Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng cho học sinh Lớp 3

Giúp học sinh tiếp cận với phương pháp học từ tốt hơn, góp phần phát triển cho học sinh tư duy ngôn ngữ, phát triển khả năng diễn đạt bằng Tiếng Anh.

Khắc phục những nguyên nhân gây ra việc học sinh chưa biết cách học từ vựng, học sinh thường thấy học từ là khó nhớ mặc dù trong bài học các em có rất nhiều từ đã được học rồi nhưng các em không nhớ.

Giúp các em có thể học và nghi nhớ từ vựng một cách nhanh chóng, có hiệu quả và dễ học. Đặc biệt là khi vận dụng chúng vào các hoạt động giao tiếp thực tế khi tiếp xúc với người nước ngoài và có thể sử dụng được vào cấu trúc câu một cách có hiệu quả nhất.

 

docx 20 trang Trần Đại 27/04/2023 4668
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
1. Mục đích của sáng kiến
2
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
3
3. Đóng góp của sáng kiến
3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
1. Thực trạng của việc dạy và học từ vựng của học sinh lớp 3
4
2. Biện pháp năng cao chất lượng giảng dạy
5
3. Thực nghiệm sư phạm.
15
4. Kết luận.
16
5. Kiến nghị đề xuất.
16
PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
18
PHẦN IV. CAM KẾT
19
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Mục đích của sáng kiến:
Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Vì vậy việc học tiếng Anh của học sinh tiểu học được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh. Trong đó, lĩnh vực giáo dục đóng vai trò quan trọng hàng đầu, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu xã hội về con người có trí tuệ và đạo đức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của từng lĩnh vực trong xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước ngày càng đi lên. Vì thế, việc dạy và học tiếng Anh ngày nay là một nhu cầu rất cần thiết và cấp bách không thể thiếu của con người trong thời đại hiện nay.
Chính vì vậy, môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình giáo dục từ bậc tiểu học. Học Tiếng Anh góp phần phát triển cho học sinh tư duy ngôn ngữ, phát triển khả năng diễn đạt và giao tiếp,...Để học tốt Tiếng Anh, học sinh cần nắm chắc về từ vựng, vì từ vựng tiếng Anh cung cấp cho học sinh một kho tàng từ điển sống về ngôn từ và cấu trúc câu. 
Hiện nay việc học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh. Học sinh dễ vận dụng chúng vào trong cuộc sống. Nét đổi mới nỗi bật của nội dung chương trình sách giáo khoa mới là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng. Vì vậy việc hoc từ vựng góp phần quan trọng không nhỏ cho học sinh học tốt 4 kĩ năng trên. Học sinh không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không nhớ từ.
Tuy nhiên việc học Tiếng Anh ở các trường tiểu học nói chung và Trường Tiểu học Vũ Ninh 1 nói riêng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong việc học và sử dụng từ vựng. Vậy, làm thế nào để học sinh có thể học và ghi nhớ từ vựng một cách nhanh chóng, có hiệu quả và dễ học? Đặc biệt là khi vận dụng chúng vào các hoạt động giao tiếp thực tế khi tiếp xúc với người nước ngoài và có thể sử dụng được vào cấu trúc câu một cách có hiệu quả nhất. Tôi mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy từ vựng cho học sinh lớp 3”.
2.Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến:
Tôi đưa ra 5 giải pháp chính và một số những giải pháp phụ có tác dụng bổ trợ rất hiệu quả trong các bài dạy với những bài tập thực hành cụ thể và đã áp dụng trong năm học 2019-2020 tại khối lớp 3. Kết quả thu được học sinh có tiến bộ vượt trội.Từ đó giúp các em có thể học và ghi nhớ từ vựng một cách nhanh chóng, có hiệu quả và dễ học. Đặc biệt là khi vận dụng chúng vào các hoạt động giao tiếp thực tế khi tiếp xúc với người nước ngoài và có thể sử dụng được vào cấu trúc câu một cách có hiệu quả nhất.
3. Đóng góp của sáng kiến.
