SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học 11 - Phần B: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trường THPT Quan Hóa

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học 11 - Phần B: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trường THPT Quan Hóa

Xã hội càng phát triển, đòi hỏi những chủ nhân tương lai của đất nước phải là người toàn diện, vừa hồng, vừa chuyên[1]. Tuy nhiên hiện nay, với phương pháp giảng dạy vẫn nặng tính hàn lâm, các em HS nắm bắt kiến thức lí thuyết có thể khá, tốt, nhưng khi thực hành thì lại là điều quá mới mẻ, mơ hồ. Chắc chắn, việc chỉ được học những kiến thức lí thuyết trong sách vở sẽ dẫn đến những hậu quả như: sự nhàm chán ở HS, tình trạng HS ngại đến lớp, sa đà quán xá, tham gia các tệ nạn xã hội, khó có thể tự thân lập nghiệp trong tương lai, gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo nghề. khi đào tạo. Về lâu dài, là ảnh hưởng tới sự phồn thịnh của đất nước.

Với vị thế của Việt Nam hiện nay, chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng: cung cấp thực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ. Đặc biệt khi áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật thì một nông dân cũng có thể trở thành tỷ phú. Nhưng vấn đề đặt ra là hiện nay, HS chưa thấy được điều đó, đặc biệt các em ở miền núi, nông thôn, tuy có cơ hội để thừa kế và phát triển, nhưng việc thiếu kiến thức thực tế khiến các em thiếu tự tin vào bản thân, rất ít em lựa chọn quê hương làm nơi khởi nghiệp, mà chủ yếu vẫn là xác định làm công nhân cho các công ty điện tử, may mặc. Vì vậy, việc học tập kiến thức sinh trưởng phát triển ở động vật sẽ giúp các em biết quý trọng mồ hôi công sức của những người lao động, không lãng phí thực phẩm, có cái nhìn thực tế về ngành chăn nuôi tại địa phương, để từ đó vạch ra cho mình những hướng đi đúng đắn trong tương lai.

 Chính vì những lí do đó, tôi chọn đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học 11 - phần B: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trường THPT Quan Hóa”

 

doc 20 trang thuychi01 9151
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học 11 - Phần B: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trường THPT Quan Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, đòi hỏi những chủ nhân tương lai của đất nước phải là người toàn diện, vừa hồng, vừa chuyên[1]. Tuy nhiên hiện nay, với phương pháp giảng dạy vẫn nặng tính hàn lâm, các em HS nắm bắt kiến thức lí thuyết có thể khá, tốt, nhưng khi thực hành thì lại là điều quá mới mẻ, mơ hồ. Chắc chắn, việc chỉ được học những kiến thức lí thuyết trong sách vở sẽ dẫn đến những hậu quả như: sự nhàm chán ở HS, tình trạng HS ngại đến lớp, sa đà quán xá, tham gia các tệ nạn xã hội, khó có thể tự thân lập nghiệp trong tương lai, gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo nghề... khi đào tạo. Về lâu dài, là ảnh hưởng tới sự phồn thịnh của đất nước.
Với vị thế của Việt Nam hiện nay, chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng: cung cấp thực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ. Đặc biệt khi áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật thì một nông dân cũng có thể trở thành tỷ phú. Nhưng vấn đề đặt ra là hiện nay, HS chưa thấy được điều đó, đặc biệt các em ở miền núi, nông thôn, tuy có cơ hội để thừa kế và phát triển, nhưng việc thiếu kiến thức thực tế khiến các em thiếu tự tin vào bản thân, rất ít em lựa chọn quê hương làm nơi khởi nghiệp, mà chủ yếu vẫn là xác định làm công nhân cho các công ty điện tử, may mặc... Vì vậy, việc học tập kiến thức sinh trưởng phát triển ở động vật sẽ giúp các em biết quý trọng mồ hôi công sức của những người lao động, không lãng phí thực phẩm, có cái nhìn thực tế về ngành chăn nuôi tại địa phương, để từ đó vạch ra cho mình những hướng đi đúng đắn trong tương lai. 
