SKKN Một vài kinh nghiệm về phân dạng, phương pháp giải và giải nhanh cácbài tập phản ứng oxi hóa khử

SKKN Một vài kinh nghiệm về phân dạng, phương pháp giải và giải nhanh cácbài tập phản ứng oxi hóa khử

Trong những năm gần đây, việc thi trắc nghiệm không còn xa lạ với các em học sinh, đặc biệt là các em thi khối tự nhiên. Tuy nhiên không phải vì thế mà các em là bài tốt hơn các năm đầu. Sở dĩ đề thi có nhiều thay đổi qua hàng năm, thay đổi về các dạng bài tập, về cách thức hỏi, về nội dung câu hỏi. Mọi thứ ngày càng đa dạng và phong phú. Đòi hỏi các em phải bắt kịp su thế ra đề và các dạng bài tập từng năm. Bổ xung các kiến thức, các dạng bài tập mới để làm bài tốt hơn.

Mặt khác thời gian làm bài cũng là một áp lực không nhỏ với các em học sinh, trung bình chỉ 1,25 phút/1 câu hỏi. vì vậy việc đưa ra phương pháp và cách thức giải nhanh là thực sự hữu ích với các em.

 Trên thực tế các tài liệu về phản ứng oxi hóa khử chỉ mới đưa ra kiến thức để học sinh vận dụng làm bài tập. Đối với học sing khá giỏi có thể làm được, tuy nhiên với các đối tượng học sinh yếu hơn thì gặp nhiều khõ khăn, thậm chí các em còn không xác định được yêu cầu của đề bài. vậy nên Tôi đưa ra các dạng bài tập, các cách hỏi khác nhau để học sinh làm quen và có cách giải hợp lý.

 Từ các lý do trên tôi nhận thấy việc phân dạng, đưa ra cách giải và cách giải nhanh là thực sự cần thiết đối với học sinh. Vậy nên tôi chọn đề tài "một vài kinh nghiệm về phân dạng, cách giải và giải nhanh các bài tập phản ứng oxi hóa khử".

 

doc 15 trang thuychi01 6281
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm về phân dạng, phương pháp giải và giải nhanh cácbài tập phản ứng oxi hóa khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHÂN DẠNG, PHƯƠNG PHÁP 
GIẢI VÀ GIẢI NHANH CÁCBÀI TẬP 
PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
	Trong những năm gần đây, việc thi trắc nghiệm không còn xa lạ với các em học sinh, đặc biệt là các em thi khối tự nhiên. Tuy nhiên không phải vì thế mà các em là bài tốt hơn các năm đầu. Sở dĩ đề thi có nhiều thay đổi qua hàng năm, thay đổi về các dạng bài tập, về cách thức hỏi, về nội dung câu hỏi. Mọi thứ ngày càng đa dạng và phong phú. Đòi hỏi các em phải bắt kịp su thế ra đề và các dạng bài tập từng năm. Bổ xung các kiến thức, các dạng bài tập mới để làm bài tốt hơn.
Mặt khác thời gian làm bài cũng là một áp lực không nhỏ với các em học sinh, trung bình chỉ 1,25 phút/1 câu hỏi. vì vậy việc đưa ra phương pháp và cách thức giải nhanh là thực sự hữu ích với các em. 
	Trên thực tế các tài liệu về phản ứng oxi hóa khử chỉ mới đưa ra kiến thức để học sinh vận dụng làm bài tập. Đối với học sing khá giỏi có thể làm được, tuy nhiên với các đối tượng học sinh yếu hơn thì gặp nhiều khõ khăn, thậm chí các em còn không xác định được yêu cầu của đề bài. vậy nên Tôi đưa ra các dạng bài tập, các cách hỏi khác nhau để học sinh làm quen và có cách giải hợp lý.
