SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 làm tốt các bài văn miêu tả

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 làm tốt các bài văn miêu tả

Môn Tiếng Việt là môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( đọc, viết, nghe, nói ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của mọi lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

 Trong chương trình Tiểu học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ đề đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài kể chuyện, miêu tả, làm biên bản, góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh nhân hoá khi miêu tả cảnh, tả người, miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật; nhờ huy động vốn sống, huy động trí tưởng tượng để xây dựng cốt truyện.Khi học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình.Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng đến cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật trong văn miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người và vật. Các bài luyện tập, làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động, viết thư, trao đổi với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng.Những cơ hội đó làm cho tình yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và vật xung quanh của trẻ nảy nở; tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú.Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.

Để học sinh viết được bài văn đúng và hay, biết cách dùng từ ngữ, sắp xếp từ phù hợp diễn tả chính xác, sinh động hồn nhiên, thông qua bài văn học sinh rèn được cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sự sáng tạo, mỗi học sinh thể hiện được nét riêng độc đáo của mình. Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên phải trăn trở. Chính vì lý do trên, tôi đã chọn viết: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 làm tốt các bài văn miêu tả”.

 

doc 20 trang thuychi01 6523
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 làm tốt các bài văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT CÁC BÀI VĂN MIÊU TẢ
 Người thực hiện: Lê Thị Hà
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
 SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Số TT
Nội dung
Trang
1
1.1
1.2
1.3.
1.4
1.5
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4
3
MỞ ĐẦU: 
Lí do chọn đề tài:
Mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Một số kinh nghiệm đã sử dụng để giúp học sinh học tốt văn miêu tả
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
Kết luận.
Kiến nghị.
 3
3
3
3
3
4
4
4
7
19
20
1. MỞ ĐẦU
	1.1 Lí do chọn đề tài. 
	Môn Tiếng Việt là môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( đọc, viết, nghe, nói ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của mọi lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. 
	Trong chương trình Tiểu học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ đề đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài kể chuyện, miêu tả, làm biên bản,góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh nhân hoá khi miêu tả cảnh, tả người, miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật; nhờ huy động vốn sống, huy động trí tưởng tượng để xây dựng cốt truyện.Khi học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình.Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng đến cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật trong văn miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người và vật. Các bài luyện tập, làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động, viết thư, trao đổi với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức,cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng.Những cơ hội đó làm cho tình yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và vật xung quanh của trẻ nảy nở; tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú.Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Để học sinh viết được bài văn đúng và hay, biết cách dùng từ ngữ, sắp xếp từ phù hợp diễn tả chính xác, sinh động hồn nhiên, thông qua bài văn học sinh rèn được cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sự sáng tạo, mỗi học sinh thể hiện được nét riêng độc đáo của mình. Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên phải trăn trở. Chính vì lý do trên, tôi đã chọn viết: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 làm tốt các bài văn miêu tả”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu. 
	- Với đề tài này mục đích nghiên cứu chính là: Rèn cho học sinh có kĩ năng làm văn về thể loại văn miêu tả trong chương trình Tiểu học.
	- Học sinh viết được bài văn miêu tả đúng đối tượng, bài văn giàu hình ảnh, có cảm xúc và nêu được tình cảm của mình với đối tượng đang tả.
	1.3 Đối tượng nghiên cứu.
	- Phân môn tập làm văn, thể loại văn miêu tả trong chương trình lớp 5.
	- Đối tượng học sinh lớp 5.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trước thực trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: phải làm gì? Làm như thế nào? để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là: 
	Phương pháp đọc tài liệu, phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng và phương pháp tổng quát.Ở đây phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra từng giai đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước, với kết quả năm trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm.
	 - Phương pháp đọc tài liệu, tổng hợp hệ thống kiến thức trong chương trình.
	- Phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra học sinh lớp 5I năm học: 2018- 2019 trường TH Nguyễn Văn Trỗi.
	 - Phương pháp đối chứng, xử lí số liệu với 40 học sinh lớp 5I.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn.
	Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ- câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
	Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
	Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
	Văn miêu tả được đưa vào chương trình Tiểu học từ lớp 2. Khi tập quan sát trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Tại sao lại cần thiết cho các em học sinh học văn nhất là văn miêu tả? Có thể vì nhiều lí do:
	Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ ( ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính...); góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và sự quan tâm của các em đến thế giới thiên nhiên xung quanh, từ đó góp phần giáo dục thẫm mĩ, lòng yêu cái đẹp.
	Học văn miêu tả học sinh có thêm điều kiện tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên với xã hội, khêu gợi được tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng đẹp đẽ.
	Đó là cơ sở vô cùng quý giá để chúng ta thực hiện dạy học văn một cách nhẹ nhàng, đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách hồn nhiên mà đạt hiệu quả cao.
	2. 2. Thực trạng dạy văn miêu tả trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Phân môn tập làm văn với nội dung, kiến thức rất hợp lý với trình độ của lứa tuổi học sinh, nhiều bài mang tính giáo dục rất cụ thể, gần gũi với học sinh, mạch kiến thức là một chuỗi tích hợp theo từng chủ điểm hay trong toàn bộ chương trình Tập làm văn lớp 5, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Song đối với học sinh Tiểu học nói chung, với học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nói riêng việc học tập làm văn ở các em còn rất nhiều hạn chế. Việc chuyển tải những kiến thức một cách dễ hiểu nhất đến với học sinh là một điều trăn trở lớn của người giáo viên: Phải biết đưa ra “lưu lượng” kiến thức đúng, hợp lý để làm sao vận dụng các hình thức dạy học, các phương pháp dạy học hợp lý, có hiệu quả cao nhất, làm sao cho học sinh nắm chắc kiến thức phần lý thuyết, từ đó mới luyện tập, thực hành tốt tức là chuyển từ nhận thức sang hành động. Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn viết được những bài văn sinh động ? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
 Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
	Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học
Năm học 2018-2019, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 5I có 40 học sinh Sau đợt khảo sát chất lượng đầu năm tôi tổng hợp được kết quả bài làm như sau: 
Nhận xét về bài văn tả quang cảnh trường em
Số lượng
Tỉ lệ
Học sinh biết làm bài văn hay, có sự sáng tạo diễn tả sinh động, hồn nhiên.
5 em.
12,5%
 Học sinh biết cách làm bài văn, biết cách sắp xếp các ý đã quan sát được theo một trình tự nhất định, dùng từ ngữ, phù hợp diễn tả khá chính xác.
18 em.
 45%
 Học sinh đã làm bài văn theo bố cục ba phần nhưng diễn tả chưa hay sa vào kể, liệt kê lại những điều quan sát được... 
14 em.
 35%
Học sinh viết câu không đủ ý nội dung bài viết lan man, lủng củng. 
3 em.
 7,5%
	- Qua thực tế tìm hiểu ở lớp tôi chủ nhiệm cũng như thực trạng của học sinh lớp 5 những năm học trước nữa, tôi nhận thấy: bên cạnh một số học sinh viết văn biết diễn đạt và trình bày rõ ràng, mạch lạc, có những câu văn hay, giàu hình ảnh thì còn nhiều học sinh chỉ viết văn theo kiểu liệt kê các ý hiểu được. Các em cảm thấy lo lắng trước một đề bài tập làm văn. Vì thế khi làm văn có em đã học thuộc lòng hàng loạt những bài văn mẫu để đối phó với các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và hậu quả diễn ra là học sinh phải học thuộc lòng, một cách máy móc hay có một số em không biết diễn đạt đủ ý cần thiết cho một bài tập làm văn mà đã trình bày bài lan man không đi đúng trọng tâm của đề.
	Sở dĩ có thực trạng như vậy là do nhiều nguyên nhân:
	+ Nguyên nhân thứ 1: Việc tìm hiểu đề xác định nội dung và yêu cầu trọng tâm của đề bài chưa sát.
	Ví dụ: Đề bài: “Tả một người mà em thường gặp cô giáo (thầy giáo) hoặc người hàng xóm,  đang làm việc”.
	Với đề bài trên do các em chưa xác định đúng yêu cầu trọng tâm nên một số em chỉ tả hình dáng của một người mà không tả người đó đang làm một việc cụ thể hoặc chưa phối hợp tả hình dáng, tính tình hoạt động của người.
