SKKN Rèn kỹ năng sử dụng chuột và bàn phím kết hợp phần mềm cùng học Toán 3 cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Nga Văn

SKKN Rèn kỹ năng sử dụng chuột và bàn phím kết hợp phần mềm cùng học Toán 3 cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Nga Văn

Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung, của ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt. Đây được coi là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội, mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ, ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung [2].

 Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo [2].

 Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính,

 Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như:

 + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.

 + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.

 + Bước đầu hình thành năng lực và tổ chức xử lí thông tin.

 Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh chưa biết về máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên cạnh các em chăm ngoan học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp nhiều khó khăn trong việc học môn tin học. Đặc biệt là đầu năm học sinh khối lớp 3 Trường TH Nga Văn, nhiều em chưa biết về máy tính, chưa biết máy tính hoạt động như thế nào, và làm thế nào để thao tác được với máy tính. Xác định được điều đó bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm ra các giải pháp để hướng dẫn các em học sinh học tập tốt hơn và thực hành có hiệu quả hơn thông qua sáng kiến: “Rèn kỹ năng sử dụng chuột và bàn phím kết hợp phần mềm cùng học toán 3 cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Nga Văn”.

 

doc 22 trang thuychi01 30495
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng sử dụng chuột và bàn phím kết hợp phần mềm cùng học Toán 3 cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Nga Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG
SỬ DỤNG CHUỘT VÀ BÀN PHÍM KẾT HỢP PHẦN MỀM 
CÙNG HỌC TOÁN 3 CHO HỌC SINH LỚP 3 
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA VĂN
	Người thực hiện: Lê Thị Khuyên
Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Văn
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
I. Mở đầu	1
1. Lí do chọn đề tài	1
2. Mục đích nghiên cứu	1
3. Đối tượng nghiên cứu	2
4. Phương pháp nghiên cứu	2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN	3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	4
4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động GD, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	16
III. Kết luận, kiến nghị	17
1. Kết luận	17
2. Kiến nghị	18
I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung, của ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt. Đây được coi là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội, mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ, ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung [2].
	Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo [2].
	Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính,
	Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như:
	+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.
	+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
	+ Bước đầu hình thành năng lực và tổ chức xử lí thông tin.
	Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh chưa biết về máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên cạnh các em chăm ngoan học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp nhiều khó khăn trong việc học môn tin học. Đặc biệt là đầu năm học sinh khối lớp 3 Trường TH Nga Văn, nhiều em chưa biết về máy tính, chưa biết máy tính hoạt động như thế nào, và làm thế nào để thao tác được với máy tính. Xác định được điều đó bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm ra các giải pháp để hướng dẫn các em học sinh học tập tốt hơn và thực hành có hiệu quả hơn thông qua sáng kiến: “Rèn kỹ năng sử dụng chuột và bàn phím kết hợp phần mềm cùng học toán 3 cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Nga Văn”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy môn Tin học ở Tiểu học:
- Dạy học lấy người học làm trung tâm hay hoạt động hóa người học, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.
	- Giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ, kích thích lòng ham mê học tập của học sinh, tránh lối học thụ động.
	- Đòi hỏi cao ở kỹ năng thực hành của học sinh, hình thành các thao tác nhanh chóng, chính xác khi sử dụng chuột và bàn phím.
	- Giúp học sinh có cơ hội trình bày ý kiến và suy nghĩ của mình và biết lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp.
	- Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	- Học sinh khối 3 Trường Tiểu học Nga Văn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Thường xuyên sưu tầm tra cứu tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
