SKKN Một số biện pháp dạy học dạng toán tính giá trị của biểu thức ở lớp 3 có hiệu quả theo bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

SKKN Một số biện pháp dạy học dạng toán tính giá trị của biểu thức ở lớp 3 có hiệu quả theo bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

Tiểu học là bậc học cung cấp kiến thức cơ bản ban đầu về tự nhiên - xã hội - con người và trang bị các phương pháp, kĩ năng về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn ; bồi dưỡng và phát huy những thói quen, tư tưởng tình cảm, những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ở bậc Tiểu học, môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, nó giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, tư duy lô gíc, bồi dưỡng những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận biết thế giới hiện thực và khách quan. Toán học giúp con người phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, nhanh nhạy và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Trong đó mạch kiến thức tính giá trị của biểu thức là bộ phận gắn kết mật thiết với các mạch kiến thức của toán học trong chương trình tiểu học và các cấp học tiếp theo, góp phần làm phát triển toàn diện năng lực học toán của người học sinh.

docx 14 trang Phúc Hảo 29/03/2024 7229
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học dạng toán tính giá trị của biểu thức ở lớp 3 có hiệu quả theo bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO..
TRƯỜNG TIỂU HỌC .
🙞ooo🙜
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC DẠNG TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC Ở LỚP 3 CÓ HIỆU QUẢ THEO BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Lĩnh vực:  
Họ và tên tác giả: .
Đơn vị: . 
NĂM HỌC: 202.. – 202
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học cung cấp kiến thức cơ bản ban đầu về tự nhiên - xã hội - con người và trang bị các phương pháp, kĩ năng về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn ; bồi dưỡng và phát huy những thói quen, tư tưởng tình cảm, những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ở bậc Tiểu học, môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, nó giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, tư duy lô gíc, bồi dưỡng những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận biết thế giới hiện thực và khách quan. Toán học giúp con người phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, nhanh nhạy và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Trong đó mạch kiến thức tính giá trị của biểu thức là bộ phận gắn kết mật thiết với các mạch kiến thức của toán học trong chương trình tiểu học và các cấp học tiếp theo, góp phần làm phát triển toàn diện năng lực học toán của người học sinh.
Khi dạy về tính giá trị của biểu thức trong toán học chúng ta cần phải dạy như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất? Đây là vấn đề vô cùng cấp thiết và không hề đơn giản chút nào. Bởi giáo viên còn lúng túng khi dạy học sinh tính giá trị của biểu thức, học sinh gặp nhiều khó khăn khi học mạch kiến thức này. Vậy làm thế nào để giáo viên tìm ra biện pháp dạy học tính giá trị của biểu thức có hiệu quả để học sinh có kĩ năng tính toán tốt? Có lẽ đây không chỉ là những trăn trở, suy nghĩ của riêng bản thân tôi mà còn là của nhiều bạn đồng nghiệp khác đang mang trên mình trách nhiệm to lớn của một người Thầy. Vì thế tôi đã đi sâu tìm hiểu "Một số biện pháp dạy học dạng toán tính giá trị của biểu thức ở lớp 3 có hiệu quả theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống" nhằm góp phần nâng cao chất lượng của những tiết học toán có nội dung về dạng tính giá trị biểu thức trong chương trình.
 2. Mục đích nghiên cứu
Tính toán thành thạo các phép tính là tiền đề cơ bản giúp cho con người tích cực tham gia vào mọi hoạt động sống trong xã hội. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về kỹ thuật tính toán từ đơn giản đến phức tạp, biết cộng, trừ, nhân, chia với các dạng bài cơ bản như: biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia; biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia; biểu thức có dấu ngoặc. 
- Giúp cho người giáo viên nắm vững được các kiến thức cơ bản về số học và kĩ thuật tính một cách thành thạo để dạy cho học sinh các kĩ năng tính toán từ đơn giản đến phức tạp; giúp cho giáo viên xây dựng được các phương pháp dạy học thích hợp và cụ thể cho từng dạng bài, từng tiết học để học sinh nắm vững kiến thức hơn. 
 3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu về: 
 - Nội dung dạy học tính giá trị của biểu thức trong chương trình lớp 3.
