SKKN Thiết kế bài học “Sinh sản vô tính ở động vật” - Sinh học 11 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

SKKN Thiết kế bài học “Sinh sản vô tính ở động vật” - Sinh học 11 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

Giáo dục phổ thông nước ta đang dần bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến học sinh làm được cái gì thông qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy học vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Nghị quyết 29 –NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra qua điểm chỉ đao : “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Để đạt được mục tiêu trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Trong đó giáo viên là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công cuộc đổi mới này.

Thực tiễn dạy học ở trường phổ thông đang đặt ra cho các thầy cô một câu hỏi lớn: Làm thế nào để thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các hoạt động học của học sinh vừa đảm bảo nội dung kiến thức vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.

 

docx 24 trang thuychi01 11662
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế bài học “Sinh sản vô tính ở động vật” - Sinh học 11 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1
Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4 
Phương pháp nghiên cứu
3
1.5
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3.
Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm để thiết kế bài: “sinh sản vô tính” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
5
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
20
3.
Kết luận, kiến nghị
22
3.1.
Kết luận
22
3.2.
Kiến nghị
22
3.2.1.
Đối với các cấp quản lý
22
3.2.2.
Đối với giáo viên
22
3.2.3.
Đối với học sinh
22
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Giáo dục phổ thông nước ta đang dần bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến học sinh làm được cái gì thông qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy học vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
Nghị quyết 29 –NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra qua điểm chỉ đao : “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Để đạt được mục tiêu trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Trong đó giáo viên là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công cuộc đổi mới này. 
Thực tiễn dạy học ở trường phổ thông đang đặt ra cho các thầy cô một câu hỏi lớn: Làm thế nào để thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các hoạt động học của học sinh vừa đảm bảo nội dung kiến thức vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.
 Xuất phát từ những lí do trên,với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới giáo dục bản thân tôi luôn tìm tòi nghiên cứu và thiết kế các bài học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.Tuy nhiên không phải bài nào tôi thiết kế cũng thu được hiệu quả như mong muốn. Nhưng với bài: “Sinh sản vô tính ở động vật” – Sinh học 11(cơ bản) tôi đã linh hoạt hơn trong việc thay đổi các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau trong từng hoạt động học tập và đã thu được hiệu quả nhất định. Vì vậy tôi chọn bài này làm sáng kiến với tên đề tài là Thiết kế bài học “Sinh sản vô tính ở động vật”- Sinh học 11 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
	Tôi thấy với cách thiết kế bài học này học sinh đã chủ động tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, các kĩ năng của học sinh dần được phát triển. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Hình thành trong học sinh tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Biết vận dụng những hiểu biết về kiến thức bộ môn vào thực tiễn cuộc sống.
- Góp phần cùng với đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất để giờ học đem lại hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	 Đề tài được thực hiện với nội dung thiết kế chi tiết một bài dạy theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học trong chương trình Sinh học 11 - Ban cơ bản.
	 Đối tượng : Học sinh 4 lớp 11B1, 11B2, 11B3,11B4 - Trường THPT Tô Hiến Thành. Thành Phố Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu và sách tham khảo,
	+ Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy.
1.5. Điểm mới trong nghiên cứu.
	Sử dụng linh hoạt các phương pháp trong thiết kế từng hoạt động học cụ thể vừa tạo được hứng thú học tập bộ môn vừa phát huy được năng lực, phẩm chất của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục định hướng năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức kĩ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. 
	Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
	Những định hướng chung tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học thuộc chương trình giáo dục phát triển năng lực là:
	 - Phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động của người học hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tạo của tư duy.
 - Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù sao cho đảm bảo nguyên tắc: “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên”
 - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp ngoài lớp.
	 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học: Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, vận dụng dạy học theo tình huống, vận dụng dạy học định hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học, sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo, chú trọng các phương pháp dạy học đăc thù bộ môn, bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho từng học sinh.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và đào tao đã định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực .
	Tại các trường phổ thông việc dạy học theo hướng đổi mới đã và đang được các giáo viên thực hiện ngay ở từng tiết học trên lớp cũng như thông qua các hoạt động ngoại khóa. 
2.3.Các giải pháp SKKN thiết kế bài học “Sinh sản vô tính ở động vật” sinh học 11 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
I. MỤC TIÊU.
I.1. Kiến thức:
	 - Nêu được định nghĩa sinh sản vô tính ở động vật.
	 - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
 - Thông qua các hình thức sinh sản vô tính của động vật nhận thấy được bản chất của sinh sản vô tính.
	- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.
- Nhận thấy được ứng dụng to lớn của nuôi cấy mô, nhân bản vô tính trong y học cũng như trong nông nghiệp.