Phương pháp quan sát:
Thực hiện quan sát trong quá trình học tập của lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo dõi trong những giờ thực hành của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả.
Phương pháp điều tra phỏng vấn: 
Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho một số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học.
Phương pháp thực nghiệm:
Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến để xem xét, đối chiếu với kết quả ban đầu có tiến bộ không, có phù hợp với ý đồ nghiên cứu của tác giả không.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác như: Tạo ra các trò chơi, các thủ thuật dạy thực hành chính xác,..
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại ứng dụng CNTT vào dạy và học [2].
	+ Thông tư số 14/2002/TT - PGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông [2].
	+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường[2].
	Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hóa. 
	Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Giáo viên phải có sự học tập, sự say mê cùng với lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu giảng dạy môn tin học. 
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Thực trạng:
Vể phía giáo viên:
Môn tin học mới là môn tự chọn trong chương trình bậc Tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình đang bước đầu có sự thống nhất được hoàn chỉnh. Hiện nay môn học này mới chỉ đưa vào thí điểm ở một số trường tiểu học trong Huyện.
Bản thân tôi đã được đào tạo kiến thức tin học, nhưng chưa được thường xuyên tham gia nhiều những buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp còn hạn chế.
Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học của học sinh như số lượng máy tính còn hạn chế dẫn đến một máy 2 em ngồi thực hành. Vì vậy việc hướng dẫn và quản lí các em học sinh rất khó khăn.
Về phía học sinh:
Các em là học sinh nhỏ nên khả năng nhận thức của môn học chưa cao. Đa số các em đều là con gia đình nông dân nên điều kiện mua máy vi tính cho con học còn gặp nhiều khó khăn, các em không có máy tính để thực hành ở nhà. Các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc thực hành kỹ năng và thao tác sử dụng máy còn mang tính chậm chạp. Quan trọng hơn thế nữa là đối với các em học sinh khối lớp 3, các em mới bắt đầu được làm quen cũng giống như người bạn mới nên đang có sự lúng túng khi làm quen với máy tính. Chính vì điều đó nên tôi nghĩ rằng đối với các em học sinh khối 3 phải gây sự đam mê và hứng thú ngay từ ban đầu để các em có ý thức tự giác thích học. 
Kết quả khảo sát ở khối lớp 3 tại trường Tiểu học Nga Văn đầu năm 2016 - 2017 như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHỐI 3
Mức độ sử dụng máy tính
Số học sinh chưa biết
 sử dụng máy tính
Số lượng
Tỉ lệ
Thao tác nhanh, chính xác
9
18.8%
Thao tác đúng
20
41.6%
Thao tác chậm
10
20.8%
Chưa biết thao tác
9
18.8%
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu các cơ sở tâm lý của học sinh Tiểu học và cơ sở phương pháp luận dạy học tôi thấy vận dụng các phương pháp dạy học mới trong giảng dạy môn Tin ở tiểu học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng dạy và học. Xu hướng chung trong phương pháp dạy học mới hiện nay chủ yếu dựa trên ứng dụng của lý thuyết kiến tạo: “ Dạy học lấy người học làm trung tâm hay hoạt động hóa người học, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh”.
	Phương pháp dạy học mới trong giảng dạy Tin tiểu học còn dựa trên lý thuyết hành động nhận thức, lý thuyết hoạt động. Bởi vì trong quá trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tư duy và hành động, giữa lý thuyết và thực hành: “ Tâm lý của con người hình thành và thể hiện qua hành động”. 
	Vì vậy bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường Tiểu học Nga Văn. Tôi nhận thấy việc đầu tiên cần làm là làm sao để các em có sự đam mê và hứng thú học khám phá. Trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng và có hiệu quả tốt cho các em học sinh tôi đã quyết định đưa ra các giải pháp cụ thể sau:
Giải pháp 1: Giáo dục vệ sinh học đường thông qua thực hành máy tính.
	Đây là một yêu cầu rất cơ bản và cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, cần phải được giáo dục tốt. Vào đầu năm học cần cho học sinh học thuộc nội quy phòng máy, nội quy phòng máy phải được đánh máy, in và phóng to treo trước phòng học. Các máy tính phải được đánh số thứ tự và có thể giao theo nhóm ba hoặc bốn học sinh một máy, các học sinh này có trách nhiệm quản lý và thực hành máy của mình tránh hiện tượng gây mất trật tự trong giờ học. Giờ thực hành, học sinh ngồi phải đúng tư thế và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngửng cổ hay ngước mắt khi nhìn vào màn hình, không ngồi nghiêng, ngồi ngửa khi thực hành.
- Tay đặt ngang tầm bàn phím không vươn ra xa, chuột đặt bên tay phải.
