SKKN Kinh nghiệm vận dụng thơ ca, câu đố vào Bài: 26 "Luyện tập Nhóm halogen” (SGK Hóa Học Lớp 10 - Ban cơ bản ) nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa Học ở trường THPT

SKKN Kinh nghiệm vận dụng thơ ca, câu đố vào Bài: 26 "Luyện tập Nhóm halogen” (SGK Hóa Học Lớp 10 - Ban cơ bản ) nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa Học ở trường THPT

Như chúng ta đã biết Hóa học là bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên nên mọi tư duy đều phải trực quan logic, khoa học. Tính trí tuệ tư duy đều phải dựa vào thực tiễn, mọi hệ thống không được trừu tượng, mà đòi hỏi phải khoa học chính xác vì tất cả phải dựa trên những số liệu, kí hiệu, công thức Hóa Học.nên dẫn đến việc tiếp thu sẽ rất khô khan.

 Ngoài ra do đặc thù công tác trong một môi trường _ Trường THPT Thọ Xuân 5 là loại hình trường chuyển từ Bán Công sang Công Lập, lại là tốp đứng cuối trong huyện, chất lượng đầu vào còn thấp. Địa bàn tuyển sinh phức tạp, đa số các em là con em nông thôn, dân công giáo và dân tộc thiểu số, tâm lí của các em và gia đình chỉ là có tấm bằng tốt nghiệp THPT. Hai năm trở lại đây ngoài ba môn thi bắt buộc thì các em chọn môn thi thứ tư thường là môn Địa Lý nên việc các em thường không chú tâm học môn Hóa Học nói riêng và các môn Tự nhiên nói chung. Dẫn đến chất lượng của môn học rất thấp.

 Bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy môn Hóa Học trong gần 10 năm qua nên tôi cũng đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của chính mình như dạy Hóa Học cần kết hợp qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình (hay còn gọi đồ dùng trực quan) để tránh khô khan và tạo không khí tiết học bớt căng thẳng, tạo sự thu hút đối với học sinh, giúp các em tự giác, hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Đặc biệt trong qua trình giảng dạy bản thân tôi đã sưu tầm, nghiên cứu và hệ thống các bài thơ, câu đố gắn với các bài học Hóa Học cụ thể, bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của giờ học được nâng lên rõ rệt. Xét thấy tính khả quan của việc vận dụng thơ ca, câu đố vào giảng dạy bộ môn Hóa Học nên tôi đã đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) với đề tài "Kinh nghiệm vận dụng thơ ca, câu đố vào Bài:26 "Luyện tập Nhóm halogen” (SGK Hóa Học Lớp 10 - Ban cơ bản ) nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa Học ở trường THPT”

 

doc 18 trang thuychi01 10992
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm vận dụng thơ ca, câu đố vào Bài: 26 "Luyện tập Nhóm halogen” (SGK Hóa Học Lớp 10 - Ban cơ bản ) nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa Học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 	Như chúng ta đã biết Hóa học là bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên nên mọi tư duy đều phải trực quan logic, khoa học. Tính trí tuệ tư duy đều phải dựa vào thực tiễn, mọi hệ thống không được trừu tượng, mà đòi hỏi phải khoa học chính xác vì tất cả phải dựa trên những số liệu, kí hiệu, công thức Hóa Học....nên dẫn đến việc tiếp thu sẽ rất khô khan. 
 	Ngoài ra do đặc thù công tác trong một môi trường _ Trường THPT Thọ Xuân 5 là loại hình trường chuyển từ Bán Công sang Công Lập, lại là tốp đứng cuối trong huyện, chất lượng đầu vào còn thấp. Địa bàn tuyển sinh phức tạp, đa số các em là con em nông thôn, dân công giáo và dân tộc thiểu số, tâm lí của các em và gia đình chỉ là có tấm bằng tốt nghiệp THPT. Hai năm trở lại đây ngoài ba môn thi bắt buộc thì các em chọn môn thi thứ tư thường là môn Địa Lý nên việc các em thường không chú tâm học môn Hóa Học nói riêng và các môn Tự nhiên nói chung. Dẫn đến chất lượng của môn học rất thấp.
 Bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy môn Hóa Học trong gần 10 năm qua nên tôi cũng đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của chính mình như dạy Hóa Học cần kết hợp qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình (hay còn gọi đồ dùng trực quan) để tránh khô khan và tạo không khí tiết học bớt căng thẳng, tạo sự thu hút đối với học sinh, giúp các em tự giác, hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Đặc biệt trong qua trình giảng dạy bản thân tôi đã sưu tầm, nghiên cứu và hệ thống các bài thơ, câu đố gắn với các bài học Hóa Học cụ thể, bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của giờ học được nâng lên rõ rệt. Xét thấy tính khả quan của việc vận dụng thơ ca, câu đố vào giảng dạy bộ môn Hóa Học nên tôi đã đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) với đề tài "Kinh nghiệm vận dụng thơ ca, câu đố vào Bài:26 "Luyện tập Nhóm halogen” (SGK Hóa Học Lớp 10 - Ban cơ bản ) nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa Học ở trường THPT” 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động tìm tòi kiến thức của học sinh nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học qua Bài : 26 “Luyện tập Nhóm Halogen”
- Giúp cho học sinh nâng cao tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, là cơ sở phát huy tính sáng tạo nhằm phục vụ trong đời sống 
- Giúp cho học sinh giải tỏa những khúc mắc trong đời sống, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người... 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Học sinh của trường THPT Thọ Xuân 5 trong các tiết học Hóa Học có vận dụng phương pháp lồng ghép các thơ ca, câu đố vào bài giảng của giáo viên dạy học Hóa Học tại trường THPT Thọ Xuân 5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đọc và nghiên cứu tài liệu về câu đố, bài thơ Hóa Học ở trường THPT, chú trọng phần sưu tầm của giáo viên và các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp xử lí thông tin
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
Như đã nói ở trên Hóa Học là một môn khoa học tự nhiên nên bị nhiều người cho đây là một môn học khô khan. Hơn nữa học sinh ít có tinh thần tự học, tự tìm hiểu. Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục. Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp chưa có nhiều đổi mới mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức Hóa Học. Vậy nên để khơi dậy niềm đam mê, giúp học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học Hóa Học thì người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng đối tượng học sinh ở thành thị, nông thôn Mặt khác còn cần phải quan tâm đến tính cách, sở thích của đối tượng tiếp thu, thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà, đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn Hóa Học. Tuy nhiên thời gian dành cho vấn đề này là không nhiều. Xem “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống ” và tăng thêm gia vị cho tiết học Hóa Học tại trường THPT Thọ Xuân 5 tôi đã mạnh dạn thử nghiệm bằng cách lồng ghép thơ ca, câu đố vào trong bài học. Vì từ thuở thiếu thời, mỗi người chúng ta đã được nghe những lời ru của bà, lời ca của mẹ, để rồi khắc sâu trong tâm khảm của mình, hay những câu ca dao sâu nghĩa, nặng tình, nhẹ nhàng, trong trẻo về quê hương, đất nước như theo ta trong suốt cuộc đời. Nhiều cụ cao tuổi, mắt đã mờ, chân đã chậm, nhưng vẫn có thể đọc vanh vách những câu thơ trong “Truyện kiều”, “Thạch Sanh”mà không nhầm lẫn một tí nào. Hình ảnh đó thật đáng trân trọng biết bao.
 Người học Hóa Học nói chung, đến giờ, dù sợ hay yêu thích Hóa Học, hẳn vẫn còn nhớ trong đầu “Bài ca hóa trị” – chẳng biết do ai sáng tác, nhưng cứ lặng lẽ truyền từ thế hệ học trò này sang thế hệ khác.
 Không giống như thơ ca trong Văn học mà thơ ca trong Hóa học chỉ dựa trên những tính chất cơ bản, đặc trưng để sáng tác thành những câu thơ hay bài thơ ngắn giúp người đọc dễ nhớ, dễ khắc ghi nội dung kiến thức. Những bài thơ vui về Hóa Học đem đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho học sinh. Các em tiếp nhận kiến thức trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Có thể đưa thơ ca vào nhiều nội dung trong một bài Hóa học, nhưng đôi khi chỉ cần một nội dung quan trọng giúp cho học sinh dễ đọc, dễ nhớ. 
