SKKN Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS & THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực

SKKN Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS & THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực

 Hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các bậc học từ phổ thông đến Đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8, khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Đồng thời Nghị quyết cũng xác định mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW đã thể hiện rõ mục tiêu hướng đến của giáo dục và đào tạo. Học sinh các nhà trường phổ thông, ngoài kiến thức phổ thông nói chung, không thể không hiểu biết về địa phương- nơi sinh ra, lớn lên, rồi mai này trưởng thành đi khắp mọi miền Tổ quốc. Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông hiện hành chưa có các tiết dạy về địa phương. Vì vậy, để bổ sung kiến thức ấy, bộ môn Ngữ văn các nhà trường, trong đó có Trường THCS&THPT Thống Nhất đã xây dựng chuyên đề dạy học tự chọn cho các em học sinh lớp 10 chương trình Ngữ văn địa phương, tập trung vào phần văn học dân gian.

doc 21 trang thuychi01 5803
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS & THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
4
2.1. Cơ sở lý luận
4
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
5
2.3. Một số biện pháp xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất
6
2.3.1. Xây dựng chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa
6
2.3.2. Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực
7
2.3.2.1. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá xuất phát từ thực tiễn địa phương
7
2.3.2.2. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng cách kết hợp tạo ra một sân chơi trí tuệ bổ ích
8
2.3.2.3. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá bằng cách giúp học sinh chủ động sưu tầm, sắp xếp tài liệu
8
2.3.2.4. Dạy văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng tích hợp, đặt trong mối quan hệ đối sánh với văn học, văn hóa dân gian cả nước
9
2.3.2.5. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá gắn với hoạt động ngoại khoá
10
2.3.2.6. Tạo được bầu không khí văn chương trong giờ dạy văn học dân gian Thanh Hoá
11
2.3.3. Giáo án thực nghiệm dạy học chủ đề tự chọn
12
2.4. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực 
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các bậc học từ phổ thông đến Đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8, khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Đồng thời Nghị quyết cũng xác định mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW đã thể hiện rõ mục tiêu hướng đến của giáo dục và đào tạo. Học sinh các nhà trường phổ thông, ngoài kiến thức phổ thông nói chung, không thể không hiểu biết về địa phương- nơi sinh ra, lớn lên, rồi mai này trưởng thành đi khắp mọi miền Tổ quốc. Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông hiện hành chưa có các tiết dạy về địa phương. Vì vậy, để bổ sung kiến thức ấy, bộ môn Ngữ văn các nhà trường, trong đó có Trường THCS&THPT Thống Nhất đã xây dựng chuyên đề dạy học tự chọn cho các em học sinh lớp 10 chương trình Ngữ văn địa phương, tập trung vào phần văn học dân gian. 
Trong sự phát triển của nhà trường, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức thiết, một động lực của sự phát triển, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con người. Những năm đầu thế kỉ XXI, khi thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học– công nghệ tác động mạnh mẽ đến của cuộc sống con người, khi hệ thống giáo dục đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học lại được đặt ra một cách cấp thiết.
Đối với học sinh ở nhà trường phổ thông, dù sau này họ có chọn văn chương làm bộ môn gắn bó của đời mình hay không thì những hiểu biết về văn học nhân loại, văn học dân tộc và địa phương (trong đó có văn học dân gian địa phương mình) sẽ là hành trang đi suốt cuộc đời để làm nên vốn văn hoá của mỗi người. Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc, có lẽ chúng ta không thể nào quên những tác phẩm như: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thuỷ, Sự tích Hồ Gươm, Tiễn dặn người yêu, Tấm Cám, Khăn thương nhớ ai, Hôm qua tát nước đầu đình, Trèo lên cây bưởi hái hoa, Tam đại con gà. Đồng thời ở mỗi địa phương lại lưu giữ những giá trị riêng. Với Thanh Hoá, bộ phận văn học dân gian từ lâu đã có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn học của những người yêu văn học, của học sinh và các tầng lớp xã hội. Nhiều tác phẩm đã đi vào tâm thức con người như: Đẻ đất đẻ nước, Chuyện chiến tranh giữa thần núi và thần sông, Trời biển Sầm Sơn, Truyện ông Bưng, Phương Hoa, Anh làm thợ mộc Thanh Hoa, Hò sông Mã, Truyện Trạng Quỳnh
 Những vấn đề nêu trên đòi hỏi mỗi giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông các địa phương tỉnh Thanh Hoá phải có trách nhiệm tìm ra con đường hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức văn học dân gian Thanh Hoá một cách tích cực, sáng tạo theo đặc điểm tình hình văn hoá, phong tục tập quán địa phương và trình độ của người học. Vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng khá phức tạp nếu người giáo viên Ngữ văn không nghiên cứu xây dựng các chủ đề, hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, hệ thống hoá vấn đề một cách dễ hiểu, nhất là đối với phần văn học dân gian của địa phương. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực làm sáng kiến kinh nghiệm để tiếp tục đi sâu nghiên cứu văn học dân gian Thanh Hóa và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
1. Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học các chuyên đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa nói riêng.
2. Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn và phát triển năng lực.
3. Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn như: sưu tầm, phân loại tác phẩm văn học dân gian; lý giải mối quan hệ giữa văn học dân gian Thanh Hóa với văn học dân gian các địa phương khác trong cả nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Văn học dân gian Thanh Hóa
	- Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân dan Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 ở Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để triển khai đề tài Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực, tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp thống kê, phân loại: sử dụng phương pháp nghiên cứu này để thống kê, phân loại văn học dân gian Thanh Hóa. Kết quả của việc thống kê, phân loại góp phần tăng thêm tính chính xác và thuyết phục.
	- Phương pháp so sánh, đối chiếu: chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại để tiến hành so sánh văn học dân gian Thanh Hóa với văn học dân gian các địa phương khác trong cả nước. Trên cơ sở đó thấy được nét độc đáo của văn học dân gian Thanh Hóa trong nền văn học dân tộc.
	- Phương pháp thẩm bình, đánh giá, đọc sâu: sử dụng phương pháp nghiên cứu này để phân tích, đánh giá một số tác phẩm văn học dân gian, làm sáng rõ hơn những luận điểm trong từng chương, từng mục của đề tài. Phương pháp thẩm bình, đánh giá, đọc sâu giúp tác giả đề tài có đủ căn cứ để làm rõ vị trí và đóng góp của văn học dân gian Thanh Hóa trong tiến trình văn học dân gian Việt Nam.
- Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa để hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm văn học dân gian Thanh Hóa.
	Những phương pháp trên đây không phải được sử dụng một cách độc lập, mà trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khi thực hiện đề tài này giúp người nghiên cứu có cái nhìn hệ thống về đối tượng nghiên cứu để từ đó đánh giá khách quan, khoa học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
	2.1.1. Khái niệm và đặc trưng văn học dân gian
	a. Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Văn học dân gian có các đặc trưng chủ yếu như tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra nét khu biệt giữa văn học dân gian với văn học viết. Trong bốn đặc trưng trên, tính nguyên hợp là đặc trưng quan trọng hàng đầu vì nó chính là cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian. 
	b. Văn học dân gian Thanh Hóa là những sáng tác truyền miệng phản ánh, thể hiện cuộc sống tư tưởng, tinh thần, tình cảm của đất và người Thanh Hóa. Văn học dân gian Thanh Hóa có sắc thái riêng, không giống văn học dân gian các địa phương khác ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nghệ- Tĩnh, Bình- Trị- Thiên và nhất là các địa phương Nam Bộ. Ở chừng mực nhất định, văn học dân gian Thanh Hóa thể hiện mối giao lưu giữa văn học dân gian Đồng bằng Bắc Bộ với văn học dân gian Nghệ - Tĩnh. Từ sự giao lưu này mà tỏa ra sắc thái riêng của văn học dân gian Thanh Hóa. Sắc thái Thanh Hóa còn thể hiện ở những cảnh vật, con người và sự kiện Thanh Hóa được phản ánh vào văn học dân gian Thanh Hóa. Sắc thái Thanh Hóa còn nổi lên ở thể loại như Hát ru con ở Tĩnh Gia, Hò sông Mã, Truyện Trạng Quỳnh.
	Trong tiến trình văn học dân gian Thanh Hóa, một điểm đáng chú ý là bên cạnh sự phát triển liên tục theo lịch sử, phát triển của các thể loại còn có sự phát triển thành phong trào (hai phong trào văn học dân gian lớn là phong trào văn học dân gian thời kỳ Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào văn học dân gian thời kỳ Cần Vương) và sự định hình của nhân vật – tính cách Trạng Quỳnh trong Truyện Trạng Quỳnh- một đóng góp lớn cho văn học dân tộc. Đây có thể xem là hai đặc trưng nổi bật của văn học dân gian Thanh Hóa.
