SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học có hiệu quả các tiết ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ Văn 9

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học có hiệu quả các tiết ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ Văn 9

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Để phát huy được tính tích cực của học sinh, cần tạo điều kin để các em được suy nghĩ, làm việc và thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận,.trong quá trình học tập để tự chiếm lĩnh tri thức.

Trên thực tế nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng đổi mới cho thấy sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Việc sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) là một cách học giúp học sinh phát huy tối đa năng lực tư duy logic của học sinh, giúp các em có thể chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh, sâu sắc nhất, tự ý thức nhất. Đây là một phương pháp học tập tích cực, giúp cho cả người học và người dạy giảm tải được cách ghi nhớ máy móc mà thiên về suy nghĩ chiều sâu của trí óc, cách học này lưu giữ kiến thức được lâu hơn.

Thông thường chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian . và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề. Còn sơ đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ rang, có nhiều màu sắc hấp dẫn.

 

doc 21 trang thuychi01 11911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học có hiệu quả các tiết ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
1
1. Lí do chọn đề tài 
1
2. Mục đích nghiên cứu 
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu 
3
II. NỘI DUNG : 
4
1. Cơ sở lí luận 	
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
17
1. Kết luận 
17
2. Kiến nghị 
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Lý do khách quan 
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Để phát huy được tính tích cực của học sinh, cần tạo điều kin để các em được suy nghĩ, làm việc và thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận,....trong quá trình học tập để tự chiếm lĩnh tri thức.
Trên thực tế nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng đổi mới cho thấy sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Việc sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) là một cách học giúp học sinh phát huy tối đa năng lực tư duy logic của học sinh, giúp các em có thể chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh, sâu sắc nhất, tự ý thức nhất. Đây là một phương pháp học tập tích cực, giúp cho cả người học và người dạy giảm tải được cách ghi nhớ máy móc mà thiên về suy nghĩ chiều sâu của trí óc, cách học này lưu giữ kiến thức được lâu hơn.
Thông thường chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian ... và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề. Còn sơ đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ rang, có nhiều màu sắc hấp dẫn.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng SĐTD. Đề tài này sẽ đưa ra một số gợi ý giúp giáo viên sử dụng SĐTD vào dạy học các bài ôn tập tiếng việt, tổng kết văn bản trong bộ môn Ngữ văn 9 để giải quyết khó khăn trên.
1.2.Lý do chủ quan
Việc học văn trong nhà trường hiện nay là một vấn đề vô cùng bức thiết. Các em dường như không thiết tha lắm với việc học bộ môn này. Về mặt khách quan cho thấy, học các bộ môn xã hội khi tốt nghiệp THPT, thi đại học các em khó chọn trường, đồng thời khi ra trường thì rất khó xin việc. Về mặt chủ quan chúng ta cũng nhận thấy rằng các em ngại học văn vì phải đọc nhiều, viết nhiều và đôi khi câu chữ trong văn chương đa nghĩa, phức tạp khiến người học khó tiếp cận. Vì vậy, vai trò của người thầy dạy văn trong nhà trường rất quan trọng. Người thầy phải truyền được niềm say mê học văn cho học sinh khiến mỗi giờ học văn là mỗi giờ các em được trải nghiệm mình, được học tập chiếm lĩnh tri thức, được sáng tạo.... Nhưng một thực tế cho thấy, không phải ở giờ học văn nào, học sinh cũng được đón nhận lòng yêu nghề, nhiệt huyết với bài dạy và cách khai thác kiến thức bài học đúng đắn của thầy cô. Có những giờ văn, giáo viên dạy còn nặng nề về lí thuyết, áp đặt kiến thức hoặc truyền đạt nội dung văn bản mờ nhạt. Giáo viên chưa thực sự sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh là trung tâm, hướng dẫn cho các em tự chiếm lĩnh tri thức bằng các kĩ thuật, phương pháp dạy học mang tính chất phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn ở THCS, bản thân tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Thấm thía được những trở ngại trên của việc dạy văn trong nhà trường phổ thông, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này, tôi cảm thấy rất trăn trở và quyết tâm tìm ra phương pháp dạy học văn, tạo sự hứng thú, lòng say mê học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, tôi mạnh dạn áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào bài học để phát huy tối đa hoạt động tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn văn ở từng khối lớp do mình đảm nhận. Một trong những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới tích cực hiện nay mà tôi nhận thấy rất bổ ích, lí thú đó là sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD).