	Từ các lý do trên tôi nhận thấy việc phân dạng, đưa ra cách giải và cách giải nhanh là thực sự cần thiết đối với học sinh. Vậy nên tôi chọn đề tài "một vài kinh nghiệm về phân dạng, cách giải và giải nhanh các bài tập phản ứng oxi hóa khử".
2. Mục tiêu nghiên cứu.
	Để khẳng định vai trò quan trọng của người thầy trong tổ chức hoạt động dạy và học. là người định hướng cho các hoạt động của học sinh, giúp các em giải nhanh các dạng bài tập trong đề thi, đạt kết quả cao nhất có thể.
	Tạo hứng thú và đam mê đối với môn học, khơi dậy sự tìm tòi sáng tạo của học sinh. giúp các em học tốt môn hóa học trong nhà trường THPT.
	Để nâng cao chất lượng của học sinh trong các kì thi.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Các cách hỏi khác nhau, cách giải và giải nhanh các dạng bài tập liên quan đến phản ứng oxi hóa khử.
4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Kiểm tra đánh giá.
	- Sử lí số liệu.
	- Nghiêm cứu tài liệu mới.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Giáo dục là quốc sánh hàng đầu, là nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Dạy cho học sinh những phép ứng sử trong cuộc sống, trang bị cho các em những kiến thức về thế giới quan, về các mối quan hệ trong xã hội. Để các em có những hành trang bước vào cuộc sống sau này. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến các cuộc thi, đặc biệt là thi tốt nghiệp và thi Đại học. Là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Cho đến ngày hôm nay các em chỉ phải tham gia một cuộc thi THPT Quốc Gia, từ đó chọn ra các học sinh xuất sắc vào các trường đại học. Vậy có thể nói đây là cuộc thi quan trọng nhất trong lứa tuổi học sinh của mỗi người. Ý thức được tầm quan trọng ấy. Tôi, người giáo viên giảng dạy trong ngôi trường THPT Thạch thành 3 luôn cố gắng nỗ lực để các học sinh của mình có kết quả cao nhất.
	Sau quá trình dạy học và nghiên cứu tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm "một vài kinh nghiệm về phân dạng và phương pháp giải nhanh các bài tập phản ứng oxi hóa khử" giúp học sinh nhận dạng các bài tập và đưa ra phương pháp giải nhanh, tiết kiệm thời gian trong các kì thi. Qua đó các em có thể đạt kết quả như mong muốn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Tình hình học sinh:
	Chủ yếu là con các gia đình thuần nông. sự quan tâm của cha mẹ là chưa sát sao, các em cũng chưa có điều kiện để học hành. Bên cạnh đó cũng chỉ có một số học sinh có điều kiện, học tốt tuy nhiên lại tập trung ở các lớp mũi nhọn. vì vậy để các em ở những lớp sau nắm được kiếm thức cơ bản và vận dụng giải tốt các bài tập là rất khó khăn. Đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và tâm huyết. Đưa ra được cách thức giáo dục phù hợp với học sinh.
	Qua thời gian giảng dạy tại trường THPT Thạch Thành 3 tôi phần nào nắm bắt được đối tượng học sinh của mình. Bên cạnh đó đúc rút được các kinh nghiệm về chuyên môn phù hợp với học sinh của mình.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Phân dạng bài tập phản ứng oxi hóa khử.
	Dạng 1. Xác định đâu là phản ứng oxi hóa khử
	Dạng 2. Tính tổng hệ số tối giản của phương trình
	Dạng 3. Xác định chất oxi hóa, chất khử (vai trò các chất)
	Dạng 4. Xác định số phân tử đóng vai trò là chất oxi hóa
	Dạng 5. Xác định tỉ lệ oxh/kh (hoặc tỉ lệ 2 chất bất kì)	[1,2,3,4,6,5]
2.3.2. Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập.
 	Dạng 1. Xác định đâu là phản ứng oxi hóa khử.