 - Phương pháp dạy học tính giá trị của biểu thức nói riêng và môn Toán trong chương trình lớp 3 nói chung.
 4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi đã tiến hành nghiên cứu nội dung chương trình Toán tiểu học nói chung và môn Toán lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống nói riêng để xây dựng Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra - khảo sát: Tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế kết hợp để phỏng vấn giáo viên, học sinh nhằm tìm hiểu về tình hình thực trạng dạy – học mạch kiến thức tính giá trị biểu thức ở lớp 3 nói riêng và trong chương trình Toán tiểu học nói chung.
- Phương pháp phân tích, thống kê, xử lí dữ liệu: Trong quá trình thực nghiệm các biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy – học tính giá trị biểu thức ở lớp 3, tôi đã thu thập các dữ liệu liên quan, thống kê, xử lí các dữ liệu đã thu thập được để đối chứng tính hiệu quả của các biện pháp đang thực nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận
Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3, học sinh được học các kiến thức liên quan đến biểu thức, được phát triển dần theo vòng số như sau:
Ở Lớp 1: Học về các số đến 10; các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10; Học về bảng cộng, trừ trong phạm vi 10, tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (trường hợp đơn giản).
Ở lớp 2: Học về các phép cộng, trừ trong phạm vi 100; các số đến 1000; phép cộng, trừ trong phạm vi 1000. Các bảng nhân chia từ 2 đến 5. Tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia song chưa đưa ra quy tắc để tính các biểu thức đó. 
Ở lớp 3: Tiếp tục củng cố các bảng nhân, chia từ 2 đến 5. Bổ sung cộng, trừ các số có 5 chữ số (có nhớ 2 lần). Lập các bảng nhân, chia từ 6 đến 9; nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi 10.000; phép chia hết và phép chia có dư; nhân, chia các số có 5 chữ số với số có 1 chữ số; tìm thành phần chưa biết của các phép tính. Đặc biệt, học sinh được là quen với biểu thức số và giá trị của biểu thức (biểu thức có đến 2 dấu phép tính trở lên và có dấu ngoặc); giải toán có lời văn (có hai dấu phép tính trở lên). Tiếp theo học sinh được làm quen với vòng số lớn hơn: phép cộng, trừ không nhớ (có nhớ liên tiếp 2 lần) trong phạm vi 10 000; phép nhân, chia các số trong phạm vi 10 000; phép cộng, trừ không nhớ (có nhớ) số có 5 chữ số; nhân, chia các số có 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số; phép chia hết, phép chia có dư; tính diện tích của một hình ...
Đối với dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, có 3 dạng bài cơ bản đó là:
 * Dạng bài 1: Biểu thức có 2 dấu phép tính : cộng, trừ hoặc nhân, chia.
 * Dạng bài 2: Biểu thức có 2 dấu phép tính : cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia) ...
 * Dạng bài 3: Biểu thức có dấu ngoặc
Bên cạnh đó, giáo viên có thể mở rộng và cung cấp thêm cho học sinh một số dạng về tính giá trị của biểu thức có nhiều hơn hai dấu phép tính nhưng vừa sức với học sinh, giúp các em vận dụng tốt các dạng bài đã học và nâng cao các kĩ năng tính giá trị của biểu thức như dạng tính nhanh, tính thuận tiện, hợp lí; tính tổng các số hạng cách đều; dấu cộng, trừ đan xen có quy luật; nhóm thành các cặp số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn; biểu thức trong ngoặc có giá trị bằng 0, bằng 1, ...
2. Thực trạng của việc dạy - học dạng toán tính giá trị biểu thức của học sinh
Trong thực tế hiện nay, việc dạy kĩ năng tính giá trị của biểu thức và vận dụng khi giải các bài toán có liên quan là một vấn đề tương đối khó. Qua điều tra, khảo sát quá trình dạy – học kĩ năng tính giá trị của biểu thức của giáo viên và học sinh, tôi nhận thấy:
2.1. Về phía giáo viên
Khi dạy học tính giá trị biểu thức, nhiều giáo viên không nghiên cứu, tìm hiểu kĩ nội dung kiến thức trong tiết dạy trước khi lên lớp. Thông thường các giáo viên chỉ chuẩn bị bài, đồ dùng dạy học thật chu đáo, công phu ở các tiết thao giảng hoặc có người dự giờ còn các tiết học hàng ngày trên lớp lại chưa có sự đầu tư chuẩn bị cần thiết. Mặt khác có giáo viên lại rất nhiệt tình giảng dạy cho học sinh song lại chưa biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và cách tổ chức cho học sinh hoạt động trong từng mảng kiến thức, dẫn đến tiết học rời rạc, không thu hút được sự chú ý của học sinh làm cho các em chán nản, ngại khó, không muốn học.