Nhìn chung, đây là một trong những phương pháp dạy học kích thích được sự sáng tạo, sự hứng thú cho người học. Các em sẽ có cơ hội để phát huy tư duy độc lập sáng tạo của mình trong việc hình thành kiến thức bài học hoặc tổng kết, khái quát kiến thức của một bài học, một chương, hệ thống một chủ đề. Thực hiện thành công phương pháp dạy học theo hướng đổi mới tích cực này, tôi thiết nghĩ học sinh sẽ có hứng thú khi học bộ môn Ngữ Văn, nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn này trong nhà trường THCS.
Đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học có hiệu quả các tiết ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ Văn 9” là quá trình thực nghiệm thành công phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, tích cực để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học của cá nhân tôi.Tuy nhiên trong phạm vi hạn hẹp dung lượng của đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin được chia sẻ với đồng nghiệp về việc sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả trong một số tiết ôn tập, khái quát của chương trình Ngữ văn lớp 9. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
Đối với các tiết ôn tập Ngữ văn 9, lượng kiến thức nhiều khó nắm bắt. Vì vậy nếu vận dụng SĐTD sẽ xác đinh được kiến thức trọng tâm, ôn tập và ghi nhớ nhanh hơn, thấy rõ mối quan hệ tương hỗ giữa các ý, các phần trong bài học 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Khi tiến hành đề tài tôi đã dựa trên tình hình giảng dạy và học tập thực tế của giáo viên và học sinh trong nhà trường THCS Nhữ Bá Sỹ huyện Hoằng Hóa. Từ đó, đưa ra những cách thức, phương pháp về vấn đề hướng dẫn cho đối tượng học sinh đại trà nắm vững kiến thức cơ bản một cách chắc chắn, dễ hiểu, dễ nhớ và không còn cảm giác “sợ” đối với bộ môn Ngữ văn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 	- Phương pháp tra cứu tài liệu 
 	- Phương pháp so sánh, đối chiếu
 	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
 	- Phương pháp tổng hợp.
 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Sơ đồ tư duy (SĐTD) còn gọi là lược đồ tư duy. Đây là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể trình bày nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy sử dụng SĐTD giúp học sinh huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh trực tiếp vẽ SĐTD vừa lôi cuốn, hấp dẫn các em, đồng thời còn phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, lại vừa phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của các em trong học tập, không rập khuôn một cách máy móc như khi lập các bảng biểu, sơ đồ, vì các em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để phát triển ý tưởng riêng của mình. Vì thế, tạo một không khí sôi nổi, hào hứng, say mê cho học sinh trong học tập. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang triển khai thực hiện.
