SKKN Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh qua bài dạy “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng (Tiết 10 - 11, Ngữ văn 12, tập 1 - Ban cơ bản)
Luật giáo dục sửa đổi năm 2010, điều 28.2 đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Định hướng trên đã trở thành tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng là hướng hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong nhận thức, cảm thụ và ứng dụng các kiến thức kĩ năng văn học. Giáo viên dạy Ngữ văn không chỉ truyền thụ kiến thức, kĩ năng văn học tới học sinh mà có cả vai trò của người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh chủ động tiếp nhận, cảm thụ, tìm tòi, khám phá để cảm cái hay, cái đẹp của các vấn đề văn học.
Trong chuyên ngành Ngữ văn, tiếp nhận có kết quả một tác phẩm văn học đã khó nhưng tiếp nhận có kết quả một văn bản nghị luận còn khó hơn nhiều. Học sinh thường có định kiến văn bản nghị luận là khó, khô khan nên thường có tâm lí ngại đọc, ngại suy nghĩ tìm tòi, khám phá. Vì vậy, giáo viên phải lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp nhất để phá vỡ các định kiến trên, tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Như chúng ta đã biết văn bản nghị luận là một trong những loại văn bản được học trong chương trình Ngữ văn. Tiếp nhận những văn bản này học sinh như đang được “chinh phục” những cách nghị luận mẫu mực của các tác giả. Và qua đó sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về các yếu tố cơ bản của văn nghị luận, nhất là về cách lập luận, diễn đạt trong văn nghị luận.
Vậy làm thế nào để mỗi tiết dạy Ngữ văn, đặc biệt là tiết dạy văn bản nghị luận trở thành sự đam mê, thích thú được tìm hiểu, khám phá để phát huy được tính tích cực, chủ động của mỗi học sinh. Điều này khiến tôi trăn trở rất nhiều. Trong những năm tháng giảng dạy, tôi luôn có ý thức suy nghĩ, tìm tòi cách dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả tìm hiểu cái hay, cái đặc sắc của nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận. Tôi luôn tự đặt câu hỏi: Làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh văn bản một cách hiệu quả nhất? Làm sao để các em không còn định kiến văn bản nghị luận là khó và khô khan? Và đặc biệt làm thế nào để gây được sự hứng thú, lòng say mê văn bản nghị luận trong các em để các em tích cực, chủ động chiếm lĩnh nó
Đó là lí do để tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh qua bài dạy “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng (Tiết 10-11, Ngữ văn 12, tập 1- Ban cơ bản).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Luật giáo dục sửa đổi năm 2010, điều 28.2 đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Định hướng trên đã trở thành tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng là hướng hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong nhận thức, cảm thụ và ứng dụng các kiến thức kĩ năng văn học. Giáo viên dạy Ngữ văn không chỉ truyền thụ kiến thức, kĩ năng văn học tới học sinh mà có cả vai trò của người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh chủ động tiếp nhận, cảm thụ, tìm tòi, khám phá để cảm cái hay, cái đẹp của các vấn đề văn học. Trong chuyên ngành Ngữ văn, tiếp nhận có kết quả một tác phẩm văn học đã khó nhưng tiếp nhận có kết quả một văn bản nghị luận còn khó hơn nhiều. Học sinh thường có định kiến văn bản nghị luận là khó, khô khan nên thường có tâm lí ngại đọc, ngại suy nghĩ tìm tòi, khám phá. Vì vậy, giáo viên phải lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp nhất để phá vỡ các định kiến trên, tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Như chúng ta đã biết văn bản nghị luận là một trong những loại văn bản được học trong chương trình Ngữ văn. Tiếp nhận những văn bản này học sinh như đang được “chinh phục” những cách nghị luận mẫu mực của các tác giả. Và qua đó sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về các yếu tố cơ bản của văn nghị luận, nhất là về cách lập luận, diễn đạt trong văn nghị luận. Vậy làm thế nào để mỗi tiết dạy Ngữ văn, đặc biệt là tiết dạy văn bản nghị luận trở thành sự đam mê, thích thú được tìm hiểu, khám phá để phát huy được tính tích cực, chủ động của mỗi học sinh. Điều này khiến tôi trăn trở rất nhiều. Trong những năm tháng giảng dạy, tôi luôn có ý thức suy nghĩ, tìm tòi cách dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả tìm hiểu cái hay, cái đặc sắc của nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận. Tôi luôn tự đặt câu hỏi: Làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh văn bản một cách hiệu quả nhất? Làm sao để các em không còn định kiến văn bản nghị luận là khó và khô khan? Và đặc biệt làm thế nào để gây được sự hứng thú, lòng say mê văn bản nghị luận trong các em để các em tích cực, chủ động chiếm lĩnh nó Đó là lí do để tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh qua bài dạy “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng (Tiết 10-11, Ngữ văn 12, tập 1- Ban cơ bản). 