SKKN Một số văn bản thơ luật Đường thuộc chương trình Cơ bản mà trung tâm thể nghiệm là bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão

SKKN Một số văn bản thơ luật Đường thuộc chương trình Cơ bản mà trung tâm thể nghiệm là bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão

Lí luận dạy học hiện đại đã khẳng định: Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào PP-KTDH được GV lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào PP sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau. Làm việc theo nh.óm là một trong những PP được áp dụng trong đổi mới PP-KTDH hiện nay nhằm phát huy được tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là hoàn hảo, do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của hình thức dạy học theo nhóm để phát huy được những điểm mạnh của nó.

Trên thực tế, nhiều tiết học đã được GV chuẩn bị rất công phu nhưng khi tiến hành hoạt động theo nhóm thì chỉ có các thành viên tích cực làm việc, các thành viên thụ động thường hay ỷ lại, trông chờ, “nghỉ ngơi” như người ngoài cuộc hay như một quan sát viên. Do đó dẫn đến mất nhiều thời gian và hiệu quả học tập không cao. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và thể nghiệm hai PP-KTDH mà tôi cho là phù hợp trong quá trình hoạt động nhóm, đó là kĩ thuật (KT) mảnh ghép và KT khăn phủ bàn. Hai PP này đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi hoạt động nhóm. Từ đó, các cuộc thảo luận sẽ có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên sẽ có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy, hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũng như giữ được trật tự lớp học.

 

doc 13 trang thuychi01 6072
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số văn bản thơ luật Đường thuộc chương trình Cơ bản mà trung tâm thể nghiệm là bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Lí luận dạy học hiện đại đã khẳng định: Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào PP-KTDH được GV lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào PP sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau. Làm việc theo nh.óm là một trong những PP được áp dụng trong đổi mới PP-KTDH hiện nay nhằm phát huy được tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là hoàn hảo, do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của hình thức dạy học theo nhóm để phát huy được những điểm mạnh của nó.
Trên thực tế, nhiều tiết học đã được GV chuẩn bị rất công phu nhưng khi tiến hành hoạt động theo nhóm thì chỉ có các thành viên tích cực làm việc, các thành viên thụ động thường hay ỷ lại, trông chờ, “nghỉ ngơi” như người ngoài cuộc hay như một quan sát viên. Do đó dẫn đến mất nhiều thời gian và hiệu quả học tập không cao. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và thể nghiệm hai PP-KTDH mà tôi cho là phù hợp trong quá trình hoạt động nhóm, đó là kĩ thuật (KT) mảnh ghép và KT khăn phủ bàn. Hai PP này đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi hoạt động nhóm. Từ đó, các cuộc thảo luận sẽ có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên sẽ có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy, hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũng như giữ được trật tự lớp học.
Qua thực tế giảng dạy của bản thân và qua việc dự giờ một số đồng nghiệp, tôi nhận thấy áp dụng KT mảnh ghép và KT khăn phủ bàn khi giảng dạy bài Thuật hoài (Tỏ lòng) của nhà thơ – tướng quân Phạm Ngũ Lão sẽ đạt được hiệu quả cao trong dạy và học. Đây là bài thơ viết bằng chữ Hán theo thể tuyệt cú được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10 Cơ bản. Với dung lượng ngắn, ý tứ hàm súc, thời lượng giảng dạy 01 tiết học, bài thơ sẽ rất thích hợp để GV triển khai hai KT: Mảnh ghép và Khăn phủ bàn, giúp HS tiếp cận mục tiêu bài học. 
Xin lưu ý rằng, bài viết này tập trung làm nổi bật hiệu quả dạy và học khi áp dụng hai KT: Mảnh ghép và Khăn phủ bàn không có nghĩa là trong suốt giờ dạy, GV chỉ áp dụng hai kĩ thuật đó. Trong quá trình dạy – học, sẽ không thể thiếu được các PP – KT như: Đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực nhưng trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, người viết chỉ dừng lại ở việc áp dụng hai kĩ thuật nêu trên để hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.