 	Hay những câu đố, thơ đố chỉ mang ý nghĩa: “hỏi, yêu cầu người khác trả lời, làm để biết trí thông minh và khả năng của người ấy”. Câu đố, thơ đố về Hóa học được đưa ra dựa trên những tính chất cơ bản, đặc trưng để thành những bài thơ ngắn, dễ nhớ nhưng nội dung, kiến thức bị ẩn giấu và đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, trả lời. Đây là cách giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh một cách nhẹ nhàng, để các em không bị đặt vào tâm trạng căng thẳng. Ngược lại, các em tiếp nhận câu hỏi và giải đáp trong sự thích thú. Khi học sinh tìm ra đúng lời giải sẽ tạo nên sự thích thú cho các em, khiến các em thêm yêu thích tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Điều đó góp phần làm cho các kiến thức Hóa học tưởng như khô khan, được chắp thêm đôi cánh của Văn học. 
II. THỰC TRẠNG 
1. Thực trạng chung
 Việc lồng ghép thơ ca, câu đố trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, GV có thể sử dụng nhiều hình thức lồng ghép  khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ.
 Để HS có được những nhận thức sâu sắc về bài học là chuyện không dễ dàng, bởi nó không phô bày ngay trước mắt các em, mà người GV phải kết hợp, chế biến từ các kiến thức Hoá học mà các em được lĩnh hội để rút ra vấn đề. Để làm được điều đó, người giáo viên phải vận dụng, đúc kết  linh hoạt, sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những bài thơ, câu đố, phù hợp với nội dung từng chương, từng bài học. 
 Học sinh phải tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực tìm tòi, sưu tầm, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập.
Trong thức tế giảng dạy môn Hóa học ở trong trường THPT đã có một số bộ phận học sinh không muốn học bộ môn Hóa Học.
2. Thực trạng dạy môn Hóa Học tại Trường THPT Thọ Xuân 5
 Thuận lợi :
- 100% giáo viên đã đạt chuẩn.
- Trong quá trình giảng dạy môn Hóa Học, giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp như : phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp liên hệ thực tế trong bài giảng.
- Giáo viên đã có sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa Học.
- Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung quan sát suy nghĩ trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra.
- Học sinh tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
 Khó khăn :
 - Do đầu vào học sinh thấp, mục đích học của các em chỉ là tốt nghiệp THPT nên các em chưa thực sự quan tâm đến môn học 
- Chưa khơi dậy được đam mê, tìm tòi của học sinh thông qua bộ môn
- Còn thiên về lý thuyết, thiếu thực tế.
- Chưa cung cấp cho học sinh các kiến thức Hóa học có ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
 - Đặc biệt khi dạy Bài: 26 “ Luyện tập: Nhóm Halogen” đây là bài rất khó vì học sinh phải nắm được tất cả các vấn đề như cấu hình, tính chất Hóa học của đơn chất, hợp chất...mà tất cả các nguyên tố của nhóm Halogen đều là những nguyên tố gặp rất nhiều trong đời sống, có nhiều ứng dụng quan trọng và đặc biệt là trong các đề thi THPT nên không thể bỏ qua. Để tạo hiệu quả trong học tập việc trước tiên người giáo viên phải là người chủ động gợi mở, dẫn dắt, phải tạo được sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh, từ đó có thể phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh. Chính vì vậy bản thân tôi cũng đã tìm tòi, sưu tầm một số bài thơ, câu đố để vận dụng vào bài học.
 Tuy nhiên giáo viên cũng phải nhớ rằng không được quá lạm dụng các bài thơ, câu đố vào bài học vì nếu vận dụng một cách tràn lan sẽ làm mất hiệu quả của giờ dạy, bài giảng. Chúng ta có thể sưu tầm rất nhiều thơ ca, câu đố nhưng phải nắm được trọng tâm của bài giảng để lồng ghép vào. Bản thân tôi cũng đã sưu tầm rất nhiều thơ ca, câu đố liên quan đến nhóm Halogen 
III. MỘT SỐ BÀI THƠ, CÂU ĐỐ VẬN DỤNG 
 1. CHUYỆN NÀNG CLO 
Tên em là khí cờ lo
Vàng lục, rất độc, xốc lòng bao anh.
Ngẩn ngơ anh mãi chạy quanh,
Từ chàng kim loại đến anh hi đrồ.