Khi hướng dẫn luyện tập thực hành, đa số giáo viên còn thờ ơ với việc rèn cho học sinh thói quen đọc và nghiên cứu kĩ đề bài, xác định dạng toán trước khi làm bài, đặc biệt với những biểu thức có nhiều dấu phép tính như (cộng, trừ, nhân, chia) và cả dấu ngoặc đơn. Như vậy, nếu các em không nắm vững được cách làm thì rất dễ nhầm lẫn khi thực hiện phép tính dẫn đến kết quả bài làm bị sai.
2.2. Về phía học sinh
Từ thực tế cho thấy, nhiều học sinh chưa nắm vững các công thức, có em nhớ được công thức nhưng khi vận dụng vào bài làm lại tỏ ra không tự tin vì khả năng tư duy của các em còn hạn chế. Mặt khác do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, sự chú ý của các em không ổn định, các em thường bị thu hút bởi những cái mới lạ, những hình ảnh trực quan thường tập trung được sự chú ý của các em. Trong khi học tính giá trị của biểu thức lại rất trừu tượng, dễ nhầm lẫn nên các em ngại khó và thường mắc sai lầm khi thực hiện tính. 
Bên cạnh đó, năng lực học toán của các em chưa tốt do các em chưa có ý thức tự giác và tích cực trong học tập, còn ham chơi hơn ham học, nắm kiến thức một cách máy móc, nên trong phần tính giá trị của biểu thức phức tạp, các em còn nhầm lẫn khi thực hiện thứ tự các phép tính ; hoặc khi thực hiện phép tính có nhiều dấu, các em lúng túng không biết thực hiện như thế nào dẫn đến không chủ động để làm bài.
Một lỗi chung nữa là phần lớn học sinh chúng ta là không đọc kĩ đề bài, xác định không đúng dạng bài trước khi đặt bút giải bất kì một bài toán khó hay dễ, mà chỉ đọc đề qua loa thậm chí chỉ là nhìn lướt thấy có vài dấu phép tính đã đặt bút làm luôn nên dễ mắc sai lầm.
Lớp 3B do tôi phụ trách có 32 em thì có đến 30 là con em có bố mẹ là nghề nông. Hầu hết hoàn cảnh gia đình nhà các em rất khó khăn. Nhiều em có bố mẹ đi làm ăn xa, các em ở nhà với ông bà nên mức độ chăm lo đến việc học tập cho các em còn nhiều hạn chế. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập nói chung và chất lượng môn toán nói riêng.
Để nắm vững hơn thực trạng của việc tính giá trị biểu thức ở lớp 3, cuối năm học ..............., tôi đã chọn ngẫu nhiên 20 học sinh và cho các em làm bài khảo sát chất lượng tính giá trị biểu thức như sau : 
 Đề bài:
Bài 1: (2 điểm) Tính giá trị của biểu thức sau:
 a. 75 + 28 - 15 b. 136 : 4 3
Bài 2: (2 điểm) Tính giá trị của biểu thức sau:
 a. 5496 : 6 + 17 b. 1315 + 1203 3
Bài 3: (2 điểm) Tính giá trị của biểu thức sau:
 a. 265 - (89 - 24) b. (145 - 123) 5
Bài 3: (2 điểm) Tính giá trị của biểu thức sau:
 a. 968 : 8 - 13 7 b. (107 - 99) + 528 : 4
Bài 4: (2 điểm) Có 245 kg gạo, người ta đã bán đi 91 kg. Số còn lại đóng đều vào 7 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg gạo ? (giải bằng 2 cách)
Kết quả thu được:
Số học sinh
Hoàn thành tốt 
(điểm 9, 10)
Hoàn thành
(điểm từ 5 -> 8)
Chưa hoàn thành 
(điểm dưới 5)
SL
TL
SL
TL
SL
TL
20 học sinh
5 em
25 %
11 em
55 %
4 em
20 %
Qua bài khảo sát, tôi nhận thấy kĩ năng tính toán của học sinh chưa tốt, học sinh thường mắc sai lầm ở các bài tính giá trị biểu thức có cả cộng, trừ, nhân (chia) hoặc biểu thức có dấu ngoặc. 
