SKKN Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS
Trong dạy học các môn văn hoá ở nhà trường, Ngữ văn là môn học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá, cảm nhận về các vấn đề văn học. Nó góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học và các vấn đề khác trong cuộc sống. Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới. Trong nhà trường phổ thông, học sinh được học nhiều thể loại văn bản, trong đó có thể loại tự sự. Văn tự sự học sinh đã được làm quen ở bậc Tiểu học, lên cấp 2 các em lại tiếp tục được học kiểu văn bản này. Nhưng vì nhiều lí do, học sinh viết loại văn này vẫn chưa được tốt. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh còn mắc một số lỗi cơ bản, trong đó có lỗi xây dựng đoạn văn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường, tôi luôn trăn trở trước thực trạng viết văn của học sinh hiện nay. Bởi vậy, tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS” với mục đích tìm ra những phương pháp khả thi để rèn luyện cho học sinh viết đoạn văn tự sự tốt nhất, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học văn ở các nhà trường hiện nay.
MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 3 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1. Nhận diện phần tập làm văn kiểu bài tự sự trong sách giáo khoa Ngữ Văn 4 2.3.2. Đoạn văn, đặc điểm, yêu cầu của đoạn văn tự sự 5 2.3.3. Một số kỹ năng viết đoạn văn tự sự 6 2.3.4. Cách viết đoạn văn tự sự 6 2.3.5. Kỹ năng viết đoạn văn tự sự với các kỹ năng khác 9 2.3.6. Kỹ năng lập dàn ý 10 2.3.7. Kỹ năng diễn đạt 10 2.3.8. Kĩ năng kiểm tra, hoàn chỉnh bài viết 10 2.3.9. Các dạng bài tập rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự 10 2.3.10. Giáo án minh hoạ 12 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 3.1. Kết luận 15 3.2. Kiến nghị 16 * TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài: Trong dạy học các môn văn hoá ở nhà trường, Ngữ văn là môn học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá, cảm nhận về các vấn đề văn học. Nó góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học và các vấn đề khác trong cuộc sống. Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới. Trong nhà trường phổ thông, học sinh được học nhiều thể loại văn bản, trong đó có thể loại tự sự. Văn tự sự học sinh đã được làm quen ở bậc Tiểu học, lên cấp 2 các em lại tiếp tục được học kiểu văn bản này. Nhưng vì nhiều lí do, học sinh viết loại văn này vẫn chưa được tốt. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh còn mắc một số lỗi cơ bản, trong đó có lỗi xây dựng đoạn văn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường, tôi luôn trăn trở trước thực trạng viết văn của học sinh hiện nay. Bởi vậy, tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS” với mục đích tìm ra những phương pháp khả thi để rèn luyện cho học sinh viết đoạn văn tự sự tốt nhất, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học văn ở các nhà trường hiện nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu giáo dục THCS của Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ rõ: “Bậc THCS phải giúp học sinh có kỹ năng bước đầu, biết vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thu được của bản thân, biết quan sát, thu thập, xử lý và thông báo thông tin qua nội dung đã học...có thể vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong học tập hoặc thường gặp trong cuộc sống bản thân, cộng đồng”. Bên cạnh đó, mục tiêu của môn Ngữ văn cũng chỉ rõ: dạy học môn Ngữ Văn phải làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo các kiểu văn bản đã học. Vì vậy, với đề tài nêu trên, bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp cho các em học sinh THCS có 1 số kĩ năng cần thiết viết đoạn văn tự sự được tốt. Từ đó, xây dựng một hệ thống bài tập và đưa ra những phương pháp, cách thức tổ chức nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh. Đồng thời mong muốn góp vào việc đổi mới phương pháp dạy - học phân môn tập làm văn