SKKN Sử dụng câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn phần phi kim - Chương 6: Oxi - lưu huỳnh (sgk.ctc) nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học cho học sinh khối 10 THPT

SKKN Sử dụng câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn phần phi kim - Chương 6: Oxi - lưu huỳnh (sgk.ctc) nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học cho học sinh khối 10 THPT

Mục tiêu giáo dục môn hoá học trường THPT cần cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của những chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục thì định hướng xây dựng chương trình hoá học THPT theo hướng:

 - Nội dung hoá học gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng đồng.

 - Nội dung hoá học gắn liền với thực hành, thí nghiệm.

 - Bài tập hoá học phải có nội dung thiết thực.

Bài tập là mục đích, là nội dung và cũng là phương pháp dạy học hiệu quả. Nó cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số.

Trong chương trình sách giáo khoa hoá học THPT ở Việt Nam, số lượng các bài tập thực tiễn còn ít. Vì vậy qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất lúng túng. Ví dụ như bài tập “ Vì sao sau cơn mưa giông có nhiều sấm chớp lúa thường mọc tốt hơn ”. Chính vì những lí do trên tôi đã sử dụng câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn phần phi kim – chương 6: Oxi – Lưu huỳnh ( sgk.ctc ) nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học cho học sinh khối 10 THPT.

 