Từ bài học này, tôi có thể vận dụng KT mảnh ghép và KT khăn phủ bàn cho các văn bản cùng thể loại trong chương trình THPT. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này nhằm thể hiện việc áp dụng lý thuyết về PP - KTDH tích cực vào một bài cụ thể. Qua đó thấy được hiệu quả của việc áp dụng KT mảnh ghép và KT khăn phủ bàn vào việc đọc – hiểu văn bản văn học khi hoạt động nhóm. Hai kĩ thuật này không chỉ tránh được tình trạng GV thuyết trình nhiều, cung cấp kiến thức một cách áp đặt mà còn khắc phục được hạn chế của việc học theo nhóm, rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức trong giờ học. Nói cách khác là “làm sao để chủ thể HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó, tạo được một sự tự phát triển toàn diện về trí lực, tâm hồn, nhân cách và năng lực” (Phan Trọng Luận – Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường - Tài liệu Bồi dường thường xuyên giáo viên THPT, năm 1995)
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Là học sinh lớp 10 học chương trình Ngữ văn Cơ bản của trường THPT Đông Sơn I, Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Một số văn bản thơ luật Đường thuộc chương trình Cơ bản mà trung tâm thể nghiệm là bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra và khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
	- Phương pháp phân tích, đánh giá
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận 
	PP-KTDH tích cực là những phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Để thực hiện được mục tiêu bài học, người dạy phải tìm được những biện pháp, cách thức hoạt động của thầy và trò trong những tình huống, hoạt động cụ thể nhằm giải quyết một nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Nghĩa là phải tìm được KT dạy học. Trong các PP-KTDH tích cực, bên cạnh KT học tập hợp tác, sơ đồ tư duy, KT đặt câu hỏi thì hai KT phát huy được hiệu quả cao trong hoạt động nhóm là KT mảnh ghép và KT khăn phủ bàn.
KT Khăn phủ bàn là KT tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Tác dụng của KT này là kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS, tăng cường tính độc lập của cá nhân và phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. Đây là một PP – KTDH đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong tất cả các bài học, môn học, cấp học. Chỉ cần một tờ giấy A0, nhóm sẽ vẽ một hình vuông hoặc chữ nhật, hình tròn ở trung tâm tờ giấy rồi chia phần trống còn lại thành bốn hoặc năm phần theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên của nhóm làm việc độc lập xây dựng chiến lược, câu trả lời/ giải pháp riêng và viết vào góc giấy của mình. Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời. Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa. KT này đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy có sự kết hợp giữa cá nhân và nhóm.
KT mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Kĩ thuật này đòi hỏi HS phải tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân. KT mảnh ghép được thực hiện như sau: Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 đến 6 HS). Mỗi nhóm sẽ được giao một nhiệm vụ tìm hiểu/ nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là nhóm ‘‘chuyên sâu’’. Các nhóm sẽ nhận nhiệm vụ nghiên cứu thảo luận để có hiểu biết tốt nhất về nhiệm vụ được giao và trở thành ‘‘chuyên gia’’của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng phần sau. Sau khi nhóm chuyên sâu đã hoàn thành nhiệm vụ, một nhóm mới sẽ hình thành là nhóm mảnh ghép. Nhóm này bao gồm một vài người từ các nhóm chuyên sâu. Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả các nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết. Nhiệm vụ mới này mang tính khái quát. Tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm chuyên sâu. Bằng cách này, HS có thể nhận thấy những nội dung vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là nội dung học tập quan trọng. 
Như vậy, KT mảnh ghép và KT khăn phủ bàn đều có điểm chung là hình thành ở HS tính chủ động, năng động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động đối với chính mình và các bạn trong lớp. Nếu tổ chức tốt, mỗi tiết học sẽ là một cuộc chơi mà tất cả mọi thành viên của nhóm đều là người trong cuộc, đều phải hoạt động một cách tích cực.
Các bài thơ Luật Đường khác được học trong chương trình về cơ bản cũng có thể sử dụng PP-KTDH tích cực như đã trình bày ở trên.
Bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm với bốn nội dung trong bốn cặp câu thơ thất ngôn bát cú luật Đường là: Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên; nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”; nhàn là lối sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt; nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quí tựa chiêm bao.