3. Các biện pháp được sử dụng trong quá trình dạy học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 
 Trước thực trạng trên, để giúp học sinh nắm vững kiến thức về tính giá trị của biểu thức, vận dụng làm bài một cách có kĩ năng, tôi đã nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và mạnh dạn cải tiến biện pháp giảng dạy kĩ năng tính giá trị của biểu thức để vận dụng thực hành ngay trên lớp 3B do tôi chủ nhiệm. Tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
Biện pháp 1. Giáo viên phải tích cực nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững nội dung, chương trình môn Toán lớp 3
Người thầy là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng dạy và học. Do vậy, bản thân tôi đã xây dựng cho mình quỹ thời gian tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Tôi đã tham gia đầy đủ và tích cực các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức ; nghiên cứu kĩ nội dung chương trình các môn học, chú trọng đặc biệt đến môn Toán ở khối lớp do mình phụ trách, đó là:
 - Tìm và đọc các loại sách tham khảo về môn Toán, các đề thi trên mạng, phân loại các dạng toán có liên quan đến tính giá trị biểu thức để dạy cho học sinh. 
 - Tham khảo sự góp ý về cách dạy toán nói chung, cách dạy dạng toán tính giá trị biểu thức nói riêng từ các đồng nghiệp và của Ban giám hiệu nhà trường. Từ đó, tôi tìm tòi, nghiên cứu cách truyền tải kiến thức tốt nhất đến cho học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức từng bài học một cách nhưng đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Từ việc thực hiện tự học và tự bồi dưỡng đã giúp bản thân tôi có kinh nghiệm vững vàng hơn trong dạy học, xây dựng được kế hoạch bài dạy cho từng mảng kiến thức một cách vững chắc. Vì vậy, tôi cũng đạt được một số thành tích trong dạy học như : Có giờ dạy giỏi cấp trường, là giáo viên có khả năng giải toán tốt qua các chuyên đề. Quan trọng hơn, tôi đã nghiên cứu xây dựng được hệ thống lí thuyết, phân được dạng về bài Tính giá trị của biểu thức để áp dụng giảng dạy cho học sinh trong lớp đạt kết quả khả quan.
Biện pháp 2. Xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của 1 tiết dạy tính giá trị của biểu thức để xây dựng kế hoạch bài học cho phù hợp
 Để tiết học thực sự gây nhiều hứng thú và phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, tôi nhận thấy mỗi tiết dạy tính giá trị của biểu thức có nội dung mang tính chất cá thể cao, học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức có liên quan (cộng, trừ, nhân, chia) để học và thực hiện. Vì thế, mỗi tiết dạy tính giá trị của biểu thức có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí tuệ, bồi dưỡng những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người như: óc ghi nhớ, suy luận logic, tính cẩn thận, chắc chắn trong công việc. Vì vậy, tôi đã:
a. Tìm hiểu nội dung tiết học
Trong mỗi tiết dạy tính giá trị của biểu thức gồm có 2 phần: Phần 1 là hình thành kiến thức và phần 2 là vận dụng thực hành để củng cố, mở rộng kiến thức vừa học. Vì vậy trước khi lập kế hoạch bài học tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, tìm hiểu kiến thức có liên quan đến kiến thức đã học, xác định rõ yêu cầu trọng tâm cần đạt của bài (dụng ý của bài dạy là gì và học sinh cần phải hiểu gì sau bài học đó ?).
