SKKN Sử dụng kiến thức phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân để giải các dạng bài tập khó về thể dị bội trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9

SKKN Sử dụng kiến thức phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân để giải các dạng bài tập khó về thể dị bội trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9

Mục đích của quá trình dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh lý thuyết, mà còn phải hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào vấn đề giải bài tập và giải quyết một số vấn đề thực tế có liên quan, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Theo quan điểm dạy học: học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn đó là phương châm giảng dạy ở mọi cấp học nói chung và ở bậc THCS nói riêng.

Một lí do khách quan hiện nay là học sinh không có hứng thú với môn sinh nên việc nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu rõ công thức và giải đựơc bài tập là một việc rất khó khăn.Từ thực tế giảng dạy đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh tôi thấy học sinh thường gặp khó khăn khi gặp những câu hỏi hoặc những bài tập liên quan đến phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể đặc biệt thể dị bội, lí do là: Kiến thức sinh học rất trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có đặc trưng riêng, không có sự liên quan về kĩ năng, phương pháp, bài tập dị bội thể liên ở chương trình THCS liên quan nhiều đến kiến thức giảm phân làm cơ sở là kiến thức khó đối với học sinh .Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa phổ thông không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập.

 Qua tìm hiểu kiến thức trong các tài liệu tham khảo thì tôi chỉ thấy có các tài liệu của chương trình THPT có đề cập tới nhưng lại cô đọng, các câu chủ yếu dạng thi trắc nghiệm cho ôn thi đại học không phù hợp với khả năng tư duy của học sinh THCS. Còn các tài liệu trên mạng Internet thì còn viết chung chung, nội dung chưa hệ thống, nhiều kiến thức còn sai, đặc biệt chưa có nội dung chỉ đề cập riêng cho phần đột biến dị bội thể để ôn thi học sinh giỏi hoặc học sinh thi chuyên. Xuất phát từ những lí do trên qua nhiều năm được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cho Huyện nhà tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: ‘SỬ DỤNG KIẾN THỨC PHÂN LI CỦA NHIỄM SẮC THỂ TRONG GIẢM PHÂN ĐỂ GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP KHÓ VỀ THỂ DỊ BỘI TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9’. Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu để ôn thi học sinh giỏi hoặc học sinh thi chuyên Sinh học. Một vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay.

 

docx 17 trang thuychi01 9491
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kiến thức phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân để giải các dạng bài tập khó về thể dị bội trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỤC LỤC
Phần mục
Trang
1 – Lời mở đầu
1.1 - Lí do chọn đề tài
1.2 - Mục đích nghiên cứu
1.3 - Đối tượng nghiên cứu
1.4 - Phương pháp nghiên cứu 
2
2
2
3
3
2 - Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 - Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 - Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 - Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4 - Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
3
3
5
5
14
3. Kết luận, kiến nghị 
3.1. Kết luận: 
3.2. Kiến nghị. 
15
15
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
17
1 – Lời mở đầu
1.1 – Lí do chọn đề tài
Mục đích của quá trình dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh lý thuyết, mà còn phải hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào vấn đề giải bài tập và giải quyết một số vấn đề thực tế có liên quan, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Theo quan điểm dạy học: học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn đó là phương châm giảng dạy ở mọi cấp học nói chung và ở bậc THCS nói riêng. 
Một lí do khách quan hiện nay là học sinh không có hứng thú với môn sinh nên việc nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu rõ công thức và giải đựơc bài tập là một việc rất khó khăn.Từ thực tế giảng dạy đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh tôi thấy học sinh thường gặp khó khăn khi gặp những câu hỏi hoặc những bài tập liên quan đến phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể đặc biệt thể dị bội, lí do là: Kiến thức sinh học rất trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có đặc trưng riêng, không có sự liên quan về kĩ năng, phương pháp, bài tập dị bội thể liên ở chương trình THCS liên quan nhiều đến kiến thức giảm phân làm cơ sở là kiến thức khó đối với học sinh.Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa phổ thông không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập. 
