SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt vào đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều ở lớp 10

SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt vào đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều ở lớp 10

Môn Ngữ văn là “môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa của con người Mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở THPT là nâng cao thêm một bước năng lực ngữ văn của HS (HS), bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thường gặp (văn, thơ, truyện ), năng lực viết một số văn bản thông dụng và năng lực nói trước công chúng.

1.1.2 Do đó, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng. Khi năng lực ngôn ngữ được xác định là một trong những năng lực cốt lõi cần có ở đối tượng HS đã hoàn thành các bậc học phổ thông, phân môn Tiếng Việt càng cần được xem là phân môn đóng vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện, phát triển năng lực này

1.1.3 Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của môn Ngữ văn là hình thành và rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu văn bản văn học: từ câu chữ đến hiểu hình tượng, từ hiểu hình tượng đến cách nắm bắt, khái quát tư tưởng tác phẩm, đặc trưng thể loại, giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử. Các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt không chỉ là công cụ quan trọng của việc tìm hiểu, phân tích và khám phá văn bản văn học, mà cũng là công cụ cho việc làm văn. Văn bản văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ, vì thế, muốn khám phá nó, trước hết phải có những hiểu biết về tiếng Việt. phải nắm chắc và giỏi tiếng Việt mới có thể hiểu, phân tích và hiểu hết cái hay, cái đẹp của văn học thông qua ngôn từ của văn bản. Cũng phải giỏi tiếng Việt mới có thể diễn đạt (nói hoặc viết) một cách rõ ràng, sáng sủa những hiểu biết và cảm nhận của bản thân về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học cho người khác hiểu.

 

doc 19 trang thuychi01 6961
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt vào đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều ở lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1 Môn Ngữ văn là “môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa của con người Mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở THPT là nâng cao thêm một bước năng lực ngữ văn của HS (HS), bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thường gặp (văn, thơ, truyện), năng lực viết một số văn bản thông dụng và năng lực nói trước công chúng.
1.1.2 Do đó, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng. Khi năng lực ngôn ngữ được xác định là một trong những năng lực cốt lõi cần có ở đối tượng HS đã hoàn thành các bậc học phổ thông, phân môn Tiếng Việt càng cần được xem là phân môn đóng vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện, phát triển năng lực này
1.1.3 Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của môn Ngữ văn là hình thành và rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu văn bản văn học: từ câu chữ đến hiểu hình tượng, từ hiểu hình tượng đến cách nắm bắt, khái quát tư tưởng tác phẩm, đặc trưng thể loại, giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử. Các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt không chỉ là công cụ quan trọng của việc tìm hiểu, phân tích và khám phá văn bản văn học, mà cũng là công cụ cho việc làm văn. Văn bản văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ, vì thế, muốn khám phá nó, trước hết phải có những hiểu biết về tiếng Việt. phải nắm chắc và giỏi tiếng Việt mới có thể hiểu, phân tích và hiểu hết cái hay, cái đẹp của văn học thông qua ngôn từ của văn bản. Cũng phải giỏi tiếng Việt mới có thể diễn đạt (nói hoặc viết) một cách rõ ràng, sáng sủa những hiểu biết và cảm nhận của bản thân về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học cho người khác hiểu.
1.1.4 Muốn có năng lực đọc hiểu văn bản, cần phải có tri thức và kĩ năng về tiếng Việt, phải trau dồi vốn từ, nắm vững các loại phong cách biểu đạtĐây chính là “chìa khóa” để GV hướng dẫn HS tiếp cận tác phẩm văn học bằng con đường khoa học, chính xác và hợp lý nhất. Tri thức và kĩ năng tiếng Việt là cơ sở phụ vụ cho đọc – hiểu và làm văn, như: nghĩa của từ, nghĩa của câu, của đoạn, rèn luyện sử dụng câu đơn, câu phức, rèn luyện kĩ năng viết theo các phong cách chức năng ngôn ngữ Chính vì thế, vận dụng tri thức tiếng Việt trong dạy học Ngữ văn nói chung, phân tích tác phẩm văn học nói riêng là yêu cầu có tính nguyên tắc, vừa cụ thể hóa quan điểm tích hợp trong dạy học, vừa thể hiện được năng lực đọc hiểu văn bản của cả GV và HS.