2.1.2. Khái niệm năng lực và dạy học định hướng phát triển năng lực 
Năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lí các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Năng lực gồm năng lực chung như: Hợp tác (cùng tìm hiểu, cắt nghĩa, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; cùng giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra từ tác phẩm; tương tác trong quá trình tạo lập văn bản, chỉnh sửa văn bản và đánh giá chéo; hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, tri thức đọc hiểu, tạo lập văn bản); Tự quản bản thân (điều chỉnh thái độ, cách ứng xử, hành vi của bản thân trong và sau khi học tác phẩm; độc lập, chủ động khám phá giá trị của tác phẩm; thích ứng với các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau) và các năng lực đặc thù như: Giao tiếp tiếng Việt (sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp, hiệu quả trong quá trình đọc hiểu; qua các bài học tiếng Việt và qua các bài học tạo lập văn bản); Cảm thụ thẩm mĩ (cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình tượng văn học; đánh giá được ý nghĩa, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học; có quan điểm sống và hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện).
Dạy học phát triển năng lực chính là việc phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; học sinh là bạn đọc – sáng tạo; thực hiện “học đi đôi với hành” (vận dụng kiến thức vào thực tiễn); tăng cường dạy cách đọc, cách viết, cách giải quyết vấn đề; tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo lý thuyết kiến tạo và thuyết đa trí thông minh.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng trong nhà trường phổ thông đã được chứng minh trong thực tiễn thời gian qua. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện nhiều giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo, mà khâu then chốt là không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Xét một cách tổng thể, nhiều vấn đề về lí thuyết dạy học đã được phổ biến, rút kinh nghiệm, song đôi lúc chưa phù hợp ở một số địa phương. Mối quan tâm bức xúc đối với những người trực tiếp giảng dạy văn ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn, định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong chương trình Ngữ văn địa phương ở Trung học cơ sở (lớp 6, lớp 7) đã có những bài học cơ bản về văn học dân gian Thanh Hóa, đó là nền tảng để giáo viên dạy Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thanh Hóa biên soạn các chủ đề dạy học tự chọn về văn học dân gian địa phương.
Trên thực tế, dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh, qua khảo sát của chúng tôi gần như chưa nhà trường THPT nào trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện. Điều này xuất phát từ lý do vị trí chủ đề tự chọn như đã nói ở trên, mặt khác xuất phát từ tâm lý ngại khó, ngại đi vào xây dựng một chuyên đề, chủ đề về văn học, văn hóa địa phương. Chính vì thế, những tri thức về văn học, văn hóa dân gian địa phương của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khá hạn hẹp. Sẽ không lạ gì khi đặt câu hỏi với học sinh THPT rằng Truyện Trạng Quỳnh xuất phát từ đâu, Truyện Phương Hoa nói về vấn đề gì, những câu Hò sông Mã có làn điệu như thế nàovà câu trả lời nhận được rất mơ hồ, thậm chí không chính xác. Có thể kể ra đây một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp của giờ dạy Ngữ văn tự chọn- chương trình địa phương- văn học dân gian Thanh Hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Là chương trình Ngữ văn tự chọn nên nhiều người cho rằng đó là những bài phụ, không quan trọng. Xuất phát từ quan niệm đó nên việc chuẩn bị cho tiết dạy cũng qua loa, đại khái. Nhiều tiết dạy (nếu có) chỉ mang tính chất đối phó, thậm chí bỏ qua, yêu cầu học sinh về nhà tự tìm hiểu.
Chương trình thi khảo sát chất lượng của Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường thường ít quan tâm đến những bài học Ngữ văn tự chọn. Đó là lí do khiến cho những giáo viên lâu nay vẫn cho rằng học để thi sẵn sàng bỏ qua phần dạy học theo chủ đề tự chọn.
2.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh đang đặt ra nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tổng kết đánh giá. Đó là công việc chung của cả một hệ thống, nhưng quan trọng nhất là giáo viên. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực được đúc rút với mong muốn tạo cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn học dân gian địa phương, góp phần quan trọng vào đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của người học. 
 	2.2.3. Để thực hiện tốt giờ dạy văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án, thu thập, xử lý tài liệu, sử dụng thiết bị dạy học đến tổ chức các hoạt động dạy học. Lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hơp với thực tế nhà trường và địa phương.
