp với từng dạng, đưa ra một số biện pháp cụ thể để các em có thể chia tốt hơn các dạng toán đó, cũng như khắc phục các điểm yếu còn tồn tại ở các em.
 - Khách thể nghiên cứu : Tập trung chủ yếu vào học sinh lớp 5A, 5D trường Tiểu học Phạm Hùng.
 4. Phạm vi nghiên cứu:
 - Nghiên cứu tập trung áp dụng cho 68 học sinh của lớp 5A, 5D của trường Tiểu học Phạm Hùng năm học 2022-2023.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để đề tài đạt hiệu quả cao chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp đọc tài liệu: Sử dụng phương pháp đọc tài liệu để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp luyện tập thực hành: Phương pháp này giúp giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc độc lập để các em có khả năng bộc lộ khả năng của chính mình. Qua đó giáo viên sẽ đánh giá được khả năng tiếp thu vận dụng vào bài tập thực hành của học sinh. 
Phương pháp điều tra: Thông qua điều tra để thu thập số liệu, thông tin.
Phương pháp trò chuyện: Thông qua trò chuyện để thu thập thông tin, tìm hiểu tâm sinh lý đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp này tìm ra được những ưu, tồn những nguyên nhân dẫn đến tồn tại từ đó đưa ra biện pháp khắc phục tối ưu nhất.
II. NỘI DUNG:
 1. Cơ sở lý luận:
1.1. Các văn bản chỉ đạo của ngành:
Căn cứ một số văn bản pháp luật do Bộ GD & ĐT ban hành:
 - Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 05/05/2006 của bộ GD & ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông - cấp tiểu học trong đó có chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học.
 - Chỉ thị 40/2008/CT - BGDĐT ngày 22/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 - Công văn 5842/BGD & ĐT -VP ngày 01/09/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học.
 - Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT, ngày 22/09/2016 Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
 - Công văn 2345/BGDĐT-GDTH năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Công văn số 3079/SGDĐT- GDTH ngày 14/09/2022 của Sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2022 - 2023.
- Căn cứ quyết định số 1709/QĐ – UBND ngày 12/08/2022 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh.
- Căn cứ vào HD 342/HD – PGDĐT ngày 08/09/2022 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 cấp Tiểu học của Phòng GD-ĐT thị xã Hoà Thành.
1.2. Các quan niệm khác về giáo dục:
Ở Tiểu học, học sinh được cung cấp kiến thức cơ bản phổ thông trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Địa lí, Lịch sử, văn học, chữ viết, Toán học, hội họa, âm nhạc,... Trong đó môn Toán là một trong những môn học quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Từ đó học sinh có cơ sở, phương pháp để nhận thức thế giới xung quanh, hình thành thế giới quan. Đồng thời, nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, giải quyết vấn đề, hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Từ những yêu cầu khi học toán dần dần hình thành những phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cẩn thận, tỉ mỉ, cần cù, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch,...
Toán là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học. Hệ thống ngôn ngữ toán học, các kiến thức và kĩ năng toán học rất cần thiết cho cuộc sống, là cơ sở cho việc tiếp tục học lên các lớp trên và các môn học khác. Lớp 5, các em bước đầu được làm quen với số thập phân, khái niệm và cách thực hiện các phép tính về số thập phân. Chương trình gồm 31 tiết cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Chia số thập phân trong Chuẩn kiến thức kĩ năng được phân chia thành 5 dạng với 9 tiết thực dạy và một số tiết luyện tập, đây là phần chiếm phần thời gian lớn nhất trong các bài học phép tính với số thập phân. Với việc được làm quen với số thập phân học sinh dễ dàng giải quyết được các phép tính chia có dư, từ đó giúp các em áp dụng vào các bài toán thực tiễn trong cuộc sống. Việc không thực hiện được, thực hiện sai phép tính chia số thập phân sẽ dẫn đến giải các bài toán có lời văn không chính xác. Từ thực tế của việc thực hiện phép tính chia số thập phân của học sinh trường Tiểu học Phạm Hùng nói chung và lớp tôi đã giảng dạy nói riêng, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện được phép chia số thập phân.
 2. Cơ sở thực tiễn: 
 2.1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu: Qua nhiều năm giảng dạy, kết hợp với việc điều tra khảo sát thực tế của 2 lớp chúng tôi cho thấy: Khi học về phép chia các số thập phân, học sinh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và thường mắc phải những sai lầm do những nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
 - Kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên còn chậm và sai nhiều.
