SKKN Rèn kĩ năng làm văn nghị luận dạng đề liên hệ một tác phẩm văn xuôi 12 với một tác phẩm văn xuôi 11 cho học sinh lớp 12 ôn thi thpt quốc gia

SKKN Rèn kĩ năng làm văn nghị luận dạng đề liên hệ một tác phẩm văn xuôi 12 với một tác phẩm văn xuôi 11 cho học sinh lớp 12 ôn thi thpt quốc gia

 Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Mục đích của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm khơi dậy, bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. Muốn cảm thụ được người đọc phải tri giác, liên tưởng, tưởng tượng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản, thể nghiệm giá trị tinh thần và hứng thú với sắc điệu thẩm mỹ của nó. Khi đến với văn bản văn học bằng cả trí tụê và tình cảm, cả nhận thức và kinh nghiệm người đọc sẽ mở được cánh cửa thực sự để đi vào thế giới của nghệ thuật. Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Bản chất của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm khơi dậy bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. Do vậy, rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh nhất là học sinh giỏi văn thông qua kiểu bài so sánh hiện đang có ý nghĩa vô cùng quan trọng

 Đáp ứng được yêu cầu của xu hướng đề thi hiện nay,gần đây trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo , ở câu nghị luận văn học 5 điểm xuất hiện dạng đề liên hệ một tác phẩm văn học lớp 12 với một tác phẩm văn học lớp 11 . Vì vậy: “Rèn kỹ năng làm văn nghị luận dạng đề liên hệ một tác phẩm văn học 12 với một tác phẩm văn học 11” cho học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 12 chính là giúp thầy cô và các em đáp ứng tốt yêu cầu của xu hướng ra đề thi hiện nay trong việc ôn luyện và làm bài kiểm tra, bài thi.

 Ngoài ra, dạng đề liên hệ văn học là một dạng đề khó. Dạng đề này cần kiến thức tổng hợp, khái quát nhưng chỉ một số học sinh có thể khái quát được còn đại bộ phận thì rất mơ hồ, lúng túng. Hơn nữa, lâu nay các em chỉ quen với những dạng đề phân tích từng tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết còn kết hợp nhiều tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết để có cái nhìn tổng hợp về nền văn học, từng thời kì, trào lưu văn học thì không phải em nào cũng làm được. Vì vậy, nếu không có sự hướng dẫn ôn tập của giáo viên thì học sinh sẽ không làm được dạng đề này hoặc có làm thì cũng không bao hàm hết ý, không logic và không khái quát được.

 

doc 24 trang thuychi01 6322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng làm văn nghị luận dạng đề liên hệ một tác phẩm văn xuôi 12 với một tác phẩm văn xuôi 11 cho học sinh lớp 12 ôn thi thpt quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ MỘT TÁC PHẨM VĂN XUÔI 12 VỚI MỘT TÁC PHẨM VĂN XUÔI 11 CHO HỌC SINH LỚP 12 ÔN THI THPT QUỐC GIA
Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc 3
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HOÁ NĂM 2018
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Mở đầu
MỤC LỤC
	 Trang
1. MỞ ĐẬU
	1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................
	1.2. Mục đích ngiên cứu.............................................
	1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................
	1.4. Phạm vi nghiên cứu.
 1.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..........................................
	2.2. Thực trạng vấn đề.............................................................................
	2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện.........................................
 2.3.1. Khái quát các dạng đề liên hệ thường gặp......................................
 2.3.2. Cách làm dạng đề liên hệ...............................
2.3.2.1. Cấu trúc của bài văn dạng đề liên hệ...........................................
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh cách làm cụ thể.......................................
 2.3.2.3 Hướng dẫn học sinh luyện tập.....................................................
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................