 Qua tìm hiểu kiến thức trong các tài liệu tham khảo thì tôi chỉ thấy có các tài liệu của chương trình THPT có đề cập tới nhưng lại cô đọng, các câu chủ yếu dạng thi trắc nghiệm cho ôn thi đại học không phù hợp với khả năng tư duy của học sinh THCS. Còn các tài liệu trên mạng Internet thì còn viết chung chung, nội dung chưa hệ thống, nhiều kiến thức còn sai, đặc biệt chưa có nội dung chỉ đề cập riêng cho phần đột biến dị bội thể để ôn thi học sinh giỏi hoặc học sinh thi chuyên. Xuất phát từ những lí do trên qua nhiều năm được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cho Huyện nhà tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: ‘SỬ DỤNG KIẾN THỨC PHÂN LI CỦA NHIỄM SẮC THỂ TRONG GIẢM PHÂN ĐỂ GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP KHÓ VỀ THỂ DỊ BỘI TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9’. Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu để ôn thi học sinh giỏi hoặc học sinh thi chuyên Sinh học. Một vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay.
 1.2 - Mục đích nghiên cứu
- Trao đổi với đồng nghiệp một số dạng bài tập nâng cao phần dị bội trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9. Giúp giáo viên có cái nhìn mới trong việc giải quyết các bài tập nâng cao phần dị bội hình thành trong giảm phân.
- Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, biết khai thác quá trình phân li của các cặp nhiễm sắc thể trên sơ đồ. Từ đó nêu ra các khả năng có thể xảy ra. Từ đó nâng cao hiệu quả trong học tập.
1.3 - Đối tượng nghiên cứu
 Là toàn bộ lớp đội tuyển môn Sinh học năm 2015 - 2016 do bản thân phụ trách được tuyển chọn từ các trường THCS khác trong Huyện với sỉ số 35 em. Phần lớn các em đều có lực học khá tốt, đặc biệt là kiến thức sâu sắc về môn Sinh học đã được các thầy cô trường sở tại cung cấp làm nền tảng để nâng cao.
- Trong giới hạn của 1 sáng kiến nên tôi chỉ đề cập sâu tới những bài tập dị bội thể hình thành do rối loạn nhiễm sắc thể trong giảm phân.
1.4 - Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thu nhập thông tin : Để hoàn thành tốt đề tài tôi đã sử dụng kết việc nghiên cứu nhiều tài liệu đã xuất bản dành cho ôn thi học sinh giỏi lớp 9 và thi Chuyên vào lớp 10: Phương pháp giải bài tập di truyền , Bài tập di truyền, Ôn tập và luyện thi vào lớp 10 chuyên môn Sinh học, Bộ đề truyển sinh vào Đại học, cao đẳng 2001 – 2002.. Cùng với đó là nghiên cứu hướng ra đề học sinh giỏi và thi lớp 10 chuyên của các tỉnh trên các trang mạng: Trang mạng Đề thi sinh học – Violet. Tài nguyên dạy học, ...
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu lí luận dạy học môn Sinh học, tài liệu về tâm lí học, lôgic học có liên quan đến đề tài để làm cơ sở định hướng cho quá trình nghiên cứu. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Thu thập thông tin từ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học 9 ở các trường trong cùng huyện hoặc ngoài huyện và từ những học sinh trực tiếp tham gia bồi dưỡng, học sinh không tham gia đội tuyển học sinh giỏi do bản thân trực tiếp phụ trách.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm đề tài làm đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng để đánh giá tính hiệu quả đối với việc vận dụng kiến thức phần diễn biến nhiễm sắc thể trong giảm phân. Từ đó sửa đổi bổ sung và hoàn thiện những thiếu sót của đề tài.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. So sánh kết quả đạt được trước và sau áp dụng đề tài.
2. Nội dụng của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. 
 Trong chương trình sinh học 9 chủ yếu nghiên cứu thể dị bội liên quan đến 1 cặp nhiễm sắc thể gồm chủ yếu các dạng: 2n + 1( tam nhiễm), 2n – 1( đơn nhiễm), 2n-2 ( không nhiễm)  Các dạng thể dị bội được hình thành trên được hình thành chủ yếu trong quá trình giảm phân do 1 cặp nhiễm sắc thể không phân li: 
- Đặc điểm của phân bào giảm nhiễm: Là hình thức phân chia tế bào mà trong đó từ 1 tế bào mẹ chia thành 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa
* Cơ chế giảm phân bình thường: Gồm 2 lần phân chia liên tiếp.
