SKKN Rèn luyện kỹ năng giao tiếp vào Ngữ văn 10 trong bài trình bày một vấn đề

SKKN Rèn luyện kỹ năng giao tiếp vào Ngữ văn 10 trong bài trình bày một vấn đề

Hiện nay sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không còn là tài sản riêng của trường học. Học sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và học.

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật gía trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kì ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập,bồi dưỡn, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không phải là “tồn tại”.

Từ yêu cầu trên,vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng.

 

docx 16 trang thuychi01 9572
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng giao tiếp vào Ngữ văn 10 trong bài trình bày một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀO NGỮ VĂN 10 TRONG BÀI TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
 Người thực hiện: Lê Thị Hương Giang
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
4
1.1. Lí do chọn đề tài.
4
1.2. Mục đích nghiên cứu.
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
5
a. Về nghiên cứu lý luận
5
b. Về nghiên cứu thực tiễn
5
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
6
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện sáng kiến.
6
2.4. Đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
12
a. Mục đích thực nghiệm
12
b. Nội dung thực nghiệm
12
c. Phương pháp thực nghiệm
12
d. Kết quả thực nghiệm
13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị 
15
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
HS:	Học sinh
GV:	Giáo viên
CTGDPT: 	Chương trình giáo dục phổ thông	
GDĐT:	Giáo dục đào tạo
BGDĐT:	Bộ giáo dục đào tạo
THPT:	Trung học phổ thông 
SGK:	Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không còn là tài sản riêng của trường học. Học sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và học.
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật gía trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kì ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập,bồi dưỡn, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không phải là “tồn tại”.
Từ yêu cầu trên,vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng. 
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ việc quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Trong xu hướng đó, giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh, mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức, cách rèn luyện, phát triển kỹ năng để đảm bảo cho việc tự học, tự lao động suốt đời. 
Trước vấn đề đặt ra nêu trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Vận dụng dạy học theo định hướng rèn luyện kỹ năng giao tiếp vào Ngữ Văn 10 bài “Trình bày một vấn đề” nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả ". Dạy học theo định hướng năng lực giao tiếp này, giúp các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập, giúp các em hình thành các kỹ năng giao tiếp như: “thuyết trình và thuyết phục”, “ đàm phán và thương lượng”, “ lắng nghe và thấu hiểu”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua tiết học rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong bài “Trình bày một vấn đề” giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả hơn, có kỹ năng thuyết trình. Đồng thời qua đó giúp học sinh hứng thú hơn với môn Ngữ Văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10A5 và 10A8 trường THPT Yên Định 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu 2 phương pháp
a. Về nghiên cứu lý luận
Làm việc trong phòng, tham khảo và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài.
b. Về nghiên cứu thực tiễn
Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp định hướng năng lực giao tiếp, tiến hành thực nghiệm tại lớp 10A5 và 10A8
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.
- Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 
-Theo tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra,đánh gía kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Bộ GD- ĐT năm 2014: Trong định hướng phát triển chương trình sau năm 2015, môn Ngữ Văn được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp Tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực mang tính đặc thù của môn học.Trong đó, việc hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnh. Thông qua những bài học về sử dụng tiếng Việt, HS được hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể, HS được luyện tập những tình huống hội thoại theo nghi thức và không nghi thức, các phương châm hội thoại, từng bước làm chủ tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. Các bài đọc hiểu văn bản cũng tạo môi trường, bối cảnh để HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống xung quanh, Được hiểu và nâng cao khả năng tiếng Việt văn hóa, văn học. 1