	+ Nguyên nhân thứ 2: Các em chưa chú ý đến việc quan sát đối tượng miêu tả để tả được các đặc điểm bên ngoài, một hiện tượng thiên nhiên  hay sự thay đổi của cảnh phụ thuộc vào thời gian không gian.
	Ví dụ: Đề bài: “ Tả một cây hoa đang nở hay một cảnh đẹp quê hương”.
 Nếu các em không ra ngoài quan sát sự vật hiện tượng một cây đang nở hoa, một cảnh đẹp quê hương đang thay đổi theo sắc mây trời mà chỉ ngồi trong lớp học hồi tưởng về các đối tượng miêu tả thì lấy đâu ra hiểu biết về cây hoa, lấy đâu ra cảm xúc sáng tạo để viết văn.
	+ Nguyên nhân thứ 3: Một số em không có thói quen lập dàn ý trước khi làm, hoặc làm văn phụ thuộc vào dàn ý chung, gợi ý của sách giáo khoa mà không biết lập dàn ý chi tiết để làm bài văn. 
 	+ Nguyên nhân thứ 4: Do vốn từ của một số em hạn chế nên làm bài còn khô khan, thiếu cảm xúc, dùng từ tối nghĩa, dùng sai từ. Còn thiên về liệt kê hết sự việc này đến sự việc khác, hết chi tiết này đến chi tiết khác. Việc sắp xếp các chi tiết quan sát được không theo một trật tự thời gian không gian hay trên dưới, trước sau, câu văn 
diễn đạt không rõ ý định nói gì, kể gì, thậm trí câu sau làm câu trước mất nghĩa, và khả năng sử dụng biện pháp tu từ vào viết văn còn hạn chế. 
	+ Nguyên nhân thứ 5: Do trình độ các em không đồng đều việc tạo điều kiện giúp đỡ các em học chậm chưa kịp thời nên chưa khơi dậy được sự hứng thú học tập của các em.
	2. 3. Một số kinh nghiệm giúp các em làm tốt văn miêu tả.
	2.3.1 Tìm hiểu về văn miêu tả: 
	Trước tiên ta phải tìm hiểu thế nào là văn miêu tả? Làm một bài văn miêu tả phải theo mấy bước? Cho học sinh biết miêu tả là viết ra, dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người .
	Việc dùng ngôn ngữ để làm công việc miêu tả tức là “làm văn”
“Khi làm văn miêu tả, cần đạt những yêu cầu sau :
	+ Cụ thể hóa sự vật: Tả Ai? Tả cái gì?(tả cái cặp thì người đọc sẽ hình dung được đây là cái cặp chứ không phải là cái bao hoặc cái túi đựng đồ vật). 
	+ Cá biệt hóa sự vật: Miêu tả như thế nào? (tả cái cặp thì người đọc sẽ hình dung được: đây là cái cặp của em chứ không phải là cái cặp chung chung nào đó).
	+ Mục đích hóa sự vật: Tả với tình cảm, tư tưởng, thái độ ra sao? (tình cảm yêu thích, quý mến)
Các bước làm một bài văn miêu tả:
- Tìm hiểu đề.
- Quan sát xây dựng dàn ý.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 - Đọc lại bài làm.
	2.3.2 Các bước dạy tập làm văn miêu tả:
	+) Tìm hiểu đề bài: Trong quá trình tìm hiểu đề cần hướng dẫn cho học sinh:
	+ Đọc đề bài: Học sinh đọc kỹ đề bài để có cái nhìn tổng quát, chú ý không bỏ sót một chi tiết nào để tránh hiểu sai đề.
	+ Phân tích đề: Biết kết cấu một đề bài miêu tả gồm hai phần: 
- Thể loại bài văn: Phần này thường thể hiện ngay sau từ “hãy”.
- Đối tượng miêu tả: phần này thường được đặt ngay sau từ “tả”
+ Giới hạn miêu tả: Thường thì đối tượng miêu tả bị giới hạn bởi không gian thời gian, địa điểm. Tùy theo đề bài và phần giới hạn đối tượng miêu tả có hoặc không có, có ít hoặc có nhiều.