VD 1. Cho các phản ứng sau:
	a) FeO + HNO3đặc nóng →	 b) FeS + H2SO4đặc nóng →
	c) Al2O3 + HNO3đặc nóng →	d) Cu + dung dịch FeCl3 →
	e) CH3CHO + H2 (Ni, t0) →	f) glucozơ + AgNO3 trong NH3 →
	g) C2H4 + Br2 →	h) glixerol + Cu(OH)2 →
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
	A. a, b, c, d, e, h	B. a, b, c, d, e, f, g	
	C. a, b, c, d, e, f, h	D. a, b, c, d, e, g	[4]
Hướng dẫn giải:
	Hoàn thành phương trình và xác định. tuy nhiên không phải xét a,b,c,d,e vì đáp án nào cũng có. Xét phương trình h không phải nên chỉ là B hoặc D. Xét phương trình f phải, vậy đáp án là B.
 VD 2. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là
	A. 5	B. 6	C. 7	D. 8	[4]
Hướng dẫn giải:
 	Ta chọn tất cả các hợp chất sắt có số oxh thấp hơn sắt (III). 
 VD 3. Thực hiện các thí nghiệm sau:
	(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
	(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
	(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào H2O.
	(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
	(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.
	(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
	Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là:
A. 4	B. 3	C. 6	D. 5	[4]
Hướng dẫn giải:
	Xác định các phản ứng có tạo ra đơn chất hoặc có đơn chất tham gia phản ứng trước, sẽ là phản ứng oxi hóa khử.
	Vậy chọn D
VD 4. Xét phản ứng MxOy + HNO3 ® M(NO3)3 + NO + H2O, điều kiện nào của x và y để phản ứng này là phản ứng oxi hóa khử ?
	A. x = y = 1. 	B. x = 2, y = 1. 	
	C. x = 2, y = 3. 	 	D. x = 1 hoặc 2, y = 1.	[4]
Hướng dẫn giải:
	Sau phản ứng hóa trị của M là III, vậy để là phản ứng oxh khử thì trước phản ứng số oxh của M phải nhơ hơn III. 
	Vậy chọn D
	Dạng 2. Tính tổng hệ số tối giản của phương trình.
VD 5. Tổng hệ số của các chất trong phản ứng: 
	Fe3O4 + HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + H2O là:
	A. 55	B. 20	C. 25	D. 50	[6]
Hướng dẫn giải:
	Cân bằng phản ứng và tính tổng hệ số. Cách cân bằng nhanh là thêm số e nhường sẽ là hệ số chất nhận, số e nhậm sẽ là hệ số chất nhường. (chỉ áp dụng với phương trình có một chất nhường và một chất nhận).
	Ni tơ nhận 3e, 3Fe nhận 1e ta thêm được như sau
	3 Fe3O4 + HNO3 → 9 Fe(NO3)3 + 1 NO + H2O
	Sau đó đếm nguyên tố còn lại. Đáp án A
VD 6. Cho phản ứng
	Cu + HNO3→ Cu(NO3)2 + NO + H2O
Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là:
	A. 16	B. 18	C.20	D.24	[2]
Hướng dẫn giải:
	Áp dụng cách giải nhanh ta có Cu nhường 2 e ta thêm vào hệ số của , và nhận 5e thêm vào hệ số Cu ta được như sau.
	3Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO + H2O
Sau đó ta nhẩm các hệ số còn lại ta được
	3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Vậy tổng hệ số tối giản của phương trình là: 20. Đáp án C
VD 7. Cho phản ứng
	Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 ® Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O	
	Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là:
	A. 23 	B. 27 	C. 47 	D. 31	[5]
Hướng dẫn giải:
	Tương tự VD 5, nhường 2e, nhận 5e ta thêm được như sau
	5 Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 ® Na2SO4 + 2 MnSO4 + K2SO4 + H2O
	Cân bằng các nguyên tố tiếp theo ta được
	5 Na2SO3 + 2KMnO4 +x NaHSO4 ® yNa2SO4 + 2 MnSO4 + K2SO4 + H2O
Lập phương trình với x,y theo bảo toàn nguyên tố
	bảo toàn Na: 10+ x = 2y
	bảo tàn S: 5+ x= y +3	
Xác định được x,y thay vào phương trình và tính hệ số H2O	
5 Na2SO3 + 2KMnO4 +6 NaHSO4 ® 8Na2SO4 + 2 MnSO4 + K2SO4 + 3H2O
Đáp án B
	Dạng 3. Xác định chất oxi hóa, chất khử (vai trò các chất).