1 tế bào mẹ 2n (đơn) 1 tế bào mẹ 2n (kép) 2 tế bào con n (kép) 4 tế bào con n (đơn)
A
a a2
 Giả sử xét 1 cặp NST trong tế bào :
a
a a2
aa
a a2
AA
a a2
AAaa
a a2
Aa
a a2
 Nhân đôi Giảm phân I GPII 2 TB 
 2 TB 
- Lưu ý về số lượng: Mỗi tinh bào bậc I cho 4 tinh trùng nhưng chỉ cho 2 loại tinh trùng, còn mỗi noãn bào bậc I cho 1 trứng và chỉ có 1 loại. 
* Trong trường hợp giảm phân có 1 cặp nhiễm sắc thể không phân li: Giả sử cặp nhiễm sắc thể này kí hiệu là Aa ta có các trường hợp:
AAaa
a a2
Aa
a a2
 - Ở các tế bào có cặp NST (mang cặp gen Aa) không phân ly trong giảm phân 1→ tạo ra các loại giao tử dị bội: Aa (n+1), 0 (n-1).
o
a a2
o
a a2
AAaa
a a2
Aa
a a2
 Nhân đôi GPI rối loạn GPII 2 TB 
 2 TB 
A
a a2
AA
a a2
- Ở các tế bào có cặp NST (Aa) không phân ly trong giảm phân 2 → tạo ra các loại giao tử AA (n+1), aa (n+1), A (n), a (n), 0(n-1).
A
a a2
AAaa
a a2
Aa
a a2
 Nhân đôi GPI GPII phân li 
aa
a a2
aa
a a2
 GPII rối loạn 
o
a a2
 Hoặc: 
AA
a a2
AA
a a2
o
a a2
AAaa
a a2
Aa
a a2
 Nhân đôi GPI GPII rối loạn 
a
a a2
aa
a a2
 GPII phân li 
a
a a2
- Ở các tế bào có cặp NST (Aa) không phân ly trong giảm phân 1 và 2 → tạo ra 
các loại giao tử AAaa (n+3), 0(n-1).
AAaa
a a2
AAaa
a a2
AAaa
a a2
Aa
a a2
 Nhân đôi GPI rối loạn GPII rối loạn 
o
a a2
o
a a2
o
a a2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Từ thực tiễn dạy học, đặc biệt là từ khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho Huyện tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh tôi nhận thấy đây là phần học khó và phức tạp đối với học sinh mới bước vào đầu lớp 9. Nhưng là phần học rất quan trong đối với tất cả học sinh vì trong các đề thi học sinh giỏi phần học này thường chiếm vai trò quan trọng. Qua nhiều năm công tác tại trường THCS và ôn thi học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy học sinh thường có tâm lí e ngại các bài toán liên quan đến dạng dị bội, không chỉ khó và phức tạp mà còn dễ nhầm lẫn. Một lí do khách quan hiện nay là học sinh không có hứng thú với môn sinh nên việc nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu rõ công thức và giải đựơc bài tập là một việc rất khó khăn. Mặc dù trong những năm gần đây có rất nhiều thầy cô đã viết nhiều sáng kiến kinh nghiệm đề ra phương pháp giải liên quan đến dạng dị bội nói chung, nhưng nó chỉ dừng lại ở những bài tập đơn giản. Dựa trên khảo sát thực tế ở lớp tôi trực tiếp phụ trách đội tuyển ở năm học 2015 – 2016 trước khi bắt đầu công tác bồi dưỡng đội tuyển tỉnh khi chưa áp dụng đề tài này, mặc dù các em đã được học kiến thức của thầy cô trường sở tại nhưng kết quả còn thấp:
Số lượng hs lớp bồi dưỡng
Điểm 0 – dưới 5.0
Điểm 5.0 – dưới 10
Điểm 10 – dưới 15
Điểm 15. – dưới 18
Điểm 18 – 20
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
35
0
0
16
45.7
14
40
5
14.3
0
0
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Đối với giáo viên: Phải biết cách hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết đã học và từng bài toán cụ thể. Muốn vậy khi dạy giáo viên cần nhấn mạnh phần lý thuyết nào là quan trọng đặc biệt cách hướng dẫn học sinh vẽ trên sơ đồ các trường hợp có thể có về hình thành thể dị bội và các lưu ý cần nhớ để khi làm bài biết cách nhận dạng .