Sau khi đọc kỹ đề bài có thể cho học sinh phân tích đề bài bằng cách:
+ Gạch hai gạch dưới từ xác định thể loại làm văn:
+ Gạch một gạch dưới các từ xác định đối tượng miêu tả.
	* Trọng tâm yêu cầu của đề ở chỗ nào? (Tả người đang làm việc thì tả hình dáng hay tính tình, hoạt động là chính?) 
	* Cần phân biệt các yêu cầu của đề:
	Ví dụ: 	a. Tả một người bạn thân của em
 	b. Bạn em đang học bài, em hãy tả bạn em lúc đó.
	Hai đề này có điểm khác nhau:
 Đề a, tả hình dáng tính tình của bạn em (trong phạm vi rộng).
 Đề b, tả hình dáng tính cách học bài của bạn em (trong phạm vi hẹp)
	Hay: Tả cánh đồng lúa chín quê em.
	Nhiều học sinh nhầm sa vào tả hoạt động gặt lúa. Cần hướng dẫn học sinh quan sát kĩ cánh đồng lúa chín có những cảnh gì? ( lúa chín vàng, bông lúa nặng trĩu, hạt lúa tròn trĩnh níu khom bông lúa). Buổi sớm nhìn thấy lúa chín vàng tươi, nắng trưa nhìn đồng lúa vàng xuộm.
	* Qua quá trình phân tích, tôi đã giúp học sinh xác định trọng tâm yêu cầu của đề bài, giúp các em có định hướng trong việc quan sát và viết thành dàn ý.
	+) Xây dùng dàn ý:
Nói đến “cảnh” ta phải nghĩ tới thiên nhiên như núi sông, mây gió, trăng sao, dông bão, mưa nắng, một bãi biển khi mặt trời lên, một cánh đồng trong buổi hoàng hôn, một khu rừng giữa đêm trăng  cảnh có thể là một khu vực gồm các vật thể thiên nhiên lẫn vật thể do người tạo ra như: một bãi tắm ven biển thì ngoài bãi cát, sóng nước, mây trời còn có những con đường, nhà hàng, nhà nghỉ.
Trong cảnh có thể có người và vật nhưng người và vật chỉ là phần phụ, được điểm xuyết thêm vào chứ không phải là đối tượng chính để miêu tả. Vì vậy để giúp cho học sinh miêu tả một cách sinh động mới mẻ, giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tiếp xúc trực tiếp đối tượng miêu tả.
VD: Cảnh một ngôi trường thì có các lớp học, khu vực hành chính, sân trường, vườn trường, khu tập thể dục thể thao Tất cả thường được bao bọc bởi những bức tường hay hàng rào và có cổng trường để ra vào. Vượt ra ngoài phạm vi đó sẽ không còn là cảnh trường nữa. Mỗi cảnh gắn liền với một thời gian nhất định như sáng sớm, trưa hay chiều tối Thời gian đi liền với ánh sáng, thời tiết, hoạt động của người và vật Làm cho cảnh có những nét riêng biệt.
Sau khi xác định đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian và thời gian cụ thể, các em cần xác định vị trí để quan sát. Việc quan sát có thể ở một vị trí cố định, có thể ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có một vị trí chủ yếu.
Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên hướng dẫn các em có cái nhìn bao quát toàn cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát. 
Khi quan sát, ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, da cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa. Khi tả, ta phải xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, tả từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong Một phần tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi cảnh. 
Mỗi bộ phận của cảnh chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời phải xác định đâu là cảnh chủ yếu để tập trung miêu tả. Nếu tả riêng một đồ vật, con vật, một người nào đó hướng các em cần tả tỉ mỉ về đối tượng còn khi tả cảnh, vì cảnh thường bao gồm nhiều thứ nên ta càng cần chọn những nét tiêu biểu nhất. Có thể tả người và vật trong cảnh nhưng việc tả đó phải góp phần bộc lộ một điều gì đó của cảnh làm cho cảnh nổi hơn đẹp hơn.
Mỗi cảnh lại gắn với đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, cây cỏ, hoa tráicủa từng vùng. Khi tả, ta phải làm toát lên màu sắc riêng biệt đó.
	Tóm lại: Khi quan sát HS cần phải tìm ra những nét chính “nét trọng tâm” của đối tượng, sẵn sàng bỏ đi những nét thừa làm cho bài văn xa, lạc ý chính.