1
1
1
3
3
3
3
4
4
5
5
7
7
8
13
17
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Mục đích của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm khơi dậy, bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. Muốn cảm thụ được người đọc phải tri giác, liên tưởng, tưởng tượng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản, thể nghiệm giá trị tinh thần và hứng thú với sắc điệu thẩm mỹ của nó. Khi đến với văn bản văn học bằng cả trí tụê và tình cảm, cả nhận thức và kinh nghiệm người đọc sẽ mở được cánh cửa thực sự để đi vào thế giới của nghệ thuật. Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Bản chất của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm khơi dậy bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. Do vậy, rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh nhất là học sinh giỏi văn thông qua kiểu bài so sánh hiện đang có ý nghĩa vô cùng quan trọng 
 Đáp ứng được yêu cầu của xu hướng đề thi hiện nay,gần đây trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo , ở câu nghị luận văn học 5 điểm xuất hiện dạng đề liên hệ một tác phẩm văn học lớp 12 với một tác phẩm văn học lớp 11 . Vì vậy: “Rèn kỹ năng làm văn nghị luận dạng đề liên hệ một tác phẩm văn học 12 với một tác phẩm văn học 11” cho học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 12 chính là giúp thầy cô và các em đáp ứng tốt yêu cầu của xu hướng ra đề thi hiện nay trong việc ôn luyện và làm bài kiểm tra, bài thi.
 Ngoài ra, dạng đề liên hệ văn học là một dạng đề khó. Dạng đề này cần kiến thức tổng hợp, khái quát nhưng chỉ một số học sinh có thể khái quát được còn đại bộ phận thì rất mơ hồ, lúng túng. Hơn nữa, lâu nay các em chỉ quen với những dạng đề phân tích từng tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết còn kết hợp nhiều tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết  để có cái nhìn tổng hợp về nền văn học, từng thời kì, trào lưu văn học thì không phải em nào cũng làm được. Vì vậy, nếu không có sự hướng dẫn ôn tập của giáo viên thì học sinh sẽ không làm được dạng đề này hoặc có làm thì cũng không bao hàm hết ý, không logic và không khái quát được.
	Thấy rõ xu hướng, tính thiết thực và ý nghĩa của vấn đề cho nên trong quá trình dạy và đặc biệt là ôn tập tôi luôn chú trọng tới dạng đề liên hệ . Bằng cách sau mỗi phần học về: thơ, văn xuôi, kí, kịch trong chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12 thuộc phần thi Trung học phổ thông quốc gia tôi chỉ cho học sinh có những dạng đề liên hệ nào, cách làm dạng đề đó và hướng dẫn cụ thể một số đề tiêu biểu, sau đó yêu cầu học sinh tự làm một số đề và kiểm tra đánh giá bằng bài kiểm tra cụ thể. Tuy nhiên, trong khuôn khổ SKKN, tôi chỉ xin nêu một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập dạng đề liên hệ ở một số tác phẩm văn xuôi trong chương trình ôn thi THPT Quốc gia.
2.2. Mục đích nghiên cứu:
2.2.1. Giúp giáo viên dễ dàng phân loại được học sinh 
	 Liên hệ trong văn học là một trong những dạng đề khó nhưng rất hay và phù hợp với mục đích tuyển chọn và phân loại học sinh, nhất là học sinh giỏi. Nên “Rèn kỹ năng làm văn nghị luận dạng đề liên hệ một tác phẩm văn học 12 với 11 cho học sinh THPT” còn giúp cho giáo viên đánh giá đúng năng lực học sinh, nhất là những học sinh có năng lực cảm thụ tốt, tư duy khái quát cao. Bởi vì để làm được dạng bài liên hệ trong văn học đòi hỏi học sinh không những chỉ tái hiện kiến thức, hiểu được nội dung và nghệ thuật mà còn phải biết phát hiện ra cái mới của mỗi nhà văn, tức là chỉ ra điểm độc đáo của nhà văn ấy cũng như vai trò của nhà văn đó trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam
 Nếu học sinh trung bình chỉ biết phân tích đơn thuần hết tác phẩm này đến tác phẩm khác hay hết hình tượng này đế hình tượng khác, nhưng học sinh khá sẽ biết chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm hay hai hình tượng đó. Còn học sinh giỏi sẽ biết lí giải vì sao có sự giống và khác nhau giữa hai tác phẩm hay hai hình tượng ấy.Từ đó giáo viên có thể chọn được những học sinh xuất sắc cho đội tuyển học sinh giỏi và lên kế hoạch ôn luyện bồi dưỡng cho tất cả các đối tượng học sinh 