 Chính vì những lí do đó, tôi chọn đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học 11 - phần B: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trường THPT Quan Hóa”	
1.2 Mục đích nghiên cứu
	Tích hợp kiến thức liên môn Sinh học, Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Tin học, Toán trong giảng dạy về Sinh trưởng phát triển ở động vật nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của người học, biết vận dụng trong thực tiễn sản xuất, phát triển kinh tế.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Tích hợp kiến thức liên môn Sinh học, Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Tin học, Toán trong giảng dạy phần “Sinh trưởng phát triển ở động vật”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
	Nghiên cứu các tài liệu kiến thức liên quan đến dạy học tích hợp và chủ đề sinh trưởng phát triển ở động vật qua sách báo, mạng, trao đổi với các chuyên gia và các giáo viên khác để xây dựng nội dung dạy học.
	- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	Trước khi tổ chức hoạt động giảng dạy, tôi tìm hiểu các cơ sở chăn nuôi điển hình tại địa phương, liên hệ địa điểm, thời gian để tiến hành cho học sinh thực tế. Đồng thời, khảo sát sự hứng thú của HS với phương pháp dạy học tích hợp, kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS sau bài học.
	- Phương pháp thực nghiệm
	Theo tiến trình dạy, tôi tiến hành cho học sinh thực tế tại cơ sở chăn nuôi đã liên hệ là khu chăn nuôi, ấp trứng gia cầm Lân Dũng, địa chỉ khu 6 - TT Quan Hóa, Thanh Hóa; mô hình nuôi tằm tại gia đình bác Hà Đức Lập - Thôn Cá - Trung Thành - Quan Hóa - Thanh Hóa; quan sát sự sinh trưởng phát triển của cua đồng được nuôi trong chậu.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
	Trước và sau thực nghiệm, tôi sử dụng toán thống kê xử lí số liệu để so sánh, đánh giá hiệu quả của đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	- Theo từ điển Tiếng Việt, tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng, tích hợp là sự thống nhất, hòa hợp, kết hợp. 
Theo từ điển Giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.[12]
 - Dạy học tích hợp: là tổ chức cho HS huy động đồng thời các kiến thức, kĩ năng thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng mới, phát triển năng lực cần thiết nhiều lần cùng một kiến thức ở các môn học khác nhau.[12]
 - Tích hợp liên môn: là xác định nội dung kiến thức liên quan đến 2 hay nhiều môn học để dạy học, tránh HS phải học một nội dung kiến thức lặp lại ở nhiều môn học khác nhau nhằm giảm thiểu sự quá tải cho người học và khai thác được mối liên hệ giữa các môn học với nhau.[13]
 - Mục đích dạy học tích hợp liên môn: giúp người học trở nên sinh động hơn, phát huy tính tích cực của HS, phát triển tư duy độc lập, thực tế, khắc sâu kiến thức.[13]
 - Dạy học theo chủ đề: là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần  của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong  một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.[15]
 - Các bước dạy học theo chủ đề:
+ Xây dựng chủ đề
+ Xây dựng nội dung chủ đề
+ Xây dựng mục tiêu
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động học của học sinh
+ Xây dựng hoạt động học gồm các bước: khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng. [5]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Quan Hóa là 1 trường miền núi, được đặt tại khu 4 - TT Quan Hóa, Thanh Hóa. Năm học 2017 - 2018, toàn trường có 627 học sinh, 364 nam, 263 nữ, thuộc các dân tộc như Kinh (318 HS), Mường (134 HS), Thái (169 HS), H’Mông (5 HS), Hoa (1 HS). Với đặc trưng là trường miền núi, HS dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao, HS có những đặc điểm nhận thức điển hình như: trí nhớ, óc quan sát, tính kiên trì, kỉ luật chưa được chuẩn bị chu đáo, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát còn thấp[13]. Trong khi đó, với phương pháp giảng dạy truyền thống là đọc chép sẽ gây sự nhàm chán cho người học, chưa phát huy tính tích cực và tự học nơi các em. Các em tiếp nhận kiến thức thụ động, thiếu sự liên hệ thực tiễn, nếu có, cũng là liên hệ chung chung, nặng tính lí thuyết. Khi giáo viên yêu cầu các em trình bày lại kinh nghiệm chăn nuôi một loại vật nuôi, và nêu ý tưởng làm giàu từ chăn nuôi thì gần như các em đều mô tả một cách sơ sài, rất hiếm hoi những ý tưởng làm giàu, mà chủ yếu vẫn là tư tưởng đi làm công nhân nơi đất khách. Đó là một thực trạng đáng phải suy ngẫm. Tôi nhận thấy, để phát huy và phát triển những tiềm lực sẵn có tại đại phương là điều không hề dễ dàng, bởi thay đổi nhận thức mới là điều khó khăn hơn cả.
