SKKN Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 bậc Trung học cơ sở

SKKN Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 bậc Trung học cơ sở

Trong những năm gần đây, đề thi môn Ngữ văn đã có sự thay đổi mạnh mẽ với hai phần: đọc hiểu và làm văn. Trong đó, phần đọc hiểu văn bản là điểm mới nhất của đề thi và nó chiếm một tỉ lệ điểm khá lớn (30 % số điểm). Đây là phần mới được đưa vào trong các bài kiểm tra từ 1 - 2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm nhằm đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Hiện nay, việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh thường diễn ra dưới hai hình thức: kiểm tra miệng (yêu cầu học sinh nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở) và kiểm tra viết (viết về một vấn đề thuộc phương diện nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản đã học). Những nhiệm vụ này chưa đánh giá được năng lực đọc hiểu các loại văn bản khác nhau của học sinh. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần đổi mới đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh bằng việc sử dụng những văn bản mới (bao gồm cả văn bản văn học và văn bản thông tin, có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với văn bản đã học trong chương trình, sách giáo khoa), yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ văn bản mới này. Như vậy, thầy cô không thể giúp các em đọc hộ, cảm hộ, hiểu hộ như trước đây nữa mà các em phải tự mình khám phá, tìm hiểu văn bản. Chính vì vậy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi làm bài. Thế nhưng, trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo đều không có các dạng bài này. Các em không biết phải bắt đầu từ đâu, trình bày bài như thế nào, vận dụng những kiến thức gì nhất là đối với học sinh có học lực trung bình, yếu. Còn đối với học sinh khá giỏi, đây là một trong những dạng bài phát huy được khả năng cảm thụ văn học của các em. Các em rất hứng thú khi được tìm hiểu, khám phá nhiều văn bản văn học mới không có trong chương trình và sách giáo khoa. Từ đó các em lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích, nhiều bài học có giá trị nhân văn sâu sắc.

doc 22 trang thuychi01 37106
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong những năm gần đây, đề thi môn Ngữ văn đã có sự thay đổi mạnh mẽ với hai phần: đọc hiểu và làm văn. Trong đó, phần đọc hiểu văn bản là điểm mới nhất của đề thi và nó chiếm một tỉ lệ điểm khá lớn (30 % số điểm). Đây là phần mới được đưa vào trong các bài kiểm tra từ 1 - 2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối nămnhằm đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Hiện nay, việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh thường diễn ra dưới hai hình thức: kiểm tra miệng (yêu cầu học sinh nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở) và kiểm tra viết (viết về một vấn đề thuộc phương diện nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản đã học). Những nhiệm vụ này chưa đánh giá được năng lực đọc hiểu các loại văn bản khác nhau của học sinh. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần đổi mới đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh bằng việc sử dụng những văn bản mới (bao gồm cả văn bản văn học và văn bản thông tin, có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với văn bản đã học trong chương trình, sách giáo khoa), yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ văn bản mới này. Như vậy, thầy cô không thể giúp các em đọc hộ, cảm hộ, hiểu hộ như trước đây nữa mà các em phải tự mình khám phá, tìm hiểu văn bản. Chính vì vậy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi làm bài. Thế nhưng, trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo đều không có các dạng bài này. Các em không biết phải bắt đầu từ đâu, trình bày bài như thế nào, vận dụng những kiến thức gì nhất là đối với học sinh có học lực trung bình, yếu. Còn đối với học sinh khá giỏi, đây là một trong những dạng bài phát huy được khả năng cảm thụ văn học của các em. Các em rất hứng thú khi được tìm hiểu, khám phá nhiều văn bản văn học mới không có trong chương trình và sách giáo khoa. Từ đó các em lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích, nhiều bài học có giá trị nhân văn sâu sắc.
	Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy năng lực cảm thụ, đọc hiểu văn bản của học sinh còn rất hạn chế. Trong các giờ dạy học đọc hiểu văn bản, học sinh thường nghe và ghi chép lại bài giảng của giáo viên chứ chưa tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Càng lên lớp cao hơn, việc đọc hiểu và cảm thụ văn bản lại càng bất cập. Do áp lực thi cử, tình trạng thầy cô đọc hộ, hiểu hộ, cảm thụ hộ học sinh diễn ra khá phổ biến. Chính vì thế, để làm được dạng bài này học sinh phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu các biện pháp để “Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 bậc Trung học cơ sở”, qua đây, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói chung và đặc biệt là nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 Trung học phổ thông.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu đề tài này, tôi muốn đưa ra phương pháp hướng dẫn học sinh làm tốt phần đọc hiểu văn bản để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, đặc biệt là nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 Trung học phổ thông.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu        
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Kĩ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 bậc Trung học cơ sở. 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Khảo sát, phân loại;
	- Xây dựng cơ sở lí thuyết;
	- Phương pháp thực nghiệm;
	- Phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh;
	- Tổng hợp, rút kinh nghiệm.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Do chi phối bởi mục tiêu môn học và điều kiện thực hiện, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Ngữ văn hiện nay tập trung chủ yếu vào hai năng lực đọc và viết. Trong đó, đọc hiểu là một năng lực tiếp nhận văn bản, thông qua hoạt động của con người đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong nhiều loại văn bản khác nhau, nhằm xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống. Đọc hiểu luôn là một nội dung trọng tâm trong chương trình môn Ngữ văn (bậc Tiểu học là môn Tiếng Việt), vì vậy đọc hiểu là một năng lực đặc thù của môn học này. 
	Trong dạy học môn Ngữ văn, năng lực đọc hiểu văn bản văn học rất được coi trọng. Phần lớn bài học trong chương trình và sách giáo khoa hiện nay là bài học về văn bản văn học. Vì thế, để học tốt môn Ngữ văn bắt buộc học sinh phải có năng lực đọc hiểu văn bản. 
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	2.2.1. Về phía giáo viên
	 - Thuận lợi: Là giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, có chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức học hỏi, tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy, được 10 năm trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 9 và ôn thi vào lớp 10 Trung học phổ thông, nên trong quá trình dạy, bản thân nắm bắt được năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh như thế nào, học sinh đã làm được những gì, các em còn gặp khó khăn ở đâu. Vì vậy, tôi đã thấy được sự liên quan của kiểu bài này với các kiểu bài khác.
	 - Khó khăn: Dạng bài đọc hiểu văn bản sẽ là một dạng bài hoàn toàn mới trong các đề kiểm tra, đề thi năm nay. Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề với rất nhiều câu hỏi phong phú và đa dạng nhưng trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 và sách bài tập Ngữ văn 9 không có một bài tập nào ở dạng này. Hơn nữa những văn bản đọc hiểu thường là các văn bản ngoài chương trình và sách giáo khoa. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải tự tìm tòi, nghiên cứu trong rất nhiều tài liệu, sắp xếp theo từng chủ đề, từng dạng theo từng mức độ để cung cấp cho học sinh.
 2.2.2. Về phía học sinh
	- Thuận lợi: Đa số học sinh lớp 9 trường tôi đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Phụ huynh học sinh quan tâm tạo điều kiện mua đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo cho các em học.
	- Khó khăn: Số học sinh thật sự có năng lực đọc hiểu văn bản rất ít; năng lực cảm thụ, năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh hiện nay còn rất hạn chế. Thậm chí các em còn rất lười đọc văn bản, kể cả các văn bản trong sách giáo khoa. Một số em khi đọc còn lơ mơ, không nắm vững được nội dung văn bản. Do không có năng lực đọc hiểu, nên khi phải tiếp cận với một văn bản mới ngoài và sách giáo khoa sẽ mất rất nhiều thời gian để đọc hiểu văn bản, dẫn đến không còn đủ thời gian để làm các phần còn lại. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả làm bài của các em. Những học sinh trung bình và yếu, lười học, lười đọc, ngại suy nghĩ, làm việc rập khuôn, khi giao bài tập về nhà thường không tự mình đọc văn bản, suy nghĩ để làm bài mà các em thường tìm kiếm câu trả lời trên mạng, hoặc chép bài của bạn. Chính vì vậy, kĩ năng làm bài của các em rất hạn chế, nhiều em chưa nắm vững kiến thức nên khó vận dụng để làm bài tập, đặc biệt đây lại là một dạng bài tập khó, đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng, phân tích tổng hợp, tư duy
 2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
	Từ các nguyên nhân, thực trạng trên, tôi đã cố gắng tìm hiểu cấu trúc, phạm vi, yêu cầu của dạng bài này để giúp các em nắm được. Sau đó, củng cố lại những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc hiểu văn bản. Hướng dẫn các em các bước khi làm dạng bài này. Tìm tòi các bài tập, sắp xếp bài tập theo các mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao), quy về các dạng bài cụ thể, mỗi mức độ, mỗi dạng bài cụ thể hướng dẫn học sinh cách làm có ví dụ minh họa. Sau mỗi dạng, tôi đưa ra bài tập củng cố để học sinh tự rèn luyện.