2.2.2. Nâng cao năng lực cảm thụ của học sinh
 “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận dạng liên hệ một tác phẩm văn 12 với 11 cho học sinh THPT” cũng là một bước đổi mới trong kiểm tra thi cử, tránh được sự nhàm chán của lối văn theo mẫu (bởi không hề có sẵn) và kiểm tra được một cách khá toàn diện những kĩ năng và kiến thức cần có của học sinh như: kiến thức tác phẩm, kiến thức về tác giả, giai đoạn, kiến thức lí luận văn họckĩ năng phân tích bình giá, so sánh, lí giải Với dạng đề này, học sinh có điều kiện bộc lộ sự tinh tế trong cảm nhận (có thể nhận ra được những nét khác biệt dù rất nhỏ, rất mơ hồ) sự sắc sảo trong đối chiếu (khả năng tách đối tượng thành những bình diện nhỏ để so sánh) sự chắc chắn trong kiến thức (trong việc huy động kiến thức văn học sử, lí luận văn họcđể đánh giá, lí giải). Nghĩa là, đòi hỏi ở người học sinh giỏi văn không chỉ cần phẩm chất nghệ sĩ (sự tinh tế trong cảm nhận và thẩm định) mà còn chú trọng phẩm chất khoa học (thể hiện ở sự chính xác, chặt chẽ, khúc triết và tính hệ thống trong tư duy và trình bày bài viết). Vì thế kiểu bài này sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ đáng kể cho học sinh. Nó đòi hỏi học sinh vừa phải có năng lực cảm thụ vừa có năng lực khái quát tổng hợp. Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một biên pháp hữu hiệu để vừa nâng cao năng lực cảm thụ văn chương, vừa nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh, giúp các em có khả năng cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn chương, góp phần đảm bảo tính nghệ thụât đặc thù của môn ngữ văn trong trường phổ thông. 
2.2.3. Khơi gợi lòng yêu thích và say mê tìm tòi, khám phá môn Ngữ văn của các em học sinh. 
 Để làm tốt dạng bài liên hệ trong văn học, học sinh cần phải trang bị rất nhiều kiến thức. Vì vậy, đòi hỏi học sinh phải có một quá trình tích luỹ cộng với lòng yêu thích và say mê tìm tòi, khám phá môn Ngữ văn. Chính điều đó đã thắp lên ngọn lửa của sự đam mê khiến các em ngày càng thích thú và gắn bó với môn học Ngữ văn hơn. Có thể nói so sánh là một thao tác lập luận hết sức cần thiết trong văn nghị luận: một mặt nó làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, mặt khác nó chứng tỏ người viết có kiến thức rộng rãi, phong phú, có được khả năng tư duy và cảm thụ văn học tốt. Điều này rất cần thiết đối với một học sinh giỏi văn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh các lớp khối C và D mà tôi đã được phân công giảng dạy từ năm học 2015-2016 đến 2017- 2018
 -Lớp 12B2
 -Lớp 12B4
 - Lớp 12B7
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Do dung lượng SKKN có hạn nên đề tài chỉ xin đề cập đến dạng đề liên hệ trong phần văn xuôi thuộc phần ôn thi THPT Quốc Gia. Phần văn xuôi có các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 và 12.
* Chương trình Ngữ văn 11:
Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
Chí Phèo (Nam Cao)
* Chương trình Ngữ văn 12
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ nhặt (Kim Lân)
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phân tích đối chiếu với thực trạng đua ra những giải pháp có tính khoa học để giáo viên vận dụng
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Dạng đề liên hệ là một dạng khác của so sánh. Thực chất dạng này cũng là so sánh nhưng chỉ ở mức “vừa”, nghĩa là chỉ cần chỉ ra vài nét tương đồng, khác biệt là được (Tuy nhiên với học sinh khá giỏi thì có thể làm lồng vào nhau như so sánh đã nói ở trên)
	Dạng đề liên hệ văn học rất phong phú có thể liên hệ trên nhiều bình diện khác nhau: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuậtQuá trình liên hệ có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm ở cùng một tác giả nhưng cũng có thể diễn ra ở nhiều tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.