theo quan điểm tích cực, tích hợp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu vấn đề Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS. Từ vấn đề trên, thông qua thực tiễn dạy học, tôi tổng hợp thành những phương pháp cụ thể để giúp các em có kỹ năng viết đoạn văn tự sự theo đúng yêu cầu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài trên, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp khảo sát thực tiễn. 2.NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Tập làm văn là phân môn được học ở tất cả các cấp học. Theo chương trình dạy học mới, dạy học theo quan điểm tích hợp thì tập làm văn được xem là phân môn của Ngữ văn. Ở cấp THCS, tập làm văn là phân môn chiếm nhiều số tiết: Từ tự sự, miêu tả cho đến biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Trong những kiểu văn bản ấy thì kiểu văn bản tự sự chiếm vị trí quan trọng trong chương trình. Tập làm văn là môn thực hành - tổng hợp. Dạy học tập làm văn không chỉ dạy cho học sinh nắm được các đơn vị lí thuyết mà chủ yếu dạy những kỹ năng thực hành như: kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn. Xuất phát từ đặc trưng loại hình văn tự sự, thông qua những câu chuyện về đời sống, những câu chuyện được rút ra từ đời sống văn học, văn tự sự cũng góp phần củng cố và hình thành những kỹ năng cơ bản trên. Cùng với các thể loại văn khác, văn tự sự góp phần cho học sinh rèn luyện và sử dụng thành thạo các kỹ năng diễn đạt, dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn văn và cuối cùng là xây dựng một văn bản hoàn chỉnh. Từ tầm quan trọng của văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn THCS, chúng ta thấy việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn tự sự là điều cần thiết đối với quá trình dạy học văn bản này. Bởi trong đoạn văn tự sự có đầy đủ các kỹ năng khác như: kỹ năng dùng từ, đặt câu, kỹ năng xây dựng nhân vật, kỹ năng viết lời kể, kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự... Xây dựng đoạn văn tự sự là yêu cầu then chốt trong việc viết văn bản tự sự. Thông qua đó, chuẩn bị tiềm lực để học sinh học tốt văn bản tự sự và các văn bản khác. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.2.1 Giáo viên Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng đã được quan tâm rất nhiều trong thời gian qua. Dưới sự chỉ đạo của các cấp quản lí chuyên môn về cơ bản đa số giáo viên đã nắm được phương pháp dạy học đổi mới, vận dụng sáng tạo theo tình hình của từng địa phương và đối tượng học sinh. Song, trong quá trình dạy học chưa đạt hiệu quả cao một phần do giáo viên chưa nghiên cứu, tìm tòi để có những phương pháp dạy học tối ưu giúp học sinh rèn kỹ năng viết văn nói chung, văn tự sự nói riêng được tốt. Để khắc phục những hạn chế trên, tôi đã nghiên cứu để tìm ra cho mình những kinh nghiệm tương đối phù hợp với đối tượng học sinh nơi mình công tác, phần nào khắc phục những khó khăn chung, góp phần nâng cao chất lượng trong dạy học. 2.2.2. Học sinh Về phía học sinh, chất lượng học tập môn Ngữ văn chưa được nâng cao. Đặc biệt kỹ năng dựng đoạn văn và tạo lập văn bản tự sự ở học sinh chưa được tốt. Kết quả các bài kiểm tra, thi học kỳ chất lượng chưa cao, chất lượng bài làm của học sinh giỏi chưa thật xuất sắc. Một phần do học sinh chưa coi trọng môn học như các môn học tự nhiên. Phần khác các em còn lúng túng khi đứng trước một đề văn tự sự hay thiếu năng lực cảm thụ khi đọc một câu chuyện. Khi xây dựng một đoạn văn, kỹ năng dùng từ, viết câu còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt nhiều em chưa biết xây dựng 1 doạn văn hay ngắt đoạn không đúng chỗ. Bởi vậy, giáo viên dạy cần có những kinh nghiệm giúp học sinh biết cách xây dựng một đoạn văn nói chung, đoạn văn tự sự nói riêng được tốt. Từ đó giúp các em có niềm ham mê đối với môn học. Bảng khảo sát chất lượng lớp 8B trước khi áp dụng kinh nghiệm. Số HS Gi ỏi Kh á TB Y - K Ghi chú T.Số % T.Số % T.Số % T.Số % Đầu năm học 33 3 9,09 10 30,3 13 39,39 7 21,22 