Học sinh có năng khiếu cần phải tìm được những nét tiêu biểu, đặc sắc, độc đáo của đối tượng, phải bộc lộ được cảm xúc, yêu quý, hứng thú, say mê của mình trước đối tượng quan sát.
Một điều các em cần ghi nhớ là khi tả thường cảnh luôn luôn gắn với tình người. Thi hào Nguyễn Du đã nêu một nhận xét rất sâu sắc: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Đúng vậy, cảnh vật mang theo trong nó cuộc sống riêng với những dặc điểm riêng. Nhưng con người cảm nhận cảnh như thế nào sẽ đem đến cho cảnh những tình cảm như thế. Đấy là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẽ trơ chọi, thiếu sức sống. Vận dụng những điều đã quan sát đựơc làm dàn bài chung và dàn bài chi tiết cho từng đề bài cụ thể:
-Theo phương pháp lập dàn bài thì ta chia ra hai loại dàn bài:
- Dàn bài chung gồm: Những ý chính - những ý phụ
- Dàn bài chi tiết gồm: Những ý chính + các chi tiết của ý chính 
 Những ý phụ + các chi tiết của ý phụ.
- Học sinh có thể diễn đạt dàn bài chi tiết bằng câu văn hoàn chỉnh hoặc bằng những từ tóm tắt ngắn gọn. 
	VD: Đề bài : Em hãy tả ngôi trường thân yêu của em.
Dàn bài chung
I/ Mở bài.
-Giới thiệu cảnh định tả.
 -Ở đâu?
II/Thân bài
1/ Tả bao quát: toàn cảnh 
 Vị trí 
- Đặc điểm(tùy cảnh vật)
+Hình dạng
+Kích thước 
+Vật liệu 
+Màu sắc 
2/ Tả chi tiết (tả các bộ phận)
- Cảnh sân chơi
+ Sân.
+ Cột cờ.
+ Cây cảnh.
Cảnh các lớp học.
+Dãy phòng học.
+Hàng hiên.
+Trong phòng(bàn, ghế, bảng)
Cảnh khu vực văn phòng.
- Phòng ban giám hiệu.
- Phòng giáo viên.
- Phong thư viện.
- Phòng đội.
III/ Kết luận
Nêu cảm nghĩ (ích lợi, giữ gìn, tình cảm)
Dàn bài chi tiết
I/ Mở bài 
-Giới thiệu cảnh vật: quang cảnh trường em ở đâu? Nằm trên con đường nào, phố nào?
II/ Thân bài.
 1. Tả bao quát (toàn cảnh)
 Vị trí: Từ đường lớn đi vào nằm phía bên tay phải sát lề đường tấm biển lớn ghi tên: Trường tiểu học  nền đỏ chữ vàng. 
Đặc điểm(tùy cảnh vật)
+Hình dạng: Khuôn viên hình chữ nhật,nhìn xa nho nhỏ. Đến gần,vào bên trongtrường mới thấy vẻ khang trang
+Kích thước: Cao, rộng, dài
+Mái lợp ngói đỏ tươi, tường gạch quét vôi.
+Màu sắc: Tường quét vôi màu vàng, cửa sơn màu trắng.
2/ Tả chi tiết (tả các bộ phận)
Trình tự không gian tùy theo vị trí quan sát.
Cảnh sân chơi:
+Sân: rộng rãi, sạch sẽ.
+Cột cờ: ở giữa sân, cao vút, trên đỉnh có lá cờ đỏ sao vàng.
+Cây cảnh: đủ loại: mi mô da,sibồn hoa tròn xinh xắn bằng xi măng, vừa đẹp vừa dùng làm chỗ ngồi cho học sinh giờ ra chơi.
Cảnh các lớp học: Nổi bật nhất là các lớp học nối với nhau thành hình chữ U. Lớp nào cũng được xây dựng, sơn, trang trí cùng một kiểu giống nhau.
+Dãy phòng học: được chia nhiều phòng từ khối 1-5.
+Hàng hiên: rộng rãi, sáng sủa.
+Bàn ghế kê thành 3 dãy, tấm bảng phân đen chiếm phân n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_lam_tot_cac_bai.doc