SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT Tống Duy Tân

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT Tống Duy Tân

Hóa học như một bức tranh luôn biến động của tự nhiên với các qui luật của thế giới vi mô được ẩn dấu bên trong. Hóa học lại là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ khác. Thật khó mà kể hết các thành tựu mà hóa học có đóng góp cho cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, phần lớn học sinh vẫn chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống. Đối với các em, hóa học là môn học trừu tượng, khô khan và xa rời thực tế. Trong tình thế toàn cầu hóa hiện nay, nền giáo dục đã được đầu tư nhiều hơn. Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được các nhà giáo quan tâm, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp đem lại hiệu quả tốt nhất. Muốn nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, tất nhiên, giáo viên cần nắm vững nội dung bộ môn giảng dạy, phải nhuần nhuyễn về phương pháp, nghệ thuật truyền đạt, đặc điểm tâm lý của học sinh nhằm kích thích hoạt động sáng tạo, độc lập của học sinh, phát huy được trí thông minh, lòng ham học hỏi của các em, mặt khác phải làm thế nào gây hứng thú học tập cho các em.

Đối với tôi sau mỗi tiết dạy, thấy được niềm vui trong ánh mắt học trò, nghe được những câu hỏi khẽ “Sao nhanh hết giờ vậy nhỉ?” là tôi lại cảm thấy hạnh phúc và yêu nghề hơn rất nhiều. Bằng cách nào để có được niềm hạnh phúc, niềm vui ấy thường xuyên? Đó là câu hỏi luôn làm tôi trăn trở. Tôi nghĩ rằng cần phải tạo ra cho học sinh sự hứng thú, tình yêu đối với môn học, tạo ra không khí, tâm thế tiếp thu kiến thức tốt nhất nơi các em. Từ đó, các em có thể tự tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh cho mình. Nếu xây dựng được hứng thú học tập nơi học sinh thì mỗi kiến thức hóa học là một thế giới vui nhộn, bổ ích; mỗi tiết học là một trải nghiệm thoải mái. Đó chính là sự khởi đầu để nâng cao chất lượng môn học.

 Các biện pháp gây hứng thú học tập khá nhiều, điều quan trọng là những biện pháp nào là hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Trước vấn đề cấp thiết trên, Tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 ở trường THPT Tống Duy Tân”.

 

doc 20 trang thuychi01 13596
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT Tống Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài: 
Hóa học như một bức tranh luôn biến động của tự nhiên với các qui luật của thế giới vi mô được ẩn dấu bên trong. Hóa học lại là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ khác. Thật khó mà kể hết các thành tựu mà hóa học có đóng góp cho cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, phần lớn học sinh vẫn chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống. Đối với các em, hóa học là môn học trừu tượng, khô khan và xa rời thực tế. Trong tình thế toàn cầu hóa hiện nay, nền giáo dục đã được đầu tư nhiều hơn. Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được các nhà giáo quan tâm, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp đem lại hiệu quả tốt nhất. Muốn nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, tất nhiên, giáo viên cần nắm vững nội dung bộ môn giảng dạy, phải nhuần nhuyễn về phương pháp, nghệ thuật truyền đạt, đặc điểm tâm lý của học sinh nhằm kích thích hoạt động sáng tạo, độc lập của học sinh, phát huy được trí thông minh, lòng ham học hỏi của các em, mặt khác phải làm thế nào gây hứng thú học tập cho các em. 
Đối với tôi sau mỗi tiết dạy, thấy được niềm vui trong ánh mắt học trò, nghe được những câu hỏi khẽ “Sao nhanh hết giờ vậy nhỉ?” là tôi lại cảm thấy hạnh phúc và yêu nghề hơn rất nhiều. Bằng cách nào để có được niềm hạnh phúc, niềm vui ấy thường xuyên? Đó là câu hỏi luôn làm tôi trăn trở. Tôi nghĩ rằng cần phải tạo ra cho học sinh sự hứng thú, tình yêu đối với môn học, tạo ra không khí, tâm thế tiếp thu kiến thức tốt nhất nơi các em. Từ đó, các em có thể tự tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh cho mình. Nếu xây dựng được hứng thú học tập nơi học sinh thì mỗi kiến thức hóa học là một thế giới vui nhộn, bổ ích; mỗi tiết học là một trải nghiệm thoải mái. Đó chính là sự khởi đầu để nâng cao chất lượng môn học.
