SKKN Một số căn bệnh trong xã hội phát triển và lồng ghép giáo dục cách phòng tránh trong dạy học Sinh học 11 - THPT

SKKN Một số căn bệnh trong xã hội phát triển và lồng ghép giáo dục cách phòng tránh trong dạy học Sinh học 11 - THPT

Thoát khỏi nạn đói đã từ lâu là ước mơ của loài người. Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng họp tại Roma tháng 12/1992, đại diện của 159 nước đã tuyên bố quyết tâm thanh toán nạn đói và đẩy lùi các bệnh suy dinh dưỡng. Hội nghị cũng khẳng định “nạn đói và suy dinh dưỡng không thể nào chấp nhận được trong một thế giới mà ở đó có đầy đủ kiến thức và của cải vật chất để thanh toán thảm họa này của loài người”. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền tại điều 25 đã nhấn mạnh “tất cả mọi người đều có quyền được sống đầy đủ, kể cả quyền được ăn uống, được chăm lo sức khỏe”. Tuy nhiên đáng tiếc cùng với sự phát triển của xã hội ngày càng cao là mặt trái trong cách sống, ăn uống, hưởng thụ dẫn đến các hệ lụy là những căn bệnh của xã hội phát triển đang trở thành những mối e ngại lớn cho toàn xã hội. Nhiều bằng chứng cho thấy những năm gần đây các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng có xu hướng gia tăng như: Béo phì, Tim mạch, Tiểu đường . Vai trò của chế độ ăn uống đã được chứng minh là đặc biệt quan trọng trong các bệnh trên.

doc 25 trang thuychi01 6082
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số căn bệnh trong xã hội phát triển và lồng ghép giáo dục cách phòng tránh trong dạy học Sinh học 11 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1 - MỞ ĐẦU
02
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................
02
1.2. MỤC TIÊU ...................................................................
03
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................
04
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................
04
2 - NỘI DUNG
05
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................
05 - 06
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ...........................................
06 
2.3. MỘT SỐ CĂN BỆNH TRONG XÃ HỘI PHÁT TRIỂN .
06 - 11
2.4. TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ............................................
11
2.5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG ..............................................
11 - 21
2.6. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI .....
21
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
22
3. 1. KẾT LUẬN ..................................................................
22
3. 2. KIẾN NGHỊ .................................................................
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
1 - MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Thoát khỏi nạn đói đã từ lâu là ước mơ của loài người. Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng họp tại Roma tháng 12/1992, đại diện của 159 nước đã tuyên bố quyết tâm thanh toán nạn đói và đẩy lùi các bệnh suy dinh dưỡng. Hội nghị cũng khẳng định “nạn đói và suy dinh dưỡng không thể nào chấp nhận được trong một thế giới mà ở đó có đầy đủ kiến thức và của cải vật chất để thanh toán thảm họa này của loài người”. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền tại điều 25 đã nhấn mạnh “tất cả mọi người đều có quyền được sống đầy đủ, kể cả quyền được ăn uống, được chăm lo sức khỏe”. Tuy nhiên đáng tiếc cùng với sự phát triển của xã hội ngày càng cao là mặt trái trong cách sống, ăn uống, hưởng thụ dẫn đến các hệ lụy là những căn bệnh của xã hội phát triển đang trở thành những mối e ngại lớn cho toàn xã hội. Nhiều bằng chứng cho thấy những năm gần đây các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng có xu hướng gia tăng như: Béo phì, Tim mạch, Tiểu đường ....  Vai trò của chế độ ăn uống đã được chứng minh là đặc biệt quan trọng trong các bệnh trên.
Béo phì: Có nguy cơ gia tăng ở khu vực các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thừa cân và béo phì của nhóm 4-5 tuổi ở thành phố Hồ chí minh là 2.5%, ở Hà nội trên 1%. Tỷ lệ thừa cân và béo phì của nhóm tuổi 6-11 tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 12%, ở nội thành Hà nội là 4%. Tỷ lệ này của người trưởng thành ở Hà nội: nam là 15%, nữ là 19%.
Tiểu đường: Tỷ lệ mắc hiện nay ở Hà nội là 1%, ở thành phố Hồ chí minh là 2.5%, ở Huế là 1%. Bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa tỷ lệ mắc tiểu đường với lối sống và cách ăn uống ở các đô thị lớn. Số liệu theo dõi trong bệnh viện cho thấy số bệnh nhân tiểu đường, kể cả thể không phụ thuộc Insulin (type II) tăng lên rõ rệt.