Mặt khác, khi thay đổi cách tiếp cận kiến thức bằng phương pháp dạy học tích hợp, các em sẽ hứng thú với việc học hơn, biết vận dụng lí thuyết vào thực tế một cách linh hoạt, là cơ sở để các em có những định hướng và quyết định đúng đắn trong tương lai.
Đó là lí do tôi chọn đề tài.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành với tiến trình như sau:
1. Xây dựng chủ đề
 Tôi căn cứ nội dung dạy học và tình hình học tập của học sinh để xây dựng chủ đề: “Sinh trưởng phát triển ở động vật”. Sau đó soạn giáo án và xin ý kiến của BGH nhà trường về việc tổ chức nội dung học tập thực địa tại các cơ sở. Liên hệ với các cơ sở về thời gian, nội dung, hình thức thực tế.
2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Tôi chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 HS (căn cứ vào sở thích về các nhóm động vật, khả năng khai thác thông tin, hiểu biết xã hội, kĩ năng sử dụng tin học của HS để chia nhóm đồng đều nhau về năng lực). Các nhóm tự cử nhóm trưởng.
 Tôi giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm, với mỗi nhóm, tôi gợi ý cho HS nội dung cần tìm hiểu, yêu cầu HS ghi chép nội dung vào sổ nhật kí khoa học để thảo luận, phân công nhiệm vụ, trong quá trình tìm hiểu cần ghi chép, chụp hình, quay phim để tổng kết và trình bày bằng PowerPoint. Đồng thời, ghi lại cảm nhận về những trải nghiệm của bản thân.
Cụ thể nhiệm vụ của từng nhóm như sau:
 Nhóm 1: Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu kĩ thuật nuôi tằm và nghề dệt tơ tằm.
 HS đến tham quan cơ sở nuôi tằm tại địa phương để hiểu hơn về quá trình sinh trưởng phát triển của tằm, đồng thời, kết hợp việc tìm kiếm thông tin trong các nguồn tài liệu và qua người nuôi tằm, sử dụng kiến thức các môn Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Toán để nêu được:
 - Quá trình sinh trưởng, phát triển của tằm (thời gian, đặc điểm các giai đoạn phát triển...)
 - Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của tằm?
 - Kĩ thuật nuôi tằm để đạt năng suất cao. (Các yếu tố ngoại cảnh, tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến nghề).
 - Những cải tiến của nghề nuôi tằm, dệt tơ hiện nay.
 - Đề xuất một số ý tưởng làm tăng hiệu quả nghề nuôi tằm, dệt tơ và phát triển nghề tại địa phương.
Nhóm 2: Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu về vịt, nghề ấp và nuôi vịt trứng.
 HS đến tham quan một trang trại ấp và nuôi vịt trứng tại địa phương, để hiểu hơn về quá trình sinh trưởng phát triển của vịt, đồng thời, kết hợp việc tìm kiếm thông tin trong các nguồn tài liệu và qua người chăn nuôi, sử dụng kiến thức các môn Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Toán để nêu được:
 - Thời gian ấp nở trứng vịt.
 - Quá trình sinh trưởng, phát triển của vịt.
 - Kĩ thuật ấp trứng và nuôi vịt để đạt năng suất cao. (Các yếu tố ngoại cảnh, tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến nghề)
 - Những cải tiến của nghề ấp trứng và nuôi vịt hiện nay.
 - Vấn đề xử lí ô nhiễm từ nghề nuôi vịt.
 - Xây dựng được khẩu phần ăn cho vịt giai đoạn sau sinh.
 - Đề xuất một số ý tưởng làm tăng hiệu quả trong chăn nuôi, hướng phát triển nghề tại địa phương.
Nhóm 3: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng và phát triển của cua đồng 
 HS đến tham quan một số cơ sở nuôi cua đồng tại địa phương (nếu có), hoặc tiến hành nuôi cua trong chậu, đồng thời, kết hợp việc tìm kiếm thông tin trong các nguồn tài liệu, sử dụng kiến thức các môn Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Toán và nêu được:
 - Quá trình sinh trưởng, phát triển của cua đồng (thời gian, đặc điểm các giai đoạn phát triển...).
 - Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cua đồng?
 - Kĩ thuật nuôi cua để đạt năng suất cao. (Các yếu tố ngoại cảnh, tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến nghề)
 - Những cải tiến của nghề nuôi cua đồng hiện nay.