 Với ý nghĩa “khá rạch ròi” như vậy, ta thấy tính độc lập tương đối của từng nội dung khá cao. Cho nên, hướng tìm hiểu bài thơ này theo bố cục bốn phần thường gặp trong kiểu thơ thất ngôn bát cú luật Đường hết sức thuận lợi. Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu từng nội dung, thao tác cuối cùng chỉ là cho HS khái quát quan niệm về chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nghĩa là, GV có thể hướng dẫn học sinh học theo phương pháp hợp tác (tức phân nhóm). Mỗi nội dung giao cho một số nhóm. Trong từng nhóm lại sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật đặt câu hỏi, KT mảnh ghép, KT khăn phủ bàn  
 Bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, về cơ bản cũng có thể áp dụng các PP-KTDH như vừa trình bày ở trên. Các bài đọc thêm, tùy vào sự phân lượng thời gian cho từng bài mà hướng dẫn học sinh đọc – hiểu. Những nội dung trọng tâm có thể áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như Kĩ thuật khăn phủ bàn, Sơ đồ tư duy
2.2. Thực trạng của bài học
Không giống với những môn học khác trong nhà trường, môn Ngữ văn là môn học có tính đặc thù. Để cảm nhận được trọn vẹn một tác phẩm văn học, đòi hỏi HS phải có tư duy trừu tượng, khả năng liên tưởng, tưởng tượng và quan trọng hơn hết là sự rung động của tâm hồn. Vì thế, việc áp dụng các PP-KTDH cho môn Ngữ văn không hề đơn giản. GV cần phải có sự lựa chọn, cân nhắc kĩ lưỡng PP cho từng bài dạy, từng đối tượng để có thể khơi gợi tối đa sự chủ động tiếp thu kiến thức và hứng thú học tập của HS.
Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Như chúng ta đã biết, đặc điểm nổi bật của văn học trung đại là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Tính quy phạm thể hiện ở quan niệm: coi trọng mục đích giáo huấn thi dĩ ngôn chí (thơ để nói chí), văn dĩ tải đạo (văn để chở đạo); Ở tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu có sẵn đã thành công thức; ở thể loại văn học với những quy định chặt chẽ về kết cấu; ở cách sử dụng thi liệu: dẫn nhiều điển tích, điển cố, dùng nhiều văn liệu quen thuộc. Do tính quy phạm, văn học trung đại thiên về ước lệ, tượng trưng Với những đặc trưng trên, HS khi tiếp cận với những tác phẩm văn học trung đại sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì khoảng cách thời đại, quan niệm, nhận thức có sự khác biệt rõ rệt. Hơn nữa, ở độ tuổi HS trung học phổ thông, các em chưa đủ trải nghiệm để có thể hiểu sâu sắc hàm ý của người xưa.
Nhưng trong thực tế, không phải GV nào cũng nhận thức được thực trạng này. Đặc biệt với những GV chưa có nhiều kinh nghiệm, việc áp dụng một cách máy móc PP-KTDH khiến thất bại trở thành nhãn tiền.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp
Qua trải nghiệm trong thực tế dạy và học, tôi nhận ra rằng, với bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão chủ yếu sử dụng KT mảnh ghép và KT khăn phủ bàn thì sẽ thành công hơn cả.
2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học
Bài viết trình bày việc vận dụng KT mảnh ghép và KT khăn phủ bàn cho một bài dạy cụ thể nên trong thiết kế này, xin không trình bày các hoạt động như ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ ...
Tiết 35: TỎ LÒNG
(Thuật hoài)
 - Phạm Ngũ Lão -
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được “Hào khí Đông A” thể hiện qua vẻ đẹp của con người và thời đại.
- Nhận thức được bút pháp thơ trung đại thể hiện trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KĨ NĂNG
1. Kiến thức
 - Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lý tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến quyết thắng.
 - Hình ảnh kỳ vĩ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.
2. Kĩ năng
 Đọc – hiểu một bài thơ luật Đường theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ 
 	- Bồi dưỡng niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
 	- Có ý thức về bản thân, rèn luyện ý chí, ước mơ và nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ đó để hoàn thiện bản thân.
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (5 phút)
GV yêu cầu 01 đến 02 HS trình bày những nội dung cơ bản ở phần Tiểu dẫn trong SGK. GV cho HS thảo luận, bổ sung
- GV yêu cầu HS đọc và đối chiếu phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ, sau đó phát hiện những chỗ dịch đạt và chưa đạt. Giải thích vì sao chưa đạt?