1.1.5 Trong chương trình (CT), sách giáo khoa SGK) Ngữ văn THPT, phần văn học trung đại chiếm một số lượng tiết khá lớn, chủ yếu được phân bố ở lớp 10 và học kì 1, lớp 11với đầy đủ các thể loại, từ thơ trữ tình đến cáo, kí, văn tế, hịch, sớ, chiếu, tấu, biểu Ở thể loại trữ tình, Truyện Kiều (Nguyễn Du) được tuyển chọn và giới thiệu để hướng dẫn đọc hiểu cho HS, ngoài bài khái quát về tác giả, tác phẩm, gồm 4 trích đoạn: Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng và Thề nguyền (Đọc thêm). Trong CT Ngữ văn THCS, Truyện Kiều cũng đã được dạy học với 3 trích đoạn: Cảnh ngày xuân, Chị em Thúy Kiều, Tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. Điều đó đã nói lên được ví trí của Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng, một giai đoạn được mệnh danh là “thời đại một đi không trở lại”. Việc tiếp cận các đoạn trích Trao duyên từ góc độ ngôn ngữ là cách tiếp cận mang tính khao học, hệ thống.
1.1.6 Cho đến thời điểm hiện tại, quan điểm tích hợp không còn là vấn đề mới mẻ, đã trở thành nguyên tắc chi phối đến việc lựa chọn cách thức, biện pháp, phương pháp đọc hiểu văn bản nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Trong dạy học các trích đoạn Truyện Kiều, việc vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt nhằm khai thác vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm còn nhiều bất cập, nhiều khi khiên cưỡng, áp đặt, không thể hiện được hướng khai thác theo đặc trưng thể loại, đặc biệt là thể loại văn học trung đại vốn xuất hiện nhiều từ ngữ Hán Việt, các điển cố, điển tích, các thành ngữ 
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: Hướng dẫn HS vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt vào đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều ở lớp 10 nhằm đưa ra một số kinh nghiệm trong việc sử dụng những nguyên tắc, cách thức, biện pháp khi vận dụng tiếng Việt vào đọc hiểu và khắc phục những bất cập của GV THPT khi dạy học Ngữ văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đưa ra một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn, xây dựng các biện pháp, cách thức tổ chức hướng dẫn HS lớp 10 vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt vào đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc hướng dẫn HS lớp 10 vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt trong dạy học các trích đoạn: Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng và Thề nguyền trong Truyện Kiều. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
.- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Chúng tôi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu lí thuyết về tri thức và kĩ năng tiếng Việt, lí thuyết Đọc hiểu và việc vận dụng các lí thuyết đó trong phân tích văn học để làm tiền đề, cơ sở cho việc triển khai đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trong quá trình hoàn thiện đề tài, chúng tôi luôn ý thức việc kết hợp lí thuyết đi đôi với thực tiễn, tiến hành tìm hiểu thực trạng dạy học các đoạn trích thông qua việc tham khảo ý kiến GV và HS từ phiếu trưng cầu.
- Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường thực nghiệm với giáo án đã đề xuất và thông qua đề kiểm tra để nhằm tìm hiểu khả năng thực thi của đề tài.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quan niệm về tri thức và kĩ năng tiếng Việt trong dạy học đọc hiểu
 	2.1.1.1. Tri thức tiếng Việt
 	- Khái niệm tri thức liên quan trực tiếp đến khái niệm năng lực. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng tựu trung, năng lực được hiểu là: 1) Sự nắm vững tri thức; 2) Sự thuần thục kỹ năng, kỹ xảo. 
 	 Nói đến năng lực của con người không thể không nói đến năng lực ngôn ngữ, bao gồm những tri thức về đơn vị, cấu trúc, quy tắc hành dụng của ngôn ngữ và kĩ năng hiện thực hóa các tri thức nói trên trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm đạt một hiệu quả giao tiếp tối ưu trong những tình huống giao tiếp nhất định.