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Với đề tài trên, người viết mong muốn phát huy được tính tính cực, chủ động của học sinh khi học bài "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc". Đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn về nghệ thuật nghị luận đặc sắc của Đồ Chiểu. Người viết còn mong muốn định hướng phương pháp học theo đặc trưng thể văn nghị luận cho học sinh, một số kinh nghiệm khi làm văn nghị luận. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ những tài liệu liên quan đến bài dạy như: Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học; Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT; Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 1; Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1; Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, ... - Lựa chọn nghiên cứu và áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh bài học của học sinh trong học văn bản nghị luận nói chung và bài "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" nói riêng. - Đề tài được trực tiếp áp dụng ở các lớp 12C, 12G của trường THPT nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Với đề tài này tôi sẽ kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ nhiều góc độ và cấp độ khác nhau để phát hiện rõ vấn đề. Tôi có thể kể tân các phương pháp tiêu biểu sau: 1.4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong bài học "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trang văn nghệ của dân tộc", tôi sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống các tài liệu hướng dẫn về bài học này, về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để từ đó có đánh giá, có khái quát, có cách tổ chức giờ dạy sao cho hiệu quả nhất. 1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát: Với phương pháp này, chủ thể nghiên cứu nhằm điều tra, khảo sát thực trạng về hứng thú của học sinh đối với bài học trước và sau khi áp dụng đề tài. 1.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm soi sáng cho những nhận định chung. Nhờ phương pháp này mà quá trình tổ chức bài học theo đúng đặc trưng thể loại và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh bài học. 1.4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu là phương pháp giúp cho đề tài trở nên phong phú, rõ nét hơn. Ta có thể so sánh đối chiếu giữa đặc trưng của văn nghị luận với văn nghị luận của Phạm Văn Đồng trên một số tiêu chí. Từ đó ta hiểu rõ được những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận ở bài "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc". 1.5. Những điểm mới của SKKN: So với các SKKN trước, ở SKKN này tôi chủ yếu sử dụng kết hợp ưu thế của một số PP/KT dạy học tích cực (Phương pháp trò chơi kết hợp kĩ thuật động não, kĩ thuật sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm, PP/KT sơ đồ tư duy kết hợp với "Trình bày một phút") nhằm phát huy tích tích cực của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản nghị luận. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1.1. Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực - Khái niệm: + Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn được dùng để chỉ những phương pháp, kĩ thuật giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khơi gợi để học sinh chủ động, hoạt động sáng tạo. - Đặc trưng: Các phương pháp và kĩ thuật (PP/KT) dạy học tích cực có chung một đặc trưng là: Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh; dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp với đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. - Một số PP/KT dạy học tích cực: Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong trường phổ thông Bộ GD & ĐT đã đưa ra nhiều PP/KT dạy học tích cực. Sau đây là tôi xin được nêu tên một số phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực: + Một số hương pháp dạy học tích cực như: phương pháp dạy học nhóm; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp đóng vai; phương pháp dự án (dạy học theo dự án). + Một số kĩ thuật dạy dọc tích cực như: kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật giao nhiệm vụ; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật "Khăn trải bàn"; kĩ thuật "Phòng tranh"; kĩ thuật "Công đoạn"; kĩ thuật "Mảnh ghép"; kĩ thuật động não; kĩ thuật "Trình bày một phút"; kĩ thuật "Hỏi và trả lời"; kĩ thuật "bản đồ tư duy" (sơ đồ tư duy); kĩ thuật "Đọc hợp tác"; kĩ thuật "Viết tích cực"; kĩ thuật "Nói cách khác", kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ; ... Như vậy có nhiều PH/KT dạy học tích cực và mỗi phương pháp dạy học có ưu thế riêng. Giáo viên phải lựa chọn được các PP/KT dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc trưng thể loại và tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo để phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. 