- Từ các bài thơ luật Đường đã được học, GV cho HS tìm hiểu hướng tiếp cận bài thơ. HS thảo luận tự do theo từng bàn, sau đó đề xuất ý kiến. GV tổng hợp ý kiến và có thể phải định hướng.
(Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bố cục quen thuộc gồm bốn phần: khai – thừa – chuyển – hợp. Với bài Thuật hoài, tìm hiểu nội dung theo từng cặp câu sẽ thuận lợi hơn trong việc áp dụng PP-KTDH tích cực)
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), người làng Phù Ủng, huyện Đường hào, tỉnh Hưng Yên, từng là môn khách của Trần Hưng Đạo.
- Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
- Là người văn võ song toàn.
2. Văn bản
- Thuật hoài là một trong hai bài thơ còn lại của Phạm Ngũ Lão.
a. Đối chiếu bản phiên âm và bản dịch thơ
- “Hoành sóc” dịch là “múa giáo” đã phần nào làm giảm đi sự biểu trưng, tước đi sự đường bệ, vững chãi của hình tượng. Trong con người này, cái động đã được chế ngự, đã được thâu gộp trong cái tĩnh chứa đầy sức mạnh.
- “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (ba quân mạnh như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu) được dịch là “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Câu thơ bản phiên âm có 2 vế, cả hai vế đều nói về sức mạnh của quân ta, tức thể hiện được “Hào khí Đông A” trong văn học viết thời nhà Trần.
=> Dịch như trên làm mất phép so sánh: ba quân mạnh như hổ báo. 
b. Bố cục
- Hai câu đầu: Hình ảnh con người và quân đội thời Trần.
- Hai câu cuối: Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản ( 25 phút)
GV tổ chức giờ học theo kĩ thuật mảnh ghép. GV chia lớp thành 4 nhóm chuyên sâu, mỗi nhóm một nhiệm vụ tìm hiểu: 
- Nhóm 1(phần a): Bối cảnh lịch sử ?
- Nhóm 2 (phần b): Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần?
- Nhóm 3 (phần c): Khí thế thời đại?
- Nhóm 4 (phần d): Nghệ thuật biểu hiện?
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn chuyên sâu, một nửa số học sinh của mỗi nhóm sẽ tập hợp thành hai nhóm mới là nhóm mảnh ghép. Các thành viên ở nhóm mới sẽ thảo luận về các vấn đề đã tìm hiểu ở nhóm chuyên sâu. Như vậy nhóm mới sẽ tổng hợp được tất cả các vấn đề xoay quanh nội dung về hình ảnh người anh hùng và khí thế thời đại..
 - GV lần lượt yêu cầu đại diện từng nhóm mảnh ghép trình bày vấn đề. Nhóm còn lại theo dõi và bổ sung.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm mảnh ghép và tổng hợp kiến thức.
GV bình: Chỉ với hai câu thơ, Phạm Ngũ Lão đã thực sự dựng dậy được không khí đặc trưng của một thời kì lịch sử mà khi đó nhân vật trung tâm của đời sống đất nước là người lính Sát Thát. Chính sự trải nghiệm của cuộc đời trận mạc đã tạo nên lợi thế hiển nhiên giúp ông có những câu thơ giàu sức nặng riêng và tầm khái quát lớn đến thế.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình ảnh người anh hùng và khí thế thời đại: 
a. Bối cảnh thời đại
+ Thời đại nhà Trần (1226-1400) 
+ Ba lần kháng chiến và đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông (một kẻ thù hùng mạnh từng là nỗi khiếp sợ của bao quốc gia Á – Âu thời trung đại), nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng nước Việt những chiến công Hàm Tử,Chương Dương, Bạch Đằng bất tử. 
=> Đặt trong bối cảnh ấy, phải thừa nhận rằng Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một tác phẩm thật đáng quý, đã cho hậu thế nhìn thấy được phần nào hào khí của một triều đại (hào khí Đông A) và tư thế, tầm vóc kiêu hùng của một dân tộc anh hùng
b. Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần
+ Tư thế chiến binh: hoành sóc (Cầm ngang ngọn giáo) -> tư thế xung trận với vũ khí chĩa thẳng về phía kẻ thù -> tư thế dồn nén sức mạnh để bùng nổ -> biểu trưng của tinh thần xông pha, của tư thế làm chủ chiến trường.