- Tri thức tiếng Việt bao gồm những kiến thức lí thuyết chung và kiến thức thuộc các bình diện cụ thể. Kiến thức lí thuyết chung là những hiểu biết về lịch sử tiếng Việt, loại hình của tiếng Việt, các yêu cầu sử dụng tiếng Việt... Tri thức thuộc các bình diện cụ thể là hiểu biết về ngữ âm, chính tả, vốn từ ngữ và cách sử dụng các quy tắc ngữ pháp và cách tạo câu, các loại phong cách chức năng của văn bản.
 	 2.1.1.2. Kĩ năng tiếng Việt 
 - Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với điều kiện cho phép. Kĩ năng biểu hiện trình độ các thao tác tư duy, năng lực hành động và mặt kĩ thuật của hành động.
 Như vậy, kĩ năng tiếng Việt (gọi đầy đủ là kĩ năng sử dụng tiếng Việt), chính là mọt trong hai thành tố chính của năng lực tiếng Việt. Đây là nhiệm vụ, là mục tiêu của việc dạy học tiếng Việt, ở các cấp học khác nhau. Tương ứng với các bình diện ngôn ngữ là những kĩ năng: dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, lập luận... Tương ứng với hai dạng tồn tại của ngôn ngữ, người ta nói đến các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. 
- Kĩ năng đọc, theo dự thảo Chương trình Ngữ văn của Bộ giáo dục & Đào tạo 2018 là: “không chỉ hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản, những đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, mà còn chú trọng đến yêu cầu phân tích, đánh giá nội dung, ý nghĩa và hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu loại văn bản; tập trung vào yêu cầu đọc hiểu sâu, giúp HS tiếp nhận được các văn bản phức tạp hơn” 
- Kĩ năng viết được phát triển trên cơ sở tập trung hơn vào văn bản nghị luận và văn bản thông tin có đề tài tương đối phức tạp nhưng vẫn phù hợp với những vấn đề mà HS THPT thường gặp trong học tập và đời sống; biết cách tạo lập và trình bày các văn bản điện tử với yêu cầu cao hơn cấp THCS về nội dung và hình thức thể hiện” .
- Về kĩ năng nói và nghe, chương trình yêu cầu HS nói và nghe linh hoạt; biết tham gia tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau. Qua thực hành giao tiếp, “HS nắm được phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận; nắm bắt và đánh giá được quan điểm trái ngược với mình để tranh luận một cách hiệu quả; có thái độ cầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có nhu cầu, hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận” .
2.1.2. Tri thức và kĩ năng tiếng Việt– cơ sở tiếp cận các trích đoạn Truyện Kiều trong SGK Ngữ văn THPT
2.1.2.1. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ. .
Nhìn chung, ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ trong tác phẩm chương) có những đặc điểm riêng, liên quan đến chức năng thẩm mỹ. 
-Thứ hai, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính truyền cảm. Ngôn ngữ nghệ thuật phải biểu hiện được những cảm xúc của tác giả và truyền đến cho người đọc những tình cảm như tác giả. 
-Thứ ba, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính cá thể hóa. 
- Thứ tư, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hàm súc. 
- Thứ năm, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hệ thống. 
- Cuối cùng, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính đa phong cách. 
2.1.2.2. Tri thức và kĩ năng tiếng Việt với việc đọc hiểu tác phẩm văn chương
- Không chỉ có vai trò quan trọng với phân môn Tiếng Việt, tri thức và kĩ năng tiếng Việt còn chi phối trực tiếp đến quá trình Đọc hiểu
Như vậy, để đọc hiểu văn bản văn học, HS phải có tri thức và kĩ năng tiếng Việt. Trong lí thuyết đọc hiểu văn bản, bước đầu tiên, quan trong nhất chính là việc hiểu nghĩa của các từ, tức là “ nhận ra kí hiệu và nghĩa của kí hiệụ; dùng từ, đặt câu, thậm chí những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng được khám phá một cách kĩ lưỡng. Đó chính là vai trò quan trọng của việc hướng dẫn HS vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt trong dạy học đọc hiểu nói chung, dạy học các trích đoạn Truyện Kiểu trong SGK Ngữ văn THPT nói riêng.