docx 13 trang thuychi01 25432
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn phần phi kim - Chương 6: Oxi - lưu huỳnh (sgk.ctc) nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học cho học sinh khối 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP THỰC TIỄN PHẦN PHI KIM - CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH
( SGK.CTC) NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH KHỐI 10 THPT
 Người thực hiện: Nguyễn thị Yến
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Hóa Học
 THANH HÓA NĂM 2017
 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Mục tiêu giáo dục môn hoá học trường THPT cần cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của những chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục thì định hướng xây dựng chương trình hoá học THPT theo hướng:
 - Nội dung hoá học gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng đồng.
 - Nội dung hoá học gắn liền với thực hành, thí nghiệm.
 - Bài tập hoá học phải có nội dung thiết thực.
Bài tập là mục đích, là nội dung và cũng là phương pháp dạy học hiệu quả. Nó cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số.
Trong chương trình sách giáo khoa hoá học THPT ở Việt Nam, số lượng các bài tập thực tiễn còn ít. Vì vậy qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất lúng túng. Ví dụ như bài tập “ Vì sao sau cơn mưa giông có nhiều sấm chớp lúa thường mọc tốt hơn ”. Chính vì những lí do trên tôi đã sử dụng câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn phần phi kim – chương 6: Oxi – Lưu huỳnh ( sgk.ctc ) nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học cho học sinh khối 10 THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc giải một bài tập hoá học mà học sinh có thể giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, sản xuất thì sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đó có thể là những bài tập có những điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực tiễn (bài tập thực tiễn) như: bài tập về cách sử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm; cách xử lí tai nạn do hoá chất; bảo vệ môi trường; sản xuất hoá học; xử lí và tận dụng các chất thảiTăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn. Bằng những kiến thức hoá học, trước tiên học sinh có thể giải đáp được những câu hỏi “Tại sao?” nảy sinh từ thực tiễn và hơn nữa là có thể đưa ra những giải pháp tối ưu cho tình huống có vấn đề nảy sinh từ chính thực tiễn đó.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn phần phi kim – chương 6: Oxi – Lưu huỳnh ( sgk.ctc ) 
4. Phương pháp thực hiện: 
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 Phương pháp thống kê toán học dùng để sử lí số liệu.
 Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Khái niệm về bài tập hoá học thực tiễn.
 Bài tập hoá học là nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã biết hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng các hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo.
Bài tập thực tiễn là những bài tập có nội dung (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
1.2. Cấu trúc của một bài tập, hệ bài tập.
 Bài tập gồm những điều kiện và những yêu cầu.
Hệ bài tập chỉ có thể là bài tập nếu nó trở thành đối tượng hành động của một chủ thể (người giải). Bài tập và người giải là một thể thống nhất, vẹn toàn.
1.3. Vai trò, chức năng của bài tập hoá học thực tiễn.
 Trong giáo dục học thì bài tập hoá học được xếp vào hệ thống các phương pháp dạy học. Phương pháp này được coi là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy hoá học.
 Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học hoá học. Bài tập cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số.
 Bài tập hoá học có chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng kiểm tra, chức năng phát triển..Những chức năng này đều hướng tới việc thực hiện các mục đích dạy học. Tuy nhiên trong thực tế các chức năng này không tách rời với nhau.
Giảng dạy làm sao để học sinh có thể giải quyết các bài tập? Học sinh phải học tập như thế nào để giải quyết được các bài tập? Bài tập hoá học là phương tiện cơ bản để học sinh tập vận dụng các kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Thông qua bài tập hoá học, học sinh thêm hiểu kiến thức đã học; hình thành, phát triển và hoàn thiên các kĩ năng, năng lực của bản thân; học sinh được bồi dưỡng thêm về tình cảm, thái độ.
Bài tập hoá học thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một bài tập hoá học.
a) Về kiến thức.
- Thông qua giải bài tập thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.
- Giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế.
- Giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
b) Về kĩ năng.
-Rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm.
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như : kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học.
- Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp
c) Giáo dục.
- Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực; kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biếtlàm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai.
- Vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Giáo viên ít liên hệ kiến thức hóa học với thực tế do cách thi cử có ảnh hưởng quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn. Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có cơ hội đưa những kiến thức thực tế vào bài học.
 Kiến thức của nhiều học sinh còn hời hợt, thiếu vững chắc, chưa liên hệ với thực tế sinh động của sản xuất và đời sống. Nhiều học sinh chưa nắm chắc các khái niệm cơ bản, chưa hiểu được các hiện tượng hóa học thông thường xảy ra trong dời sống sản xuất, học sinh chưa biết liên hệ với kiến thức đã học để giải thích. Học sinh tiếp thu kiến thức ở lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về bài học, thuộc một cách máy móc, nên còn lúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức của mình. Về nhà học bài còn nặng nề về học thuộc lòng.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 Sau đây là các câu hỏi lí thuyết và bài tập thực tiễn phần phi kim – chương 6: Oxi – lưu huỳnh ( SGK.CTC ) được sử dụng lồng ghép trong các giờ học chính khóa và giờ ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học cho học sinh khối 10 THPT.
Câu 1: Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ?
Đáp án: 
Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, người ta cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân:
- Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
- Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát. Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.
Câu 2: Tầng Ozon là gì ? Nêu nguyên nhân chính dẫn đến thủng tầng Ozon và các tác hại của việc bị thủng tầng Ozon ?
Đáp án:
- Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy. Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon. 
- Các nguyên nhân chính gây thủng tầng Ozon là do dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas") có trong tủ lạnh . Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra.
- Tác hại: Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần
Câu 3: Các chất freon gây ra hiện tượng “ lỗ thủng tầng ozon”. Cơ chế phân hủy ozon bởi freon ( thí dụ CF2Cl2 ) được viết như sau:
 CF2Cl2 Cl + CF2Cl
 O3 + Cl O2 + ClO
 O3 + ClO 2O2 + Cl
Giải thích tại sao một phần phân tử CF2Cl2 có thể phá hủy hàng chục nghàn phân tử ozon.
Đáp án:
Phản ứng phân hủy ozon là phản ứng dây chuyền theo cơ chế gốc. Nguyên tử Cl sinh ra ở phản ứng ( c ) lại tiếp tục tham gia ở phản ứng ( b ), qua đó lặp lại hàng ngàn lần. Do đó mỗi phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon.
Câu 4: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Đáp án: 
Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều khí CO2.
Ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên cây quang hợp, hấp thụ khí CO2 và giải phóng ra khí O2:
6nCO2 + 5nH2O ánh sáng, cloropin (C6H10O5)n + 6nO2
Câu 5: Tại sao ở các bệnh viện người ta thường trồng cây thông?
Đáp án: 
Cây thông có khả năng tạo ra khí ozon với hàm lượng thấp trong không khí. Khí ozon có tác dụng làm trong lành không khí, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho con người đồng thời cung cấp thêm oxi không khí, tốt cho sức khỏe. Nhựa cây thông bị oxi không khí oxi hóa tạo thành hợp chất trong đó có liên két kiểu peoxit ( giống nước oxi già H2O2 ). Các hợp chất này không bền khi bị phân hủy tạo thành ozon ( O3 ) có tính sát trùng, rất tốt trong môi trường bệnh viện.
Câu 6: Trước đây người ta bơm hiđro vào khinh khí cầu. Tại sao ngày nay người ta lại thêm heli vào để thay thế một phần hiđro?
Đáp án: 
Vì hiđro dễ cháy và có thể tạo thành hỗn hợp nổ với oxi ở tỉ lệ VH2 : VO2 = 2: 1, vì vậy nên đã có những vụ tai nạn xảy ra trong quá trình sử dụng khinh khí cầu. Ta có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thay một phần hiđro bằng heli, là một khí trơ. Tuy nhiên người ta không thay toàn bộ hiđro bằng heli vì heli rất đắt, người ta chỉ thay một phần hiđro bằng heli. Heli có tác dụng làm giảm khả năng va chạm của hiđro với oxi.
Câu 7: Vì sao khi sử dụng máy photo coppy phải chú ý đến việc thông gió?
Đáp án: 
Khi máy photo coppy hoạt động thường sảy ra hiện tượng phóng điện cao áp nên có thể sinh ra khí ozon. Khí ozon khi có nồng độ cao sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, gây tổn hại cho đại não, đột biến, ung thư,
Câu 8: Nêu vai trò sinh học của oxi?
Đáp án:
Khí oxi ( O2 ) có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt sinh học. Nếu không có O2, những động vật máu nóng sẽ chết sau vài phút, những động vật máu lạnh kém nhạy hơn về mặt đó, nưng không thể thiếu O2 được. Chỉ có một số ít sinh vật bậc thấp gọi là sinh vật yếm khí như men, một số vi khuẩn, có thể tồn tại không cần đến O2. Động vật sống ở mặt đất lấy O2 từ không khí nhờ phổi, hai lá phổi của con người có bề mặt tiếp xúc với không khí khoảng 400 m2 và bề mặt đó luôn luôn đổi mới. Động vật dưới nước hấp thụ khí O2 đã tan trong nước nhờ các khí quản hoặc nhờ trực tiếp các màng tế bào.
 Khi không khí tiếp xúc với máu ở phổi, O2 kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu tạo nên oxihemoglobin là hợp chất kém bền dễ phân hủy. Trong quá trình vận chuyển máu, hợp chất đó thấm qua mao quản của các cơ quan trong cơ thể. Ở đó đó áp suất riêng phần của O2 rất thấp vì có nhu cầu liên tục về O2. Trong điều kiện đó oxihemoglobin phân hủy thành hemoglobin và O2, rồi O2 qua thành mao quản khuyếch tán vào các mô tế bào. Trong các mô, O2 tham gia vào quá trình sinh hóa chậm cần thiết cho sự sống. Mỗi giờ một người lớn thở vào khoảng 0,5m3 không khí, giữ lại khoảng 1/3 lượng O2 trong khí thở vào.
