SKKN Phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở
Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI với điểm tựa về khoa học kỹ thuật công nghệ, nhất là sự phát triển nhanh vượt bậc của công nghệ thông tin, thời kỳ bùng nổ công nghệ thế hệ mới (4.0) đã tạo nên bước phát triển vượt bậc thần kỳ.
Sự phát triển về khoa học kỹ thuật đó đã giúp con người được giải phóng sức lao động hạn chế tối đa phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại ,nghuy hiểm., sáng chế ra nhiều vật dụng phương tiện công cụ tiện, máy móc tiện lợi phục phụ cho sản xuất cho đời sống hàng ngày. Không ai phủ nhận được những thành tựu mà con người đã dày công nghiên cứu qua nhiều năm, bởi chính từ đó đã đưa loaì người bước đến tầm cao mới, mở ra một kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật công nghệ và sáng tạo không ngừng.
Cùng với sự phát triển về khoa học kỷ thuật công nghệ đối với nước ta từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thức VI năm 1986 với việc thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực, việc thực hiện mở của nền kinh tế, thừa nhận và xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuyển dịch cơ cấu kinh linh hoạt thực hiện việc đổi mới trang thiết bị kỷ thuật cộng nghệ trên cơ sở đi tắt đầu điều này đã góp phần làm cho nền kinh tế - xã hội của nước ta có bước phát triển vượt bậc.
A. MỞ ĐẦ U 1. Lý do chọn đề tài: Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI với điểm tựa về khoa học kỹ thuật công nghệ, nhất là sự phát triển nhanh vượt bậc của công nghệ thông tin, thời kỳ bùng nổ công nghệ thế hệ mới (4.0) đã tạo nên bước phát triển vượt bậc thần kỳ. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật đó đã giúp con người được giải phóng sức lao động hạn chế tối đa phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại ,nghuy hiểm..., sáng chế ra nhiều vật dụng phương tiện công cụ tiện, máy móc tiện lợi phục phụ cho sản xuất cho đời sống hàng ngày. Không ai phủ nhận được những thành tựu mà con người đã dày công nghiên cứu qua nhiều năm, bởi chính từ đó đã đưa loaì người bước đến tầm cao mới, mở ra một kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật công nghệ và sáng tạo không ngừng. Cùng với sự phát triển về khoa học kỷ thuật công nghệ đối với nước ta từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thức VI năm 1986 với việc thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực, việc thực hiện mở của nền kinh tế, thừa nhận và xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuyển dịch cơ cấu kinh linh hoạt thực hiện việc đổi mới trang thiết bị kỷ thuật cộng nghệ trên cơ sở đi tắt đầu điều này đã góp phần làm cho nền kinh tế - xã hội của nước ta có bước phát triển vượt bậc..... Thế nhưng, bên cạnh đó chúng ta cũng phải đối mặt với một thực tế là: do nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật, nhất là ngành công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, đời sống con người được cải thiện rõ rệt dẫn đến một số cá nhân vì lợi ích riêng, do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế thị trường,trước mắt mà bất chấp tất cả; có kẻ thì dựa dẫm, ỉ lại, giết thời gian bằng những trò chơi vô bổ, văn hoá đồ trụy Đó chính là những biểu hiện suy thoái về đạo đức, mặt trái của xã hội hiện đại. 2. Mục Đích nghiên cứu. Từ thực tế trên chó thấy trong nhiều năm qua xã hôi chúng tân đang phải đối mặt với sự xuống cáp nhanh chóng về đao đức xã hôi. Trong đó thế hệ trẻ là đối tượng bị tác động mạnh mẽ. Những cái đó càng thật sự nguy hiểm khi nó đã thâm nhập khá sâu vào bên trong cánh cổng nhà trường nơi đang ươm mầm, sản sinh ra những chủ nhân của đất nước. Vậy đâu là giải pháp để giảm thiểu những vấn đề này? Vâng! cho đến nay chúng ta chưa thực sự tìm được đáp số thoả đáng và lời giải đó không chỉ của một cấp, một ngành mà đặt ra cho tất cả chúng ta. Tôi thiết nghĩ giáo dục chính là ngành đóng vai trò quan trọng, góp phần đắc lực vào việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách con người nói chung và con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa nói riêng. Đúng vậy, trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV và qua nhiều kỳ Đại hội đảng Đảng ta luôn luôn khẳng định: “Trong hình thức giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một dân tộc. Phải đào tạo thành những người có trình độ học vấn, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời, hoặc tiếp tục học lên bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp, lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải, đấu tranh chống cái xấu ” Qua đây ta càng khẳng định được, việc giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh ở bậc học trung học phổ thông là vô cùng quan trọng. (( Nói như Đ/C Phạm Minh Chính vừa nói đây. Giữa Đức và tài – phải được giải quyết một cách hài hoà)) Theo tối cơ sở mục tiêu của đích sự thanh công là phục phụ con người vì vậy chúng ta không thể vì sự thành công của mình mà chà đạp lên mọi thứ . Ngày nay nhiều người vì lợi ích cá nhân họ đã sẳn sàng bất chấp mọi thứ kể cả phẩm chất giá trị đao đức của mình. 3. Đối tương nghiên cứu. Là mốt người giáo viên với 20 năm đứng trên bục giảng tôi hiểu hơn ai hết vấn đề giáo dục đạo đưc cho học trò, những phẩm chất cần thiết của người công dân là cần thiết và cấp bách. Bơi nếu hôm nay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường những cán giỗ cảu vật chất, quyền lực con xa vời với các em đặc biệt sự hiểu biết con non ớt, tâm hồn còn trong trắng vì vây là người thầy chúng ta phải cố gắng, phải nổ lực, phải giáo dục tác động đến các em bằng mọi con đường giúp các em có phẩm chất đạo đức hiểu biết về chân, thiện mỹ và giá trị cuộc sông. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Mục tiêu của giáo dục là phải học, học để hiểu về đạo đức, hành động có đạo đức, đó là tư tưởng lớn của thời đại, một định hướng đúng đắn. Bởi “có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Lời Hồ Chủ Tịch). Trong xu thế của thời đại, xã hội có muôn vàn cám dỗ thì rõ ràng vai trò của nhà trường càng to lớn. Nhà trường “không tạo ra việc làm” cũng “không sản xuất ra của cải vật chất” nhưng nhà trường lại có thể làm giảm thiểu sự nghèo khổ , dốt nát, lạc hậu thông qua việc dạy nghề hướng nghiệp. Chuẩn bị cho học sinh biết cách đương đầu với tình trạng không có nghề nghiệp, mất thăng bằng về tâm lý. Đặc biệt, muốn tránh được sự cám dỗ tiêu cực của xã hội nhà trường đã hình thành cho học sinh năng lực chống lại sự cám dỗ của đồng tiền, sức quyến rũ của những việc bị ngăn cấm tạo nên một tính cách kiên định, rắn rỏi, bản lĩnh. Xuất phát từ những thực tế của việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông nói chung và các cấp học, ngành học nói riêng, bản thân tôi đã đọc, tìm hiểu một số tài liệu bàn về việc giáo dục đạo đức cùng với việc tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước. Từ đó tôi đã cụ thể hoá việc làm của mình bằng cách thực nghiệm trong giáo dục học sinh trong nhiều năm. Tôi xin mạnh dạn đóng góp một số nội dung, phương pháp về việc lông ghép giáo dục đạo đức cho học sinh trong hệ thông nhà trường THPT, thông qua môn học địa lý mà cá nhân tôi đang trực tiếp giảng dạy trong nhà trường THPT Hoằng Hoá 4 : B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Như chúng ta đã biết, giáo dục đạo đức cho học sinh không phải là một môn học cụ thể, duy nhất. Nó là cả một quá trình và với nhiều phương tiện. Ngay cả môn giáo dục công dân (trước đây gọi là môn đạo đức) tuy là môn học chính thức về dạy đạo đức cho học sinh nhưng cũng chỉ bước đầu cung cấp các khái niệm về quy định về hành vi đạo đức. Cái gì nên làm cái gì nên tránh. Song vẫn chưa đủ, giáo dục đạo đức là cộng tác ở tất cả các môn học trong nhà trường. Quan trọng hơn là thực tế cuộc sống như: Hành vi và môi trường xung quanh (gia đình, xã hội, nhà trường ). Tuy nhiên, sự nhận thức đó chỉ như một dòng sông êm đềm, thong thả chảy mà không trở thành một vấn đề nóng hổi, bức thiết khiến người ta thờ ơ. Một số giáo viên dạy các môn văn hoá còn mơ hồ cho rằng: Giáo dục đạo đức đó “không phải việc của mình” – Trách nhiệm thuộc về môn giáo dục công dân, thuộc