Trong trang này: Mục 2.1: đoạn từ: “Trong định hướng phát triểnvăn hóa, văn học”, tác giả tham khảo tài liệu 1
 	Đây cũng là mục tiêu chi phối trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn là dạy học theo quan điểm giao tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những kiến thức tiếng Việt trong những bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống.1
 - Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ tốt hơn trong việc trình bày vấn đề trước đám đông, trong hội nghị hoặc trong giao tiếp hằng ngày của cuộc sống. Học sinh hứng thú hơn với môn Ngữ Văn, đặc biệt là phân môn Tiếng Việt, Làm văn của môn học này. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Từ thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy trong xu hướng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh không chú trọng đến môn Ngữ Văn, các em thích học các môn tự nhiên hơn. Một bộ phận học để theo khối nhưng ít đam mê. Còn một bộ phận học để thi tốt nghiệp. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú cho học sinh cũng là một vấn đề cần quan tâm.
- Khi học Ngữ Văn,các học sinh thường ngại đối với phân môn Làm văn và Tiếng Việt, giáo viên ít chú trọng hơn so với phân môn Văn học. Vì thế cần có sự thay đổi phương pháp từ người dạy, thay đổi cách tiếp nhận cho người học. 
- Và đặc biệt, một thực tế rất phổ biến ở HS lớp 10 là khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế. Chỉ một bộ phận nhỏ các em có kỹ năng giao tiếp linh hoạt phù hợp, có đủ tự tin trình bày một vấn đề trên diễn đàn. Còn đa phần thì rụt rè, lúng túng khi phát biểu ý kiến.
Vì vậy dạy học theo định hướng rèn luyện kỹ năng thực hành, đặc biệt là năng lực giao tiếp sẽ góp phần giúp học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức và hứng thú nhiều hơn đối với môn học, giúp học sinh trang bị một trong những kỹ năng quan trọng nhất cho hành trang vào đời. “Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”, Kinixki- học giả người Mỹ. Và hơn nữa, dạy bài “Trình bày một vấn đề” theo định hướng rèn luyện kỹ năng giao tiếp là tiết học dạy học sinh kỹ năng nói trước tập thể, cụ thể là tập làm văn nghị luận nói, tập thuyết trình một vấn đề, một ý kiến nào đó trước nhóm, tổ, lớp, trường, cuộc sinh hoạt, hội thảo 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Dưới đây là tiến trình dạy học trong nội dung của bài: Trình bày một vấn đề
BÀI: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
	- Hiểu được tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
- Biết cách lập dàn ý cho vấn đề cần trình bày.
Trong trang này: Mục 2.1, đoạn từ: “Đây cũng là mục tiêubối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống”, tác giả tham khảo tài liệu 1
- Hiểu các bước tiến hành của quá trình trình bày một vấn đề. 
2. Kĩ năng:
	- Sử dụng ngôn ngữ đúng, linh hoạt, sáng tạo trong hình thành dàn ý cho vấn đề cần trình bày.
- Mạnh dạn, bình tĩnh và tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
3. Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp.
	- Có thái độ tự tin khi giao tiếp.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
	- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, điều chỉnh giọng điệu, cử chỉ, thái độ phù 
hợp trong từng tình huống giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
	1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, tình huống, động não, giảng giải, thuyết trình.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi,tranh luận- ủng hộ- phản đối, tia chớp, các mảnh ghép
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Kế hoạch dạy học, bài giảng trên Powerpoint
+ Các phiếu học tập sử dụng trong bài
- Chuẩn bị của HS: sách, vở, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động khởi động(2 phút)
a. GV cho học sinh trả lời một số câu hỏi để dẫn vào bài học.
Chọn đáp phù hợp với bản thân
Câu 1 :  Phản ứng của bạn khi phải diễn đạt một vấn đề nào đó trước lớp?
a. Khủng khiếp
b. Chàhơi ngại đấy
c. Chuyện nhỏ như con thỏ 
Câu 2 : Bạn có cảm thấy khó khăn khi diễn đạt ý tưởng của mình ?
Tôi không nghĩ đến việc phát biểu ý kiến.
Có, tôi có rất nhiều ý tưởng nhưng mọi người thường không hiểu.
Rất dễ dàng, mọi người luôn hiểu tôi. 
Đáp án: 
- Nếu chọn đáp án (a), bạn còn thiếu tự tin và thiếu kỹ năng thuyết trình một vấn đề.