 - Chưa có kĩ năng ước lượng thương trong phép chia.
 - Khi chia còn để số dư lớn hơn hoặc bằng số chia.
 - Khi hạ một chữ số tiếp theo ở số bị chia vào thực hiện phép chia mà vẫn chưa chia được các em cũng không viết 0 vào thương.
 - Khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân của số bị chia vào thực hiện phép chia nhưng không viết dấu phẩy vào bên phải thương (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên).
 - Khi viết thêm 0 vào bên phải số dư để tiếp tục thực hiện phép chia nhưng không viết dấu phẩy vào thương (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân).
 - Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sai (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số thập phân).
 - Nhầm lẫn giữa các trường hợp: chia nhẩm một số thập phân cho 10 ; 100; 1000, ... hoặc cho 0,1; 0,01; 0,001; . . . thường nhầm với nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ... hoặc với 0,1; 0,01; 0,001; . . .
 - Nhiều em chưa có ý thức trong việc tự học trên lớp cũng như ở nhà, do đó vẫn còn tình trạng học trước quên sau không ghi nhớ kiến thức cũ dẫn đến tình trạng hổng kiến thức cơ bản ngay từ ở các lớp dưới nên việc tiếp thu kiến thức số thập phân lúng túng, khó khăn.
 - Trong phép chia số thập phân có nhiều dạng như: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, , chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm đợc là một số thập phân, chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân. Do có nhiều dạng nên gây khó khăn trong việc tiếp thu, các em hay nhầm lẫn giữa các dạng; chia có nhiều chữ số tuy nhiên khả năng ước lượng thương chưa tốt dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
2.2. Sự cần thiết của sáng kiến:
- Giúp HS nắm vững chắc có hệ thống những kiến thức, kĩ năng về chia các số thập phân.
 - Giúp học sinh nắm được phương pháp học tốt, phát triển hứng thú học tập, phát triển các năng lực và phẩm chất, trí tuệ của học sinh.
 - Giúp học sinh biết cách học, học có kết quả sẽ làm cho học sinh ham học, dần dần xây dựng và phát triển hứng thú học tập cho các em.
 - Góp phần xây dựng một số phẩm chất, tính cách của người lao động mới như: Tính cẩn thận, chính xác, kiên nhẫn, vượt khó, trung thực, thói quen làm việc có kế hoạch, yêu lao động, ham tìm tòi học hỏi cái mới.
3. Nội dung: Một số biện pháp rèn kĩ năng chia số thập phân cho học sinh lớp 5A, 5D Trường Tiểu học Phạm Hùng.
3.1 Hướng dẫn kĩ năng thực hành chia đối với từng dạng bài:
Trong quá trình giảng dạy chia số thập phân chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, dưới đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong việc dạy chia số thập phân.
* Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nội dung quan trọng đối với mỗi người giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Bản thân luôn cố gắng tự nâng cao công tác tự học tự rèn, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tìm tòi thêm nhiều phương pháp, hình thức dạy học tích cực mới, thường xuyên tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực qua các nguồn thông tin như: báo đài, mạng internet, Bên cạnh đó, việc tự học bồi dưỡng thường xuyên theo các mondul tiểu học cũng là hình thức tự học được bản thân rất quan tâm. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Trong giờ học giáo viên cần tránh nói nhiều và làm việc thay học sinh. Nhất là lúc chữa bài tập, cần để học sinh tự tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn và của bản thân. Kịp thời khen ngợi, động viên HS khi các em có sự tiến bộ đặc biệt là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số và học sinh có khả năng tiếp thu chậm giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong giờ dạy giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức một cách hợp lí và có hiệu quả. Sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác nhau phù hợp với từng tiết dạy, từng bài tập. 
Ví dụ: Chia nhóm đủ trình độ để học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Những bài tập có mức độ khó cho nhóm học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; Bài tập có mức độ trung bình cho nhóm học sinh còn lại. Giáo viên thường xuyên theo dõi và giúp đỡ học sinh tiếp thu chậm.
Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh (đặc biệt là những em có khả năng tiếp thu chậm) nhằm phối hợp với cha mẹ học sinh có kế hoạch giúp con em mình đạt được kết quả tốt trong học tập. 
Nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo: để bồi dưỡng, phụ đạo cho các em, bản thân đã tìm hiểu kết quả học tập theo nhận xét của giáo viên lớp 4; trên cơ sở khảo sát nắm chắc các đối tượng để từ đó bồi dưỡng những kiến thức bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới. Đặc biệt rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản bằng cách thường xuyên kiểm tra bảng cửu chương và khả năng vận dụng của các em. Chúng tôi chú ý rèn nhiều cho các em kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình Toán lớp 5.
* Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh học thuộc bảng cửu chương và nắm chắc khái niệm số thập phân
- Bảng cửu chương là một trong những phần kiến thức học sinh được làm quen từ lớp 2, việc học thuộc bảng cửu chương giúp các em tính toán một cách nhanh chóng, vận dụng giải tốt các bài toán có lời văn.
 Đa số học sinh không thực hiện được hoặc thực hiện sai phép chia số thập phân là do các em không thuộc bảng cửu chương. Do đó, trước mỗi buổi học chúng tôi thường dành ra 10 - 15 phút cho các em đọc lần lượt các bảng cửu chương. Bên cạnh đó, chúng tôi lồng ghép trong các giờ học toán các trò chơi liên quan đến bảng cửu chương giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức. Sau một thời gian thực hiện chúng tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết các em đã thuộc bảng cửu chương và đã thực hiện được các phép tính chia số thập phân tương đối tốt.
- Hướng dẫn HS nắm chắc khái niệm số thập phân
Số thập phân là một trong những kiến thức trọng tâm của chương trình toán lớp 5, việc nắm chắc kiến thức số thập phân sẽ giúp học sinh học tốt những phần sau. Khái niệm số thập phân là bài học đầu tiên của phần trọng tâm này, bài hoc giúp học sinh nắm được cấu tạo số thập phân, biết đọc, viết số thập phân.
Giúp học sinh nắm chắc bài “Khái niệm về số thập phân”, phải biết trong số thập phân: số bên trái dấu phẩy là phần nguyên, số bên phải dấu phẩy là phần thập phân.
Ví dụ: Trong số 18,256:
+ 18 là phần nguyên, 256 là phần thập phân.
+ 1 là hàng chục; 8 là hàng đơn vị; 2 là hàng phần mười; 5 là hàng phần trăm; 6 là hàng phần nghìn.
Thông qua các bài tập củng cố, khắc sâu kiến thức, trò chơi học tập, cũng như kiểm tra bài cũ, giáo viên giúp học sinh khắc sâu kiến thức về các hàng, phần số thập phân.
* Biện pháp 3: Rèn học sinh tính cẩn thận trong tính toán:
Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục do đó học sinh Tiểu học là những đối tượng cần được đặc biệt quan tâm chú ý. Ở lứa tuổi này nếu giáo viên không kịp thời uốn nắn, nhắc nhở các em sẽ dễ dàng tạo tâm lí làm bài qua loa, không chú ý đến cách trình bày, tính toán dần dần hình thành thói quen cẩu thả ở học sinh. Chính vì vậy rèn cho học sinh tính cẩn thận trong tính toán là một trong những vấn đề giáo viêc cần đặc biệt quan tâm. 
Khi dạy chia số thập phân giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách đặt tính và cách đặt dấu phẩy ở kết quả ngay từ những bài học đàu tiên. Giáo viên có thể luyện cho học sinh bằng nhiều cách: Trước hết GV đặt tính cho học sinh tính, sau đó giáo viên cho phép tính rồi học sinh tự đặt tính và tính, cuối cùng cho các em nhiều phép tính đã đặt có kết quả nhưng trong đó có bài đúng, bài sai, yêu cầu học sinh điền đúng sai vào ô trống sau mỗi phép tính. Đồng thời học sinh phải chỉ ra được nguyên nhân sai và tìm cách sửa lại cho đúng.
	Khi học sinh làm bài giáo viên quan sát và nhắc nhở, giúp đỡ những em còn lúng túng, những em thường hay làm bài sai. Khi làm bài kiểm tra giáo viên nhắc các em kiểm tra lại bài trước khi nộp bài. Tổ chức trò chơi thi đua làm toán nhanh, chính xác giữa các cá nhân, giữa các tổ với nhau.
* Biện pháp 4: Hướng dẫn các dạng của phép chia số thập phân
Chia số thập phân trong chương trình Toán lớp 5 gồm 5 dạng: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên; chia một số thập phân cho 10, 100, 10

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_chia_cac_so_t.doc