SKKN Phương pháp dạy học kết hợp với liên hệ kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10

SKKN Phương pháp dạy học kết hợp với liên hệ kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10

 Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế chung của thời đại, thu hút sự quan tâm của đông đảo quốc gia và trở thành vấn đề thời sự của cả thế giới. Khi khoa học kĩ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của nghành giáo dục vô cùng to lớn, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.

Nền giáo dục Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng toàn cầu trên. Theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 ở Việt Nam: Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị ccho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Nhưng muốn đổi mới giáo dục, cần đổi mới phương pháp dạy học và cách học.Cần tạo điều kiện cho học sinh ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào thực tiễn.

Tuy nhiên, việc dạy và học Hóa Học trong trường phổ thong hiện nay chưa thật sự được đổi mới. Giáo viên mới chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa chú trọng tạo được mối lien hệ giữa kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề lien quan đến Hóa Học trong đời sống và sản xuất của giáo viên và học sinh, chưa tạo được nhiều hứng thú học tập cho học sinh.

 

docx 23 trang thuychi01 8402
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học kết hợp với liên hệ kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I : MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế chung của thời đại, thu hút sự quan tâm của đông đảo quốc gia và trở thành vấn đề thời sự của cả thế giới. Khi khoa học kĩ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của nghành giáo dục vô cùng to lớn, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
Nền giáo dục Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng toàn cầu trên. Theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 ở Việt Nam: Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị ccho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Nhưng muốn đổi mới giáo dục, cần đổi mới phương pháp dạy học và cách học.Cần tạo điều kiện cho học sinh ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào thực tiễn.
Tuy nhiên, việc dạy và học Hóa Học trong trường phổ thong hiện nay chưa thật sự được đổi mới. Giáo viên mới chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa chú trọng tạo được mối lien hệ giữa kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề lien quan đến Hóa Học trong đời sống và sản xuất của giáo viên và học sinh, chưa tạo được nhiều hứng thú học tập cho học sinh.
 Đặc biệt, nếu ngay từ lớp 10, giáo viên tạo được hứng thú học tập, niềm đam mê đối với môn Hóa Học cho học sinh, thì sẽ rất thuận lợi ccho việc dạy và học môn Hóa Học ở lớp 11, 12. Chính vì vậy, tôi đưa ra sang kiến về: “ Phương pháp dạy học kết hợp với liên hệ kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm thiết kế hệ thống các tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường phổ thông.Thông qua các tình huống thực tế, học sinh có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tư duy, kỹ năng phân tích, tổng hợp để suy luận và tìm ra lời giải đáp.Từ đó sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học hóa học trong trường THPT.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng của việc nghiên cứu là việc thiết kế và sử dụng các tình huống có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa Học lớp 10 ở trường THPT.
Đề tài được áp dụng cho hầu hết các đối tượng học sinh lớp 10A2, 10A3 ở trường THPT Hoằng Hóa 4.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ
Trong đề tài, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: 
1.4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
- Phương pháp phân loại, hệ thống hoá. 
1.4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp quan sát. 
- Trao đổi, rút kinh nghiệm với các các giáo viên và các chuyên gia. 
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 
1.4.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học 
Dùng thống kê toán học để xử lý các số liệu thực nghiệm sư phạm thu được từ đó rút ra kết luận. 
Lấy điểm bài điều tra thăm dò hứng thú học tập đầu năm học môn Hóa học lớp 10 năm học 2016 – 2017 làm bài kiểm tra đánh giá trước khi áp dụng đề tài, lấy điểm bài điều tra thăm dò hứng thú học tập cuối học kỳ 2, môn Hóa học lớp 10 năm học 2016 – 2017 làm bài kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc nội dung nghiên cứu.
II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm và chú trọng, đưa phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tại điều 24.2, Luật Giáo dục Việt Nam ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thong phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học;bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Vậy hứng thú học tập là gì?
2.1.1. Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập.