 - Đề xuất một số ý tưởng làm tăng hiệu quả nghề nuôi cua đồng, hướng phát triển về quy mô tại địa phương.
3. GV cùng HS đi thực tế, gồm quan sát và phỏng vấn tại các cơ sở
 Tôi cùng các HS trong nhóm tiến hành thực tế tại các cơ sở hoặc nơi thí nghiệm của học sinh. Trong buổi thực tế, các em tiến hành ghi chép, chụp hình, hoặc quay clip liên quan đến nội dung thảo luận. Tôi theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (Xây dựng kế hoạch, gợi ý địa điểm, cách thu thập thông tin, cách hỏi, cách làm báo cáo). Thường xuyên phát hiện những khó khăn của các em trong việc tìm tòi, phát hiện vấn đề, ghi nhận những khám phá, ý tưởng, đề xuất của học sinh trong quá trình thực tế để đánh giá.
4. Báo cáo kết quả và thảo luận trên lớp
 Sau khi các nhóm đã hoàn thành nội dung, đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả làm việc, các nhóm khác chú ý để đặt câu hỏi liên quan. 
 Từ những kiến thức HS thu hoạch được, giáo viên định hướng, dẫn dắt để HS tìm tòi các khái niệm, kiến thức cơ bản về phần Sinh trưởng phát triển ở động vật như:
 - Khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.
 - Các kiểu sinh trưởng phát triển ở động vật và đặc điểm.
các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển ở động vật.
 - Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển ở động vật và người.
5. GV tiến hành nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
 Tôi căn cứ vào hiệu quả, thái độ của các em trong quá trình làm việc nhóm tại, trình bày kết quả trên lớp để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS.
6. Củng cố kiến thức bằng trò chơi ô chữ
7. Giao nhiệm vụ về nhà cho HS
Giáo án tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy: “Sinh trưởng phát triển ở động vật” - Sinh học 11 ban cơ bản.
I. Mục tiêu dạy học chủ đề
1. Kiến thức
- Môn Sinh học:
+ Học sinh nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Nêu được khái niệm biến thái.
+ Phân biệt được phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
+ Lấy được ví dụ về phát triển qua biến thái, phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn .
+ Nêu được vai trò của nhân tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh tới sự sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Kể tên được các hoocmôn và vai trò của từng loại hoocmôn đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống, động vật không xương sống (ở bướm).
+ Đề xuất các biện pháp làm hạn chế tác động xấu của các yếu tố ngoại cảnh đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, cụ thể là trong nghề nuôi vịt, nuôi tằm và nuôi cua đồng.
- Môn Vật lí: 
+ Nêu được tác động của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng, phát triển ở động vật, từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu cho sinh trưởng phát triển ở động vật, đặc biệt trong ngành chăn nuôi.
- Môn Hóa học: 
+ Nêu được tác động của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng, phát triển ở động vật, từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu áp dụng cho chăn nuôi để đạt kết quả cao.
 - Môn Toán: 
+ Sử dụng Toán học trong thống kê, theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển ở một số loài động vật, và áp dụng trong việc tính toán xây dựng khẩu phần ăn, kích thước chuồng trại, để chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
- Môn Giáo dục công dân: Biết quý trọng, bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo vệ sức khỏe con người.
- Môn Công nghệ: Biết phân loại các loại thực phẩm giàu vitamin tan trong nước, tan trong chất béo, nhóm thực phẩm giàu gluxit, protein, lipit, từ đó xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cho con người và cho vật nuôi. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, có kĩ thuật nấu một số món ăn đơn giản giàu dinh dưỡng...
- Biết chế biến thức ăn cho vật nuôi.
- Môn Tin học: Sử dụng kiến thức để soạn thảo, làm báo cáo dạng PowerPoint
2. Kỹ năng
- Quan sát, ghi chép, thống kê, tổng hợp những theo dõi về quá trình sinh trưởng phát triển ở một số loài động vật.
- Phân tích các tranh ảnh, clip sinh trưởng, phát triển ở động vật, và cơ chế ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Có kỹ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải thích các vấn đề liên quan đến sinh trưởng, phát triển ở động vật.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, nâng cao tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin như công cụ học tập và nghiên cứu.
- Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng bản thân để góp phần phát triển ngành chăn nuôi.
- Kỹ năng khoa học: thực địa, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phỏng vấn.