- Nếu chọn đáp án ( b), bạn đã có tự tin nhưng cần trang bị thêm phương pháp thuyết trình.
- Nếu chọn đáp án (c), thì bạn đã có cả sự tự tin và phương pháp thuyết trình một vấn đề. 6.1
b. Giáo viên chia sẻ cho học sinh biết mục tiêu của bài học hôm nay.
c. GV cho học sinh biết khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề
(3 phút)
(Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân/ /Toàn lớp)
- Bước 1 : GV yêu cầu HS đọc kĩ mục ( I), SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu trình bày một vấn đề là gì ?
+ Việc trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào ? 
- Bước 2 : HS nghiên cứu tài liệu, giáo viên gọi hai học sinh trả lời câu hỏi. 
- Bước 3: GV có thể bổ sung, thống nhất, khẳng định tầm quan trọng của việc trình bày( thuyết trình, phát biểu ý kiến) trước tập thể trong xã hội hiện đại.
HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 1
- Khái niệm trình bày một vấn đề :
 Trình bày một vấn đề là dùng ngôn ngữ nói nhằm truyền đạt thông tin, nêu lên suy nghĩ và bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước mọi người về một vấn đề nào đó đang đặt ra trong cuộc sống. 
- Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
 Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập, nhiều lúc chúng ta cần phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình. 4
Hoạt động 2: Công việc chuẩn bị (10 phút) 
(Hình thức tổ chức dạy học: ( Cá nhân/ nhóm/toàn lớp)
- Bước 1 : Chọn vân đề trình bày
	- GV 
	 . Nêu đề tài đã được chuẩn bị :  Thời trang và tuổi trẻ . 
 . Dẫn dắt : Đây là một vấn đề văn hóa- xã hội rất quan trọng, đầy hứng thú nhưng khá phức tạp. Mỗi cá nhân khó có thể bao quát tất cả mà chỉ có thể chọn một trong những khía cạnh mà thôi. 2
 . Hỏi : Chúng ta phải dựa vào những cơ sở nào để lựa chọn vấn đề trình bày ? Lí giải nguyên nhân các cơ sở lựa chọn vấn đề ?
 - HS : Thảo luận ngắn, trả lời các cơ sở lựa chọn vấn đề trình bày.
	- GV nhận xét, bổ sung, khái quát kiến thức.
	- GV yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập lí giải nguyên nhân các cơ sở lựa chọn vấn đề trình bày.
Trong trang này: Mục 2.3, trang (7,8): Đoạn từ: “Chọn đáp án phù hợpthuyết trình một vấn đề”, tác giả tham khảo tài liệu 6.1; Mục 2.3: Đoạn từ: “Trong cuộc sốngđồng tình với mình”, tác giả tham khảo tài liệu 4
Phiếu học tập
Cơ sở
Nguyên nhân
Người nghe
Người trình bày
Môi trường, cơ sở vc, thời gian
	- HS suy nghĩ, nghiên cứu SGK, hoàn thành phiếu học tập.
	- GV yêu cầu vài học sinh trình bày phiếu học tập, sau đó nhận xét, bổ sung, khái quát kiến thức. 
- Bước 2 : Lập dàn ý cho bài trình bày.
	- GV dẫn dắt, nêu câu hỏi : Ta từng thấy, có nhiều tấm gương có khả năng nói vo, thuyết trình hàng giờ, hàng buổi mà người nghe vẫn say sưa, chăm chú theo dõi như : cố chủ tịch Cu Ba (Phi-đen Ca-xtơ-rô), nguyên tổng thống Mỹ( Barack Hussein Obama) Nhưng trong nhà trường và trong cuộc sống, khi trình bày một vấn đề, chúng ta vẫn rất cần chuẩn bị một đề cương( chi tiết hay khái quát). Vì sao vậy ? 
	- HS trao đổi, phát biểu ý kiến.
	- GV nhận xét, bổ sung, khái quát kiến thức lí giải nguyên nhân vì sao cần lập dàn ý cho vấn đề trình bày.
	- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận trong vòng 3 phút để hình thành dàn ý đại cương cho vấn đề : Thời trang và tuổi trẻ , sau đó khái quát các yêu cầu đối với việc lập dàn ý cho bài trình bày.
	- Các nhóm trao đổi làm việc, GV quan sát về ý thức, thái độ, tinh thần hợp tác và hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
	- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, trao đổi, nhận xét lẫn nhau.
	- GV nhận xét về kết quả của các nhóm, chỉnh sửa những nội dung chưa đạt yêu cầu, động viên khuyến khích những cá nhân, nhóm có thành tích tốt.
HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 2
II. Công việc chuẩn bị.
1.Chọn vấn đề trình bày
 a, Các cơ sở để lựa chọn vấn đề trình bày.
- Căn cứ vào người nghe
- Căn cứ vào hiểu biết của bản thân.
- Căn cứ vào điều kiện môi trường, cơ sở vật chất, thời gian trình bày.
 b, Nguyên nhân lựa chọn( phiếu học tập)
Cơ sở
Nguyên nhân
Người nghe
Lứa tuổi, trình độ, nghề nghiệp, nhu cầu thị hiếucủa người nghe tác động lớn đến bài trình bày.
Người trình bày
Hiểu biết hiện thời của bản thân về đề tài, nguồn tài liệu đã có và có thể cóchi phối đến việc lựa chọn vấn đề.
Môi trường, cơ sở vc, thời gian
Yếu tố môi trường, cơ sở vật chấtảnh hưởng đến chất lượng bài trình bày; thời gian ngắn, dài quyết định sự lựa chọn vấn đề rộng, hẹp
2. Lập dàn ý cho bài trình bày.
 a. Tác dụng :
 - Chủ động, tự tin, bình tĩnh khi trình bày.