 Các biện pháp gây hứng thú học tập khá nhiều, điều quan trọng là những biện pháp nào là hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Trước vấn đề cấp thiết trên, Tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 ở trường THPT Tống Duy Tân”. 
I.2. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu những biện pháp gây hứng thú học tập môn hoá học cho học sinh lớp 10 để nâng cao hiệu quả quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học ở lớp 10 trường phổ thông. 
I.4. Các phương pháp nghiên cứu
I.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, lý luận
– Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy và học.
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về hứng thú và gây hứng thú học tập.
– Nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học ở trường THPT.
I.4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Điều tra thực trạng hứng thú học tập môn hóa học của học sinh lớp 10 ở trường THPT Tống Duy Tân.
– Trao đổi, rút kinh nghiệm với các đồng nghiệp về các biện pháp gây hứng thú học tập môn hoá học của học sinh, nhất là học sinh lớp 10 ở trường THPT Tống Duy Tân.
– Thực nghiệm sư phạm: Áp dụng các biện pháp gây hứng thú học tập trực tiếp trong giảng dạy môn hoá học ở lớp 10A, trường THPT Tống Duy Tân.
+ Đánh giá tính khả thi và hiệu quả sử dụng của các biện pháp gây hứng thú học tập hóa học được đề xuất.
I.4.3. Phương pháp toán học: Xử lí kết quả thực nghiệm bằng các phương pháp đối chiếu thống kê, từ đó rút ra kết luận của đề tài.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lí luận 
II.1.1. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học:
Quá trình dạy học không phải là phép cộng máy móc hai quá trình giảng dạy và học tập. Tính toàn vẹn của quá trình ấy nằm ở mục đích chung của dạy và học. Dạy học là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm, kiến thức khoa học từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. 
Dạy và học là loại hình hoạt động hai chiều, nó đòi hỏi nhất thiết phải có tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Tác động ấy diễn ra trong những điều kiện nhất định: điều kiện vật chất, điều kiện vệ sinh, điều kiện tâm lý, đạo đức, thẩm mỹ.... Nếu sự tích cực truyền đạt của giáo viên mà không có sự tích cực hoạt động để tiếp thu kiến thức của học sinh thì quá trình dạy và học sẽ không đạt kết quả tốt. Do đó, người giáo viên phải không ngừng học hỏi lý thuyết, tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại, nghiên cứu khoa học và tìm hiểu thực tiễn, có phương pháp phù hợp, lôi cuốn tác động tích cực đến người học. Trình độ và phương pháp giảng dạy của thầy quy định phương pháp học tập của trò, quy định cách nhìn và suy nghĩ của trò. 
 	Nếu buộc học sinh phải tiếp thu một cách thụ động, không cần phải phân tích thắc mắc, động não mà chủ yếu ra sức ghi nhớ, học thuộc lòng rồi sau đó lập lại máy móc những gì đã nhớ. Học trong điều kiện giảng dạy như vậy chỉ hình thành ở học sinh năng lực nhận thức máy móc, nông cạn, không thể hình thành năng lực tư duy độc lập sáng tạo, say mê nghiên cứu, tự mình xây dựng tri thức cho mình
II.1.2. Hứng thú trong học tập
II.1.2.1: Khái niệm hứng thú:
 	Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú trong mối quan hệ với toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân và đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động" [4. tr. 187]. Ở đây hứng thú thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với nhu cầu và xúc cảm, tình cảm của chủ thể hoạt động. 
 	Như vậy, có thể nói “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động".
II.1.2.2. Hứng thú học tập
a. Khái niệm hứng thú học tập
Từ định nghĩa về hứng thú của tâm lí học hiện đại thì “hứng thú học tập là sự ham thích của học sinh đối với một môn học nào đó, do thấy được ý nghĩa của môn học này đối với cuộc sống và đối với bản thân, đem lại sự hấp dẫn, lôi cuốn trong quá trình học tập bộ môn và kích thích học sinh hoạt động tích cực hơn.”