I.2. Kĩ năng: Rèn và phát triển cho học sinh
	 - Kĩ năng làm việc theo nhóm qua các hoạt động nhóm , trò chơi,
	- Kĩ năng lãnh đạo, đọc xử lí thông tin, phản biện, đăt câu hỏi.
	 - Kĩ năng quan sát và phân tích hình ảnh.
	 - Kĩ năng tư duy, so sánh, phân tích – tổng hợp.
I.3. Thái độ: Giáo dục học sinh
	- Yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học, sáng tạo, ham tìm tòi học hỏi trong học tập.
 I.4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
	- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học.
- Học sinh biết xác định mục tiêu học tập của bài học. Tự nghiên cứu thông tin về sinh sản vô tính ở động vật.
- Học sinh biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua ưu điểm cũng như hạn chế của sinh sản vô tính ở động vật.
Năng lực tư duy.
 Phát triển năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh được sự khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Năng lực giao tiếp, hợp tác.
 Học sinh phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua làm việc nhóm.
Năng lực quản lí.
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân. Bảo vệ sức khỏe
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT).
Học sinh biết sử dụng phần mềm Power Point, Word.
Năng lực tính toán.
Tính được số lượng động vật đơn bào tạo ra sau một khoảng thời gian nếu biết tốc độ phân đôi. 
	- Năng lực chuyên biệt:
	 + Năng lực tri thức sinh học: Kiến thức về sinh sản vô tính ở động vật.
	 + Hình thành năng lực nhóm để nghiên cứu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
 + Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống: ứng dụng về nuôi cấy mô, nhân bản vô tính ở động vật.
 - Phẩm chất: 
	- Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm bản thân, cộng đồng, đất nước và nhân loại.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
II.1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
- Những tranh ảnh, video có liên quan tới nội dung bài học. 
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Phiếu học tập.
II.2. Học sinh:
- Nghiên cứu tài liệu, đọc tài liệu, tìm kiếm tài liệu trả lời các câu hỏi mở rộng của bài.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Chuẩn bị các bút dạ, thước 
II.3. PHƯƠNG PHÁP: 
- Vấn đáp, trực quan, đàm thoại, thuyết trình, gợi mở, hoạt động nhóm...
II.4. KĨ THUẬT DẠY HỌC.
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
II.5.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 Giáo viên đưa ra nội quy của tiết học (1phút)
 1. Chia lớp thành 4 nhóm theo số thứ tự từ 1- 4.
 2. Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng, 1 thư kí:
 + Nhóm trưởng: phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, quản lí chung.
 + Thư kí: ghi chép nội dung mà nhóm trưởng phân công.
 3. Phát phiếu đánh giá hoạt động của nhóm cho tất cả các nhóm.
3. Bài mới ( phút).
A. Hoạt động khởi động- Hoạt động nhóm.( 4- 5 phút).
Mục tiêu của hoạt động khởi động:
	- Kiểm tra vốn kiến thức đã có của học sinh về sinh sản ở động vật nói chung và sinh sản vô tính ở động vật nói riêng.
	- Phát triển được năng lực tư duy thông qua mối liên hệ giữa các cụm từ trong trò chơi trên.
	- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua những cụm từ viết tắt.
	- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác thông qua quá trình hoạt động nhóm.
	- Nhận thấy được trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động nhóm.
	- Kích hoạt sự hoạt động của trí óc, tạo được sự hứng khởi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia khám phá kiến thức của học sinh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV khởi động giờ học bằng 1 trò chơi có tên:
 BẠN NHỚ TỐT MỨC NÀO?
GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A2trên đó có kẻ các hàng, cột sẵn (3 cột, 6 hàng).
GV chiếu sile 1 công bố luật chơi: 
GV chiếu sile 2 về nội dung cuộc chơi ( trên sile này có đồng hồ đếm ngược để theo dõi thời gian hoàn thành của các nhóm.
GV: Qua những cụm từ cô đưa ra em có liên tưởng tới kiến thức nào?
GV nhận thấy có nhóm nhớ chưa tốt, có nhóm nhớ rất tốt đặc biệt là những từ viết tắt.
GV: Làm thế nào để các em nhớ tốt những từ viết tắt?
GV: kết luận hoạt động khởi động, nhận xét và đánh giá từng nhóm.
GV dẫn vào bài: Cũng giống như thực vật, động vật có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Bài hôm nay chúng ta đi nghiên cứu hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Hoạt động cá nhân ghi nhớ thông tin, tư duy tái hiện, huy động kiến thức, xâu chuỗi kiến thức rồi thảo luận nhóm và nhanh chóng viết vào giấy A2.