Hầu hết kim loại không trừ,
Gặp, oxi hóa anh thành clorua.
Hiđrô, em chẳng chịu thua,
Chỉ cần ánh sáng, em hùa mất anh.
Hiđrô clorua tạo nhanh,
Không màu, mùi xốc, tan trong nước nhiều.
Thành anh axit thật kiêu,
Không màu, mạnh, khử, giúp nhiều cho ta.
Nàng clo vào nước tan ra,
Tác dụng phần nhỏ giúp ta tẩy màu.
Bạn ơi, đừng bỏ chạy lâu,
Hiểu clo cho tận, sợ đâu, độc gì?
Ứng dụng ai nấy sánh bì,
Sinh hoạt, công nghiệp, ngành gì?
Có clo. Anh ơi, hiểu thật kĩ cho,
Cờ lo vận dụng cho đời thêm yêu
Bài thơ dựa trên một số tính chất của clo như:
 - Clo là khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc. 
- Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua. 
- Tác dụng với hiđrô khi có ánh sáng tạo thành khí hiđrô clorua dễ tan trong nước thành axit clohiđric (là axit mạnh, không màu).
 - Khi tan trong nước, tác dụng một phần với nước tạo thành hỗn hợp axit clohiđric và hipoclorơ, Cl+1 trong hipoclorơ có tính tẩy màu. 
- Có nhiều ứng trong sinh hoạt, sản xuất.
 2. ANH BẠN TÔI CHẤT KHÍ 
Màu vàng lục, rất độc,
Mùi gây xốc người ta
Làm hại đường hô hấp.
Bạn nào chưa biết tới 
Khi gặp thì tránh xa 
Đáp án: Khí clo 
3. ĐỪNG TƯỞNG TÔI CHẤT KHÍ 
Thân gầy yếu mỏng manh 
Khi gặp anh nước nóng 
Khiến cháy hủy là thường.
Bạn nào biết tôi không?
Khí gì mà mạnh thế?
 Đáp án: Khí Flo 
4. NHÌN QUA TƯỞNG AXIT 
Nhưng là khí hẳn hoi, 
Tính chất đặc biệt thôi 
Tan rất nhiều trong nước.
Bạn nào hay nói trước,
Là khí gì vậy ta?
 Đáp án: Khí HCl, khí hidroclorua 
5. TỚ LÀ MỘT AXIT
Oxi hóa rất mạnh 
Giúp tẩy màu dễ không
Có bạn nào biết tớ?
 Đáp án: Axit hipoclorơ, là chất oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu 
6. Tại sao nước máy lại có mùi clo? 
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo vào nước có tác dụng sát trùng do clo tan 1 phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước:
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hoá mạnh: 
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
7.Vì sao nước biển lại mặn?
Các con sông, suốiCác dòng nước trên lục địa đều chảy về biển, đại dương và hoà tan mọi vật thể có thể hoà tan. Do quá trình bay hơi, các nguyên tố, hợp chất tụ tập trong nước biển ngày càng nhiều theo thời gian, vị mặn của nước biển chủ yếu do NaCl gây nên. Trong nước biển có khoảng hơn 80 nguyên tố, các halogen có nhiều trong nước biển, nguyên tố Br có trong nước biển tới 99% tổng lượng tồn tại và chiếm 0,065% trong nước biển.
8. Tại sao phải ăn muối có Iot?
Ăn muối để bổ sung hàm lượng Iot cho cơ thể, trong cơ thể một người trưởng thành có chứa 20 – 50mg Iot chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếu Iod trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu Iod dẫn dến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh. Mỗi ngày phải đảm bảo cho cơ thể tiếp xúc với < 150 mcrogam Iot.
9. Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?
Cloramin là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO.
HClO có tính oxi hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết.
Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này.
IV. KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP THƠ CA, CÂU ĐỐ VÀO GIẢNG DẠY
 Để giờ học vận dụng thơ ca, câu đố vào bài học có hiệu quả thì khâu chuẩn bị cũng vô cùng quan trọng ,chuẩn bị tốt là điều kiện cần để thu được kết quả tốt.
 Giáo viên cần sưu tầm hệ thống các bài thơ, câu đố có liên quan đến bài học. Trong quá trình học, học sinh phải phân tích, tổng hợp, tìm tòi ra nội dung bài giải nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em.