Có hai loại hứng thú trong học tập là hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp. Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức, quá 
trình học tập, và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những tri thức đó [4, tr.137]. Như vậy, hứng thú trực tiếp được hình thành dựa trên sự say mê của học sinh đối với môn học, cũng như cách thức chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó.
Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú đối với những yếu tố tác động bên ngoài như được giáo viên khen thưởng, được điểm cộng, đạt điểm cao trong học tập, giờ học vui, dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè  và sẽ biến mất khi những yếu tố này không còn nữa. Hứng thú gián tiếp xuất hiện theo phản ứng có thể rất mạnh nhưng cũng thường ngắn ngủi [4, tr. 137]. 
b. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập
Theo N. G. Marôzôva, trong quá trình phát triển cá thể, hứng thú học tập được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn sau [4]:
- Giai đoạn 1: Kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Ở giai đoạn này các em bị cuốn hút bởi nội dung vấn đề giáo viên trình bày. Học sinh chú ý lắng nghe, trực tiếp thể hiện niềm vui khi nhận ra cái mới. Những niềm vui đó có thể mất đi khi giờ học kết thúc, nhưng cũng có thể trên cơ sở đó hứng thú được phát triển. 
- Giai đoạn 2: Hứng thú học tập được duy trì. Ở giai đoạn này học sinh thường xuyên bị lôi cuốn vào tiết học một cách thường xuyên hơn, nhờ đó các em có xúc cảm tích cực với môn học tức là hứng thú được duy trì. Nói cách khác, ở các em đã có sự nảy sinh nhu cầu nhận thức, tìm tòi và phát hiện.
- Giai đoạn 3: Hứng thú học tập trở nên bền vững. Nếu thái độ tích cực đó được duy trì củng cố, khả năng tìm tòi độc lập ở các em thường xuyên được khơi dậy thì các em dành nhiều thời gian rảnh rỗi của mình vào việc tìm tòi thêm những kiến thức có liên quan đến vấn đề mình yêu thích, tham gia hoạt động ngoại khóa, đọc thêm sách, tìm gặp những người cùng quan tâm tới những vấn đề của mình. 
Hứng thú bền vững là giai đoạn cao nhất của sự phát triển hứng thú học tập.
c. Các biểu hiện của hứng thú học tập:
- Biểu hiện về mặt xúc cảm: Học sinh có cảm xúc tích cực (yêu thích, say mê...)đối với môn học như có niềm vui trong quá trình lĩnh hội kiến thức, mong hờ tiết học...
- Biểu hiện về mặt nhận thức: Học sinh nhận thức đầy đủ, rõ ràng nguyên nhân của sự yêu thích môn học như nội dung hấp dẫn, vai trò của môn học trong cuộc sống...
- Biểu hiện về mặt hành động: Học sinh học tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ học mà còn cả ngoài giờ lên lớp hàng ngày. Học sinh say mê học tập, chăm chú nghe giảng, tích cực suy nghĩ, tự giác làm nhiều bài tập.
- Biểu hiện về mặt kết quả học tập: Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi.
d/ Tác dụng của hứng thú học tập: Hứng thú học tập có một số tác dụng đặc biệt sau: 
- Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của học sinh.
-Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu kiến thức.
- Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong hoạt động học tập, nghiên cứu và sáng tạo.
- Góp phần quan trọng trong việc phát triển kĩ năng, kĩ xảo làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao.
II.2. Thực trạng
Với điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn của địa phương, học sinh trường THPT Tống Duy Tân đa số là con em của các gia đình thuần nông hoặc làng nghề lao động. Điều kiện học tập còn khó khăn, kiến thức hoá học ở cấp 2 chưa bền vững. Môi trường ở cấp học mới còn bỡ ngỡ. Nhà trường chưa có phòng học bộ môn, hoá chất, dụng cụ thí nghiệm không đầy đủ. Nếu chỉ truyền đạt kiến thức đơn thuần, “dạy chay” học sinh sẽ thấy hoá học là môn học khô khan. Bên cạnh những đặc trưng của môn học tự nhiên thì môn hoá học còn có những đặc trưng riêng như: Phải nhớ nhiều công thức hoá học của các chất; phải nhớ nhiều tính chất, nhiều phương trình phản ứng hoá học, điều kiện xảy ra phản ứngNếu không có hứng thú, không chăm chỉ học sinh sẽ thấy khó, không nắm được kiến thức, thấy ngại và dần dần là “sợ” Hoá.