Giúp học sinh tiếp cận với phương pháp học từ tốt hơn, góp phần phát triển cho học sinh tư duy ngôn ngữ, phát triển khả năng diễn đạt bằng Tiếng Anh.
Khắc phục những nguyên nhân gây ra việc học sinh chưa biết cách học từ vựng, học sinh thường thấy học từ là khó nhớ mặc dù trong bài học các em có rất nhiều từ đã được học rồi nhưng các em không nhớ. 
Giúp các em có thể học và nghi nhớ từ vựng một cách nhanh chóng, có hiệu quả và dễ học. Đặc biệt là khi vận dụng chúng vào các hoạt động giao tiếp thực tế khi tiếp xúc với người nước ngoài và có thể sử dụng được vào cấu trúc câu một cách có hiệu quả nhất.
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của việc dạy và học từ vựng của học sinh lớp3:
a. Ưu điểm:
- Môn Tiếng Anh là môn mới được áp dụng với học sinh tiểu học trong những năm gần đây. Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú hoặc yêu thích với môn học còn mới mẻ này, nên mỗi khi lên lớp đa số học sinh rất tích cực.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng các anh chị em đồng nghiệp đi trước đã tạo mọi điều kiện để việc dạy và học môn Tiếng Anh tốt hơn. Có đầy đủ sách giáo khoa và thiết bị như băng đài, đĩa, loa, máy chiếu phục vụ cho việc dạy và học.
- Theo phân phối chương trình mới thì môn Tiếng Anh có 4 tiết trên một tuần nên học sinh có nhiều thời gian tiếp xúc với giáo viên và nắm được từ vựng nhiều hơn.
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
- Phòng học Tiếng Anh còn chung với dãy lớp học (khi học sinh thực hành kỹ năng nói trong cả lớp hay tham gia vào các hoạt động trò chơi sẽ gây ra tiếng ồn và ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh) 
- Một số học sinh lớp 3 phát âm tiếng Việt chưa chuẩn (còn phát âm sai “l” và “n”), nên dẫn đến việc phát âm sai tiếng Anh và rất khó để sửa cho học sinh.
- Mức độ tiếp thu của các em còn hạn chế trong khi thời lượng dành cho môn học này lại quá ít, hơn nữa đặc thù một lớp học ở Việt Nam nói chung còn quá đông học sinh nên tập trung chú ý, cũng như thực hành còn nhiều hạn chế.
- Học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. 
- Việc học ở nhà của các em cũng gặp rất nhiều khó khăn vì không phải phụ huynh nào cũng biết để kèm cặp.
- Giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phối hợp với phụ huynh để kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà. 
- Sau khi phân tích những nguyên nhân làm cho học sinh sợ học môn Tiếng Anh, thường xuyên không thuộc bài và việc dạy từ vựng ở trường phổ thông chưa đạt hiệu quả cao. Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát lớp thực dạy tôi đã thu được kết quả như sau:
 Tống số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ 
Số lượng
Tỉ lệ 
Số lượng
Tỉ lệ
90
20
22,2
59
65,6
11
12,2
- Với kết quả như thế, tôi quyết định thử áp dụng một số kinh nghiệm dạy từ vựng của mình và suốt những tiết học sau tôi áp dụng những kinh nghiệm của mình được trình bày sau đây, để cuối năm so sánh với kết quả ban đầu.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy:
Biện pháp1. Nguyên tắc dạy từ vựng cho học sinh tiểu học 
Dạy trẻ em là công việc tương đối khó và phức tạp bởi trẻ chưa thực sự có ý thức học tập như người lớn và hầu hết còn rất ham chơi. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em say mê học tập, trau dồi được vốn từ phong phú, nắm vững cấu trúc câu, cách sử dụng từ và mạnh dạn tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Để đảm bảo và nâng cao hiệu quả việc dạy-học từ vựng giáo viên cần nắm vững và tuân theo một số nguyên tắc dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học như: 
a. Chơi hơn dạy. đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, giáo viên tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm chủ sân chơi và từng bước bổ sung vào các hoạt động khác. 
b. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. 
c. Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế 
năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết. 
d. Nghe - nói nhiều hơn đọc - viết. 