* Đối với học sinh: Từ những kiến thức của bài lí thuyết và những lưu ý các dạng khi làm bài mà giáo viên đã cung cấp thì khi gặp phải từng bài cụ thể học sinh cần phải vận dụng 1 cách sáng tạo để giải tốt các yêu cầu của bài tập. Ngoài thời gian được học trên lớp thì học sinh cần tăng cường rèn luyện thêm bài tập ở nhà, tập vẽ sự rối loạn NST trong từng trường hợp.
 Trong quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh ở cấp THCS tôi thường gặp và chia ra một số dạng như sau:
 2.3.1. Dạng chỉ xét đến 1 cặp nhiễm sắc thể trong tế bào
 2.3.1.1 - Liên quan đến cặp NST giới tính.
 Cách giải: Xem xét kí hiệu của cặp NST giới tính của từng giới, và kiểu dị bội của con để đưa ra các trường hợp có thể có vì cặp NST giới tính khác nhau ở 2 giới.
 Ví dụ 1 (chuyên Lê Hồng Phong 2014 - 2015). Một cặp bố mẹ bình thường đã sinh một con gái mắc bệnh Tớcnơ. Giải thích và viết sơ đồ cơ chế phát sinh trường hợp trên?
 Hướng dẫn
- Giải thích: 
+ một trong hai cơ thể bố mẹ giảm phân bình thường đã sinh giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính X, cơ thể kia giảm phân không bình thường sinh giao tử không mang nhiễm sắc thể giới tính. 
+ Trong quá trình thụ tinh sự kết hợp hai giao tử này đã tạo hợp tử OX phát triển thành cơ thể mắc bệnh Tớcnơ
- Sơ đồ: + Sơ đồ 1
 P : Mẹ bình thường XX x Bố bình thường XY
 GP X(n) O(n-1)	
 F OX Con bị bệnh 
+ Sơ đồ 2
 P : Mẹ bình thường XX x Bố bình thường XY
 GP O(n-1) X(n)
 F OX Con bị bệnh 
Ví dụ 2 (HSG TP Thanh Hóa 2013 – 2014): Một loài động vật đơn tính, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX; ở giới đực là XY. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một cá thể (A) thuộc loài này đã có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến về nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra: 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử XO; 25% số giao tử bình thường của cá thể (A) thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 48 hợp tử XX và 48 hợp tử XY. 
	a. Quá trình rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) xảy ra ở giảm phân I hay giảm phân II? 
	b. Tính tỉ lệ % giao tử đột biến tạo ra trong quá trình giảm phân của cá thể (A).
Hướng dẫn
 a/-Từ hợp tử XYY đã có giao tử đột biến YY thụ tinh với giao tử bình thường Xcá thể sinh ra các giao tử đột biến có cặp nhiễm sắc thể (NST) XY.
- Hợp tử XXX do thụ tinh của giao tử đột biến XX với giao tử bình thường X. Hợp tử XO do thụ tinh của giao tử đột biến O với giao tử bình thường Xcá thể này đã sinh ra các loại giao tử đột biến là XX, YY, và O là do NST giới tính không phân li ở lần phân bào II của giảm phân. 
b/- Số giao tử đột biến sinh ra: 4 + 4 + 8 = 16. 
- Số giao tử bình thường sinh ra: (48+48): 25% = 384.
- Tỉ lệ % giao tử đột biến là: 16: (16+384).100% = 4%.
 2.3.1.2 - Liên quan đến cặp NST thường.
 Cách giải: Vì cặp NST thường giống nhau ở 2 giới. Nhưng khi xem xét kí hiệu các loại giao tử sinh ra và kiểu dị bội của con để đưa ra các trường hợp có thể có để xác định rối loạn trong giảm phân I hoặc giảm phân II.
 Ví dụ 3( Chuyên lam sơn 2010 - 2011). Người ta đã sử dụng tác nhân gây đột biến, tác động vào giai đoạn giảm phân của các tế bào sinh hạt phấn ở cây cà chua lưỡng bội. Kết quả có một cặp nhiễm sắc thể (mang cặp gen Aa) phân li không bình thường. Cây cà chua có kiểu gen Aa trong thí nghiệm trên có thể phát sinh cho những loại giao tử nào ? Biết hiệu quả của việc xử lí gây đột biến không đạt 100%. 