 Theo A.G.Côvaliop, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
 Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.
 Từ khái niệm về hứng thú có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học tập: Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuỗn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân.
2.1.2. Tầm quan trọng của hứng thú với các hoạt động sống và hoạt động học.
 Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động.sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ cảm thấy dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động dó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sang tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm giác tiêu cực.
2.1.3. Cơ sở lí luận.
 Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Hóa học được xem là môn học tự nhiên có phần khô khan, khó nhớ và khó hiểu. Điều đó dẫn đến nhiều bộ phận học sinh không thích học môn Hóa, do vậy kết quả học tập môn Hóa không được cao. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoàn toàn khác, bởi đây là môn học có nhiều sự khác biệt so với các môn tự nhiên khác.
 Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học Hóa Học trong những câu ca dao –tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong trực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức thực tiễn rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sang tạo và đặc biệt là hứng thú trong môn học.
 Để đạt được mục đích của học hóa học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hóa học, người giáo viên còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thúc hóa học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc.Và nếu chúng ta bắt đầu ngay từ lớp 10, thì sẽ là nền tảng quan trọng cho việc học tập môn hóa học ở lớp 11 và 12.Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có đề cập đến một khía cạnh “ Phương pháp dạy học môn Hóa học kết hợp với liên hệ kiến thức thực tiễn, nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 10”.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.2.1. Thực trạng.
 Trước tình hình học hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẻ, đảm bảo: Tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.
Tuy nhiên, mỗi tiết học không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên, cấn phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất.
2.2.2. Thực tế giáng dạy hiện nay.
 Môn hóa học trong trường phổ thong là một trong những môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hóa học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hóa học.
 Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dung đồng loạt một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ kiến thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hóa học, có như vậy mới làm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
 Sau đây là số liệu điều tra đầu năm học 2016 – 2017 tại lớp 10A2 và 10A3 khi chưa áp dụng đề tài này vào bài giảng:
Lớp
Số em không yêu thích môn hóa học
Số em thấy bình thường
Số em yêu thích môn học
10A2
Số lượng
25
11
6
Tỷ lệ
59,5%
26,2%
14,3%
10A3
Số lượng
20
13
9
Tỷ lệ
47,6%
40%
12,4%
 Từ những thực trạng trên, tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần thiết cho giáo viên hóa học bậc THPT nói chung và giáo viên giảng dạy môn hóa học lớp 10 nói riêng.
2.3. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
 Với mỗi bài về chất cụ thể trong chương trình Hóa học vô cớ lớp 10, giáo viên có thể tìm hiểu các kiến thức thức thực tế có liên quan đến bài giảng qua sách, báo, internet
Đối với từng bài dạy cụ thể, giáo viên lựa chọn các kiến thức thực tế đó và sử dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Và để giải quyết các vấn đề của đề tài, tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 
2.3.1. Sử dụng kiến thức thực tiễn đời sống để bắt đầu vào bài học.
 Giáo viên đưa ra một cấu chuyện hoặc một ứng dụng thú vị nào đó mà hàng ngày học sinh vẫn gặp( minh họa thêm hình ảnh nếu có) nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu vào bài học.
Ví dụ 1:Khi dạy bài Hiđrosunfua (Tiết 53-lớp 10 cơ bản, tiết 68 – lớp 10 nâng cao) giáo viên có thể dẫn dắt vào bài bằng một câu chuyện: Năm 1950 tại Mexico, một nhà máy hóa chất đã thải ra ngoài môi trường một lượng lớn H2S trong vòng 30 phút hậu quả làm cho 22 người chết và 320 người trong thành phố Pozarica phải nhập viện vì nhiễm độc. Vậy hidrosunfua có tính chất vật lý và hóa học như thế nào và nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?[6]
 *Từ câu hỏi giáo viên đặt ra, sẽ kích thích tính tò mò của học sinh, các em sẽ hứng thú hơn với bài học, các em sẽ trả lời được câu hỏi: Do H2S là khí rất độc, không khí chứa một lượng nhỏ khí này có thể gây ngộ độc nặng cho người và động vật.