b. Xác định mục tiêu cần đạt
 Một việc làm vô cùng quan trọng trước khi tiến hành cho một tiết dạy đó là giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, sau bài học đó học sinh sẽ nắm được những kiến thức gì, hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng nào; xác định mức giới hạn của bài để truyền đạt kiến thức sao cho vừa sức đối với học sinh nhưng phát huy được vốn tích cực của các em, mà tránh được sự quá tải, nặng nề trong tiết học. Thực tế, phần nhiều giáo viên khi soạn bài chỉ xem qua loa phần mục tiêu trong sách giáo viên rồi ghi lại một cách hình thức. Vì thế, họ không nắm chắc được mục tiêu của tiết học nên rất lúng túng khi thực hiện bài dạy. Ngược lại, một số giáo viên do quá say mê đi sâu khai thác, truyền thụ kiến thức cho học sinh mỗi lúc một mở rộng thêm, dần dần vô tình đã làm cho học sinh quá tầm suy nghĩ mà trở nên chán nản, không nắm được bài, làm cho tiết học không mang lại kết quả cao. Chính vì lẽ đó mà giáo viên cần phải có khả năng xác định mục tiêu, nội dung và giới hạn kiến thức của tiết học thì mới có thể chủ động, tự tin trong quá trình dạy học.
 c. Chuẩn bị đồ dùng cho mỗi tiết học
 Xác định rõ được chức năng và tác dụng to lớn của đồ dùng học tập trong mỗi tiết học sẽ đem lại hiệu quả như thế nào nên tôi đã nghiên cứu kĩ từng nội dung bài học mà chọn và sử dụng đồ dùng sao cho đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học - thẩm mỹ, tránh sự lạm dụng gây sự nhàm chán trong tiết học cho học sinh. 
 d. Xác định phương pháp dạy học
 Tùy theo từng nội dung bài học, từng mảng kiến thức trong từng hoạt động mà ta xác định phương pháp dạy học sao cho phù hợp để học sinh nắm bắt kiến thức một cách chắc chắn, logic nhưng lớp học vẫn nhẹ nhàng, không căng thẳng. Điều cơ bản là giáo viên phải biết phối hợp nhịp nhàng các phương pháp cho từng hoạt động, thể hiện rõ việc làm của thầy và trò trong việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, sao cho mỗi học sinh đều được hoạt động, được tính toán một cách chủ động, tích cực và tự tin. 
Ví dụ: (Bài 42 trang 116 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) 
Khi dạy bài Ôn tập biểu thức số tôi đã xác định các bước để xây dựng kế hoạch bài học như sau:
* Bước 1: Nghiên cứu kĩ nội dung từng bài toán, xác định mục tiêu cần đạt của từng bài. Cụ thể là:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (Bài 1a,b trang 116 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
 a) 731 - 680 + 19 b) 63 x 2 : 7
 - Học sinh nhớ, vận dụng quy tắc 1 ở câu a: "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải" và quy tắc 2 ở câu b: "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức (Bài 1c,d trang 116 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
 c) 14 x 6 - 29 d) 348 + 84 : 6
 - Học sinh nhớ, vận dụng quy tắc 3 "Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau”.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức (Bài 1 trang 117 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
 a) 182 - (96 - 54) b) 7 x (48 : 6)
- Học sinh nhớ, vận dụng quy tắc 4 "Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
Bài 4: Học sinh cần vận dụng các quy tắc đã học để tìm ra giá trị của từng biểu thức và nối giá trị với biểu thức đó.
Ví dụ 1: (Bài 2 trang 117 Toán 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
* Bước 2: Tôi xác định rõ mục tiêu mà học sinh cần đạt được sau khi học xong bài này là:
 Kiến thức: Học sinh biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
 Kĩ năng: Học sinh vận dụng các quy tắc đã học để thực hiện tốt các bài tập.
* Bước 3: Để chuẩn bị đồ dùng cho tiết học này, tôi xác định bài tập 4 sẽ tổ chức trò chơi cho các em nên tôi chuẩn bị ra bảng phụ nội dung bài tập (3 bảng giống nhau)
Nhóm :..
* Bước 4: Ở bài này, tôi xác định sẽ sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp thuyết trình
 Phương pháp vấn đáp
 Phương pháp thực hành
 Phương pháp tổ chức trò chơi 
Với cách thực hiện từng bước như trên, tôi thấy tiết học diễn ra nhẹ nhàng, học sinh đã nắm rất vững kiến thức, vận dụng tốt vào quá trình làm bài. Bản thân tôi 
Zalo: 0985598499 Word và Powrpoint phí 200k

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_dang_toan_tinh_gia_tri_cua_bie.docx