Thực tế cho thấy kỹ năng nghe nói rất quan trong, dễ học và bắt chước hơn trong học ngoại ngữ. Và khi nghe nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. 
e. Bắt chước hơn ngữ pháp. Bắt chước là không thể thiếu được đối với thiếu nhi, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc áp dụng từ vụng vào các mẫu câu căn bản. 
f. Vui hơn cho điểm. Tạo không khí lớp học sinh động, lí thú, khuyến khích học sinh có động cơ học tâp tốt hơn là điểm số.
 Biện pháp2. Lựa chọn từ để dạy 
Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề:
 + Từ chủ động (active vocabulary)
 + Từ bị động (passive vocabulary)
- Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này là khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe - nói - đọc - viết). Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh thực hành nhiều hơn.
- Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức cho học sinh nhận biết từ và hiểu nghĩa của từ, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
Ví dụ: 
+ Từ chủ động: school, plane, model, Art, piano.
+ Từ bị động: look, well, oh, wow, 
- Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:
+ Form (dạng từ).
+ Meaning (ý nghĩa).
 + Use (cách sử dụng).
- Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ.
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó chúng ta phải dạy cho học sinh.
Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì giáo viên nên yêu cầu học sinh đoán nghĩa của từ.
Ví dụ: Trong các từ: doctor, nurse, farmer, well, worker giáo viên chỉ nên dạy các từ: doctor, nurse, farmer, worker
Biện pháp 3. Các bước tiến hành giới thiệu từ mới:
Giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu.
Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết. 
* Bước 1: “nghe”
- Giáo viên cho học sinh nghe từ mới qua băng đĩa vài lần và sau đó giáo viên nên phát âm lại và hướng dẫn học sinh cách để các cơ quan phát âm như răng, môi như thế nào cho đúng.
* Bước 2: “nói”
 - Sau khi học sinh đã nghe được ba lần giáo viên mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, giáo viên cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân. 
* Bước 3: “đọc”
 - Giáo viên viết từ mới lên bảng và cho học sinh nhìn vào từ mới để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà giáo viên cho là đạt yêu cầu.
* Bước 4: “viết”
 Sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi giáo viên mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở. (thủ thuật để giúp học sinh nhớ cách viết từ sẽ được trình bày ở phần sau “Jumbled word, What and Where; Networks”)
* Bước 5: Hiểu nghĩa của từ
- Giáo viên hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không, hoặc gợi mở cho học sinh đoán nghĩa của từ. 
- Giáo viên đưa ra nghĩa nếu học sinh không thể đoán được. 
* Giáo viên có thể dùng một số thủ thuật sau để giới thiệu nghĩa của từ mới như:
a. Visual (nhìn): Giáo viên vẽ phác họa hình ảnh minh họa cho từ mới để các em nhìn, từ đó các em có thể tự rút ra được nghĩa của từ.
Ví dụ 1. Fish	
Giáo viên vẽ phác họa hình ảnh sau:
T. asks: “What is this? In Vietnamese?”
Sts: ngôi nhà
Tương tự với một số từ khác như: rubber, T-shirt, elephant, 
b. Mine (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ.
Ví dụ 1: tired (mệt mỏi)
Teacher shows a tired face. (Giáo viên thể hiện gương mặt mệt mỏi)
T. asks: “How do I feel?” (Giáo viên hỏi: Thầy/ cô đang cảm thấy như thế nào?)
Ví dụ 2: (to) draw (vẽ)
T. draw a flower on the board. (Giáo viên vẽ nhanh một bông hoa lên bảng)
T. asks: “What am I doing?” (Giáo viên hỏi: Thầy/ cô đang làm gì?)
c. Realia / Pictures (vật thật / tranh): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được.
Ví dụ 1. A mobile phone (điện thoại di động)
T: brings a real mobile phone into the class. (Giáo viên mang một chiếc điện thoại di động vào lớp)
T. asks, “What’s this?” (Giáo viên hỏi học sinh: Đây là cái gì vậy?)
Ví dụ 2: radio, photograph, plane, stamp, maths, : 
T:(chỉ vào cái đài và nói):  Look!  This is a radio. (Đây là một cái đài).  