2.3.1. Khảo sát, phân loại đối tượng
Trước khi áp dụng đề tài, tôi đã khảo sát học sinh với đề bài như sau:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ ... mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?”
 	 (Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ?
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và phân tích giá trị của hai biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ: “Bao giờ cho đến mùa thu / Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm / Bao giờ cho đến tháng năm / Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao”.	Câu 4 (1.0 điểm). Em nhận xét thế nào về quan niệm của Nguyễn Duy: “Mẹ ru cái lẽ ở đời / Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn” ?
Kết quả thu được:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
25
2
8,0
5
20,0
12
48,0
5
20,0
1
4,0
9B
27
1
3,7
5
18,5
13
48,1
6
22,3
2
7,4
	2.3.2. Rèn kỹ năng phân tích cấu trúc, phạm vi, yêu cầu của đề
	* Cấu trúc của phần đọc hiểu 
	Cấu trúc của dạng bài đọc hiểu gồm hai phần: 
	- Phần 1: Ngữ liệu mở trong hoặc ngoài chương trình và sách giáo khoa (đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn, mẩu truyện). Nhưng xu hướng sẽ là một văn bản mới hoàn toàn, không có trong chương trình và sách giáo khoa. 
	- Phần 2: Thực hiện trả lời yêu cầu 4 câu hỏi dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng hiện hành, mức độ từ dễ đến khó. 
* Phạm vi của phần đọc hiểu
	- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
	+ Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
	+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình). 
	- Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
* Yêu cầu cơ bản của phần đọc hiểu
	- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,
	- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
	- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản.
	- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
	- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
2.3.3. Chuẩn bị những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc hiểu văn bản
	Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề. Vì vậy, để hình thành năng lực đọc hiểu các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
	- Kiến thức về các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm, nói tránh, điệp từ, điệp ngữ, phép đối, ).
	- Kiến thức về các phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận và hành chính công vụ).
	- Kiến thức về thể thơ (ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát, tự do...)
	Khi củng cố cho học sinh những kiến thức đó, giáo viên phải làm sao cho học sinh ghi nhớ một cách bản chất, tránh việc ghi nhớ kiến thức lí thuyết quá nhiều mà không hiểu được bản chất.
2.3.4. Phân tích, nhận định các dạng câu hỏi phần đọc hiểu
	Các dạng câu hỏi chủ yếu sử dụng trong đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh thường có hai dạng:
	Dạng 1: Câu hỏi trắc nghiệm. Thường sử dụng 4 dạng cơ bản sau:
	- Câu hỏi nhiều lựa chọn dạng đơn giản
	- Câu hỏi Có - Không; Đúng - Sai dạng phức hợp
	- Câu hỏi điền khuyết
	- Câu hỏi ghép đôi
	Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
	 “Quê hương tôi có con sông xanh biếc
	Nước gương trong soi tóc những hàng tre
	Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
	Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.”
	 (Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Tự sự
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tám chữ. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét sau: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từvàđể thể hiện sâu sắc nỗi nhớ, tình yêu đối với quê hương.
Câu 4. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp
A
B
a. xanh biếc
1. danh từ
b. quê hương
2. động từ
c. soi tóc
3. tính từ
	Dạng 2: Câu hỏi trả lời ngắn
	- Là dạng câu hỏi học sinh phải viết câu trả lời dựa trên yêu cầu của câu hỏi một cách ngắn gọn, chính xác. Nội dung các câu hỏi độc lập, câu trên không gợi ý cho câu dưới. Dạng câu hỏi này thường được sử dụng chủ yếu trong các đề thi và kiểm tra.
	- Có hai dạng câu hỏi trả lời ngắn:
	+ Câu hỏi đóng: là câu hỏi được giới hạn rõ/ có một đáp án, thể hiện cách hiểu chính xác về văn bản.
	+ Câu hỏi mở: là câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời khác nhau, thể hiện quan điểm suy nghĩ riêng của học sinh. Câu hỏi có nội dung trả lời mở thường được đặt ở vị trí cuối cùng trong hệ thống câu hỏi của phần đánh giá năng lực đọc hiểu.
	Trong đề kiểm tra, đề thi: Câu 1,2,3 là dạng câu hỏi đóng (học sinh trả lời dựa trên ngữ liệu đã cho). Câu 4 là dạng câu hỏi mở, học sinh liên hệ thực tế để trả lời vấn đề liên quan đến ngữ liệu đã cho (Phần trả lời ngắn yêu cầu học sinh viết từ 7-10 câu).