2.1.2.3. Vấn đề tích cực hóa hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương của HS THPT
Để vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt khi tiếp cận các đoạn trích Truyện Kiều, các biện pháp “đọc” văn bản cần được vận dụng đúng mức trong mỗi công đoạn của quy trình dạy học. Tích cực hóa hoạt động của HS trong giờdạy Truyện Kiều nhằm hướng cho HS chủ động, tích cực tìm hiểu văn bản dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. GV phải biết khích thích hứng thú, khơi dậy những sáng tạo trong tiếp nhận của HS để khắc phục khoảng cách thẩm mĩ giữa bạn đọc HS và văn bản truyện thơ Nôm, giữa thế hệ hiện đại với văn bản từ thời trung đại. 
2.2.Thực trạng
Để thấy được thực trạng dạy học các đoạn trích Truyện Kiều trong CT, SGK Ngữ văn 10, chúng tôi đã tiến hành làm một cuộc khảo sát nhỏ đối với GV và HS ở một số trường THPT. Kết quả khảo sát cho thấy một vài vấn đề như sau:
2.2.1. Ưu điểm
 - Khi khai thác các đoạn trích này, đa phần các GV thường khai thác theo bố cục. Đó là hướng đi đúng đắn với mục đích giúp HS dễ nắm bắt nội dung, nghệ thuật tác phẩm từ việc chia đoạn, phân tích và chỉ ra nội dung nghệ thuật của từng đoạn. Việc phân tích như vậy đem lại mức độ hiệu quả nhất định. Kết quả khảo sát cho thấy, 35,6% HS có thể nắm được nội dung nghệ thuật của từng đoạn trích, 22,4% HS được khảo sát có thể cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, hiểu được giá trị chủ đạo của từng đoạn trích, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều HS cảm thấy khó hiểu, thắc mắc (42.0%), và không HS nào trong số được khảo sát nhận thấy mình hình thành được năng lực đánh giá khái quát, năng lực xâu chuỗi đối sánh sau khi học xong các đoạn trích này.
- Về cách hướng dẫn HS vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt trong dạy học các trích đoạn Truyện Kiều: 
GV cũng đã chú trọng đến việc phân tích những diễn biến nội tâm của nhân vật Thúy Kiều trong các trích đoạn Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng. Đây là cách giảng dạy đúng hướng. Nội tâm nhận vật được khắc họa qua nhiều yếu tố nghệ thuật, trong đó có các từ ngữ, các kiểu câu, qua bút pháp ước lệ, qua các điển tích, điển cố,.. Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự, do đó hình tượng nhân vật luôn gắn liền với một chuỗi những sự kiện, biến cố làm nên cốt truyện. Tính cách nhân vật trong Truyện Kiều cũng giống như các tác phẩm tự sự khác, luôn là sự thể hiện toàn diện của con người từ diện mạo bên ngoài đến suy nghĩ bên trong. Nhưng điểm khác biệt giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân lại chính là ở chỗ này. Tuy dựa khá sát vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Nguyễn Du đã lược bỏ đi rất nhiều chi tiết để chú ý khai thác tối đa nội tâm nhân vật, đặc biệt là nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Đây chính là một trong những đặc điểm thi pháp nổi bật của kiệt tác Truyện Kiều.
+ Đa phần GV và HS đều nhận thấy sự cần thiết của việc giải nghĩa từ khi tiếp cận văn bản các đoạn trích. Và ở phía GV, thời gian dành cho việc giải nghĩa từ trong các đoạn trích lại rất khác nhau, nhìn chung, họ dành khoảng 5-7 phút cho việc giải nghĩa từ trước khi đi vào phân tích tìm hiểu một đoạn trích.
2.2.2. Một số tồn tại 
 	- Việc vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt để hướng dẫn HS đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều chưa đúng với quy trình, hoặc, chỉ dừng lại ở mức độ chung chung. Điều đó khiến cho việc tiếp cận của HS gặp không ít khó khăn. Bởi, các trích đoạn Truyện Kiều ở lớp 10 đều tương đối khó, khoảng cách thời đại, tư duy tiếp nhận của HS với các văn bản văn học trung đại có những yêu cầu riêng, do đặc điểm thi pháp của tác phẩm quy định. 