+ Sứ mệnh chiến binh: trấn giữ giang sơn, giữ yên bờ cõi với ý chí và quyết tâm không thay đổi theo thời gian (kháp kỉ thu).
-> Tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. Nhân vật trữ tình hiện lên trong tư cách một chiến binh dạn dày trận mạc.
c. Khí thế thời đại:
+ Tam quân tì hổ: Đội quân ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo.
+ Khí thôn ngưu: ba quân mạnh như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu(hoặc cách hiểu khác: Khí thế, tráng chí làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời).
=> Sức mạnh của đội quân đang sục sôi khí thế quyết chiến quyết thắng, có thể “nuốt trôi” mọi kẻ thù.
d. Nghệ thuật
+ Hình ảnh kì vĩ, hoành tráng thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
+ Nghệ thuật so sánh, cường điệu.
+ Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc thể hiện sự dồn nén cảm xúc.
=> Đặc trưng của nghệ thuật thơ trung đại
Tiểu kết phần 1: Hai câu thơ khắc họa vóc dáng hùng dũng
+ Hình ảnh tráng sĩ hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ
+ Hình ảnh “ba quân”: hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sục sôi khí thế quyết chiến thắng
Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – Hào khí Đông A
- GV chia HS thành 04 nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ A0. Các nhóm cùng tìm hiểu về vẻ đẹp nhân cách nhà thơ Phạm Ngũ Lão. Theo KT khăn phủ bàn, mỗi thành viên của nhóm làm việc độc lập xây dựng chiến lược, câu trả lời/ giải pháp riêng và viết vào góc giấy của mình. Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời. Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa tờ A0. 
- GV lần lượt yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày vấn đề. Nhóm còn lại theo dõi và bổ sung.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và tổng hợp kiến thức.
2. Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ
- Quan niệm của các nhà Nho thời trung đại về chí làm trai: làm trai phải lập được công danh, phải để lại tiếng thơm cho đời bằng sự nghiệp kinh bang tế thế, phải trả được món nợ công danh với núi sông.
- Luống thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu: tác giả đang tự soi mình vào tấm gương lớn Gia Cát Lượng – nhà quân sự lỗi lạc thời Tam quốc để thấy nỗi “thẹn” khi chưa thực hiện được lí tưởng, khát vọng của kẻ làm trai. 
=> Đó là nỗi thẹn của một nhân cách cao cả, thái độ tự vấn nghiêm khắc và ý nguyện cháy bỏng muốn lập công nhiều hơn nữa. Đây là mẫu hình quân tử luôn nung nấu hoài bão trị quốc bình thiên hạ.
=> Lí tưởng sống tích cực. Đó không chỉ là lí tưởng sống của con người thời Trần mà còn là mục đích sống của con người mọi thời đại. Sống vì cuộc đời, vì sự nghiệp chung của đất nước chính là lí tưởng sống cao đẹp của tất cả mọi người ở mọi thời đại.
=> Tiểu kết phần 2: Hai câu thơ cuối thể hiện khát vọng hào hùng. Đó là khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” – thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
- Từ hai nôi dung đã tìm hiểu: Hình ảnh con người và quân đội thời Trần và Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ. Em hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
3. Ý nghĩa văn bản
- Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
Hoạt động 3: Tổng kết ( 5 phút)
GV yêu cầu HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
III. Tổng kết 
- Bài thơ không chỉ là lời “tỏ lòng” riêng của Phạm Ngũ Lão mà còn là ý chí, khí phách của quân dân thời Trần (sử dụng đại từ: tam quân, nam tử). Đó là “hào khí Đông A”, là cảm hứng yêu nước trong bài thơ.
- Hình ảnh thơ hoành tráng, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
Hoạt động 4: Củng cố ( 5 phút)
- GV hướng dẫn HS so sánh, mở rộng:
- Hãy so sánh hình tượng người tráng sĩ trong bài thơ Thuật hoài với hình tượng người anh trong một số tác phẩm văn học trung đại và hiện đại như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãicho đến người lính trong kháng c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_van_ban_tho_luat_duong_thuoc_chuong_trinh_co_ban.doc