 Để kiểm tra nhận thức của HS sau bài khi nghe bài thơ, câu đố, GV đưa ra hệ thống các câu hỏi có liên quan để HS trả lời 
  Để lồng ghép thơ ca, câu đố vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu. Sau đó, GV phải biết chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ dàng khi sử dụng và khi lồng ghép bài giảng cần lựa chọn cách giải thích ngắn gọn ,dễ hiểu theo từng đối tượng học sinh để gây được hứng thú đối với học sinh. Có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho người này nhưng không thể áp dụng cho giáo viên khác. Vì phong cách dạy “nó như tính cách của mỗi con người không thể ai cũng giống ai” 
V. ĐỀ XUẤT GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
 Tiết : 45 Bài 26: LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN	
A. Mục tiêu - yêu cầu
1. Về kiến thức
Học sinh hiểu:
 - Các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh, nguyên nhân của sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ Flo Iot
 - Nguyên nhân của tính sát trùng và tính tẩy màu của nước Gia ven, clorua vôi và cách điều chế.
Học sinh biết:
- Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất của HX của các halogen.
- Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-.
- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất halogen (X2).
2. Kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức đã học về nhóm halogen để để giải thích tính chất của các halogen và 1 số hợp chất của chúng
 - Giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX
 - Giải 1 số bài tập có tính toán.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: 
- Giáo án. Bảng tuần hoàn và một số bài tập liên quan đến halogen.
- Thơ ca, câu đố có liên quan đến bài học và cuộc sống
- Có thể chuẩn bị dung dịch NaCl, NaBr, KI, AgNO3 để làm những thí nghiệm nhận biết dung dịch.
Học sinh: 
- Ôn tập kiến thức nhóm halogen và làm bài tập trước ở nhà
C. Tổ chức hoạt động dạy hoc
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
1. Giáo viên có thể kiểm tra bài cũ bằng một số câu đố, yêu cầu học sinh giải câu đố, viết phương trình chứng minh.
Câu đố:  
Axit gì nhận biết
Bằng quỳ tím đổi màu
Thêm vào bạc nitrat
Tạo kết tủa trắng phau?
Đáp án:
Clohiđric kể đầu
Nó làm quỳ tím chuyển màu, đó anh
Bạc nitrat kết tủa nhanh
Trắng phau, bột trắng, hiền lành thế thôi.
Phản ứng tạo kết tủa: 
HCl + AgNO3→ AgCl↓ trắng + HNO3 
2. Làm bài tập 3 SGK trang 113
3. Nội dung mới
Nội dung
Hoạt động của GV và học sinh
A. Kiến thức cần nắm vững
I. Cấu tạo nguyên tử và phân của các halogen
-Bán kính nguyên tử tăng từ flo đến iot
- Lớp ngoài cùng có 7 e
- Phân tử gồm 2 nguyên tử: X2 ; Liên kết CHT không cực
Hoạt động 1:
- GV: cho HS viết cấu hình e nguyên tử của các halogen và yêu cầu HS nhận xét?
HS viết cấu hình e 
HS khác nhận xét
GV nhận xét.
GV: liên kết trong các nguyên tử của các halogen là loại liên kết gì?
HS: Liên kết cộng hóa trị.
II. Tính chất hóa học
a. Halogen là những phi kim có tính oxi hoá mạnh
- Phản ứng với kim loại
3F2 + 2Fe 2FeF3 (oxh tất cả kim loại)
3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3(oxh hầu hết kl, t0)
3Br2 + 2Fe → 2FeBr3(oxh nhiều kl, t0)
3I2 + 2Fe → 2FeI3(oxi hóa nhiều kl, t0 hoặc xúc tác)
- Phản ứng với phi kim 
F2 + H2 → 2 HF ( trong bóng tối, ở nhiệt độ -252oC, nổ mạnh)
Cl2 + H2 → 2HCl ( cần chiếu sáng, phản ứng nổ)
Br2 + H2 → 2HBr( to cao)
 I2 + H2 → 2HI ( to cao hơn)
- Phản ứng với hợp chất
2F2 + 2H2O → 4HF + O2 ( phản ứng mãnh liệt ở to thường)
Cl2 + H2O → HCl + HClO ( ở to thường)
 Br2 + H2O → HBr + HBrO (ở to thường, chậm hơn so với Clo).