Qua trên, chúng ta nhận thấy rằng việc sử dụng SĐTD vào quá trình dạy học là một điều cần thiết và bổ ích. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng SĐTD. Đề tài này tôi xin được chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp và mạnh dạn bày tỏ một vài kinh nghiệm nhỏ về việc sử dụng SĐTD có hiệu quả cao trong dạy các bài ôn tập, tổng kết kiến thức của các bài học trong chương trình Ngữ văn 9.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Một thực tế cho thấy, sơ đồ tư duy (SĐTD) là hình thức giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực. Bởi vì, hiện nay tình trạng học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ văn hoặc ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Điều này xuất hiện nhiều ở các cấp học tại các trường phổ thông trong cả nước. Bên cạnh đó, một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích học tập chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thồng kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào bài học sau. Hoặc để tự mình chiếm lĩnh tri thức thì các em còn tỏ ra rất lúng túng. Do đó, việc sử dụng thành thạo SĐTD trong dạy học, sẽ giúp học sinh có được phương pháp học tập tích cực, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Bởi vì, SĐTD giúp học sinh huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh vẽ SĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, các em được tự do chọn màu sắc ( xanh, đỏ, tím, vàng), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong..), các em tự sáng tạo trong quá trình thiết lập mô hình để trình bày kiến thức bài học nên trên mỗi SĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và SĐTD do các em tự thiết kế nên các em sẽ yêu quý, trân trọng sản phẩm trí tuệ của mình. 
Trong quá trình dạy học các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình Ngữ văn 9 rất cần đến việc sử dụng SĐTD, vì đây là chương trình cuối cấp học THCS. Hầu hết các bài ôn tập, tổng kết đều có tính chất khái quát lại cả một hệ thống chương trình, đơn vị kiến thức của các phân môn: Văn bản, Tiếng việt, Tập làm văn của các lớp 6,7,8 và lớp 9. Trong các tiết học này, giáo viên hướng dẫn tốt cho học sinh học bài theo phương pháp vẽ SĐTD để ôn tập, tổng kết kiến thức thì hiệu quả dạy học sẽ rất tốt. Vì đây là một phương pháp học tập tích cực, giúp cho cả người học và người dạy giảm tải được cách ghi nhớ máy móc mà thiên về suy nghĩ chiều sâu của trí óc, cách học này lưu giữ kiến thức được lâu hơn. Đồng thời học sinh sẽ tự giác, tích cực hoạt động để tự ôn tập, nắm vững kiến thức đã học, nhờ đó mà việc chiếm lĩnh và lưu giữ kiến thức bài học sẽ được lâu hơn. Hơn thế nữa,các tiết ôn tập trong chương trình Ngữ văn 9 có những bài phân phối chương trình chỉ cho thời lượng là một tiết kiến thức thì quá nhiều (ví dụ: tiết 129: Ôn tập thơ), vì vậy nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh ôn tập trước và soạn bài kĩ lưỡng bài ở nhà thì tiết học sẽ không thành công. Ở các tiết học như thế, việc vận dụng SĐTD vào quá trình dạy học là một phương pháp dạy học đạt được kết quả khả quan nhất.
Khi dạy học các tiết tổng kết, ôn tập trong chương trình ngữ văn 9 ở các lớp tại Trường THCS Nhữ Bá Sỹ bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều tiết dạy theo phương pháp truyền thống giáo viên không thể truyền tải được tất cả các đơn vị kiến thức bài học (rơi vào tình trạng cháy giáo án). Còn đối với học sinh, vì dung lượng kiến thức của bài ôn tập, tổng kết nhiều mà việc xâu chuỗi lô gíc các bài học trước đó ở các phân môn Ngữ văn (tiếng Việt, Văn bản, Tập làm văn) ở các em rất hạn chế. Thông thường các em học bài nào biết bài ấy, việc lưu giữ kiến thức không bền cho nên đến bài học ôn tập, tổng kết một phần, một chương hay một chủ đềcác em thường sử dụng tài liệu để chép. Do đó đến lớp, các em rơi vào tình trạng tiếp thu bài học một cách thụ động, học đối phó, không nắm vững được nội dung kiến thức bài học. Như vậy, hiệu quả dạy học sẽ không cao; đồng thời không thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay.
Qua những cơ sở thực tế trên, bản thân tôi nhận thức rằng việc vận dụng SĐTD vào trong quá trình dạy học là một trong những phương pháp phát huy tối ưu vai trò của người học để chiếm lĩnh tri thức theo một trình tự tư duy lô gíc, phát triển trí thông minh, khả năng sáng tạo đặc biệt là trong các tiết học ôn tập, tổng kết. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1.Các giải pháp thực hiện:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành một số giải pháp như sau:
Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ vai trò, tác dụng, tiện ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn. 