Tim mạch: Có sự liên quan chặt chẽ giữa thừa cân và bệnh tăng huyết áp ở người trên 60 tuổi. Gần đây số trường hợp đột quỵ tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước. Tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim hiện nay tăng gấp 6 lần so với thập kỷ 60.
 ( Nguồn tin: Viện dinh dưỡng Quốc Gia - VDD, cập nhật ngày 5/7/2018).
Ở lứa tuổi học sinh THPT cung cấp những hiểu biết và cách phòng tránh những căn bệnh này là một vấn đề cấp thiết mà các nhà quản lý giáo dục và các nhà giáo dục cần phải quan tâm, vì chất lượng sức khỏe của toàn cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là học sinh khối 11, lứa tuổi đang hoàn thiện mình cả thể chất lẫn tinh thần. Các em học sinh THPT cũng chính là đội quân tuyên truyền viên hùng hậu tốt nhất, có ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác trong gia đình và xã hội. Chúng ta là những nhà giáo dục, tôi thiết nghĩ cần khéo léo và mạnh dạn áp dụng một số phương pháp trong dạy học bộ môn sinh học để đưa một số kiến thức thực tiễn về các bệnh lý liên quan đến kiến thức sách giáo khoa vào giảng dạy để khơi dậy hứng thú học tập của học sinh đối với môn sinh học. Mặc dù đây chỉ là những câu hỏi, những tình huống liên quan nhỏ nhưng nó giúp học sinh có một cái nhìn đúng đắn, biết cách phòng tránh những căn bệnh thông qua việc điều chỉnh hành vi. Cùng với việc giảng dạy bộ môn sinh học ở khối 11 liên quan đến bài 19 - Tuần hoàn máu (tiếp theo), bài 20 - Cân bằng nội môi đều thuộc chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ( Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ) và bài 39 - Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo), chương III: Sinh trưởng và phát triển ( Phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật ).
Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số căn bệnh của xã hội phát triển và lồng ghép giáo dục cách phòng tránh trong dạy học sinh học 11 - THPT”
1.2. MỤC TIÊU
Nhằm giúp cho các em học sinh khối 11 có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn hơn về vấn đề kiến thức mình đang học, từ đó giúp các em luôn tự tin hơn trong cuộc sống tương lai.
Giúp các em có kiến thức, hiểu biết về một số căn bệnh xã hội luôn rình rập xung quanh mình và phòng tránh những căn bệnh đó thông qua chế độ ăn uống hợp lý và có một môi trường sống trong lành.
Các em học sinh khối 11 chính là đội quân hùng hậu tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Các em học sinh 11 A 8, 9 trường THPT Tĩnh Gia 2, năm học 2018 - 2019.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp từ một số nguồn tài liệu như tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài ...
- Phương pháp tổng hợp đánh giá: Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp đánh giá.
2 - NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở khoa học:
Dựa trên chiến lược phát triển giáo dục năm 2011-2020 (ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTG ngày 13 tháng 6 năm 2012 của thủ tướng chính phủ) ở mục d,3.V ghi rõ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học ...”. 
Một số kiến thức về bệnh lý học đã được đưa vào nội dung giáo dục của nhà trường bằng cách lồng ghép vào nội dung một số môn học. Các nội dung này đã và sẽ tiếp tục thể hiện trong nội dung các môn học đặc biệt là môn Sinh học. Đây là môn học có thể chuyển tải rõ rệt và hiệu quả nhất về nội dung giáo dục về bệnh lí học.
Dựa vào tài liệu sách giáo viên, sách giáo khoa sinh học 11.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn:
Dựa vào cuộc sống quanh ta, thực tế sống động của đất nước cho thấy: Nếu không trang bị kiến thức về mối liên hệ giữa môi trường, chế độ dinh dưỡng và phát sinh bệnh lí cho thế hệ trẻ hiểu biết về vấn đề này sẽ đặt họ trước những hiểm họa về sức khỏe. Do đó cần phải trao cho thanh niên “chìa khóa” để phòng thân, để tự bảo vệ mình. Giáo dục sức khỏe bệnh lí học là “chiếc chìa khóa” giúp thanh niên thời hiện đại chủ động điều khiển những hành động phù hợp, có thói quen về dinh dưỡng hợp lí với thời đại mới.
Dựa vào kiến thức sinh học bài 19, 20 phần B chương I và bài 39 phần B chương III sách giáo khoa Sinh học 11.