VD 8. Trong phản ứng: KClO3 + 6HBr → KCl + 3Br2 + 3H2O thì HBr 
	A. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường	B. là chất khử
	C. vừa là chất khử, vừa là môi trường	D. là chất oxi hoá	[3]
Hướng dẫn giải
	Sau khi xác định số oxh. Hs xác định chất nhường và nhận e. Dựa vào câu "khử cho, O nhận" (chất khử cho e, chất oxh nhận e).
	, vậy nhường e, đóng vai trò chất khử
	Đáp án B
VD 9. Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
	A. bị khử	B. bị oxi hoá	
	C. cho proton	D. nhận proton	[5]
Hướng dẫn giải:
	Theo khái niệm tính kim loại là khả năng nhường e, vậy nhường e thì thể hiện tính khử, tức là bị oxi hóa.
	Hs nhớ nhanh là: chất thì ngược lại với quá trình.
VD 10. Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử nitơ 
	A. chỉ bị oxi hoá	C. chỉ bị khử
	C. không bị oxi hoá, không bị khử	D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử	[6]
Hướng dẫn giải:
	Xác định số oxh ta thấy vừa tăng vừa giảm. Vậy chọn D
VD 11. Trong phản ứng: Fe3O4 + H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thì H2SO4 đóng vai trò
	A. là chất oxi hóa	B. là chất khử
	C. là chất oxi hoá và môi trường	D. là chất khử và môi trường	[2]
Hướng dẫn giải:
	Xác định số oxh ta thấy giảm xuống trong SO2, và được giữ nguyên trong muối, vậy nó vừa là chất oxh vừa đóng vai trò là môi trường.
VD 12. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3 thì vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
	A. chất xúc tác	B. môi trường	
	C. chất oxi hóa	D. chất khử	[6]
Hướng dẫn giải:
	Dựa vào tính chất của muối nitrat, có tính Oxh trong môi trường tương tự HNO3, vậy đóng vai trò là chất oxh
	Vậy đáp án là C
VD 13. Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH ® C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH
Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
	A. vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
	B. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
	C. chỉ thể hiện tính khử.
	D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.	[6]
Hướng dẫn giải:
	 Dựa vào sản phẩm ta thấy KOH phản ứng tạo ra sản phẩm không thay đổi số oxh, chỉ cần xác định trong C6H5-CHO và C6H5-COOK hoặc C6H5-CH2-OH. Nếu có sự thay đổi thì là A, không thì là D. Ta xác định được C có sự thay đổi, vậy đáp án là A.
VD 14. Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?
A. HCl+ AgNO3→ AgCl+ HNO3 
B. 2HCl + Mg→ MgCl2+ H2
C. 8HCl + Fe3O4 →FeCl2 +2 FeCl3 +4H2O 
D. 4HCl + MnO2→ MnCl2+ Cl2 + 2H2O 	[5]
Hướng dẫn giải:
	Ta xác định được sau phản ứng ở đáp án D thì vậy Clo thể hiện tính khử. Đáp án A và C không phải phản ứng oxh khử. 
	Vậy đáp án là B.
VD 15. Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S ® 2FeCl2 + S + 2HCl. Vai trò của H2S là
A. chất oxi hóa .	B. chất khử.	C. Axit. 	D. vừa axit vừa khử.
	[3]
Hướng dẫn giải:
	Ta xác định số oxh của S trước và sau phản ứng, ta được.