Hướng dẫn
 Do hiệu quả xử lí đột biến không đạt 100% nên ta có:
- Ở các tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa phân li bình thường ® các loại giao tử: A và a 
- Ở các tế bào có cặp NST (mang cặp gen Aa) không phân ly trong giảm phân 1→ tạo ra các loại giao tử dị bội: Aa (n+1), 0 (n-1).
- Ở các tế bào có cặp NST (Aa) không phân ly trong giảm phân 2 → tạo ra các loại giao tử AA (n+1), aa (n+1), A (n), a (n), 0(n-1).
- Ở các tế bào có cặp NST (Aa) không phân ly trong giảm phân 1 và 2 → tạo ra các loại giao tử AAaa (n+3), 0(n-1).
Ví dụ 4(HSG Thanh Hóa 2014 – 2015): 	Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
	a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
	b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu?
	c) Nếu giảm phân I phân li bình thường, giảm phân II phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn
Tổng số Nu của Gen A = Gen a = x 2 = 2400 nuclêôtit 
- Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120
 2A + 2G = 2400. 
- Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720. 
- Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240
 2A + 2G = 2400. 
- Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840 
b) Cặp Aa giảm phân không bình thường ở giảm phân I cho 2 loại giao tử: Aa và 0. 
- Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit
 G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit
- Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit
c) - Cặp Aa giảm phân I bình thường, giảm phân II không bình thường cho ra 3 loại giao tử: AA; aa; 0
- Gt: AA có: A =T = 480 x 2 = 960 Nucleotit; G = X = 720 x 2 = 1440 Nu
- Giao tử aa có: A = T = 360 x 2= 720 Nu; G = X = 840 x 2 = 1680 Nu
- Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 Nu
2.3.1.3 – Liên quan đến số lượng giao tử đực và cái ở động vật.
 Cách giải: Với cách phân tích như 2 dạng trên kết hợp với bản chất phát sinh giao tử động vật về số lượng: Mỗi tinh bào bậc I cho 4 tinh trùng nhưng chỉ cho 2 loại tinh trùng, còn mỗi noãn bào bậc I cho 1 trứng và chỉ có 1 loại. 
Ví dụ 5(chuyên Lê Hồng Phong 2014 - 2015). Ở 1 loài động vật, giả sử xét 100 tế bào sinh trứng và 100 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen Aa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, có 10 tế bào sinh tinh xảy ra sự không phân li nhiễm sắc thể trong giảm phân II ở các tế bào có chứa gen A, các tế bào khác giảm phân bình thường. 
a. Có bao nhiêu giao tử đực bình thường được hình thành?
 b. Trong số các giao tử đực, tỉ lệ giao tử đực bình thường chứa gen A là bao nhiêu?
 c. Có bao nhiêu giao tử đực không chứa gen A?
 d. Giả sử có 10 hợp tử được hình thành, tính hiệu suất thụ tinh của trứng? 
Hướng dẫn
a - 90 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo ra 90 x 4 = 360 giao tử đực
- 10 tế bào sinh tinh xảy ra sự không phân li NST trong giảm phân II ở các tế bào chứa gen A tạo ra 20 giao tử đực bình thường, 10 giao tử đực chứa gen A và 10 giao tử đực không chứa gen A và a
- Vậy số giao tử đực bình thường được hình thành là: 360 + 20 = 380 giao tử
b - Trong số các giao tử đực, tỉ lệ giao tử đực bình thường chứa gen A là: 
 (90 x 2 )/ 400 = 45% 
c - Số giao tử đực không chứa gen A là: 90 x 2 + 10 + 20 = 210 giao tử
d - 100 tế bào sinh trứng tạo ra 100 trứngHiệu suất thụ tinh của trứng:
 (10: 100) x 100% = 10%
Ví dụ 6(chuyên Vĩnh Phúc 2011 – 2012): Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân, trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào 2 ở tế bào chứa gen a, giảm phân 1 bình thường, các tế bào khác đều giảm phân bình thường. Hãy xác định:
	a. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bào nhiêu?
	b. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu?
Hướng dẫn 
- 95 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho :
 190 tinh trùng bình thường mang gen A 
 190 tinh trùng bình thường mang gen a.