Dựa vào mức độ hiểu biết của học sinh lớp 11 A 8, 9 trường THPT Tĩnh Gia 2 xung quanh vấn đề này.
Dựa vào phương pháp giảng dạy theo tình huống sử dụng phiếu học tập để tích hợp kiến thức của học sinh sau khi học xong bài 19, 20 phần B chương I và bài 39 phần B chương III sách giáo khoa Sinh học 11. 
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC
Thực trạng trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu học sinh các lớp 11 A 8, 9 trường THPT Tĩnh Gia 2 về thái độ đối với giáo dục về bệnh lí học và cách phòng tránh một số căn bệnh phổ biến bằng phiếu thăm dò thì thu được kết quả như sau:
Thái độ khi đề cập tới vấn đề sức khỏe bệnh lí
Tỉ lệ
Rất hứng thú
65 %
Hứng thú
20 %
Không quan tâm
15 %
Đang còn nhiều giáo viên chưa đề cập đến vấn đề này trong giảng dạy.
- Thuận lợi: Lồng ghép kiến thức bệnh lí học vào dạy học đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, đây cũng là nhu cầu cấp thiết với học sinh lớp 11 THPT; Đối tượng nhận thức có nhu cầu hiểu biết, nhận thức vấn đề đó chính là cơ sở tốt để giáo dục, nhà trường là nơi thuận lợi để giáo dục học sinh; Thông tin về những loại bệnh này đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài , tivi, các trang mạng 
- Khó khăn: Giáo viên có chuyên môn nhưng khả năng diễn giảng chưa cao, chưa thật sự hiểu sâu về cơ chế của các loại bệnh, thời lượng cho một tiết học ít.
2.3. MỘT SỐ CĂN BỆNH TRONG XÃ HỘI PHÁT TRIỂN
2.3.1. Bệnh béo phì:
a. Nguyên nhân:
- Yếu tố xã hội: Những người có thói quen ít vận động hoặc do tính chất công việc ít vận động, ăn nhiều có nguy cơ gây béo phì cao hơn.
- Khẩu phần, thói quen ăn uống: Cung cấp năng lượng quá mức yêu cầu như ăn uống nhiều, thức ăn nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng, chất giải khát có ga 
- Hoạt động thể lực: Béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại, không chịu vận động hay ít vận động, nghỉ ngơi quá nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì.
- Yếu tố di truyền: trong số trẻ bị béo phì 80% cha mẹ bị béo phì.
b. Cơ chế:
Khi chế độ ăn uống dư thừa vượt quá mức yêu cầu hoặc ít tiêu hao năng lượng khiến mỡ tích lũy quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng sức khỏe (khi vào cơ thể các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ).
c. Những biến chứng:
Bệnh béo phì nó lại làm phát sinh một số vấn đề về sức khỏe, phát sinh một số bệnh khác như:
- Bệnh hệ tim mạch: Khoa học đã chứng minh béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch như: Tăng huyết áp, suy tim, suy tĩnh mạch.
- Biến chứng về chuyển hóa dinh dưỡng: Các rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng khi bị béo phì gây ra nhiều bệnh lý khác như: Đái tháo đường, mỡ máu cao, bệnh Gout.
- Ảnh hưởng đến hoạt động cơ: Béo phì gây ảnh hưởng đến đến hô hấp và xương khớp. Người bệnh béo phì thường xuyên thấy khó thở khi ngủ, hô hấp hạn chế(mỡ tích tụ khiến lồng ngực khó chuyển động trong quá trình hô hấp), thoái hóa khớp (đặc biệt là ở háng và đầu gối), đau lưng, thoát bị đĩa đệm, viêm thần kinh tọa.
d. Cách phòng tránh:
- Tập thể dục thường xuyên hợp lí, tích cực vận động.
- Có chế độ ăn uống hợp lí, nên ăn kiêng khi đã bị béo phì, ăn nhiều hoa quả tươi, rau các loại  ít ăn các loại thức ăn giàu đạm, Protein 
- Uống ít hoặc không uống rượu, bia, chất kích thích, đặc biệt không nên uống đồ có ga, đồ nặng.
2.3.2. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường):
a. Nguyên nhân:
Bệnh tiểu đường có hai dạng: Type 1 và type 2. Bệnh tiểu đường type 1 thường do di truyền bẩm sinh. Ở đề tài này chủ yếu đề cập đến bệnh tiểu đường type 2, phát sinh bệnh do một số nguyên nhân sau:
- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường type 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất Insulin của tuyến tụy.
- Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa calo, mất đi sự cân đối của calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng Insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động đến tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất lượng lớn Insulin trong thời gian dài, tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất Insulin gây bệnh tiểu đường. 
b. Cơ chế:
	Viện Y tế quốc gia cung cấp các hướng dẫn sau đây về lượng đường trong máu:
- Mức đường huyết bình thường ở những người không mắc bệnh tiểu đường là:
+ Khi đói: 70-99 mg/dl (mg/dl).
+ Sau khi ăn: 70-120 mg/dl.
- Lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường là:
+ Trước bữa ăn: 70 đến 110-130 mg/dl.
+ 1 đến 2 giờ sau khi bắt đầu ăn: dưới 180 mg/dl.
Duy trì nồng độ đường máu gần mức bình thường là chức năng cân bằng nội môi quan trọng được đảm nhận bởi hai loại hoocmon đối kháng chính là Insulin và Glucagon. Khi cơ chế cân bằng nội môi này bị mất đi dẫn đến bệnh lí.
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định
c. Những biến chứng:
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, Tăng glucose man tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng. Trong đó bệnh võng mạc do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa.
d. Cách phòng bệnh:
Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh chúng ta có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó.
- Quản lí trọng lượng, béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy cần duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
- Gia tăng vận động, tập thể dục: vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng Insulin một cách có hiệu quả.
- Ăn ít cacbohidrat, ăn nhiều chất xơ, hạn chế thức ăn nhanh.
- Cafe, bột quế là những người bạn tốt giúp phòng tránh tiểu đường.
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài.
2.3.3. Bệnh Gout:
a. Nguyên nhân:
Bệnh Gout bị gây ra do quá nhiều axit uric trong máu (Còn gọi là đa axit uric): Trên 420µ mol/l (ở nam) hay 380µmol/l (ở nữ). Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể (dài hình kim, đầu nhọn) tích tụ trong khớp xương gây viêm khớp mãn tính dẫn đến bệnh Gout.
b. Cơ chế:
Bệnh Gout, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng axit uric máu. Khi axit uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng ở các mô, khớp, thận gây nên các triệu chứng của bệnh Gout. Trên lâm sàng bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm.
c. Những biến chứng:
Bệnh gout gây tổn thương nhiều khớp, mất vận động, đau mãn tính.
d. Cách phòng bệnh:
- Ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học, ăn nhiều các loại rau củ quả 
- Giảm ăn các thức ăn giàu đạm, mỡ, giảm cân, uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng kiềm.
- Tránh ăn phủ tạng động vật, các loại hải sản.
- Không uống rượu bia, nước uống có ga.
- Làm việc nhẹ tránh mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất.
2.3.4. Các bệnh về tim mạch:
a. Nguyên nhân:
Nguyên nhân dẫn tới các bệnh về tim mạch thường do tuổi tác, chế độ dinh dưỡng cũng như vận động thể lực không hợp lí. Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và đồ uống có ga. Làm việc căng thẳng ngồi nhiều 
b. Cơ chế:
- Bệnh Cao huyết áp: Là một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mạn tính.Theo mỗi nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu như áp lực này quá cao thì trái tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu.
- Bệnh xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch có thể bắt đầu với những thiệt hại hoặc thương tích do các lớp bên trong bị tác động mạnh, những thiệt hại có thể được gây ra bởi: Huyết áp cao, cholesterol cao, hút thuốc, bệnh tiểu đường.
- Bệnh nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim là do sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc nhiều nhánh động mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim được cung cấp máu bởi động mạch vành đó  Cơ chế chủ yếu của nhồi máu cơ tim cấp là do sự không ổn định và nứt ra của mảng xơ vữa, trên cơ sở đó huyết khối hình thành gây lấp toàn bộ lòng mạch.
c. Những biến chứng:
Các bệnh về tim mạch thường gây ra những biến chứng hết sức nặng nề như là bại liệt bộ phận hay toàn thân, mức độ nặng thường dẫn tới tử vong. 
d. Cách phòng tránh:
- Có chế độ ăn uống hợp lí, ăn thực phẩm lành mạnh, an toàn.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ uống có ga.
- Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lí.
- Có chế độ học tập cũng như làm việc hợp lí không quá căng thẳng.
2.4. TÌNH HUỐNG DẠY HỌC
Tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ mục đích - nội dung - phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức.