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Nhận diện phần tập làm văn kiểu bài tự sự trong sách giáo khoa Ngữ văn - Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn THCS lấy 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và điều hành làm trục đồng quy và được giảng dạy các kiểu bài theo hàng ngang hai vòng. Kiểu bài tự sự được giảng dạy ở cả 2 vòng với số lượng khá lớn. Trong chương trình THCS, kiểu bài tự sự được kết cấu như sau: - Lớp 6: + Tìm hiểu chung về văn tự sự + Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự + Tìm hiểu cách làm bài văn tự sự + Lời văn, đoạn văn tự sự + Luyện nói kể chuyện + Ngôi kể, lời kể, thứ tự tự kể trong văn kể chuyện + Kể chuyện đời thường + Kể chuyện tưởng tượng + Thi kể chuyện + Viết các bài kể chuyện - Lớp 7 : + Bài viết kể chuyện và miêu tả - Lớp 8 : + Tóm tắt văn bản tự sự + Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự + Miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự + Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm + Làm dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm + Bài viết + Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Lớp 9 : + Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự + Miêu tả trong văn bản tự sự + Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự + Nghị luận trong văn bản tự sự + Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự + Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm + Người kể chuyện trong văn bản tự sự + Ôn tập tập làm văn tự sự 2.3.2. Đoạn văn, đặc điểm, yêu cầu của đoạn văn tự sự 2.3.2.1. Đoạn văn: - Đoạn văn là một đơn vị cấu thành văn bản. Văn bản là một chỉnh thể thống nhất, thường bao gồm nhiều đoạn văn. Các đoạn văn trong văn bản vừa cần được tách ra một cách rõ rệt, vừa cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Bên trong mỗi đoạn văn cũng cần có sự liên kết của các câu. Các câu bên trong một đoạn văn cần có quan hệ với nhau, tạo nên những kiểu kết cấu của đoạn văn. Trong việc cấu tạo một văn bản thì việc tạo dựng một đoạn văn là khâu có vị trí quan trọng đáng kể. - Bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Đoạn văn tự sự có thể giới thiệu về nhân vật (lai lịch, tên họ, quan hệ, tính tình, tài năng...) hoặc kể về các việc làm, hành động, lời nói, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. 2.3.2.2. Đặc điểm của đoạn văn tự sự: - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. - Bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Đoạn văn tự sự có thể giới thiệu về nhân vật hoặc kể về các việc làm, hành động, lời nói, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. Ở những đoạn có lời đối đáp giữa các nhân vật thường tương ứng với một đoạn thoại, tức là đoạn đối thoại ấy nhằm hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ cuộc thoại. Như vậy, đối với đoạn văn bình thường có cấu trúc: mở đoạn; phát triển đoạn; kết thúc đoạn. Đối với đoạn thoại, cấu trúc tổng quát: Đoạn thoại mở cuộc thoại; Thân cuộc thoại; Đoạn kết thúc. 2.3.2.3. Yêu cầu của đoạn văn tự sự: - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa, lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - Một đoạn văn bao giờ cũng phải liên quan chặt chẽ với các đoạn văn khác trong bài văn, nghĩa là đoạn văn ấy phải chịu sự chi phối của phong cách văn bản. Đoạn văn tự sự phải mang màu sắc của văn bản tự sự, tức là phải kể về người, việc, hành động của các nhân vật. - Mỗi đoạn văn tự sự thường có một ý chính diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác có nhiệm vụ làm rõ ý chính trong câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. 2.3.3. Một số kỹ năng viết đoạn văn tự sự: 2.3.3.1. Xác định ý của đề: - Đọc kỹ và nắm vững yêu cầu của đề bài. Cụ thể là phải xác định nhân vật, sự việc, tình tiết, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện. - Xác định ý và lựa chọn ý cho bài viết. 2.3.3.2. Xác định câu chủ đề cho từng ý: - Để viết được các đoạn văn có nội dung phù hợp với chủ đề của đoạn văn, trước hết phải xác định chủ đề lớn của bài văn. Sau đó xác định câu chủ đề cho từng ý, tức là từng đoạn văn. Các câu chủ đề của đoạn văn thường nằm ở đầu đoạn (đoạn diễn dịch) hoặc ở cuối đoạn (đoạn quy nạp). 