- Nên giữ khoảng cách từ mắt học sinh đến màn hình trong khoảng từ 50cm đến 80cm.
- Không nên nhìn quá lâu vào màn hình.
- Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt của học sinh.
- Phòng máy phải gọn gàng, sạch sẽ đảm bảo an toàn cho học sinh.
	Học Tin học phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính mà nhất là học sinh tiểu học ở lứa tuổi còn nhỏ nếu không giáo dục tốt cho học sinh về ý thức vệ sinh học đường khi thực hành máy tính thì học sinh rất dễ mắc các bệnh như: cận thị, vẹo cột sống, mệt mỏi khi ngồi họcảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể lực, trí tuệ của học sinh sau này [1]. 
	Bên cạnh đó giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn của mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng CNTT và tầm quan trọng của môn Tin học trong thực tiễn và tương lai sau này.
	Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, khen ngợi, khích lệ kịp thời đối với từng học sinh để các em hứng thú trong học tập.	
Giải pháp 2: Giáo dục học sinh bằng hoạt động tự giác, tích cực.
	Học sinh là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn theo lệnh của giáo viên. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo điều khiển, định hướng quá trình hoạt động của học sinh. Học sinh thông qua những hoạt động cụ thể để định hướng thành động cơ, kiến tạo tri thức mới cho mình. Chẳng hạn khi dạy một nội dung lý thuyết Tin học người giáo viên cần đưa ra một hệ thống rất nhiều câu hỏi từ dễ đến khó. Lúc đầu bao giờ cũng nêu ra những câu hỏi rất dễ để lôi cuốn, phát huy tính tích cực hoạt động đến tất cả các đối tượng học sinh mà nhất là những học sinh chậm phát triển, giáo viên cần ưu tiên, khuyến khích các học sinh này. Sau đó đưa ra các câu hỏi khó dần để tất cả học sinh tham gia ý kiến và tự hình thành tri thức mới, giáo viên góp ý, nhận xét để học sinh xác nhận lại tri thức mới đó [1].
	Ví dụ: Khi dạy học nội dung Tin học là cách tắt máy an toàn. Giáo viên không nên nêu trực tiếp cách tắt máy an toàn ngay, áp đặt cho học sinh phải nắm ngay mà người giáo viên phải khơi dạy sự tích cực, tự giác hoạt động của học sinh. Học sinh tự hoạt động tìm tòi ra cách tắt máy an toàn như sau:
	Khi không làm việc với máy tính nữa em cần phải tắt máy. Nếu em không tắt máy mà cứ để máy tính hoạt động suốt cả ngày thì có ảnh hưởng gì? Với câu hỏi này thì sẽ có rất nhiều học sinh biết nên lớp chắc chắn sẽ sôi nổi hơn.
	Vậy em tắt máy bằng cách nào? Học sinh sẽ trả lời bằng nhiều cách khác nhau như: Rút nguồn điện, nhấn vào nút Power trên thân máy, dùng chuột để tắt máy, dùng bàn phím để tắt máy.
	Giáo viên: Có nhiều cách tắt máy khác nhau, nhưng theo em cách tắt máy nào là an toàn, không làm cho máy tính mau hỏng?
	Giáo viên chốt: Em tắt máy bằng chuột hoặc bàn phím là an toàn nhất, máy tính không bị hư hỏng và bền hơn. Học sinh xác nhận lại tri thức mới.
	Hay khi dạy học với nội dung thực hành, giáo viên không thể áp đặt, bắt buộc học sinh thực hành một cách thụ động theo ý muốn của mình, mà người giáo viên phải có phương pháp để phát huy tính tích cực, tự giác bằng các biện pháp như khuyến khích, khen thưởng để học sinh tích cực thực hành, chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng cho mình.
	 Giải pháp 3: Dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành.
	 Phương pháp dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành có thể là mới đối với các môn học khác, nhưng với môn Tin học tiểu học thì phương pháp này là không thể thiếu khi dạy bất kì một nội dung Tin học nào. Đây là một phương pháp dạy học chủ đạo trong quá trình dạy học Tin ở tiểu học. Bởi vì học sinh tiểu học là lứa tuổi mà tâm lý chưa phát triển, khả năng diễn đạt kém, nếu học lý thuyết chung chung học sinh rất mau quên. Kiến thức Tin học là những nội dung tương đối mới mẻ, xa lạ và có nhiều khái niệm rất trừu tượng đối với nhiều học sinh. Hơn nữa kiến thức Tin học đòi hỏi rất nhiều kĩ năng sử dụng máy tính nhanh chóng và chính xác [1]. Chẳng hạn khi dạy nội dung tắt máy an toàn nếu yêu cầu học sinh trình bày cách tắt máy an toàn bằng lý thuyết thì đây là một yêu cầu rất khó ngay cả đối với học sinh học tốt. Còn nếu yêu cầu học sinh lên tắt máy tính theo cách an toàn nhất thì quá nhiều học sinh biết đến.
	Vì vậy dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành trên máy tính là điều kiện rất quan trọng để học sinh xác nhận tri thức mới, hình thành kĩ năng cho mình. Tri thức Tin học không đòi hỏi cao ở khả năng trình bày lý thuyết xuông mà đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng thực hành thành thạo, biết sử dụng máy tính thành thạo [1].
	Hay khi dạy nội dung tập vẽ trên máy tính thì theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục tất cả đều là tiết thực hành, không có tiết lý thuyết. Như vậy dạy Tin học ở tiểu học đòi hỏi cao ở kĩ năng thực hành của học sinh, hình thành các thao tác nhanh chóng, chính xác khi sử dụng chuột và bàn phím. Đây là cơ sở, là nền tảng của một người mới bắt đầu học Tin học.