HS: Sinh sản vô tính ở động vật.
HS: Em đã liên hệ những từ viết tắt đó với kiến thức của bài học.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
 I. Sinh sản vô tính là gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật- Hoạt động nhóm hoặc hoạt động cặp đôi. ( 3phút).
Mục tiêu của hoạt động 1: 
	- Phát triển năng lực tư duy: 
 + Tư duy lôgic thông qua việc giải thích từng đáp án.
 + Tư duy tái hiện từ hoạt động khởi động, kiến thức sinh học 10.
 - Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác thông qua quá trình hoạt động nhóm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 GV chiếu sile với nội dung:
Chọn câu đúng nhất về khái niệm sinh sản vô tính ở động vật:
 A. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
 B. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra nhiều cá thể mới gần giống mình.
 C. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể có nhiều sai khác với mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
 D. Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng, tạo ra các cá thể mới giống mình.
GV nhận thấy HS dễ dàng tìm ra đáp án đúng.
GV: Em hãy chỉ ra những điểm chưa đúng trong các đáp án còn lại?
GV: Sinh sản vô tính đã tạo ra cá thể mới giống hệt với cá thể mẹ. Vậy sinh sản vô tính đã dựa trên cơ sở tế bào học nào?
GV: Nhấn mạnh ngoài sự phân chia tế bào (nguyên phân) còn có sự phân hóa tế bào để tạo ra cá thể mới.
GV: Sinh sản vô tính thường gặp ở nhóm động vật có tổ chức cơ thể như thế nào?
- Học sinh trong nhóm cùng trao đổi thảo luận để tìm ra đáp án đúng, đồng thời phải giải thích được các đáp án còn lại chưa đúng ở điểm nào.
- Đại diện một nhóm lên giải thích.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu có.
HS: tái hiện lại kiến thức về quá trình nguyên phân và giảm phân trong sinh học tế bào ở lớp 10.
Giáo viên hoàn thiện kiến thức:
1. Khái niệm
 - Từ 1 cá thể một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình.
 - Không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
 2. Cơ sở tế bào học:
 - Dựa trên phân bào nguyên nhiễm, các tế bào phân chia và phân hóa.
3. Đối tượng: - Gặp nhiều ở nhóm động vật có tổ chức cơ thể thấp.
II. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật- Hoạt động nhóm. ( 15 phút).
Mục tiêu của hoạt động 2: 
	- Phát triển được năng lực tư duy:
 + tư duy tái hiện thông qua việc xem video.
+ tư duy lôgic thông qua phân tích, so sánh các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
	- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các video cũng như các hình trong sách giáo khoa.
	- Phát triển ngôn ngữ nói thông qua quá trình hoạt động nhóm, ngôn ngữ viết được thể hiện trên phiếu học tập.
	- Phát triển được năng lực cá thể khi đưa ra ý kiến của cá nhân góp phần hoàn thành phiếu học tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV giới thiệu có 4 hình thức sinh sản ở động vật:
 1. Phân đôi. 
 2. Nảy chồi. 
 3. Phân mảnh.
 4. Trinh sinh.
GV: Phát mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 đã in sẵn phiếu học tập theo mẫu có trên sile:
PHIẾU HỌC TẬP
So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
 Thời gian: 5 phút
Khác nhau
Hình thức sinh sản
Đại diện
Đặc điểm
Giống nhau
GV đưa ra gợi ý nên viết ngắn gọn vào phiếu học tập dưới dạng sơ đồ.
GV cho học sinh xem video về từng hình thức sinh sản trên (phân đôi: 1phút; nảy chồi: 1phút; phân mảnh: 1phút; trinh sinh: 2phút).
GV: sử dụng đồ hồ đếm ngược hiển thị trên sile để tính thời gian hoàn thành phiếu học tập.
 Hết thời gian GV yêu cầu các nhóm lên treo phiếu học tập của nhóm mình.
GV: chiếu sile về nội dung phiếu học tập đã hoàn thiện.
 HS xem video kết hợp với các hình trong sách giáo khoa thảo luận nhóm, thống nhất nội dung trả lời rồi ghi vào phiếu học tập trên giấy A0 đã phát.
HS tự nhận xét bài làm của nhóm mình, cũng như nhóm khác thông qua việc so sánh, đối chiếu với nội dung của phiếu học tập đã hoàn thiện trên sile.
GV hoàn thiện lại kiến thức trên phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
SO SÁNH CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
Khác nhau 
Hình thức sinh sản
Đại diện
Đặc điểm
1.Phân đôi
Động vật đơn bào, giun dẹp.
Từ 1 tế bào 
 (2n)
 2 tế bào mới (2n).