Khi điều tra về chất lượng môn Hóa học năm lớp 9 của học sinh lớp 10A trường THPT Tống Duy Tân, năm học 2018-2019 tôi thu được kết quả như sau:
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
43
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
18,60
19
44,19
16
37,21
0
0
0
 0
Kết quả điều tra học sinh lớp 10A trường THPT Tống Duy Tân về mức độ tình cảm, hứng thú với môn Hoá học ở đầu năm học 2018-2019 như sau:
Nội dung
Tổng số ý kiến
Tỷ lệ(%)
Thích 
8
18,60
Không thích
8
18.60
Bình thường
15
34,89
Sợ
12
27.91
Như vậy mặc dù không có học sinh xếp loại học lực yếu kém môn Hóa nhưng tỉ lệ học sinh còn ngại, không thích thậm chí là sợ môn Hóa học vẫn còn khá cao. (Chiếm gần 50%).
Đã có nhiều đề tài cũng đề cập đến một vài cách gây hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình giảng dạy môn Hoá học. Nhưng chưa có những đề tài đề cập đầy đủ các biện pháp gây hứng thú học tập xuyên suốt trong quá trình giảng dạy môn Hoá. Và đặc biệt có những biện pháp không khả thi, khó áp dụng trong điều kiện cụ thể của trường THPT Tống Duy Tân. 
II.3. Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Tống Duy Tân.
II.3.1. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú
II.3.1.1.Vai trò, tác dụng của thí nghiệm: Thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong dạy học hóa học: 
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa hiện tượng tự nhiên và nhận thức của con người.
- Thí nghiệm là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thật của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo. 
- Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học Hoá học và việc rèn luyện các kỹ năng thực hành. 
- Thí nghiệp góp phần gây hứng thú học tập hóa học.
II.3.1.2.Yêu cầu của việc sử dụng thí nghiệm gây hứng thú học tập 
Sử dụng thí nghiệm hoá học là một hoạt động thường xuyên trong công tác giảng dạy của giáo viên. Trong đề tài này tôi chỉ nêu ra việc sử dụng các thí nghiệm hoá học ấn tượng, đẹp mắt, gây sự tò mò, thích thú cao độ mà vẫn đảm bảo nội dung kiến thức cần truyền đạt ở mỗi bài học. Thí nghiệm gây hứng thú cao trong học tập cần đạt các yêu cầu như:
- Thí nghiệm phải thành công, an toàn.
- Nội dung thí nghiệm phải gắn với nội dung bài học và phù hợp với mục đích dạy học. 
- Hiện tượng đẹp mắt, hấp dẫn, gây sự thích thú, tò mò, dễ quan sát. 
- Thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và kinh tế.
- Thí nghiệm ít tốn thời gian. 
II.3.1.3.Một số thí nghiệm gây hứng thú học tập 
	Trong điều kiện cụ thể của trường THPT Tống Duy Tân, các thí nghiệm hoá học thường được giới thiệu thông qua các video nhờ hệ thống máy tính-máy chiếu. Một số thí nghiệm đơn giản có thể thực hiện trực tiếp, hoặc học sinh thực hiện trong các giờ thực hành. Sau đây tôi xin giới thiệu một số thí nghiệm sử dụng trong quá trình giảng dạy môn hoá học của cá nhân, kích thích sự tò mò, hứng thú cao cho học sinh.
Ví dụ 1: Khinh khí cầu biết nói (Thí nghiệm biểu diễn trong bài “Axit clohidric-muối clorua”)
a) Mục đích: – Chứng minh tính chất hóa học của axit clohidric.