	Chính vì vậy mà giờ học Tin học luôn được thực hiện tại phòng máy để kết hợp song song giữa lý thuyết và thực hành, học nội dung nào sẽ thực hành ngay nội dung đó.
 Giải pháp 4: Giáo viên xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp.
Nội dung giảng dạy là chương trình SGK cùng học Tin học Quyển 1. Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện dạy đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình, tôi đã thực hiện như sau:
* Phần 1: Làm quen với máy tính
Ở phần học này, ngay từ bài đầu tiên, tôi đã giúp cho học sinh xác định rõ và nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Sau đó, vấn đề làm tôi quan tâm nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử dụng chuột và bàn phím. 
Ví dụ 1: BÀI CHUỘT MÁY TÍNH.
Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những nút nào, thao tác của các nút đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào.
 1. Giới thiệu bộ phận con chuột:
 Hình dạng của một số con chuột:
Học sinh quan sát hình dạng của chuột và nhận xét trên thân chuột có những nút nào
Hình 1
Mặt trên của chuột thường có 2 nút: Nút trái chuột và nút phải chuột.
Nút phải
Nút trái
Hình 2
2. Cách đặt tay và thao tác sử dụng con chuột:
Để điều khiển nhanh và thành thạo chuột thì trước hết phải biết cách cầm chuột và chức năng của chuột.
Hướng dẫn học sinh cách cầm chuột:
Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải của chuột.
Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên thân chuột.
Hình ảnh minh họa: Cách cầm chuột
Hình 3
Hướng dẫn học sinh thao tác sử dụng chuột:
Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng.
Nháy chuột: Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay.
Nháy đúp chuột: Nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp.
 - Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết rồi thả ngón tay nhấn giữ chuột.
Sau đó học sinh quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng chuột trong quá trình thực hành.
	Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác ngay trong tiết học tôi còn lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Dots, trò chơi Stick,Với phương pháp này học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột.
	Ví dụ 2: BÀI BÀN PHÍM MÁY TÍNH.
	Để giúp các em làm quen với bàn phím, với thao tác gõ phím nhanh, chính xác thì việc đầu tiên tôi làm là yêu cầu học sinh quan sát bàn phím, nêu được tên của các phím trong khu vực chính của bàn phím, cách đặt tay trên bàn phím như thế nào.
	*/ Yêu cầu học sinh quan sát bàn phím máy tính:
Hình 4: Bàn phím máy tính
Tôi cầm trực tiếp bàn phím để hướng dẫn và chỉ cho học sinh biết khu vực chính của bàn phím.
Hình 5
Khu vực chính của bàn phím
	- Sau khi học sinh đã nắm được khu vực chính của bàn phím. Tiếp theo tôi sẽ vừa nêu tên và chỉ trực tiếp cho học sinh quan sát từng hàng phím trong khu vực chính của bàn phím như sau:
	Trong khu vực chính của bàn phím lần lượt gồm các hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới. Đặc biệt các em quan sát thật kĩ trên hàng phím cơ sở có gì khác biệt với tất cả các phím khác đó là hai phím có gai là phím F và phím J.
Hàng phím trên
Hàng phím dưới
Hàng phím số
Hàng phím cơ sở
Hình 6
Hai phím có gai
* Phần 2: Em tập gõ bàn phím
	*/ Học sinh đã phân biệt được khu vực chính và vị trí của các hàng phím trên hàng phím. Tiếp theo Gv sẽ hướng dẫn các bạn cách đặt tay, cách gõ trên bàn phím rất quan trọng trong quá trình các bạn luyện gõ bàn phím. 
Ví dụ 1: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG CƠ SỞ
	Gv hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh quan sát cách đặt tay và cách gõ trên bàn phím cơ sở.
	Các bước đặt tay trên bàn phím như sau:
	- Tại hàng cơ sở, em hãy đặt ngón trỏ của tay trái lên phím F (phím có gai), các ngón còn lại đặt lên các phím A, S, D như trong hình minh họa.
	- Đặt ngón trỏ của tay phải lên phím có gai J, các ngón còn lại đặt lên các phím K, L, ; .
Hình 7
	- Khi các em đã đặt tay lên bàn phím đúng vị trí thì các em sẽ thực hiện cách gõ như sau:
Mỗi ngón tay chỉ gõ các phím cùng màu như được minh họa hình 7. Hai ngón tay cái được dùng để gõ phím cách. Sau khi gõ xong các phím G hoặc H phải đưa các ngón tay trỏ về phím xuất phát tương ứng là F hoặc J.
Ví dụ 2: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG TRÊN
- Yêu cầu học sinh quan sát các phím ở hàng phím trên. Gv hướng dẫn và làm mẫu cho hs quan sát.
- Các ngón tay vẫn đặt lên các phím xuất phát ở hàng cơ sở.
- Cách gõ: Các ngón tay sẽ vươn ra để gõ các phím hàng trên. Sau khi gõ xong một phím, phải đưa ngón tay về phím xuất phát tương ứng ở hàng cơ sở.
Hình 8
Ví dụ 3: TẬP GÕ CÁC P

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_su_dung_chuot_va_ban_phim_ket_hop_phan_mem.doc