Ví dụ 2: Khi dạy bài axit sunfuric (Tiết 55-lớp 10 cơ bản, tiết 71-lớp 10 nâng cao), giáo viên cho học sinh xem một video clip nói về tác hại và tầm quan trọng của axit sunfuric, đồng thời đặt ra câu hỏi: Đó là hợp chất gì của lưu huỳnh?[9]
(Phụ lục 1-Nguồn youtube.com)
Một số hình ảnh minh họa thêm
Sơ đồ vai trò của axit sunfuric đối với nghành công nghiệp
 Hình ảnh bỏng do axit sunfuric
* Với cách vào bài này sẽ kích thích được tính tò mò của học sinh, làm tăng hứng thú học tập của học sinh, giúp các em chủ động tìm hiểu kiến thức trong quá trình học.Trong quá trình học, học sinh thấy được nguyên nhân vì sao axit sunfuric lại có tầm quan trọng như vậy, và cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với axit sunferic vì nó gây bỏng nặng.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Clo( Tiết 38-lớp 10 cơ bản, tiết 48-lớp 10 nâng cao), giáo viên có thể mở bài như sau: 
GV: Mỗi khi mở vòi nước máy chúng ta thường ngửi thấy mùi xốc rất khó chịu. Đó là vì nhà máy nước người ta đã sục vào đó một chất khí có tác dụng diệt khuẩn. Các em có biết đó là khí gì không?[10]
HS: Có thể biết sẽ trả lời đó là khí Clo.
GV: Đây cũng là tên bài học của chúng ta ngày hôm nay.
Cách giới thiệu này sẽ tạo cho học sinh chú ý hơn để tìm hiểu tại sao clo lại có tính chất như vậy. Và trong quá trình học về tính chất của khí Clo các em sẽ giải thích được như sau:
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo, nước có tác dụng sát trùng do clo tan một phần ( gây mùi) và một phần với nước:
H2O + Cl2 HCl + HClO
 Hợp chất HClO không bền có tính oxi hóa mạnh:
HClO à HCl + O
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
2.3.2. Sử dụng kiến thức thực tiễn trong quá trình giảng dạy để làm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
 Giáo viên sử dụng hiện tượng thực tiễn trong quá trình giảng dạy thong qua các phương trình phản ứng hóa học cụ thể, các ứng dụng của các chất.Cách nêu vấn đề này có thể mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học.
Ví dụ 1: Khi giới thiệu về tính oxi hóa mạnh của ozon, giáo viên đặt thêm câu hỏi: Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn? [6]
Trong khi học về tính oxi hóa của ozon, học sinh sẽ hiểu được hiện tượng trên là do: Khi có những tia chớp điện thì một phần oxi trong không khí sẽ chuyển thành ozon:
 3O2à 2O3
Ozon khi rất loãng không có mùi hôi, ngược lại còn cho con người ta cảm giác tươi mát, thanh sạch dễ chịu. Nó còn có tác dụng sát trùng, làm sạch không khí, rất có lợi cho cơ thể con người.
Ví dụ 2: Trước khi dạy tính chất hóa học của HF ( bài Flo-lớp 10 nâng cao), giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tạo sao không đựng dung dịch HF trong bình đựng bằng thủy tinh?
Giải quyết vấn đề: Dung dịch HF tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn được thủy tinh. Do thành phần của thủy tinh có SiO2, cho dung dịch HF vào thì có phản ứng:
SiO2 + 4HF SiF4+ 2H2O
 (dễ bay hơi)
Phản ứng trên xảy ra làm cho bình thủy tinh mòn dần. Từ kiến thức đó, học sinh sẽ có thêm kinh nghiệm khi sử dụng bình thủy tinh.