 - Vấn đề sẽ được trình bày mạch lạc, hệ thống, vừa đủ, nổi trọng tâm.
 - Người nghe dễ dàng tiếp nhận, đồng cảm.
 - Đảm bảo thời gian quy định.
 - Tôn trọng người nghe.2
 b. Yêu cầu:
 - Xác định luận điểm, luận cứ cho bài trình bày, xác định luận điểm trọng tâm
 - Sắp xếpluận điểm, luận cứ theo trình tự hợp lí, khoa học.
 - Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói 2, 4
Hoạt động 3: Trình bày vấn đề( 20 phút)
(Hình thức tổ chức dạy học: ( Cá nhân/nhóm/toàn lớp)
- Bước 1: Trình bày vấn đề trước lớp.
	- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục (III) trong SGK trang 149. Sau đó, lần lượt các nhóm đã được chia trong hoạt động 2 ở công tác chuẩn bị cử người đại diện trình bày trước lớp một luận điểm trong dàn ý đã lập về vấn đề : Thời trang và tuổi trẻ. Mỗi nhóm có 3 phút để trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các học sinh khác lắng nghe, nhận xét , có thể đặt câu hỏi chất vấn. Người đại diện trình bày phải trả lời câu hỏi. Các thành viên khác trong nhóm có thể hỗ trợ người đại diện giải đáp thắc mắc của thành viên nhóm khác.
 - GV lắng nghe, nhận xét về kết quả của các nhóm, chỉnh sửa những nội dung chưa đạt yêu cầu, động viên khuyến khích những cá nhân, nhóm có thành tích tốt.
- Bước 2: Các yêu cầu đối với tiến trình trình bày vấn đề.
 - Sau khi đại diện các nhóm đã hoàn thành bài thuyết trình trước lớp, GV yêu cầu học sinh khái quát các yêu cầu đối với tiến trình trình bày một vấn đề.
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
	- GV nhận xét, bổ sung, giảng giải vấn đề để học sinh nắm chắc các
bước trình bày cũng như yêu cầu cụ thể trong từng bước. Qua đây, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết mang tính thực hành cao khi trình bày một vấn đề. 
Trong trang này: Mục 2.3, trang 10, đoạn từ: “Chủ động, tự tintôn trọng người nghe”, tác giả tham khảo tài liệu 2; 
Mục 2.3, trang 10, đoạn từ: “Xác định luận điểmcử chỉ khi nói”, tác giả tham khảo tài liệu 2 và tài liệu 4
HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 3
III. Trình bày vấn đề.
Các yêu cầu đối với việc trình bày vấn đề.
1.Các bước thường theo thứ tự:
 - Bắt đầu trình bày: Chào hỏi, tự giới thiệu.
 - Trình bày nội dung chính: Lần lượt trình bày các nội dung đã định.
 - Kết thúc và cảm ơn.4
2. Một số chú ý khi trình bày vấn đề.
 - Kết hợp đúng mức, đúng lúc cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
 - Ánh mắt luôn hướng về khán giả.
 - Điều chỉnh giọng nói phù hợp, tự nhiên.
 - Trình bày vấn đề ngắn gọn, trọng tâm, thuyết phục
 - Linh hoạt chuyển đổi nội dung, cách nói cho phù hợp với nhu cần của khán giả6.2
Hoạt động 4: Khái quát kiến thức và luyện tập(10 phút)
(Hình thức tổ chức dạy học: ( Cá nhân/toàn lớp)
- Bước 1: Khái quát kiến thức.
	 - GV yêu cầu HS đọc to phần Ghi nhớ( SGK, trang 150).
	 - Một học sinh đọc, cả lớp chú ý lắng nghe.
- Bước 2: Luyện tập.
 a. Bài tập 1( SGK, trang 150)
 - GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1, nghiên cứu nhanh để trả lời câu hỏi.
 - HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
 b. Bài tập 2 ( SGK, trang 151)
 - Với bài tập này, GV hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị. Đây chính là các đề tài sẽ được học sinh thuyết trình trong tiết học tự chọn tiếp theo.
HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 4
IV. Khái quát kiến thức và luyện tập
1. Khái quát kiến thức( Ghi nhớ- SGK)
 - Kỹ năng trình bày một vấn đề là một kỹ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống.
 - Trước khi trình bày, cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày. Các bước trình bày thường theo thứ tự: chào hỏi, tự giới thiệu, lần lượt tình bày các nội dung đã định, kết thúc và cảm ơn.
 - Để trình bày đạt hiệu quả, cần đẩm bảo các yêu cầu cuủa giao tiếp khẩu ngữ về nội dung, âm thanh lời nói, cử chỉ, điệu bộ. 4
2. Luyện tập
Bài tập 1
1. Bắt đầu trình bày
- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi đến đây phục vụ các bạn. tôi tên là
- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên làlàm việc ở cơ quan/ công ty
- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công tytrongnăm
2. Trình bày nội dung
- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất
3. Chuyển qua chủ đề khác 
- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường
- Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án
4. Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày
- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách n

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ky_nang_giao_tiep_vao_ngu_van_10_trong_bai_tr.docx