Giáo viên giúp học sinh nhận thức được sự khác nhau giữa tư duy truyền thống và tư duy bằng sơ đồ.
1.3 Giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác thiết kế sơ đồ tư duy và những điều cần tránh khi vẽ SĐTD.
1.4 Một số tiết ôn tập, tổng kết trong chương trình ngữ văn 9 sử dụng sơ đồ tư duy vào quá trình đạt hiệu quả.
3.2.Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở bốn giải pháp mà tôi đã đưa ra ở phần I, tôi sẽ tiến hành các biện pháp tổ chức cụ thể sau: 
Biện pháp tổ chức 1: Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ vai trò, tác dụng, tiện ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn. 
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức. SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy sử dụng SĐTD giúp học sinh huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh trực tiếp vẽ SĐTD vừa lôi cuốn, hấp dẫn các em, đồng thời còn phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, vừa phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của các em trong học tập, không rập khuôn một cách máy móc như khi lập các bảng biểu, sơ đồ, vì các em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để phát triển ý tưởng riêng của mình.
SĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Do đó, chúng ta có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học. Từ khâu kiểm tra bài cũ, đến khâu dạy học kiến thức mới, hay khâu củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, rồi ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì, kể cả việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút. 
Sơ đồ tư duy, một công cụ có tính khả thi cao. Ta có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung. Bởi vì ta có thể thiết kế Sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ, bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu, tẩyhoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm Sơ đồ tư duy (Mind Map). Với những trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất như Máy chiếu Projecto, phòng máy vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử dụng phần mềm (Mind Map) để phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin.
Rèn kuyện cho các em có thói quen và kĩ năng sử dụng thành thạo SĐTD trong quá trình dạy học sẽ gúp học sinh có được phương pháp học tốt, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Biện pháp tổ chức thực hiện 2: Giáo viên giúp học sinh nhận thức được sự khác nhau giữa tư duy truyền thống và tư duy bằng sơ đồ:
Trong quá trình dạy học sinh vẽ SĐTD cho các bài học ôn tập, tổng kết; giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu được sự khác nhau giữa tư duy truyền thống và tư duy bằng sơ đồ, qua đó các em sẽ thấy được những tiện lợi khi sử dụng SĐTD trong học tập để chiếm lĩnh tri thức. Cụ thể:
STT
Cách biểu hiện
Tư duy truyền thống
Tư duy bằng sơ đồ
1
Đường nét
Thẳng
Nhiều loại
2
Màu sắc
Không
Có
3
Ngôn ngữ
Nhiều
Chắt lọc (từ khoá)
4
Hình ảnh
Không
Có
5
Không gian (định hướng phát triển)
Đơn hướng
Đa hướng
Biện pháp tổ chức thực hiện 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác thiết kế sơ đồ tư duy và những điều cần tránh khi vẽ SĐTD:
a.Các thao tác thiết kế SĐTD:
Để có thể sử dụng tốt và phát huy một cách có hiệu quả SĐTD trong quá trình dạy học, trước hết, chúng ta cần cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, để chí ít các em có cái nhìn khái quát về nó (tiếp xúc nó, hiểu nó, rồi nhìn theo bản vẽ để tập vẽ theo nó). Đây là bước chuẩn bị hết sức quan trọng, vì các em chưa hình dung được SĐTD của bài học trong đầu mình cũng như chưa biết cách thức, phương pháp vẽ. Chúng ta cần dành thời gian hợp lý cho các em làm quen với SĐTD, theo cách sau đây:
Để tiết kiệm thời gian, giáo viên nên chọn thời gian thuận lợi ngay từ đầu năm học tổ chức một buổi ngoại khóa “Làm quen với Sơ đồ tư duy” (vào tiết sinh hoạt lớp) để giới thiệu, cho các em làm quen và hướng dẫn cách vẽ SĐTD cho các em (đây cũng là một bước tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn các em tiếp cận với một phương pháp, kĩ thuật dạy học mới). Để buổi ngoại khóa thành công, giáo viên cần chuẩn bị tốt các nội dung sau:
+ Về phía học sinh, giáo viên cần nhắc nhở các em mang theo đầy đủ các dụng cụ: giấy vở, bìa lịch cũ, bìa cứng, bút chì, hộp màu, tẩy,...