	- Câu hỏi nhận biết thường đưa ra yêu cầu thí sinh chỉ ra các phương thức biểu đạt, các thể thơ, các biện pháp tu từ trong văn bản.
	- Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu thí sinh xác định nội dung chính của văn bản hay một câu, một đoạn trong văn bản.
	- Câu hỏi vận dụng thấp thường yêu cầu nêu tác dụng của các phép tu từ hay việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ  trong văn bản.
	- Câu hỏi vận dụng cao thường là dạng câu hỏi bày tỏ quan điểm thái độ hoặc liên hệ thực tế đời sống (liên hệ hiện tượng nào và đưa ra giải pháp).
	Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
	“Sau tất cả mọi vui buồn chết sống
	Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người
	Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống
	Đang trồng gieo trên khắp nước non ta
	Cây của rừng sâu, đồng rộng, vườn nhà
	Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc
	Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp
	Người ở giữa cây, cây ở bên người.
	Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời
	Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.”
	 (Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương. Nguồn: thivien,net)
	Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
	Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ.
	Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
	Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả không? Vì sao?
	“Người ở giữa cây, cây ở bên người.”
2.3.5. Thực hiện các bước làm phần đọc hiểu
	- Bước 1: Đọc lướt văn bản và hệ thống câu hỏi cuối mỗi văn bản.
	- Bước 2: Đọc kỹ văn bản, gạch chân những từ ngữ, câu văn, những thông tin quan trọng liên quan tới những câu hỏi ở cuối văn bản.
	- Bước 3: Huy động các kiến thức, kết hợp với những nội dung thông tin trong văn bản dự kiến trả lời các câu hỏi.
	- Bước 4: Trong mỗi câu hỏi cần xác định rõ và tự trả lời nhanh những câu hỏi sau: Mục đích của câu hỏi là gì? Nội dung câu hỏi đề cập tới những kiến thức cơ bản nào? Cần trả lời như thế nào cho phù hợp?
	- Bước 5: Bám sát vào nội dung, yêu cầu câu hỏi để trả lời ngắn gọn, trúng, đúng và đủ ý, tránh cách viết chung chung, không rõ ý. Kiểm tra lại câu trả lời và sửa chữa (nếu cần).
	2.3.6. Xác định các dạng bài phần đọc hiểu 
	2.3.6.1. Mức độ nhận biết: Thường có các dạng sau:
	Dạng 1: Yêu cầu nhận diện các phương thức biểu đạt
	Nhận diện phương thức biểu đạt là một nội dung quen thuộc, thường gặp trong các đề thi đọc hiểu. Khi làm dạng bài này học sinh thường xác định chưa chính xác các phương thức biểu đạt hoặc không biết phương thức nào là chính phương thức nào là phụ. Vì không phải mỗi văn bản chỉ có một phương thức biểu đạt duy nhất, mà thường kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức là chủ đạo. 
	Để xác định chính xác phương thức biểu đạt, các em phải nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm và một số dấu hiệu để nhận biết các phương thức biểu đạt. 
* Tự sự:
	- Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
	- Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ ( khi muốn kể sự việc)
	- Ví dụ: “Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
	 (Tấm Cám)
	Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian kể về sự việc hai chị em Tấm đi bắt tép. Đoạn văn có nhân vật: dì ghẻ, Tấm, Cám; có câu chuyện đi bắt tép của hai chị em; có diễn biến hành động của các nhân vật dì ghẻ, Tấm & Cám; có các câu trần thuật. Vậy phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là tự sự.
* Miêu tả:
- Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
	- Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả: Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắccủa người và sự vật (tả người, tả cảnh, tả tình,)
	- Ví dụ: “Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.”
	 (Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
	Đoạn văn trên tả cảnh dòng sông trong một đêm trăng sáng. Vậy phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là miêu tả.
* Biểu cảm:
	- Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
	- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm: có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. 
	- Ví dụ:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
 (Ca dao)
	Câu ca dao trên miêu tả cảm xúc nhớ nhung của một người đang yêu. Vậy phương thức biểu đạt của câu ca dao là biểu cảm.
* Thuyết minh:
	- Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
	- Dấu hiệu nhận biết phương thức thuyết minh: có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng, người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó. 
	- Ví dụ: “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải”
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
	Đoạn trích thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông, nhằm mục đích làm cho người đọc hiểu rõ về tác hại của nó. Vậy phương thức biểu đạt của đoạn văn là thuyết minh.
* Nghị luận:
	- Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
	- Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận: Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết. Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.
	- Ví dụ: “... Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không thể sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_lam_bai_phan_doc_hieu_van_ban_cho_hoc_sinh.doc