Ví dụ 3:Loại đá có thể ăn? Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi đó khi giảng về ứng dụng của muối sunfat trong bài “Muối sunfat” ( Tiết 56-Lớp 10 cơ bản, Tiết 72-Lớp 10 nâng cao). [13]
Giải quyết vấn đề: Khi bạn bị bệnh đau dạ dày cần phải chụp X quang. Trước khi chụp phim thì bác sỹ thường cho bạn  ăn một thứ thức ăn ở dạng hồ trắng. Thành phần chủ yếu của thức ăn là một loại đá BaSO4.
Nguyên do là thầy thuốc chẩn đoán bệnh đau dạ dày cho người bệnh thường phải chụp X quang. Chụp X quang đối với dạ dày không dễ như với các bộ phận xương cốt, bởi vì tỷ trọng của xương lớn, tia X khó xuyên qua, trên phim chụp có thể lưu lại những hình ảnh đậm còn tỷ trọng của dạ dày và các tổ chức xung quanh tương đối mềm nên ảnh chụp không rõ nét.
Khi bệnh nhân ăn xong, BaSO4 đã vào tới dạ dày thì tiến hành chụp X quang bởi vì BaSO4 ngăn cản tia X rất tốt. Từ đó Thầy thuốc có thể chẩn đoán chính xác tình trạng dạ dày.
Câu hỏi này giúp học sinh hiểu hơn về ứng dụng của muối sunfat và có thêm nhiều kiến thức thực tiễn. Thông qua đó học sinh sẽ thấy được rằng: Nếu học tốt môn hóa sẽ giúp bản thân giải thích được nhiều hiện tượng xung quanh đời sống hàng ngày, từ đó kích thích hứng thú học tập môn hóa học cho những bài sau.
Ví dụ 4: Khi dạy về tính chất của Iot và muối Iotua trong bài Iot, thay vì cung cấp kiến thức trước giáo viên có thể đưa ra vấn đề sau:
Giáo viên: Dùng Clo để khử trùng nước sinh hoạt là phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ Clo dư ở trong nước bởi vì lượng Clo dư sẽ gây nguy hại cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng Clo dư là dung kali iodua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình này và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có)?[3]
Giải quyết vấn đề:Với câu hỏi đó, học sinh sẽ dễ dàng rút ra: Khi phản ứng giữa KI và Clo dư xay ra, I2 sẽ sinh ra kết hợp với hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh tím.
 Cl2+ 2KIà 2KCl + I2.
Thông qua đó, học sinh có thể áp dụng ngay kiến thức vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ 5:Sau khi học xong phản ứng Cl2 tác dụng với dung dịch kiềm, giáo viên có thể đưa ra tình huống: Ở các khu công nghiệp, nhà máy, việc đưa khí thải clo ra môi trường bằng những ống khói rất cao. Liệu có phải là biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường?Vì sao? Hãy đề xuất phương án hiệu quả hơn?[3]
Giải quyết vấn đề: Sau khi học xong tính chất vật lí của Cl2, học sinh dễ dàng trả lời: Việc đưa khí thải chứa khí Cl2 lên cao không phải là biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường. Vì khí Cl2 nặng hơn không khí nên sẽ chìm xuống dưới, vì thế việc đưa lên cao chỉ nhằm mục đích nhờ gió vận chuyển các khí đó ra khu vực xa hơn. Do vậy trước khi đưa khí thải vào môi trường cần xử lý khí Cl2 trước. 
Dựa vào tính chất hóa học Cl2 vừa học, học sinh đề xuất phương án dẫn Cl2 qua dung dịch kiềm:
 Cl2+ 2 NaOH à NaCl + NaClO + H2O
 Hay Cl2+ Ca(OH)2à CaOCl2 + H2O
Qua tình huống học sinh sẽ biết cách bảo vệ môi trường, thấy được lợi ích của môn Hóa và yêu thích môn Hóa hơn.
2.3.3. Sử dụng kiến thức thực tiễn bằng cách đan cài khéo léo câu chuyện trong giờ học.
Giáo viên cũng có thể sử dụng hiện tượng thực tiễn thong qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học.Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái.Đó cũng là kích thích niềm đam mê học hóa.