	Mục đích cuối cùng của dạng đề này là yêu cầu học sinh chỉ ra chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm, thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm, sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Dạng đề này còn góp phần hình thành kĩ năng tổng hợp, khái quát, so sánh, lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học- một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng bình tán, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay.
	Tuy nhiên, đây là dạng đề khó, giáo viên chỉ có thể đưa ra các tiêu chí liên hệ so sánh có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải giống và khác nhau cũng cần thiết phải tính toán hợp lí với năng lực của học sinh THPT.
	Phần văn xuôi thuộc chương trình thi THPT Quốc gia gồm nhiều tác phẩm trong cả chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12, kiến thức của từng tác phẩm lại nhiều, học sinh nhớ được kiến thức của từng tác phẩm đã là khó nên kiến thức liên hệ ở nhiều tác phẩm lại càng khó hơn. Đặc biệt trong các đề minh họa của Bộ gần đây luôn xuất hiện dạng đề liên hệ một tác phẩm lớp 12 và một tác phẩm 11 dựa trên những nét tương đồng hoặc khác biệt về nội dung, tư tưởng, cảm hứng Ví dụ như: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo duc Viêt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2016) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người Việt Nam. Ngoài ra, ở dạng đề liên hệ giáo viên phải hướng dẫn học sinh thấy được được nét riêng, độc đáo trong từng tác phẩm về nội dung, nghệ thuật, nhân vật, chi tiếtđể thấy được giá trị của từng tác phẩm đóng góp vào nền văn học và phong cách nhà văn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các tài liệu hướng dẫn ôn thi THPT Quốc gia : Tuyển tập các dạng đề văn nghị luận văn học, Chiến thuật ôn thi THPT Quốc gia – Trịnh Quỳnh, Bộ đề tinh túy ôn thi THPT Quốc giacác em ở những lớp tôi dạy có nhiều em có những quyển sách như vậy để tham khảo thêm nhưng trong các tài liệu đó chỉ đưa ra các đề và giải, thậm chí làm sẵn các đề đó mà không đưa ra cách làm và hướng dẫn học sinh ôn tập. Vì vậy, nếu giáo viên chỉ trang bị kiến thức mà không hướng dẫn các em ôn tập để các em tự ôn tập dựa vào tài liệu thì sẽ dẫn đến tình trạng thụ động trong học tập cũng như trong thi cử.
	Hơn nữa, trong chương trình SGK Ngữ văn 12 có các bài học riêng về các kiểu bài nghị luận: Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm thơ; Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi. Còn dạng đề liên thì chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
	Về phía giáo viên và học sinh – những nhân tố quyết định thì hầu như chỉ chú trọng đến học bài mới, học nội dung chính chứ chưa chú trọng đến ôn tập. Hoặc ôn tập một cách đại khái, sơ sài hay chỉ dừng lại ở khái quát nội dung chính, ở những vấn đề cụ thể trong từng tác phẩm. Ví dụ: ôn tập đến “Vợ nhặt” của Kim Lân giáo viên chỉ hướng học sinh nhớ lại hoàn cảnh ra đời, nội dung chính, nghệ thuật, phân tích các nhân vật mà không hướng dẫn cho học sinh có thể liên hệ thấy được giữa tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của Nam Cao đều nói về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, giữa nhân vật người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu) đều ẩn chưa những vẻ đẹp khuất lấp hay người vợ nhặt và Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đều toát lên khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc hoặc ở nhân vật bà cụ Tứ giáo viên có thể khái quát lên những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Nếu giáo viên ôn tập có nói những vấn đề đó và đưa ra những đề văn có sự liên hệ các tác phẩm, nhân vật như vậy thì học sinh sẽ được cung cấp những kiến thức sâu hơn, rộng hơn. Và các em sẽ hứng khởi hơn khi ôn tập văn học, tránh được tình trạng chủ quan, đơn giản, xem nhẹ khi nghĩ đến ôn tập văn trong quan niệm của học sinh lâu nay.