2.3. Một số biện pháp xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất
2.3.1. Xây dựng chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa 
Trên đất nước ta, mỗi địa phương là một kho tư liệu văn học dân gian. Thanh Hoá có một lịch sử lâu đời, có truyền thống xây dựng làng bản quê hương, chiến đấu bảo vệ cuộc sống, phát triển văn hoá văn nghệ địa phương trong mối quan hệ cộng đồng các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổvới một lịch sử từ Núi Đọ, Đông Sơn cho đến ngày nay. Văn học dân gian Thanh Hoá cũng có một quá trình phát triển từ xa xưa, phong phú và đa dạng. Xứ Thanh nổi tiếng với hàng loạt truyện Ông khổng lồ gánh núi đào sông, với sử thi Đẻ đất đẻ nước, với tục ngữ phương ngôn ca dao, với Hò sông Mã độc đáo trong các loại hò sông nước, với Ca vè dân gian nóng hổi tính thời sự cũng như gắn bó với đời sống lao động, với diễn xướng dân gian trong các trò tục lệ như Trò Chiềng, Chèo chảivới các loại hát đối đáp dân gian như Hát Ghẹo, Hát Đúm, Hát Trống quân liên vậnỞ miền núi còn giữ được vốn dân ca phong phú Xường, Khặp.... Qua các thời kì lịch sử, văn học dân gian Thanh Hoá vẫn phát triển mạnh mẽ, âm ỉ, dẻo dai, in đậm bản sắc Thanh Hoá, góp phần khẳng định cuộc sống lành mạnh, khoẻ khoắn, giữ nguyên tính chiến đấu cho cái đẹp của con người xứ Thanh. Văn học dân gian Thanh Hoá có đầy đủ các thể loại từ Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết anh hùng, Cổ tích, Truyện cười, Giai thoại, truyện Ngụ ngôn cho đến Tục ngữ, Ca dao, Dân ca, Vè, Truyện thơThể loại nào cũng dồi dào, phong phú, có bản sắc riêng.
Xây dựng chủ đề dạy học tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa tập trung giải quyết và trình bày hai vấn đề: quan niệm thế nào là văn học dân gian Thanh Hóa và văn học dân gian Thanh Hóa có diện mạo như thế nào? Từ quan niệm đó nên việc xây dựng chủ đề dạy học tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa sẽ có những giới hạn về phạm vi so với “hiện thực văn học Thanh Hóa” rộng lớn, dày dặn. 
Trong sự phong phú đa dạng ấy, chủ đề dạy học văn học dân gian Thanh Hoá cần bám vào khung chương trình Ngữ văn THPT, nên xây dựng chương trình văn học dân gian Thanh Hóa ở lớp 10, học kỳ 1 để tạo nên sự liên hệ với phần văn học dân gian được học trong chương trình chính khóa. Thời lượng dành cho chương trình dạy học văn học dân gian Thanh Hóa là 10 tiết. Cụ thể lựa chọn các chủ đề: Khái quát về văn học dân gian Thanh Hoá; Đọc hiểu một số bài ca dao Thanh Hoá; Khái quát Truyện dân gian Thanh Hoá; Đọc hiểu truyện cổ Phương Hoa, Truyện Trạng Quỳnh. Trên chiều dài thời gian, với những không gian lịch sử khác nhau, những chủ đề nói trên sẽ góp phần làm nên diện mạo của văn học xứ Thanh.
2.3.2. Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hóa cho học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Thống Nhất theo hướng phát triển năng lực
 Nghiên cứu về giáo dục, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng “Người thầy phải suy nghĩ, phải chuẩn bị một cách sáng tạo, thầy và trò có thời gian để đối thoại, thảo luận, tranh luận về tất cả cái gì có liên quan đến bài học. Trí tuệ, tài năng, tác phong của người thầy được thể hiện ở đây như nguồn ánh sáng soi vào bóng tối nhằm phát hiện những gì còn ẩn núp ở đó”. Đây cũng là cơ hội để học sinh phát huy những gì là sáng tạo, là độc đáo để góp vào cuộc thảo luận chung. Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn là vấn đề chủ thể học sinh. Học sinh cần được xác định như là một chủ thể có ý thức. Phát huy tính năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo của mỗi người cũng như phát huy chủ thể học sinh chính là đáp ứng một phần quan trọng của phương pháp dạy học thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập toàn cầu. Ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử dụng. Trên cơ sở vận dụng kết hợp các thao tác, tôi thiết nghĩ để dạy tốt phần văn học dân gian Thanh Hoá theo hướng phát triển năng lực học sinh cần tiến hành theo những yêu cầu sau đây:
	2.3.2.1. Dạy học chủ đề tự chọn văn học dân gian Thanh Hoá xuất phát từ thực tiễn địa phương
	Thanh Hoá- vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, yêu nước và dũng cảm...với những con người tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó máu thị

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_chu_de_tu_chon_van_hoc_dan_gi.doc