	Vậy thể hiện tính khử. Đáp án B
	Dạng 4. Xác định số phân tử đóng vai trò là chất oxi hóa.
 VD 16. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
 Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là:
A. 4/7	B. 3/7	C. 3/14	D. 1/7	[6]
Hướng dẫn giải:
	Sau khi cân bằng nhanh phản ứng như VD 5 ta được
	K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O
	Ta thấy tổng số mol phản ứng là 14, tạo ra 3Cl2 tức là 6 mol Cl. Vậy tỉ lệ là 3/7. Đáp án B
VD 17. Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá là: 
	A. 8	B. 6	C. 4 	D. 2 	[4]
Hướng dẫn giải:
	Theo phương trình phản ứng tạo ra 2NO vậy ta có: 
	Như vậy số đóng vai trò chất oxh là 2. Đáp án D
VD 18. Trong phản ứng: Fe3O4 + H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 
thì H2SO4 đóng vai trò oxh là?
	A. Chất oxi hóa	B. Chất khử
	C. Chất oxi hoá và môi trường	D. Chất khử và môi trường
	[4]
Hướng dẫn giải:
	Ta thấy và S trong muối là . 
Vậy vai trò của H2SO4 là chất oxi hoá và môi trường. Đáp án C
VD 19. Tỷ lệ số phân tử HNO3 là chất oxi hóa và số phân tử HNO3 là môi trường trong phản ứng :
	FeCO3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + CO2+ H2O là: 
	A. 8 : 1 	 B. 1 : 9 	 C. 1 : 8 	 D. 9 : 1	[4]
Hướng dẫn giải:
 	Cân bằng phản ứng ta được:
	3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 3CO2+ 5H2O
	Tổng số phân tử phản ứng là 10. trong đó có 1 phân tử chuyển thành NO, tức là đóng vai trò chất oxh, vậy tỉ lệ là 1:9. Đáp án B
	Dạng 5. Xác định tỉ lệ oxh/kh.
VD 20. Trong phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Tỉ lệ số mol Cu và HNO3 phản ứng là:
	A. 3/8	B. 8/3	C. 1/3 	D. 5/8 	[4]
Hướng dẫn giải:
	ta cân bằng phương trình phản ứng như VD 5. ta được
	3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
	Vậy tỉ lệ là 3/8. Đáp án A
VD 21. Cho phản ứng hóa học sau; 
	aS + bNaOH(đặc) Na2S + Na2S2O3 + H2O. khi cân bằng phương trình với tỉ lệ hệ số tối giản thì a/b bằng bao nhiêu.
 	A. 1/6	B. 2/3	C. 3/2	D. 1	[5]
Hướng dẫn giải:
	Tương tự VD 5. thêm hệ số ta được
	4S + 6NaOH(đặc) 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O
	Vậy tỉ lệ là 2/3. Đáp án B
VD 22. Cho phản ứng: 
 KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ¾® Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
	A. 5 và 2.	 B. 1 và 5.	 C. 2 và 10.	 D. 5 và 1	[4]
Hướng dẫn giải:
 	Cân bằng phản ứng ta được
2KMnO4 +10 FeSO4 + 8H2SO4 ¾® 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 4H2O
	Vậy hệ số lần lượt là 2 và 10. 
	Đáp án C
VD 23. Cho phản ứng:
	aCu + bHNO3 → Cu(NO3)2 + cNO + dNO2 +H2O
Xác định tỉ lệ a/b biết c/d= 1/2
	A. 3/16	B. 5/16	C. 5/14	D. 3/8	[5]
Hướng dẫn giải:
	Viết quá trình nhường nhận lưu ý sao cho số mol NO2 gấp 2 số mol NO để đảm bảo c/d=1/2.
Thêm hệ số ta có
5Cu + 16HNO3 → 5Cu(NO3)2 + 2NO + 4NO2 +8H2O
	Vậy a/b = 5/16. 