A radio, a radio.
Sts: A radio. 
T: (chỉ vào cái đài): What’s it? 
Sts: A radio. 
T: In Vietnamese? 
Sts: cái đài. 
d. Situation /explanation (tình huống/giải thích):
Ví dụ 1: honest (thật thà)
T. explains, “I don’t tell lies. I don’t cheat in the exams. I tell the truth.” 
T. asks, “What am I? Tell me the word in Vietnamese.”
(Giáo viên giải thích: Thầy/ cô không nói dối. Không gian lận trong thi cử. Thầy cô luôn nói sự thật. Vậy thầy/ cô là người như thế nào?)
Ví dụ 2: happy
Today is your birthday. Your mother gives you a gift that you like best. How do you feel? Tell me the word in Vietnamese. (Tình huống: Hôm nay là sinh nhật em, em được mẹ tặng món quà mà em thích nhất. Em cảm thấy như thế nào?)
S: “Hạnh phúc”
e. Example (ví dụ):
Giáo viên đưa ra ví dụ để giải thích cho một từ nào đó
Ví dụ. fruit (trái cây)
T. lists examples of fruit: “apple, banana, orange – these are all ... fruit ... 
Give me another example of... fruit...”
E.g. (to) complain (phàn nàn)
T. says, “This room is too noisy and too small. It’s no good (etc.)”
T. asks, “What am I doing?”
f. Synonyon \ antonyon (đồng nghĩa \ trái nghĩa): 
Giáo viên dùng những từ đã học rồi để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
E.g. interesting (hấp dẫn)
T. asks, “What’s another word for exciting?” 
E.g. big (to, lớn)
T. asks, “What’s the opposite word of small?”
g. Translation (dịch): 
 Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép. Giáo viên có thể gợi ý học sinh tự dịch từ đó.
E.g. (to) remember 
T. asks, “How do you say the word “nhớ” in English?”
* Bước 6:
 Phát âm lại từ và yêu cầu học sinh phát âm.
* Bước 7: 
Cho câu mẫu hoặc lấy ví dụ với từ vừa học.
Ví dụ: Unit 10: “chess”
Sts1: I play chess at breaktime.
Sts2: Do you like chess?
Biện pháp 4. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới:
Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt động này, chúng ta có thể sử dụng các thủ thuật sau để kiểm tra từ mới: 
4.1/ Guess the picture
* Mục đích của trò chơi này giúp cho học sinh thực hành ôn và nói từ một cách hiệu quả.
- In một số tranh đơn giản minh họa một số từ cần ôn tập trên giấy A4 và xếp thành một chồng. 
- Cho một học sinh lên chọn một bức tranh (không cho những học sinh khác nhìn thấy nội dung của tranh).
- Những học sinh khác đoán xem đó là tranh gì bằng cách đặt câu hỏi.
- Học sinh nào đoán đúng sẽ được khuyến khích bằng điểm hoặc vỗ tay cổ vũ động viên.
Ví dụ: Ôn các từ nói về đồ dùng hoc tập. 
S1: Is this your pen? 
S2: No, it isn’t.
S1: Is that your school bag?
S2: Yes, it is. 
4.2/ Matching
* Mục đích giúp học sinh ôn từ khi kết hợp từ với tranh, từ với nghĩa, hoặc từ với số.
- Tùy vào mục đích của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho phù hợp. Có thể sử dụng trong phần dạy từ, hoặc trong trò chơi củng cố từ. Học sinh có thể thực hiện theo nhóm, cặp hoặc theo cá nhân trong trò chơi này.
Ví dụ: Nối từ với nghĩa tiếng Việt:
Words
Meaning of words
house
Phòng ngủ
Living room
Phòng bếp
Kitchen
Nhà
Bedroom
Vườn
4.3/ Jumbled word
* Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh thực hành từ mới và chính tả của từ.
- Giáo viên sử dụng bảng cài với các chữ cái tiếng anh xếp không theo thứ tự.
- Yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa.
- Học sinh có thể thực hiện thi đua giữa các nhóm, cặp hoặc cá nhân.
- Cho các em đọc lại các từ vừa sắp xếp.