2.3.3.3. Sử dụng phép liên kết và cách dùng từ trong đoạn văn: - Các câu trong đoạn văn phải có quan hệ về ý nghĩa và phải liên kết chặt chẽ với nhau bằng các phương tiện liên kết. - Phương tiện liên kết là những từ, tổ hợp từ dùng để liên kết câu. Có các phép liên kết sau: phép nối, phép lặp, phép thế... 2.3.4. Cách viết đoạn văn tự sự 2.3.4.1. Cách viết mở bài: - Phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu nhân vật, tình huống phát sinh câu chuyện, không gian, thời gian của câu chuyện. Như vậy phần này trả lời các câu hỏi: câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào không gian nào? Câu chuyện có mấy nhân vật? Nhân vật chính là ai?... - Cách mở bài của bài văn tự sự rất phong phú và đa dạng như: + Mở bài giới thiệu nhân vật và tình huống phát sinh câu chuyện (cách mở bài này thường thấy trong truyện cổ tích hay truyện ngụ ngôn). Ví dụ: “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương hết mực muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”. + Mở bài giới thiệu trực tiếp nhân vật: Ví dụ: “Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau khá thân thiết” + Mở bài bằng cách tả cảnh: Ví dụ: Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt, cái giống hoa ngay từ khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. + Mở bài bằng cách nói kết quả sự việc rồi mới ngược lên kể lại từ đầu: Ví dụ: Các bạn ạ! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn và ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu là cuộc chia tay, nhưng tôi chưa bao giờ lại xúc động như lần ấy... 2.3.4.2. Cách viết đoạn thân bài - Đoạn văn giới thiệu nhân vật Đoạn văn giới thiệu nhân vật thường được viết dưới dạng giới thiệu về lai lịch, tính cách, tài năng... Ví dụ: Trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh hai nhân vật được khắc hoạ như sau: Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ. Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy Tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi. Còn nhân vật Thuỷ Tinh thì: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về, là chúa vùng nước thẳm. - Đoạn văn xây dựng sự việc Tự sự là trình bày một chuỗi sự việc để thông báo, giải thích, tìm hiểu, thể hiện một điều gì (chủ đề). Do đó, muốn tự sự, người ta phải chọn sự việc, liên kết sự việc sao cho thể hiện được điều muốn nói làm cho câu chuyện có ý nghĩa. Sự việc trong văn tự sự thường được kể một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong khoảng không gian, thời gian như thế nào (sáng, trưa, chiều, tối, thời kì nào, ở đâu). Trong hệ thống sự việc của đoạn văn tự sự có: sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, sự việc kết thúc. Khi xây dựng sự việc cần có sự việc mở đầu, nó là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ các xung đột. Ví dụ: Sự việc mở đầu cho truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh: Vua Hùng thứ mười tám kén rể. Đó là nguyên nhân của sự việc tiếp theo: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn. Vua đưa ra sính lễ, Sơn Tinh lấy được vợ. Sự việc phát triển bao gồm các chuỗi sự kiện hoặc các biến cố nối tiếp nhau làm cho xung đột phát triển đến cao trào, sự việc cao trào là xung đột gay gắt căng thẳng và đi đến chỗ nhất thiết phải giải quyết. Ví dụ: Thuỷ Tinh không lấy được vợ, nổi giận đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh, hòng cướp lại Mị Nương. Sơn Tinh cũng không chịu thua đã đánh trả lại Thuỷ Tinh. Sự việc kết thúc là kết quả của xung đột được giải quyết. Ví dụ: Thuỷ Tinh thất bại. Các sự việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, cái trước là nguyên nhân của cái sau và cái sau là kết quả của cái trước. Như vậy, xây dựng sự việc chính là quá trình tìm ý, chọn ý, sắp xếp các ý để viết đoạn văn tự sự. - Đoạn văn