    - Kỹ năng tư duy: phân tích, giải thích, phân biệt, liên hệ thực tiễn, khái quát hóa, tổng kết kiến thức.
   - Kỹ năng học tập: tự học, hợp tác, làm báo cáo, mô tả bằng hình ảnh, clip. 
3. Thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động, hình thành thái độ đúng đắn trong nghiên cứu khoa học, yêu thích bộ môn, hứng thú với việc nghiên cứu khoa học.
- Ý thức sống lành mạnh, khoa học, để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Tuyên truyền vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tích cực trong việc tham gia lao động sản xuất.
- Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sống của con người cũng như các loài sinh vật khác.
4. Năng lực cần hướng tới
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên những quan sát, hiểu biết về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Thu thập và xử lí thông tin về quá trình sinh trưởng phát triển ở động vật, kĩ thuật chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.
- Nghiên cứu khoa học, đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả trong chăn nuôi.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa phát tiển qua biến thái và không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt và trình bày nội dung dưới hiều hình thức khác nhau.
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.
II. Đối tượng dạy học 
2.1. Số lượng: 30 học sinh.
2.2. Lớp: HS lớp 11A1 trường THPT Quan Hóa năm học 2017 - 2018.
III. Thiết bị dạy học, học liệu
* Đối với giáo viên
3.1. Thiết bị đồ dùng dạy học
Máy tính, máy chiếu Projecter.
Các video mô tả về sinh trưởng phát triển ở động vật, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển ở động vật và kĩ thuật mới trong chăn nuôi một số loài vật nuôi.
Hình ảnh minh họa cho bài học.
Phấn, bản, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử.
Một số thông tin về thực trạng trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam.
Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ học tập cho học sinh.
Các tài liệu, website cần thiết để giới thiệu cho học sinh.
Giấy Ao, bút dạ, phiếu học tập để học sinh thảo luận nhóm.
3.2. Học liệu sử dụng trong dạy học
Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 11 NXB Giáo dục.
Sách giáo khoa, sách giáo viên Vật lí 12, NXB Giáo dục.
Sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học 11, 12, NXB Giáo dục
Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục
Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ 10, NXB Giáo dục
3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Sử dụng máy quay phim.
Máy tính và máy chiếu Projecter.
Bài giảng điện tử soạn trên PowerPoint, loa kết nối với máy tính.
Các phần mềm để biên tập và dựng phim, cắt ảnh.
Mạng internet.
* Đối với học sinh
Tìm hiểu nội dung: 
- Môn Sinh học 11: 
+ Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Bài 38, 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển ở động vật.
- Vật lí 12 CB: 
+ Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
- Hóa học 11 CB: 
+ Bài 10: Photpho
+ Bài 13: Tính chất của Nito, Photpho và hợp chất của chúng
- Hóa học 12 CB
+ Bài 2 : Lipit
+ Bài 5: Glucozo
+ Bài 6: Saccarozo, tinh bột và xenlulozo.
+ Bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội
+ Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường.
- Giáo dục công dân 10
+ Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- Sưu tầm hình ảnh, clip liên quan đến các bệnh tim mạch và các yếu tố ảnh hưởng.
- Môn Công nghệ: 
+ Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
+ Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
+ Bài 30: Thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
+ Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản.
+ Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
- Môn Tin học:
Vận dụng kiến thức đã học để làm bản báo cáo trên power point.
IV. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Tiến trình chung:
1. Xây dựng chủ đề
2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
3. GV cùng HS tiến hành thực tế gồm quan sát và phỏng vấn tại các cơ sở hoặc tại nơi HS tiến hành thí nghiệm.
4. Báo cáo kết quả và thảo luận trên lớp.
5. GV tiến hành nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt được
Bước 1: Xây dựng chủ đề
Xây dựng chủ đề (Hoạt động này làm trước khi soạn giáo án cụ thể)
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. 
GV giới thiệu HS tiến trình bài học theo chủ đề nghiên cần nghiên cứu:
- Giới thiệu chủ đề.
- Chia nhóm, phân công nhiệm vụ.
- Thực tế
- Thảo luận
- Đánh giá
GV: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 HS (căn cứ vào sở thích về các nhóm động vật, khả năng khai thác thông tin, hiểu biết xã hội, kĩ năng sử dụng tin học của HS để chia nhóm đồng đều nhau về năng lực). 
HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng.
GV Giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm, yêu cầu HS ghi chép, thảo luận, phân công nhiệm vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_sinh_hoc_11_p.doc