 I2 + H2O → hầu như không tác dụng
b. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ F đến I
Hoạt động 2: 
 GV:Yêu cầu HS cho ví dụ về tính oxi hóa mạnh của halogen: phản ứng với kim loại, hidro và nước
 HS lên bảng viết PT
 GV yêu cầu HS khác nhận xét.
 GV: Yêu cầu HS nhận xét về số oxi hóa của halogen.
 HS dựa vào kiến thức cũ trả lời: halogen có tính oxi hóa mạnh.
 GV giải thích vì sao halogen có tính oxi hóa mạnh?
 HS chú ý lắng nghe.
 GV: Tính oxi hóa của các halogen biến đổi như thế nào khi đi từ Flo đến Iot?
 HS: Tính oxi hóa giảm dần khi đi từ Flo đến Iot.
GV: Yêu cầu HS tra bảng độ âm điện của F, Cl, Br, I và nhận xét?
III. Tính chất hóa học của hợp chất halogen
1. Axit halogenhidric
- HF; HCl ; HBr ; HI
- Tính axit tăng dần
Phản ứng ăn mòn thủy tinh
4HF + SiO2 →SiF4 + 2H2O
2. Hợp chất có oxi 
 Nước Gia-ven và clorua vôi có tính tẩy màu và sát trùng do: NaClO, CaOCl2 là các chất oxi hóa mạnh
Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu HS so sánh tính chất hoá học của axit halogenhiđric?
GV: Trình chiếu đoạn thơ
Các axit từ HF đến HI ta nhớ
Mạnh nhất là chàng nhóc HI 
HF kia tính axit yếu xìu
HS: Tính axit tăng dần từ HF -> HI.
GV: Trình chiếu và đọc câu thơ
Khí gì tan trong nước
Ăn mòn được thuỷ tinh
Dung dịch có ứng dụng
Để khắc chữ khắc hình?
GV: Yêu cầu HS cho biết đoạn thơ trên nói tới khí nào? tính chất đặc biệt là gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: yêu cầu HS viết ptpư 
HS: Viết ptpư
GV: Yêu cầu HS viết công thức các hợp chất có oxi của halogen và nhận xét số oxi hóa của halogen?
HS viết công thức và xác định
 GV:Yêu cầu HS viết PTHH điều chế nước Gia-ven và Clorua vôi
HS viết PT
GV khẳng định lại lần nữa.
IV. Phương pháp điều chế các đơn chất halogen
- Flo
- Clo
-	Phòng thí nghiệm
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
2KMnO4 +16 HCl→ 2KCl + 2MnCl2+5Cl2 
 + 8H2O
- Công nghiệp (Điện phân có màng ngăn)
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2
Brom( NaBr có trong nước biển)
 Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Iot ( NaI có trong rong biển)
 Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Hoạt đông 4: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại phương pháp điều chế F2, Cl2, Br2, I2 
- HS trả lời:
 + Flo: điện phân hỗn hợp KF và HF
 + Clo:
 * Trong phòng thí nghiệm:
 Cho axit mạnh tác dụng với chất oxi hóa mạnh (MnO2; KmnO4.)
 * Trong công nghiệp:
 Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
+ Brom: Dùng Cl2 để oxi hóa NaBr
+ Iot: Sản xuất từ rong biển.
GV yêu cầu HS viết PT điều chế halogen tương ứng.
HS viết PT
GV nhận xét
HS chép bài
V.Phân biệt các ion F- ; Cl- ; I-
Thuốc thử: AgNO3
NaF + AgNO3 → không phản ứng
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 
 (trắng)
NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3 
 (vàng nhạt)
NaI + AgNO3 → AgI + NaNO3 
 (vàng )
Hoạt động 5:
GV: yêu cầu HS cho biết thuốc thử nhận biết các Halogen.
GV: Trình chiếu và đọc bài thơ
PHẢI CHI BÉ YÊU ANH (F Cl Br I At)
 Anh chàng ion bạc điển trai
 Đến

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_van_dung_tho_ca_cau_do_vao_bai_26_luyen_tap.doc
  • docBÌA SKKN.doc
  • docMỤC LỤC SKKN QUỲNH.doc