sử dụng ngôi kể trong văn tự sự + Kể theo ngôi thứ nhất: Kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng: tôi, chúng tôi, em, chúng em. Ví dụ: Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) + Kể theo ngôi thứ ba: Ngôi kể này thường gặp trong truyền thuyết, cổ tích. Ở đó, người kể gọi tên sự vật, nhân vật. Nhưng cũng có lúc người kể bộc lộ thái độ chủ quan của mình bằng cách bình luận một điều gì đó. Ví dụ: Đáng kiếp cho mẹ con Lí Thông. - Đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm Trong văn tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Muốn xây dựng một đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể theo 5 bước sau: + Bước 1: xác định sự việc chọn kể. + Bước 2: chọn ngôi kể. + Bước 3: xác định trình tự kể (chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào và kết thúc ra sao?). + Bước 4: xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự (dùng ở vị trí nào trong truyện). + Bước 5: viết thành đoạn văn. Ví dụ: Đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác đã bao lâu mất đi bổng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường” (Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng) - Đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận Trong văn bản tự sự, để thuyết phục và khêu gợi người đọc (người nghe) suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật, qua phương pháp nghị luận, nêu lên các ý kiến nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng nhắm thực hiện mục đích ấy. Nội dung trình bày thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý. Ví dụ: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần...” Như vậy, trong một bài văn tự sự người kể hoặc người viết phải lựa chọn được ngôi kể nhằm tạo hiệu quả tốt nhất cho câu chuyện. 2.3.4.3. Cách viết đoạn kết bài Cũng như phần mở bài, phần kết bài cũng có nhiều cách kết thúc: thông thường kết thúc hay gắn với chủ đề câu chuyện. Hay cụ thể hơn là các truyện dân gian thường hay khép lại bằng hai chữ: từ đây, từ đó. Ví dụ: Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh... - Kết thúc khi các diễn biến chấm dứt. Ví dụ: Thánh Gióng đánh đuổi xong giặc Ân, một mình, một ngựa, cởi bỏ giáp sắt bay về trời. - Kết thúc mở: Ví dụ: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Kết thúc na ná như khi vào câu chuyện. Ví dụ: “Dũng ngước nhìn lên, đàn chim xanh đang bay về phía trước. Một cái cổ xanh biếc quay lại phía Dũng, bất chợt, Dũng giơ tay vẫy vẫy. Em nhìn theo đến khi đàn chim chỉ còn là cái chấm nhỏ”. 2.3.5. Kỹ năng viết đoạn văn tự sự với các kỹ năng khác 2.3.5.1. Kỹ năng tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của bài viết - Nếu xác đề không rõ ràng người viết sẽ thiếu định hướng, lạc vào những chi tiết vụn vặt mà không chú ý đến những nội dung quan trọng, dẫn đến bài viết trở nên lan man, thiếu trọng điểm. Bởi vậy, kỹ năng đầu tiên để tiến hành viết một đoạn văn, bài văn là tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của bài viết. 2.3.5.2. Kỹ năng xác định yêu cầu về nội dung bài viết - Xác định đối tượng cho bài viết: Văn bản tự sự đối tượng là một câu chuyện, một sự kiện đã xảy ra trong hiện thực hoặc trong sự tưởng tượng phong phú của người viết. - Xác định mục đích cho bài viết: Nhằm lựa chọn từ, đặt câu, lựa chọn bố cục hình ảnh... làm cho bài viết hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe. - Xác định yêu cầu của đề bài: Đây là khâu quan trọng để người viết xác định đúng đối tượng trong khi viết. 2.3.5.3. Kỹ năng tìm ý và lựa chọn ý cho bài viết - Ý tạo nên nội dung cho bài viết. Vì thế sau khi xác định được yêu cầu của đề bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý cho bài viết. - Để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài, học sinh cần phải triển khai trình bày nội dung cụ thể của đối tượng, tức là phải trả lời câu hỏi: Viết những gì? Với bài văn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ren_ky_nang_viet_doan_van_tu_su_cho_hoc_sinh_thcs.doc