 - Và công việc giải nghĩa, giải thích các điển cố, điển tích này của GV hầu hết đều tách riêng với việc đặt các từ ngữ giải nghĩa trong môi trường hành chức để hiểu rõ chức năng của từ, mặc dù cũng có GV giải nghĩa từ bằng việc nói lên nội dung của cả câu chứa từ ngữ đó, song giá trị biểu đạt của từ thì chưa thực sự được chú ý. Phương pháp dạy học từ lý thuyết trường nghĩa, hoặc, từ phong cách học, bắt buộc người GV bao giờ cũng phải hướng dẫn HS bắt đầu từ hệ thống từ ngữ với những ý nghĩa rõ ràng của nó, trên cơ sở đó mới tuần tự chỉ ra các lớp nghĩa có được do sự phối hợp hay đối lập với ngữ cảnh. Như vậy việc GV hướng dẫn cho HS giải nghĩa các từ trước khi tìm hiểu nội dung không thể xem là cách tìm hiểu nội dung câu thơ, đoạn thơ chưa thể hiện được tinh thần tích hợp và tích cực. Nhìn chung, GV không chú ý tới việc phân tích giá trị của hệ thống từ ngữ trong mối qua hệ hành chức của nó, tức là trong tình huống giao tiếp, trong ngữ cảnh. 
- Tính chất dàn đều và sự hạn chế về thời lượng các giờ học không cho phép GV đi vào phân tích cặn kẽ tất cả những từ ngữ khó. Để giúp HS vượt qua được lớp "rào chắn" từ ngữ trong các trích đoạn Truyện Kiều, người thầy phải có một cách thức, một phương pháp nào đó. Trên thực tế, GV ít giảng giải từ ngữ khó cho HS cũng như không thường xuyên kiểm tra việc đọc các chú thích trong SGK của các em. Có lẽ vì vậy mà HS , với sự áp đặt của người thầy, chỉ nắm được bài học trên những nét lớn chứ không thực sự hiểu và "cảm" được cái hay, cái đặc sắc của câu thơ Kiều. 
Mang dấu ấn thi pháp văn học trung đại, Truyện Kiều có sự hiện diện của nhiều từ Hán Việt, nhiều điển cố, thi liệu... xa lạ, khó hiểu đối với HS : "Theo thống kê của tổ tư liệu Viện Ngôn ngữ thì trong số 3412 từ của Truyện Kiều, có 1310 từ Hán Việt, tức là từ Hán Việt chiếm tỉ lệ 35% trong tổng số từ của tác phẩm". Nhưng Nguyễn Du, với tài năng của mình, đã sử dụng sáng tạo những yếu tố ngôn ngữ trên, khiến người đọc, cho dù không thật hiểu những từ Hán Việt, điển cố, điển tích thì cũng có thể hiểu được nội dung câu thơ. Tuy nhiên, những số liệu chúng tôi đã trình bày trong phần viết về HS (kể cả trong bài làm văn của các em), đã chứng minh rằng có rất nhiều HS chẳng những không hiểu từ ngữ mà còn không hiểu cả nội dung câu thơ Kiều. Là một tác phẩm tự sự nhưng ngôn ngữ của Truyện Kiều lại là ngôn ngữ thơ ca hết sức tinh tế và giàu cảm xúc. Sẽ thật lãng phí nếu như GV Văn của chúng ta không biết mang lại những rung động cho HS qua việc lựa chọn để tập trung phân tích cái đẹp của một số từ ngữ, câu thơ Truyện Kiều.
2.2.3. Thực trạng về cách tiếp cận của HS 
- Khảo sát những giờ học khác, chúng tôi rút ra một kết luận: nhìn chung, HS ít hứng thú, không hào hứng trong học tập. Điều này được thể hiện ở thái độ thờ ơ, thụ động, ít phát biểu xây dựng bài, hầu như không thắc mắc ở HS trong các giờ học. Giờ học vì thế khá đơn điệu và tẻ nhạt, hầu như chỉ có GV hoạt động.
Chúng tôi đã tiến hành phát các phiếu thăm dò, điều tra ngay sau khi 550 HS lớp 10 học xong các bài học về chuyên mục này. Trước câu hỏi của chúng tôi (Em không thích học bài, đoạn trích nào? Em hứng thú với đoạn trích nào?) 
Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.2.3.1 :Bảng điều tra hứng thú của học sinh khi học các trích đoạn Truyện Kiều
Tên bài học
HS không thích học
Tỷ lệ %
Nguyễn Du 
98
17.8
Trao duyên 
97
17.6
Nỗi thương mình
220
40
Chí khí anh hùng
102
18.5
Tổng hợp kết quả 
HS trả lời không thích học
HS trả lời thích học 
479
71
87.1
12.9
Bảng thống kê trên cho thấy một tỉ lệ lớn HS (87,1%) đã trả lời không thích học những bài học về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Chỉ có 71 trong số 550 em không có ý kiến ( có thể hiểu là thích học), chiếm một tỉ lệ ít ỏi 12,9%. Trong các bài học về Nguyễn Du và Truyện Kiều, số HS trả lời không thích học đoạn trích Nỗi thương mình nhiều nhất (chiếm tỉ lệ 40%). Đặc biệt có một số HS đã không ngần ngại trả lời: không thích học tất cả những bài học về chuyên mục này. Đây thực sự là những con số đáng lo ngại.
- HS chưa vượt qua được "rào chắn" của từ ngữ, vì thế chưa thực sự hiểu và rung cảm với bài học.
	Tuy nhiên, ngay cả sau khi đã học xong những bài học về Nguyễn Du và Truyện Kiều trên lớp, vẫn còn rất nhiều HS thừa nhận rằng mình chưa hiểu nhiều từ ngữ trong bài học. Để tìm hiểu về thực trạng này, trước tiên chúng tôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên 9 từ ngữ khó (là các từ Hán Việt hay những điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường khanh,phong gấm,mưa Sở mây Tần, xuân, cung cầm, nước cờ, gió tựa, hoa kề) trong trích đoạn Nỗi thương mình sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: "Em còn chưa hiểu từ ngữ nào trong các từ ngữ dưới đây?". Sau đây là kết quả điều tra:
Bảng 2.2.3.2 :Bảng điều tra học sinh về nghĩa các từ các trích đoạn Truyện Kiều
Số lượng từ ngữ
Số HS không hiểu
Tỷ lệ %
Từ 1 đến 3
301
54.7
Từ 4 đến 5
126
22.9
Từ 6 đến 8
49
8.9
Cả 9
32
5.8
Tổng hợp kết quả
HS không hiểu từ 1đến 9 từ ngữ 
HS hiểu cả 9 từ ngữ (không có ý kiến)
508
42
92.4
7.6
	Nhìn vào kết quả điều tra, chúng tôi thấy vì có 92.4% HS thừa nhận mình đã không hiểu các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố trong một bài học cụ thể. Số HS không hiểu từ 1 đến 3 từ chiếm tỉ lệ cao nhất (54.7%). Đặc biệt nghiêm trọng là đã có 32 HS trả lời không hiểu cả 9 từ ngữ khi được hỏi. Trong số 550 HS tham gia cuộc điều tra, chỉ có 42 em trả lời là hiểu hết 9 từ ngữ được nêu ra, chiếm tỉ lệ ít ỏi 7.6%. Thực trạng này chắc chắn cũng sẽ xảy ra đối với các bài học khác trong chuyên mục này. ở đây xuất hiện một mâu thuẫn: mặc dù chưa hiểu cặn kẽ từ ngữ trong các trích đoạn, HS vẫn trả lời đúng một số nội dung chính của bài học. 
Trên đây chỉ là một số ví dụ tiêu biểu trong nhiều ví dụ chứng minh rằng việc học chuyên mục "Nguyễn Du và Truyện Kiều" ở HS THPT hiện nay chưa đạt kết quả như mong muốn. Vấn đề là việc hướng dẫn HS vận dụng tri thức và kĩ năng tiếng Việt để tiếp cận các trích đoạn còn chưa thực sự chú ý, hoặc, chưa khoa học.
2.3 Các biện pháp cách thức ,tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng kĩ năng tiếng Việt vào đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều
2.3.1. Phương pháp giải nghĩa từ
 Nghĩa của từ là một vấn đề quan trọng l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_van_dung_tri_thuc_va_ki_nang_tieng_v.doc