2.1.2. Một số vấn đề về tính tích cực và tích cực học tập. 2.1.2.1 Quan niệm về tính tích cực (TTC). Tính tích cực là một phẩm chất của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên và cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động thích ứng và phát triÓn cộng đồng. TTC là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. 2.1.2.2.Một số vấn đề về tính tích cực học tập (TCHT). - Khái niệm: Tính TCHT là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập. Tính TCHT thực chất là nói tới TTC nhận thức, Đó là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên TTC. TTC sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. - Mục đích: Tính TCHT nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. - Biểu hiện: Tính TCHT thể hiện qua các cấp độ từ thấp đến cao. + Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn + Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một vấn đề + Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. - Đặc điểm của tính TCHT được thể hiện là: HS có hứng thú tới bài học; tập trung chú ý tới bài học/ nhiệm vụ học tập; mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận, ghi chép; có sáng tạo trong quá trình học tập; thực hiện tốt nhiệm vụ học tập được giao; hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình; biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Như vậy, phát huy tính TCHT của học sinh được xem như là một nguyên tắc của quá trình dạy học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, nhằm đào tạo những người lao động năng động, sáng tạo, thích ứng góp phần phát triển cộng đồng. 2.1.3. Biểu hiện của tính tích cực học tập trong giờ Ngữ văn. Tính TCHT của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn được thể hiện là các em luôn chú ý, tập trung tới bài học, kiên trì hoàn thành nhiệm vụ được giao; có hứng thú tới những tác phẩm hoặc những vấn đề văn học được nói đến; hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên và bổ sung các câu trả lời của bạn, hay hỏi bạn và giáo viên về nội dung bài học; thích tìm tòi, khám phá để hiểu, cảm cái hay, cái đẹp của các vấn đề văn học; chủ động vận dụng kiến thức và những kĩ năng văn học để nhận thức những vấn đề của cuộc sống 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.2.1.Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Trên tinh thần đổi mới toàn diện về giáo dục, phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng đã có nhiều đổi mới. Từ cách thuyết giảng một chiều, giáo viên làm việc là chính, học sinh thụ động nghe như một cái máy sang vai trò và mối quan hệ giữa người dạy và người học đã khác. Vai trò của người thầy trong mỗi tiết dạy đã rõ nét hơn. Nhiều giáo viên rất chú trọng đến việc thay đổi phương pháp và cách thức tiếp cận một văn bản. Nhiều giờ dạy Ngữ văn đã được sử dụng những phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện đại, việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng diễn ra rộng rãi Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta thấy nhiều giáo viên đã rất cố gắng đổi mới cách dạy để nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Nhưng việc lựa chọn phương pháp chưa phù hợp, hoặc sự phối hợp giữa các phương pháp chưa nhịp nhàng nên hiệu quả và chất lượng của một giờ Ngữ văn chưa cao. Vẫn còn những giáo viên ngại khó, ngại khổ chưa thật sự đầu tư thời gian và công sức cho bài dạy. Lại có những giờ dạy Ngữ văn được đánh giá cao về đổi mới phương pháp nhưng tính tích cực, chủ động của các em chưa đồng đều, chỉ một bộ phận (nhóm trưởng, thư ký) làm việc các thành viên khác ngồi chơi, xem hoặc quan sát bạn làm. Các em vẫn chưa thật sự sôi nổi, hăng hái phát biểu và tranh luận. Vẫn còn tình trạng đọc chép, diễn giải hoặc thuyết trình một chiều. Nhiều giờ dạy còn gượng gạo, gò bó, áp đặt. Việc đối thoại trong giờ học thực tế chưa hiệu quả, phần lớn là hỏi đáp chứ chưa phải là đối thoại đích thực. Nhất là văn nghị luận, nhiều giờ dạy diễn ra khô khan. Người dạy thì dạy theo “lộ trình” đã định sẵn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh. Người học thì thụ động chỉ biết ghi chép theo lời, ý giáo viên, không chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức, không chủ động đặt ra câu hỏi để cùng giải quyết. Rất ít học sinh ý thức được rằng, học văn là được thưởng thức văn chương, để bồi đắp thẩm mĩ, hoàn thiện nhân cách nên các em chưa tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Đó là một thực tế mà mỗi giáo viên dạy Ngữ văn cần phải suy ngẫm và trăn trở. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn nói riêng đang được tiến hành ở tất cả các cấp học, đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Song hiệu quả chưa đồng đều. Học sinh chưa thực sự phát huy tính tích cực, chủ động, chưa đóng vai trò là chủ thể chiếm lĩnh thực sự trong giờ học. 2.2.2. Thực trạng dạy bài "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc". Dù có nhiều đổi mới trong giảng dạy môn Ngữ văn nhưng trên thực tế khi dạy bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” vẫn là một trăn trở lớn đối với giáo viên. Đây là bài nghị luận đặc sắc của Phạm Văn Đồng cũng là áng văn nghị luận tiêu biểu của văn nghị luận Việt Nam hiện đại. Bài này vẫn chưa nhận được sự hào hứng, say mê của người học. Vì học sinh không thích đọc những luận điểm, luận cứ mà theo các em là dài dòng, khô khan. Và các em cũng không thích tìm hiểu cách lập luận, hành văn của người nghị luận. Nên đã dẫn đến tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh bài này giáo viên rất vất vả. Bài học thì khó, dài, học sinh thì thơ ơ, thụ động. Trong giờ học các em rất ít phát biểu, ít tranh luận, không thắc mắc, .... Vì thế mà giờ học diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt, hầu như chỉ một mình giáo viên làm việc. Học sinh vốn đã coi nhẹ môn Ngữ văn, đây lại là văn bản nghị luận nên các em không hào hứng học tập. Do đó khi tiếp cận văn bản nhiều em còn lúng túng hoặc hiểu bài một cách hời hợt, chiếu lệ. Qua khảo sát giáo viên dạy Ngữ văn cùng gần 100 học sinh trong trường THPT tôi đang công tác thì đa số giáo viên và học sinh đều thấy văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" hay nhưng khó. Phần lớn học sinh ngại học văn nghị luận và chưa biết cách đọc hiểu bài nghị luận sao cho hiệu quả. Từ thực trạng trên, chúng ta cần phải tìm cách xích lại gần hơn nữa giữa đối tượng khám phá với đối tượng tiếp nhận. Chính vì thế, để học sinh có hứng thú với những tiết dạy văn bản nghị luận, tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Và tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh qua bài dạy Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc". 2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.3.1. Giáo viên đọc, nghiên cứu tài liệu và vận dụng vào thiết kế tổ chức giờ dạy: Giáo viên đọc kĩ các tài liệu có liên quan đến bài học, xác định mục tiêu cần đạt của bài, lựa chọn những phương pháp và kĩ thuật (PP/KT) dạy học tích cực phù hợp nhất nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong bài. 2.3.1.1 Đọc kĩ bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” trong sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1 của Nhà xuất bản Giáo duc, giáo viên xác định rõ 3 mục tiêu bài học cần đạt: - Một là về kiến thức: + Nắm được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ của Phạm Văn Đồng về con người Đồ Chiểu và những giá trị lớn lao của thơ văn; từ đó thấy rõ rằng trong bầu trời văn nghệ của Việt Nam, NĐC đúng là một vì sao “càng nhìn thì càng thấy sáng”. + Đồng thời thấy được phong cách nghị luận của Phạm Văn Đồng: Cách nêu vấn đề nghị luận độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm. - Hai là về kĩ năng: Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại. Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghị luận. Tự nhận thức, tư duy sáng tạo (KNS): phân tích, bình luận những ý kiến sâu sắc, có lí có tình của Phạm Văn Đồng về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. - Ba là về thái độ: Thêm yêu quý, trân trọng con người và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm văn Đồng. 2.3.1.2. Sử dụng một số PP/KT dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” . Để phát huy tính tích cực của học sinh trong bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong trong văn nghệ của dân tộc” tôi lựa chọn các PP/KT dạy học tích cực sau: - Phương pháp trò chơi kết hợp kĩ thuật động não: Phương pháp này tôi sử dụng ở đầu tiết học - phần giới thiệu bài mới và ở cuối tiết - phần củng cố bài hoc. Ở đầu tiê
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_va_ki_thuat_day_hoc_phat_huy.doc
- BÌA SKKN.doc
- MỤC LỤC SKKN.doc