	Mặt khác nhiều giáo viên khi ôn tập chỉ đưa ra các đề trong mỗi tác phẩm và yêu cầu học sinh làm (hoặc lập dàn ý) các đề đó. Tức là giáo viên chỉ chú trọng các đề và làm đề. Giáo viên không khái quát thành các dạng đề và khái quát thành các cách làm. Như vậy, sẽ không phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh lúng túng khi gặp các đề khác và sẽ không biết phải làm như thế nào.
	Ngoài ra, dạng đề liên hệ là một dạng đề khó và mới nên nhiều giáo viên chủ quan, ít chú trọng đến dạng đề này. Do vậy, trong quá trình ôn tập không đề cập tới hoặc có đề cập thì chỉ mang tính chất giới thiệu một cách qua loa. Vì vậy, nhiều học sinh rất ngại khi phải tiếp xúc với dạng đề này. Các em mơ hồ với kiểu bài, cách làm và làm bài thì rối rắm, sơ sài.
	Bản thân tôi là giáo viên trường THPT Hậu Lộc 3, trường chủ yếu là các em theo ban KHTN, chỉ có vài lớp theo ban KHXH. Hầu hết các em chỉ dừng lại ở học lực yếu, trung bình, có rất ít học sinh khá mà học sinh khá lại học ở những lớp khối A, B.Vì vậy, dạng đề liên hệ đối với học sinh của tôi là một dạng đề khó. Cho nên, trong quá trình dạy và ôn tập nếu giáo viên không hướng dẫn mà để học sinh tự phát hiện thì các em không thể liên hệ, so sánh các tác phẩm, nhân vật, chi tiết với nhau. Do đó, bên cạnh việc trang bị kiến thức thì khâu ôn tập, tôi rất chú trọng tới dạng đề liên hệ, hướng dẫn cho các em cách làm để các em biết cách tự làm khi gặp các đề tương tự. Điều đó giúp các em chủ động, tự tin khi đứng trước dạng đề này.
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1. Khái quát các dạng đề liên hệ thường gặp:
	Các đề liên hệ trong phần văn xuôi rất phong phú và đa dạng từ nội dung, nghệ thuật cho đến hình ảnh, chi tiết, nhân vậtNhưng trong quá trình dạy học , đặc biệt là theo dõi các đề thi minh họa THPT Quốc gia năm nay, tôi chỉ khái quát những đề chính có tính chất chung, tổng hợp để học sinh nắm được kiến thức cơ bản tránh bị lúng túng khi đứng trước quá nhiều đề vụn vặt. Tôi khái quát lại các dạng liên hệ trong phần văn xuôi lớp 12 với phần văn xuôi lớp 11 có những dạng đề cụ thể như sau:
 Liên hệ hai chi tiết trong hai tác phẩm.
Ví dụ 1:  Anh/ chị hãy phân tích chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (trích Vợ chồng A phủ – Tô Hoài), từ đó liên hệ với chi tiết bát cháo hành của Thị Nở mang cho Chí Phèo ( trích Chí Phèo – Nam Cao) để làm rõ vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.
Ví dụ 2: Cảm nhận về chi tiết nồi chè khoán trong tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân . Từ dó liên hệ tới bát cháo hành trong tác phẩm “ Chí phèo” để từ nhận xét về sự gặp gỡ trong tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
Ví dụ 3: 
- Liên hệ hai nhân vật trong hai tác phẩm.
Ví dụ 1:   Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn?
Ví dụ 2 : Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy được sự thống nhất và khác biệt về hình ảnh người phụ nữ Viêt Nam qua văn học?
- Liên hệ hai đoạn văn trong hai tác phẩm.
VD1: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà...”.
              (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)
Cảm nhận của anh chị về tâm trạng của nhân vật Tràng qua đoạn văn bản trên. Từ đó liên hệ tới tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp Thị nở để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
Ví dụ 2: “ Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
Trống gì đấy, u nhỉ?
– Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ – bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm:
Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra, chát xít Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
Việt Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_lam_van_nghi_luan_dang_de_lien_he_mot_tac_p.doc