+ Về phía giáo viên, cần chuẩn bị trước: phòng máy, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, ... và một số SĐTD đã vẽ sẵn trên trên máy, trên giấy vở, trên bìa lịch, trên bảng phụ... Sau đó, chúng ta bắt đầu tiến hành tổ chức nội dung theo các bước sau:
Bước 1: Giúp học sinh làm quen với SĐTD:
-Trong giờ học, giáo viên giới thiệu một số SĐTD vẽ sẵn cho học sinh làm quen (Nên chọn vẽ SĐTD ở những bài đã học trong chương trình cho các em vừa tiện theo dõi, đồng thời vừa thuận lợi trong việc hệ thống hóa kiến thức, học sinh sẽ nhanh tiếp thu hơn vì các em đã học). Giáo viên giới thiệu cấu trúc SĐTD theo mạch kiến thức của bài học cho học sinh nắm, rồi hướng dẫn cách vẽ một SĐTD ( Gv đã cung cấp cho các em phương pháp vẽ SĐTD trong quá trình học tập chiếm lĩnh tri thức bài học). 
Bước 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu bản vẽ của SĐTD:
-Giáo viên chọn những SĐTD có kết cấu đơn giản cho học sinh quan sát. Sau đó, cho các em dựa vào SĐTD để thuyết trình nội dung bài học (kiến thức) được vẽ trong sơ đồ. ( Gv rèn luyện cho các em tư duy lô-gic, tư duy hệ thống và kĩ năng thuyết trình SĐTD trước đám đông ).
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tập vẽ SĐTD:
-Giáo viên đưa ra chủ đề bằng từ khóa (hoặc hình ảnh) ở trung tâm màn hình (hoặc trên bảng phụ, giấy rô ki, bìa.). Ví dụ: Tổng kết từ vựng. Cho học sinh thực hành vẽ SĐTD trên giấy hoặc bìa lịch hay bảng phụ.
-Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý để các em suy nghĩ và vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... ( GV rèn luyện kĩ năng vẽ SĐTD cho học sinh).
Ví dụ:
Bước 4: Khuyến khích học sinh trang trí SĐTD:
-Khi các em đã vẽ xong mô hình cơ bản của SĐTD, giáo viên gợi ý cho các em vẽ chèn thêm những hình ảnh cần thiết để minh họa cho nội dung của sơ đồ, gợi ý cho các em chỉnh sửa đường nét, sử dụng màu sắc để phân biệt, làm nổi bật mạng lưới các ý trong sơ đồ.(Kĩ năng hội họa - dấu ấn sáng tạo riêng của học sinh trong bản vẽ SĐTD).
Bước 5: Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện SĐTD:
-Giáo viên thu một số SĐTD các em vừa vẽ theo từng loại (Sơ đồ không triển khai đủ các ý chính, sơ đồ vẽ quá chi tiết đến vụn vặt, sơ đồ vẽ không đúng trọng tâm kiến thức, sơ đồ dùng quá nhiều hình ảnh, màu sắc lòe loẹt,... )
-Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét, góp ý chỉnh sửa, bổ sung.
-Giáo viên lắng nghe, định hướng cho các em chỉnh sửa, bổ sung.
* Lưu ý:
+ SĐTD là một sơ đồ mở. Vì vậy, giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_tu_duy_de_day_hoc_co_hieu_qua_cac_tiet_on.doc