Ví dụ 1: Trước khi dạy tính chất vật lí của clo, trong bài clo ( Tiết 38-Lớp 10 cơ bản, tiết 48-Lớp 10 nâng cao). Giáo viên có thể đưa vào câu chuyện: 
 Để diệt chuột ngoài đồng, người ta có thể cho khí Cl2 qua những ống mềm vào hang chuột. Vậy tính chất nào của Cl2 cho phép ta sử dụng được như vậy?[3]
Giải quyết vấn đề: Học sinh trả lời, hai tính chất của clo cho phép sử dụng những ống mềm là tính độc và nặng hơn không khí nên khi thổi khí clo vào hang chuột thì khí clo không bị bay lên và chuột sẽ hít phải khí clo độc.
Ví dụ 2: Khi dạy về ứng dụng của muối clorua, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi mang tính chất câu chuyện như sau: Từ ngày 27/6/2015, các tử tù sẽ thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc vào tĩnh mạch. Loại thuốc độc được sử dụng là chất nào dưới đây:[3]
 A: KBr B: KI C: KCl D: KF
Giải quyết vấn đề: Một liều thuốc tiêm cho thi hành án tử hình bao gồm 3 loại: Thuốc làm mất tri giác ( sodium thiopen-tal), thuốc làm tê liệt hệ thần kinh (pancuronium bro-mide), thuốc làm ngừng hoạt động của tim (potassium chloride-kali chlorua). Kali chlorua được tim vào tĩnh mạch để ngừng hoạt động của tim. Khi chất này đi vào cơ thể lượng kali trong máu tăng cao dẫn tới hiện tượng tăng kali huyết dẫn tới triệu chứng ngừng hoạt động của tim.
Từ những câu chuyện trên học sinh sẽ biết them nhiều kiến thức thực tế, từ đó sẽ tò mò và thích khám phá môn hóa hơn.
2.3.4. Sử dụng hiện kiến thức thực tiễn để củng cố lại kiến thức của bài học.
 Việc này giúp cho học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào suy luận giải thích các hiện tượng thực tế mà các em vẫn gặp.Qua đó học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức của bài học.
Ví dụ 1:Sau khi dạy xong bài Iot, giáo viên đưa ra vấn đề: Hàng ngày ta thường sư dụng muối Iot để bổ sung hàm lượng iot cho cơ thể. Trong cơ thể người trưởng thành có chứa 20-50mg iot chủ yếu tập trung ở tuyến giáp trạng, thiếu iot trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu iot dẫn đến vô sinh, có biến chứng sau sinh. Muối iot có thành phần là muối ăn với lượng nhỏ kI hoặc KIO3. Nhưng hiện nay trên thị trường có xuất hiện muối iot giả, vậy làm thế nào để phân biệt muối ăn và muối iot?[1]
Giải quyết vấn đề: Để phân biệt muối ăn và muối iot, người tiêu dung có thể dung cách đơn giản sau: Vắt nước chanh vào muối, sau đó them vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ muối đó là muối iot.
Nước chanh có môi trường axit. Trong môi trường axit, I3- không bền bị phân hủy một phần thành I2. I2 mới tạo thành tác dụng với hồ tinh bột có trong nước cơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm.
 Một số hình ảnh minh họa:
Hình ảnh người bị bướu cổ Muối iot Muối ăn 
Từ câu hỏi trên học sinh có thể ứng dụng kiến thức trong thực tế, và đặc biệt là tuyên truyền đến người tiêu dung. Từ đó giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của môn Hóa và yêu thích môn Hóa hơn.
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong bài ozon, giáo viên tiếp tục đưa ra vấn đề:
 Năm 1946, lần đầu tiên trên thế giới, tại thành phố Los Ange

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_day_hoc_ket_hop_voi_lien_he_kien_thuc_thuc.docx