- Hiện tượng hấp dẫn, giải thích khí trong bóng bay.
b) Cách tiến hành: Cho khoảng 20ml dd axit HCl vào chai nhỏ.Tiếp theo cho khoảng 20g dây magie vào trong quả bóng bay. Để miệng quả bóng bay vào miệng chai rồi cột chặt. Sau đó thả dây cột miệng quả bóng bay, đổ Mg vào chai. 
c) Mô tả hiện tượng: Bong bóng phình to. Thắt chặt miệng bong bóng lại và thả, bóng bay lên như khinh khí cầu.
d) Giải thích: Axit HCl phản ứng với kim loại Mg tạo muối và giải phóng H2 làm căng quả bóng.
Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2 ↑
Thắt quả bóng bên trong có H2. Do H2 nhẹ nên khi thả thì quả bóng bay lên.
e) Những điều lưu ý 
- Cần cột thật chặt bóng bay vào miệng chai để khí hidro không thoát ra ngoài.
- Quả bóng bay phải dai, bền. Có thể vẽ chữ hay hình lên quả bóng trước.
- Axit HCl không lấy đậm đặc vì làm cản trở khả năng phản ứng của magie. 
- Không nên đổ magiê vào chai rồi mới cột quả bóng lên miệng vì như vậy sẽ làm mất đi đáng kể lượng khí thoát ra. Lượng thí nghiệm vừa phải.
f) Hình ảnh minh họa
Hình 1: Khinh khí cầu.
Ví dụ 2: Chế tạo vòi rồng: ( Thí nghiệm biểu diễn trong bài Hidropeoxit)
a) Mục đích:
- Chứng minh H2O2 có tính khử.
- Hiện tượng hấp dẫn, giải thích tính khử của H2O2, tác dụng với các các chất có tính oxihóa giải phóng oxi.
b) Cách tiến hành
- Cho khoảng 20ml dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm. Thêm vào 2ml nước rửa bát, lắc đều.
- Lấy 20ml dung dịch H2O2 cho vào ống nghiệm đã chuẩn bị trên. 
c) Mô tả hiện tượng: 
Trong ống nghiệm xuất hiện nhiều bọt khí. Bọt liên tục trào lên vượt ra cả ngoài ống nghiệm. Hình ảnh đẹp mắt, tưởng tượng giống vòi rồng.
d) Giải thích: Do H2O2 có tính khử, tác dụng với các các chất có tính oxihóa như KMnO4 giải phóng oxi. 
 3H2O2 + 2KMnO4 → 3O2 + 2KOH + 2MnO2 +2 H2O
Nước rửa bát có vai trò tạo bọt. Khí O2 tạo ra đẩy bọt trào ra ngoài.
e) Những điều lưu ý :
Cần đề ống nghiệm ở trên bàn thoáng, có hứng đĩa thủy tinh ở dưới.
Có thể cho thêm chất tạo màu theo ý muốn.
f) Hình ảnh minh họa:
Hình 2: Hình ảnh minh họa thí nghiệm: Chế tạo vòi rồng.
II.3.1.4. Kết quả khi sử sụng thí nghiệm gây hứng thú 
Với việc xây dựng thí nghiệm mới lạ, gây được sự chú ý cao độ cho học sinh. Khai thác các thí nghiệm này vừa mang tính giáo dục, vừa chứng minh cho những kiến thức khoa học, vừa tạo ấn tượng mạnh, đẹp mắt, gây sự tò mò, giúp các em mau nhớ bài, cảm thấy thích thú với những điều tưởng như không thể làm được nhưng thực ra lại rất gần gũi và đơn giản. Đồng thời, giáo viên có thể kết hợp hệ thống lời dẫn dắt vui nhộn, hấp dẫn cùng các câu hỏi kích thích tò mò. Qua đó, làm cho các em ngày càng yêu thích bộ môn hơn, không còn cảm thấy quá nặng nề, mệt mỏi hay quá khô khan, nhàm chán. Ngược lại, học sinh hứng khởi, thích thú. Nội dung kiến thức đảm bảo, sâu sắc. Học sinh ghi nhớ kiến thức rõ nét, bền vững.