 (2n)
Nhân phân chia
TBC phân chia.
2.Nảy chồi
Bọt biển, ruột khoang
Cơ thể mẹ (vùng sinh chồi)
Nguyên phân
Chồi mới (cá thể mới)
3.Phân mảnh
Bọt biển, giun dẹp
Từ những mảnh nhỏ
Nguyên phân
Cá thể mới
4.Trinh sinh
Ong, kiến, rệp
Trứng ( n)
Nguyên phân
Cơ thể đơn bội (n).
Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính .
Giống nhau
- Không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
- Đều dựa trên nguyên phân và phân hóa tế bào để tạo ra cơ thể mới. 
- Cá thể mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống cá thể mẹ.
- Có ở đa số động vật bậc thấp.
GV nhấn mạnh thêm : hiện tượng con thằn lằn mọc lại đuôi, con cua mọc lại càng có được gọi là sinh sản vô tính không?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại đây chỉ là hiện tượng tái sinh bộ phận, cũng giống như khi chúng ta cắt tóc, hay móng tay và chúng được mọc lại mà thôi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính- Hoạt động nhóm hoặc hoạt động cặp đôi.( 3phút).
Mục tiêu của hoạt động 3: 
 - Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tính toán.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV chiếu sile:
Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và hữu tính:
1. Cơ thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp quần thể có mật độ thấp.
2. Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
3. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
4.Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về đặc điểm di truyền. Vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.
5. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện môi trường sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
6. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
Hãy chọn ra các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính.
 Ưu điểm: 1 3 6
 Nhược điểm:	 5
GV có thể mở rộng kiến thức: Thời gian thế hệ (g) của vi khuẩn E. Coli (vi khuẩn đường ruột) trong điều kiện thí nghiệm đầy đủ ở 400C là 20 phút. Giả sử tại thời điểm ta xét có 1 vi khuẩn E. Coli, em hãy tính số lượng vi khuẩn tạo ra sau 1 giờ, 12 giờ, 24 giờ..trong điều kiện nuôi cấy trên.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất nội dung trả lời rồi cử đại diện phát biểu.
HS: trao đổi nhóm, thảo luận và tìm ra câu trả lời.
Thời gian (giờ)
Số lần phân chia
Số tế bào tạo ra.
1
3
Nt = 23.
12 
36
Nt = 236.
24
72
Nt = 272.
III. Ứng dụng
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật- Hoạt động cá nhân hoặc nhóm. (5 phút).
 Mục tiêu của các hoat động luyện tập:
 - Thông qua trò chơi học sinh củng cố khắc sâu kíến thức bài nhưng vẫn tạo thấy nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ.
 - Phát triển các năng lực tự học, tự làm chủ, giải quyết vấn đề.
	- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin của học sinh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Nuôi cấy mô sống.
GV: cho HS xem những thành tựu trong y học về ứng dụng của nuôi cấy mô thông qua các bài báo, các hình ảnh( HS sưu tầm trước ở nhà).
1.Làm liền vết bỏng bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào da.
2. Những kỳ tích của y khoa Việt trong 25 năm ghép tạng: ca ghép thận, ghép gan, ghép tim và mới đây nhất là ca ghép phổi.
GV: những thành tựu đó dựa trên cơ sở khoa học nào?
GV hoàn thiện kiến thức:Tách mô từ cơ thể động vật.
Nuôi cấy
Môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp.
Mô tồn tại và phát triển.
2. Nhân bản vô tính.
GV: chiếu sile minh họa từng bước trong quy trình nhân bản vô tính cừu Đôly.
GV hoàn thiện kiến thức về khái niện nhân bản vô tính ở động vật.
GV hỏi HS về những thành tựu của nhân bản vô tính trên các đối tượng động vật khác nhau ( phần này giáo viên đã yêu cầu các em tìm hiểu ở nhà sau đó chuyển vào mail của GV để GV tổng hợp).
 GV: Nhận xét và chiếu những thành quả mà các HS đã tìm hiểu được
HS: trao đổi, thảo luận để thấy được cơ sở khoa học của nuôi cấy mô.
HS: Quan sát rồi đưa ra khái niệm về nhân bản vô tính.
 C. Hoạt động luyện tập: Hoạt động cá nhân. ( 3phút).
 GV đưa ra 1 trò chơi có tên: TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Trò chơi này gồm 9 ô chữ mỗi ô chữ là một cụm từ với số lượng các chữ cái cho trước.
 Giáo viên nhờ một học sinh lên điều khiển trò chơi này:
Ô chữ thứ 1 gồm 10 chữ cái: Cơ sở tế bà

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_bai_hoc_sinh_san_vo_tinh_o_dong_vat_sinh_hoc_1.docx