Ví dụ: Sắp xếp lại các chữ cái sau thành từ:
shcse →chess
etsak → skate
ylpa → play
kobo → book
4.4/ Chain game
* Mục đích của trò chơi này nhằm luyện trí nhớ cho học sinh. Hoc sinh khi tham gia trò chơi này phải thật sự tập trung qua đó giúp học sinh nhớ từ lâu hơn. Ngoài ra, học sinh có cơ hội nói, phát âm rõ ràng các từ đã học.
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ngồi quay mặt với nhau.
- Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu của giáo viên.
- Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào từ khác.
- Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một từ mới tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm.
Ví dụ: 
Khi dạy mẫu câu: I have......
- Giáo viên: Today, I have Maths.
+ HS 1: Today, I have Maths and Vietnamese.
+ HS 2: Today, I have Maths, Vietnamese and English.
 + HS 3: Today, I have Maths, Vietnamese, English and PE.
 4.5/ What and Where
* Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Thủ thuật này được áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, thường là những từ dài và khó đọc.
- Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng lại.
- Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn.
- Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa.
- Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ.
 (Nếu thực hiện dưới dạng thi đua giữa các đội, giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ có các vị trí giống bảng từ giáo viên vừa xóa lên bảng và phát cho các nhóm có thể thực hiện trên bảng phụ.)
colour
Ví dụ:
eight
friend
4.6/ Group the words
* Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa của từ và hiểu được thuộc tính của từ.
- Giáo viên viết một số từ lên bảng.
- Học sinh làm việc theo nhóm để sắp xếp các từ theo từng chủ điểm mà giáo viên đã yêu cầu.
- Trong khoảng thời gian nhất định, nhóm nào sắp xếp nhanh và đúng nhất sẽ được khuyến khích bằng điểm.
Ví dụ: 
Sắp xếp các từ sau vào cột tương ứng: (Put the words into right column):
 eraser	blue	 white pencil	pink	ruler
School things
colour
eraser
blue
4.7/ Rub out and remember
* Mục đích của trò chơi này cũng giúp cho học sinh nhớ từ vựng lâu hơn, cũng gần giống như “What and Where” tuy nhiên cần áp dụng thay thế cho nhau để tránh sự nhàm chán cho học sinh.
- Sau khi viết một số từ đã học trong bài và nghĩa của chúng lên bảng, giáo viên cho học sinh lặp lại và xóa dần các từ tiếng Việt hay tiếng Anh.
- Chỉ vào nghĩa tiếng Việt yêu cầu học sinh nói lại từ bằng tiếng Anh và ngược lại.
- Cho học sinh viết lại từ tiếng Anh bên cạnh nghĩa tiếng Việt hoặc nghĩa tiếng Việt bên cạnh từ tiếng Anh.
- Giáo viên nên khuyến khích bằng điểm đối với các em viết đúng từ.
Ví dụ:
- friend (n): 
- . (n): cầu lông
- basketball (n): .
- room (n): .
-  (n): thư viện
4.8/ Networks
* Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh ôn lại hệ thống từ vựng.
Ngoài ra còn đặt các từ trong những bài khác nhau vào trong một ngữ cảnh giúp học sinh nhớ từ tốt hơn.
- Giáo viên cho chủ điểm và yêu cầu học sinh viết từ tương ứng với chủ điểm đó.
- Trò chơi này được thực hiện theo nhóm.
- Trong một khoảng thời gian quy định nếu đội nào viết được nhiều từ đúng thì thắng cuộc.
Ví dụ:red
black
 colour
brown
yellow
Purple
orange
4.9/ Ngoài ra, chúng ta còn có thể giúp học sinh nhớ từ thông qua những bài hát do giáo viên tự sáng tác dựa vào nền nhạc của một số bài hát quen thuộc với học sinh tiểu học, hoặc những bài hát do giáo viên sưu tầm được. Điều này còn giúp học sinh phát triển được kĩ năng nghe của mình, cũng như phát âm từ tốt hơn. Bên cạnh đó còn tạo cho giờ học thêm sôi nổi và tạo hứng thú cho học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tu_vung_cho_hoc_s.docx