- 5 tế bào sinh tinh giảm phân rối loạn phân bào 2 ở tế bào chứa gen a cho: 
 + 10 tinh trùng bình thường mang gen A
 + 5 tinh trùng không bình thường mang gen a
 + 5 tinh trùng không bình thường không mang gen A và a.
- Tỉ lệ giao tử bình thường chứa gen A: (190 + 10)/400 = 1/2.
- Tỉ lệ giao tử không bình thường mang gen a: 5/400= 1/80. 
 2.3.2. Dạng xét đến nhiều cặp nhiễm sắc thể trong tế bào nhưng chỉ có 1 cặp không phân li:
Cách giải: + Nếu xét 1 cặp NST hoặc 1 cặp gen dị hợp bị rối loạn phân li trong GP và trong mối quan hệ với 1 hoặc 1 số cặp NST hay cặp gen khác, thì cần xét riêng loại giao tử của cặp bị rối loạn rồi tổ hợp chung với các cặp còn lại. 
Ví dụ 7( Chuyên Hạ Long 2013 -2014). Cơ thể có kiểu nhiễm sắc thể AaXY, ở một số tế bào, có hiện tượng không phân li của cặp NST XY tại giai đoạn giảm phân II. Theo lí thuyết, hãy viết các loại giao tử có thể được tạo ra.
Hướng dẫn
+ Vì hiện tượng không phân li xảy ra ở 1 số tế bào, nên các tế bào phân li bình thường tạo giao tử: AX(n), aX(n), AY(n), aY(n).
+ Kết thúc giảm phân I các tế bào con là: AAXX(n kép), aaYY(n kép), AAYY(n kép), aaXX(n kép). Nên các giao tử là: AXX(n+1), aXX(n+1), AYY(n+1), aYY(n+1), AO(n-1), aO(n-1).
→ Các giao tử có thể có: AX(n), aX(n), AY(n), aY(n)AXX(n+1), aXX(n+1), AYY(n+1), aYY(n+1), AO(n-1), aO(n-1).
Ví dụ 8 (Chuyên Lê Hồng Phong 2012 -2013): Trong một tế bào sinh tinh, xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Viết kí hiệu các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên.
Hướng dẫn
 - Vì cặp NST Bb không phân li trong giảm phân I nên có 2 tinh bào bậc 2 chứa cặp NST Bb là BBbb, o. Cặp NST Aa giảm phân I bình thường tinh bào bậc 2 chứa cặp NST Aa là AA, aa → Tinh bào bậc 2 là: AABBbb, aa hoặc AA, aaBBbb
- Vậy các loại giao tử là: ABb(n+1), ao(n-1) hoặc aBb(n+1), Ao(n-1).
Ví dụ 9 (HSG Hải Dương 2013 - 2014): Ở người, xét ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau kí hiệu là AaBbDd. Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo giao tử, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường thì tạo ra những loại giao tử nào? Biết trong quá trình giảm phân không xảy ra hiện tượng hoán vị gen, các cặp nhiễm sắc thể (Aa và Dd) giảm phân bình thường.
Hướng dẫn
 Các giao tử được tạo ra là: 2 loại trong số 8 loại ( Vì chỉ có 1 tinh bào)
AbbD(n+1) và ad(n-1) hoặc ABbd(n+1) và aD(n-1) hoặc aBbD(n+1) và Ad(n-1) hoặc aBbd(n+1) và AD(n-1) .
Ví dụ 10 (HSG Nam Định 2013 – 2014). Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD x ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên?
Hướng dẫn
- Trường hợp bình thường:
AA x aa 1 Kiểu gen (Aa)
BB x Bb 2 Kiểu gen (BB,Bb)
DD x dd 1 Kiểu gen (Dd)
Số kiểu gen tạo ra do giảm phân bình thường 1.2.1 = 2
- Trường hợp đột biến cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I:
AA x aa 1 Kiểu gen (Aa)
BB x b B. (Bb: 0) 2 Kiểu gen (BBb, B0) 
DD x dd 1 Kiểu gen (Dd)
 Số kiểu gen tạo ra do giảm phân đột biến 1.2.1 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_kien_thuc_phan_li_cua_nhiem_sac_the_trong_giam.docx