	Đáp án B
2.3.3.Thực hiện:
	Thực hiện giảng dạy theo đề tài đối với 2 lớp đó là 10C4 và 10C7. Lớp 10C8 chỉ đưa ra kiến thức cho học sinh tự vận dụng.
	Kiểm tra lấy kết quả, đối chiếu và so sánh giữa các lớp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của nhà trường.
 	Qua triển khai sáng kiến kinh nghiệm tại trường THPT Thạch Thành 3 tôi nhận thấy có các chuyển biến tích cực như sau:
	- Đối với học sinh đã được phân dạng bài tập và học cách giải nhanh, các em rất hứng thú với việc làn bài tập. Chất lượng bài làm của các em cũng được nâng cao. Các em không còn bỡ ngỡ trước các cách đặt vấn đề khác nhau của đề bài. Hầu hết các em nắm được các dạng bài tập và cách giải nhanh của dạng ấy nếu có. 
	- Đối với các em chưa được phân dạng thi các em còn bỡ ngỡ trước các cách hỏi khác nhau của đề bài, dẫn tới việc các em chưa ham mê làm bài. Dẫn tới kết quả học tập chưa cao.
	- Kết quả được thể hiện thông qua kiểm bài kiểm tra như sau:
lớp
sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm Yếu
Ghi chú
10C4
42
10(23,8%)
25(59,5%)
7(16,7%)
0
10C8
43
2(4,7%)
15(34,9%)
22(51,2%)
4(9,2%)
10C7
43
8(18,6%)
22(51,2%)
12(27,9%)
1(2,3%)
 	Thông qua phân tích bảng kết quả trên ta thấy được tác động tích cực của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy. Ở các lớp có áp dụng sáng kiến có tỉ lệ học sinh khá giỏi cao hơn. 
	- Đối với bản thân tôi thấy việc nghiên cứu và đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm phù hợp với học sinh là thực sự hữu ích. Giúp bản thân chau rồi chuyên môn, tích cực nghiên cứu các tài liệu mới để bắt kịp xu thế của thời đại.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
Thông qua kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm "một vài kinh nghiệm về phân dạng, cách giải và giải nhanh các bài tập phản ứng oxi hóa khử" là thực sự cần thiết và hữu ích.
	Thứ nhất: Góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tích tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Thể hiện vai trò chủ đạo của người học.
	Thứ hai: Góp phần nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em có kết quả tốt trong các kì thi. Tiết kiệm được thời gian làm bài đối với các dạng có phương pháp giải nhanh.
	Thứ ba: Thúc đẩy học sinh tích cực tìm tòi tài liệu mới, tìm các phương pháp giải nhanh cho các dạng bài tập khác.
	Tóm lại sáng kiến đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cũng như tinh thần học tập của đông đảo học sinh. 
2. Kiến nghị.
	Đối với sở GD & ĐT Thanh Hóa: Phổ biến rộng rãi các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng để các trường có thể học hỏi lẫn nhau, áp dụng vào các trường hợp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.
	Đối với nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, các sáng kiến áp dụng có hiệu quả cao cần được nhân rộng.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng05 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học lớp 10.	[1]
2. Sách bài tập hóa học 10.	[2]
3. Sách hóa học nâng cao lớp 10.	[3]
4. Tuyển tập các đề thi Cao đẳng Đại học	[4]
5. Tự biên soạn	[5]
6. Nguồn internet	[6]
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu
1
4. Phương pháp nghiên cứu
1
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của nhà trường
9
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
1. Kết luận
12
2. Kiến nghị
12
Tài liệu tham khảo
13
Phụ lục
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHÂN DẠNG, 
CÁCH GIẢI VÀ GIẢI NHANH CÁC BÀI TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoạt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Thạch Thành 3
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_ve_phan_dang_phuong_phap_giai_va_gi.doc