II.3.1.5. Giới thiệu một số thí nghiệm gây hứng thú khác:
a/ Thí nghiệm hóa hoc: Bay lên nào (Minh họa tính chất dễ thăng hoa của I2- Video số 3 trong phụ lục đĩa CD kèm theo).
b/Thí nghiệm hóa học: Núi lửa phun (Minh họa tính oxihóa của Cl2 - Video số 4 trong phụ lục đĩa CD kèm theo).
c/ Thí nghiệm hóa học: Pháo hoa (Minh họa tính oxihóa của O2 - Video số 5 trong phụ lục đĩa CD kèm theo).
d/ Thí nghiệm hóa học: Nước thần kì (Minh họa tính háo nước của H2SO4 đặc- Video số 6 trong phụ lục đĩa CD kèm theo).
II.3.2. Sử dụng thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng 
II.3.2.1.Tác dụng của thí nghiệm, phim mô phỏng: Thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng có một số tác dụng nổi bật như sau:
- Cụ thể hóa cái trừu tượng. 
- Mô tả những quá trình sản xuất, thí nghiệm phức tạp, độc hại, khó quan sát hiện tượng và không thực hiện được ở trường phổ thông.
- Gây hứng thú học tập, kiến thức khoa học chính xác được học sinh tiếp thu một cách nhẹ nhàng, vui nhộn .
II.3.2.2. Nguyên tắc lựa chọn phim mô phỏng trong dạy học hóa học
- Về nội dung: Thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng phải phù hợp với nội dung kiến thức cần truyền tải. 
- Về hình thức: đoạn phim mô phỏng, hình ảnh minh họa phải phản ánh đúng màu sắc, trạng thái của các chất, đúng bản chất hóa học.
- Về dung lượng: Các thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng phải có dung lượng, phù hợp không quá tốn thời gian.
.- Về chất lượng phim: đảm bảo độ rõ nét để người học quan sát được một cách dễ dàng. 
II.3.2.3. Một số thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng 
1. Thí nghiệm mô phỏng quá trình tìm ra hạt nhân nguyên tử. (Video số 7 trong phụ lục đĩa CD kèm theo)
2. Thí nghiệm mô phỏng về sự lai hoá các obitan. (Video số 8 trong phụ lục đĩa CD kèm theo)
3. Phim mô phỏng: Tầng Ozon và lỗ thủng tầng ozon. (Video số 9 trong phụ lục đĩa CD kèm theo)
4. Phim mô phỏng: Mưa axit và tác hại của mưa axit. (Video số 10 trong phụ lục đĩa CD kèm theo)
II.3.2.4. Kết quả đạt được khi sử dụng thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng trong dạy học: Trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng thí nghiệm mô phỏng, phim mô phỏng để minh hoạ một số vấn đề trừu tượng, thuộc các lĩnh vực vi mô, hoặc những vấn đề khoa học khó quan sát được trong thực tế. Nhờ đó học sinh của tôi hiểu được vấn đề, tiếp thu lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng. Các em không còn cảm thấy Hóa học khó hiểu và trừu tượng. Ngược lại, những bài học có sử dụng biện pháp này tạo được ấn tượng sâu, học sinh nhớ lâu, hứng thú trong học tập, đam mê nghiên cứu, yêu thích môn học. 
II.3.3. Kể chuyện hóa học 
II.3.3.1.Tác dụng của kể chuyện hoá học: Chuyện kể xen vào trong giờ học là một hình thức của “dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp”, góp phần quan trọng cho hiệu quả giờ dạy. 
- Tạo sự thư giãn, giảm bớt căng thẳng cho học sinh.
- Tăng hứng thú đối với bài giảng và môn học.
- Cung cấp thêm kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả. Học sinh nhớ rất lâu những kiến thức gắn liền với câu chuyện đã kể. 
III.3.3.2. Cách lựa chọn những câu chuyện gây hứng thú 
- Nội dung câu chuyện phải đảm bảo tính khoa học; số liệu chính xác và có nội dung gắn với nội dung bài học; các tình tiết phải logic, ngắn gọn, xúc tích.
- Cách giới thiệu câu chuyện kích thích sự tò mò, hứng thú cho học sin

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_hoc_tap_mon_hoa_hoc_lop_1.doc
  • docBia sang kien kinh nghiem.doc
  • docMỤC LỤC 1.doc