2.4.1. Quy trình thiết kế tình huống:
Bước 1: Xác định các kĩ năng nhận thức của học sinh như: Phân tích - tổng hợp, thảo luận, so sánh.
Bước 2: Nghiên cứu thực tiễn: Giáo viên luôn luôn chủ động khi đưa ra và kết luận kiến thức trong mỗi tiết dạy, đặc biệt chú ý các tình huống sẽ đưa vào trong các bài 19, 20, 39 sinh học 11.
Bước 3: Xây dựng tình huống để phục vụ giảng dạy.
Bước 4: Rèn luyện kĩ năng nhận thức của học sinh.
Bước 5: Hình thành ở học sinh kĩ năng nhận thức, tiếp nhận thông tin, thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị cuộc sống của mình.
2.5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
2.5.1. Cách thực hiện:
a. Nhiệm vụ của người dạy:
- Tích lũy kiến thức qua nghiên cứu tài liệu liên quan và qua quá trình dạy học.
- Xây dựng cấu trúc kiến thức và thời gian cho một tiết dạy học.
- Thiết kế phiếu học tập phù hợp để vừa ứng dụng trong khi học nội dung bài đó vừa thấy được kiến thức liên quan đến các loại bệnh và cách phòng tránh.
- Lồng ghép kiến thức thực tế vào bài học một cách khéo léo, phù hợp để giáo dục học sinh về một số căn bệnh và cách phòng tránh chúng, chuẩn bị hành trang hiện tại cũng như tương lai cho các em. Lồng ghép giáo dục kiến thức bệnh lí học nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về mối liên quan giữa chế độ ăn uống, môi trường sống và bệnh tật. Đồng thời nhằm hình thành và phát triển thái độ, hành vi giúp học sinh có được những quyết định có trách nhiệm với chính mình liên quan đến lĩnh vực này cho hiện tại và cho tương lai.
- Như chúng ta đã biết giáo dục không chỉ tập trung vào việc chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải gây được ảnh hưởng tới hành vi hiện tại cũng như sau này của lớp trẻ. Loại hình giáo dục này cần chú trọng vào việc phát triển kĩ năng sống của học sinh (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định mục tiêu và kĩ năng ra quyết định) nhằm bảo đảm tác động tích cực lên cuộc sống của các em. Khi những kĩ năng này của lớp trẻ được phát triển thì sự tự tin, tự trọng của các em cũng được tăng lên và đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các em. Để đạt được những mục tiêu trên thì một yêu cầu được đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò chủ động tích cực của người học. Dưới đây là một số phương pháp dạy học mới có thể áp dụng cho dạy học tích hợp, lồng ghép kiến thức.
Các phương pháp:
1. Thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh.	2. Động não.
3. Điều tra phát hiện.	4. Giải quyết vấn đề.
5. Xác định giá trị.	6. Học theo nhóm.
7. Đóng vai.	8. Trò chơi mô phỏng.
b. Nhiệm vụ của học sinh:
- Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
- Trả lời theo nhận thức của mình.
- Có thể đưa ra những câu hỏi liên quan để cùng giáo viên giải quyết.
2.5.2. Một số tình huống minh họa ở một số bài dạy trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, chương sinh trưởng và phát triển sinh học 11:
- Đưa ra tình huống có vấn đề giúp học sinh có những hiểu biết chính xác các bệnh về tim mạch ở bài 19 - tiết 18 PPCT.
- Đưa ra tình huống minh họa cho phần III.1 và III.2 bài 20 - tiết 19 PPCT.
- Đặt vấn đề cho bài 39 - tiết 40 PPCT.
CỤ THỂ NHƯ SAU:
CHƯƠNG I - CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
(PHẦN B)
BÀI 19 TIẾT 18: TUẦN HOÀN MÁU (TIẾP THEO)
* Tình huống 1: Sau khi học xong mục III, một số bạn học sinh thắc mắc “Tim có tính tự động vậy nó chẳng bao giờ ngừng đập sao con người lại chết”?
Để giải đáp thắc mắc đó Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại thông tin vừa học, quan sát một số hình ảnh sau và hoàn thành phiếu học tập:
Hình 1: Xơ vữa động 
mạch vành
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
1. Khả năng co giãn tự đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_can_benh_trong_xa_hoi_phat_trien_va_long_ghep_gi.doc
  • docBIA SKKN.doc
  • docĐỀ MỤC.doc