Câu 9: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt?
Đáp án:
Trong các giếng sâu ở một số vùng nào đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là phải tránh xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Câu 10: Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?
Đáp án:
Do tác dụng với khí O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng diễn ra nhiều nhiệt tỏa ra được tích góp dần đến khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than tự bốc cháy.
Câu 11: Trên trạm du hành vũ trụ, O2 được tái sinh bằng KO2. Một trạm du hành vũ trụ có trang bị 355 kg KO2 cho một phi đội gồm 2 nhà du hành, mỗi người mỗi ngày đêm thải ra 1,1 kg khí CO2. Hỏi hoạt động của phi hành đoàn được duy trì bao lâu?
Đáp án: 
Lượng chất: số mol của KO2 là 355: 71 = 5 kmol
 số mol của CO2 là 1,1: 44 = 0,025 kmol.
PTHH: 4KO2 + 2CO2 2K2CO3 + 3O2↑
 5 kmol 2,5 kmol
Vậy số mol CO2 được hấp thụ là 2,5 kmol.
Trong 1 ngày đêm phi hành đoàn thải ra: 0,025.2 = 0,05 kmol CO2
Thời gian hoạt động của phi hành đoàn là 2,50,025.2 = 50 ngày đêm.
Câu 12: Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân không được dùng chổi quét mà lại rắc bột S lên?
Đáp án: 
Hg là một chất lỏng linh động, vì vậy khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân ta không dùng chổi để quét Hg được, vì làm như vậy thủy ngân sẽ càng bị phân tán nhỏ và gây khó khăn cho quá trình thu gom. Ta phải dùng bột S rắc lên chỗ có Hg rơi vì S có thể kết hợp với Hg dễ tạo thành HgS rắn: Hg + S HgS. Việc thu gom HgS trở nên thuận tiện hơn. 
Câu 13: Thuốc súng bắt đầu từ khi nào?
Đáp án:
Người Trung Quốc phát hiện ra cách sản xuất thuốc súng khi trộn muối ăn với than gỗ và lưu huỳnh. Họ đã sử dụng chúng từ khoảng năm 650 của công nguyên dùng cho pháo hoa và để chuẩn bị những vụ nổ.
Câu 14: Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, đóng kín của nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp. Chất gì đã làm chuột chết? Tính khối lượng lưu huỳnh cần phải đốt để diệt chuột trong nhà kho có diện tích 160m2 và có chiều cao 6m, biết rằng một mét khối không gian cần đốt 100 gam lưu huỳnh?
 Đáp án:
Phản ứng xảy ra khi đốt lưu huỳnh:
	S + O2 à SO2
Chất làm chuột chết là khí SO2.
Thể tích nhà kho: V = 6 x 160 = 960 (m3)
Khối lượng lưu huỳnh cần đốt là: 960 x 100 = 96000 gam
Câu 15: Màn khói giết người đã xảy ra ở đâu trên thế giới ?
Đáp án:
Ngày 5 tháng 12 năm 1952, nước Anh ( nước được mệnh danh là sứ sở của sương mù ) tại Luân Đôn đã xảy ra sự kiện ‘‘ màn khói giết người ” làm chấn động thế giới. Việc giám sát môi trường cho thấy hàm lượng khí SO2 cao tới 3,8 mg /m3, gấp 6 lần nồng độ bụi khói lên tới 4,5 mg /m3 gấp 10 lần so với ngày thường. Dân trong thành phố thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng 4 đến 5 ngày đã có hơn 4000 người chết trong đó phần lớn là trẻ em và người già, hai tháng sau lại có trên 8000 người chết nữa.
 Nguyên nhân của ‘‘ màn khói giết người ” ở thành phố Luân Đôn là do khói than của các nhà máy quyện với sương mù buổi sớm mùa đông gây ra.
Câu 16: Hiđrosunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra nó như núi lửa, xác động vật bị phân hủy, nhưng tại sao trên mặt đất này không tích tụ lại ?
Đáp án: 
Trên mặt đất khí hiđrosunfua không tích tụ lại vì H2S có tính khử mạnh nên nó tác dụng ngay với các chất oxi hóa như O2 của không khí hoặc SO2 có trong khí thải của các nhà máy.
Phương trình hóa học
 2H2S + O2( kk ) 2 S + 2H2O
 2H2S + SO2 3S + 2H2O.
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế hiđrosunfua bằng cách cho sắt (II) sunfua tác dụng với axit clohiđric. Có thể thay thế axit clohiđric bằng axit sunfuric đậm đặc được không ? Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Đáp án: 
Điều chế H2S trong phòng thí nghiệm
FeS + 2HCl FeCl2 + H2S 
Không thể thay axit clohiđric bằng axit sunfuric đậm đặc được vì hiđrosunfua có tình khử mạnh, axit sunfuaric có tính oxi hóa mạnh nên có thể oxi hóa H2S mới sinh ra.
 H2SO4 + 3H2S 4S + 4H2O
 3H2SO4 + H2S 4SO2 + 4H2O.
Câu 18: Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu trong không khí thường bị đen ?
Đáp án:
Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi H2O Ag và Cu phản ứng với O2 và H2S tạo ra Ag2S và CuS màu đen.
 4Ag + O2 + 2H2S 2Ag2S + 2H2O
 2Cu + O2 + 2H2S 2CuS + 2H2O.
Câu 19: Tại sao hiđrosunfua lại độc đối với người?
Đáp án:
 Hiđrosunfua độc với người vì khi vào máu, máu hóa đen do tạo ra FeS làm cho hemoglobin của máu chứa Ion Fe2+ bị phá hủy
H2S + Fe2+( trong hemoglobin ) FeS + 2H+.
Câu 20: Tại sao khi luộc trứng chín, ta thấy lòng đỏ trứng có một lớp màu đen bao quanh?
Đáp án:
 Trong lòng đỏ trứng có protein chứa lưu huỳnh, khi luộc trứng một thời gian lòng đỏ phân hủy thành các amino axit và khí H2S. Khí H2S phát tán xung quanh lòng đỏ và kết hợp với ion sắt tạo thành FeS có màu đen.
Câu 21: Vì sao ta hay dùng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_cau_hoi_ly_thuyet_va_bai_tap_thuc_tien_phan_phi.docx