về GVCN. Đối với cái nhân tôi sau gần 20 năm tốt nghiệp đại học sư phạm (từ năm 2000 đến nay) về nhận công tác tại nhà trường THPT Hoằng Hóa 4 với nhiêm vụ là giãng dạy môn Địa Lý ngoài ra nhiều năm liền còn được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm và tham gia công tác đoàn, tổ giám thị...,tôi luôn tiếp xúc và thường xuyên phải làm việc với các đối tượng học sinh cá biệt và nhiều em có biểu hiện vi phạm pháp luật, suy thoái về mắt đạo đức. Qua tìm hiểu, sử lý và thường xuyên quan tâm đến những biểu hiện của các em tôi đã có nhiều kinh nghiêm trong công tác giáo dục đạo đức và tôi đã rút ra một vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tư cách, nhận thức cho các em là cả một hệ thông, là sự phối kết hợp của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội, đặc biệt là việc giáo dục phải kiên trì, thường xuyên, phải biết găn kết, lồng ghép trong tất cả các chuyên đề, phần học, bài học ở hầu hết các bộ môn nhưng tập trung chủ yếu ở các môn họ xã hội vì người thầy dễ dàng vận dụng và có khả năng lông kép kết hợp rất tốt. Đó là điều mà tôi muốn thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của người thầy trong đề tài này. Ví Dụ: Khí giảng dạy bài các vấn đề mang tính toàn cầu ở chương trình lớp 11 khí nói đến vấn đề nào tôi cũng lồng ghép các vấn đề có liên quan đến các em, gia đình và công đồng dân cư nơi các em đang sống, lao động và học tập. Cụ thể: Vấn đề dân số: Dân số tăng – Bùng nổ dấn số - sự già hoá dân số thế giới vậy trách nhiện và nhận thức của các em về các vấn đề đó như thế nào? Trong bài học khi nêu nội dung và tôi lòng ghép đưa ngay vân đề đó là trách nhiêm cảu các em là nhân thức của các em đối với sự sống và pháp triển cả xã hôi. Vấn đề môi trường: Tôi đặt ngay vấn đề về thực trạng môi trương sống xung quanh em, gia đình em, hiểu biết, nhận thức của em, trách nhiệu của em, vai trò của em trong vấn đề này Ngài ra các vấn đề khác như tôn giáo, vấn đề mâu thuẩn xung đột sắc tộc, các tên nạn xã hội khác. Tôi đưa ngay vân đề mơi có tính thời sự đang diẽn ra trong nước và quốc tê( Như đạo chúa trời – em nhận thức về tổ chức đạo này và bằng hiểu biết tôi hướng các em đến thện, mỹ để các em nhân thức (Đạo) là hướng đến cái thệi, các chân thực, các đẹp(Mỹ). và mọi tổ chức đạo không đạt đến mục tiêu đó mà phục phụ mục đích khác ta khẳng định đó là tà đạo II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Qua nhiều năm công tác giảng dạy và may mắn được nhà trường phân công các công tác kim nhiên nói trên tôi đã đi vào nghiên cứu thực nghiệm việc kết hợp lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho học sinh của một số lớp mà cái nhân tôi phụ trách giảng dạy tôi thấy kết quả: Dưới đây là kết quả đánh giá xếp loại đạo đức của học sinh lớp 10B7 năm học 2014 – 2015 (trước khi bước vào nghiên cứu đề tài này). LỚP SĨ SỐ HK TỐT HK KHÁ T. BÌNH Yếu kém. 10B7 45 14 32% 16 36% 10 22% 5 10% Trên thực tế qua công tác là chủ nhiệm lớp, và trực tiếp giãng dạy các em tôi thấy nhiều em có nhưng biểu hiện lệch chuẫn về mặt đạo đức khá rỏ như: Thường xuyên nói tục coi thường thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trong nhà trường, chống đối, phản kháng mạnh mẽ những việc được giao, gây gỗ đánh nhau, tổ chức các trò chơi cá độ, tham gia đánh bài bạc..... Từ thực trạng trên cho thấy việc giáo dục đạo đức học sinh lớp 10B7 nói riêng và trong trường nói chung là rất cần thiết và đáng quan tâm. III. GIẢI PHÁP Trước hết cần xác định những nhiệm vụ của giáo dục đạo đức, làm cho học sinh lĩnh hội các tư tưởng, nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức xã hội. Hiểu và nhận thức thấy rằng, cần làm cho các hành vi của mình phù hợp với tinh thần nguyên tắc trên, phù hợp với lợi ích xã hội. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền vững (vinh dự, trách nhiệm, phẩm giá, hổ thẹn) và các phẩm chất lý chí (thật thà, dũng cảm, kỷ luật, kiên trì ) để đảm bảo cho hành vi luôn nhất quán với yêu cầu giáo dục đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Trên cơ sở đó hình thành nếp sống văn hoá thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau của con người. Đảm bảo tính nhân đạo, trình độ thẩm mỹ của các quan hệ cá nhân trong cuộc sống. Nội dung giáo dục đạo đức xét bình diện đạo đức – xã hội: Nội dung này có quan hệ chặt chẽ với yêu cầu đạo đức xã hội được đề ra cho mọi người dân trong một xã hội nhất định. Yêu cầu này được đề ra trong hiến pháp của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo dục đạo đức cho học sinh xét trên bình diện tâm lý sư phạm: Bất kỳ một phẩm chất đạo đức nào cũng là sự kết hợp cơ động tình cảm giữa thói quen – hành vi – ý chí của cá nhân. Ví dụ: Muốn trở thành một người yêu lao động, cá nhân cần nuôi dưỡng nhu cầu lao động thường xuyên, hiểu rõ ý nghĩa và sự cần thiết của lao động, có niềm say mê với lao động, có những kỹ năng, kỹ xảo lao động ở trong trạng thái biểu hiện ý chí. Giáo dục đạo đức cho học sinh xét trên bình diện đặc điểm lứa tuổi: Vì giáo dục có liên quan đến lứa tuổi của học sinh nên không thể tiến hành giáo dục đạo đức một cách chung chung. Sự phát triển về mặt đạo đức phụ thuộc vào lứa tuổi tức là phụ thuộc vào vốn sống, vào khả năng ý thức được những cơ sở đạo đức của hành động. Đối với học sinh THPT nhiều khả năng ý thức đạo đức hơn học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Nhân cách của học sinh lứa tuổi thanh, thiếu niên thường xảy ra các trường hợp. Sự mất cân bằng tạm thời, dễ bột phát. Điều này liên quan đến hiện tượng tuổi dậy thì, hơn nữa, lứa tuổi này muốn mọi người đối xử với mình như người lớn. ở lứa tuổi này cần phải quan tâm đến cả việc giáo dục giới tính cho các em. Những vấn đề trên có quan hệ với giáo dục đạo đức, cho phép đi sâu vào những cơ sở sư phạm của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT được thực hiện thông qua hai con đường chủ yếu, tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau. Giải pháp thứ nhất: Làm cho học sinh tự giác lĩnh hội hệ thống khái niệm đạo đức. Trên cơ sở đó, giúp học sinh biết phân định “cái đạo đức” và “cái vô đạo đức” cực kỳ phức tạp ở quanh mình. Do đó, giúp các em định hướng, biết lựa chọn để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đó. Con đường này chủ yếu là thông qua môn giáo dục công dân và sự lồng ghép ở các môn học khác tạo ra sự tác động thương xuyên, tiên tục a. Phương pháp thuyết phục. Đây là một phương pháp quan trọng trong việc giáo dục đạo đức. Đó là hoạt động của người giáo dục nêu lên ý thức và tình cảm, ý chí nhằm hình thành và củng cố ở các em những phẩm chất đạo đức tích cực và loại trừ những nét tiêu cực trong tính cách và hoạt động của cá nhân các em. b. Phương pháp nêu gương tốt. Phương pháp này có tác dụng ở chỗ, học sinh có khuynh hướng bắt chước và làm theo những hành vi, hành động mà các em cho là có ý nghĩa tác dụng củng cố giá trị bản thân. Hơn nữa, xã hội ta có những điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tấm gương tích cực trong việc giáo dục đạo đức. Nếu như trong chiến tranh “ra ngõ gặp anh hùng” thì hiện nay, bên cạnh những biểu hiện tiêu cực đang bị xã hội lên án đã và đang xuất hiện nhiều những tấm gương tích cực, điển hình (Ví dụ như: Tấm gương người tốt việc tốt, thông qua các kênh thông tin đại chúng lấy các ví dụ thực tiển khác nêu lên và chỉ ra cho các em thấy). Con người Việt Nam với bản tính năng động, sáng tạo, vươn lên chiến thắng nghèo khổ, dốt nát và chiến thắng nguy cơ tụt hậu. Khi sử dụng phương pháp này chúng ta cần phải chú ý đến lứa tuổi học sinh, khả năng tưởng tượng phong phú của học sinh tăng lên khi đánh giá hành vi đạo đức của bạn bè và người lớn. Vì vậy, hơn ai hết người giáo viên phải là tấm gương sáng, mọi hành động, lời nói, việc làm của giáo viên phải là chuẩn mực để học sinh tin cậy, tôn trọng và làm theo. Chính A.k.mocarencô đã từng khẳng định: “không có uy tín không thể giáo dục được”. 2. Giải pháp thứ hai: Hình thành cho học sinh nhận thức được đạo đức, kinh nghiệm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức thông qua việc lôi cuốn các em vào hoạt động thực tiễn. Phát huy tính độc lập và tự quản của học sinh khi tổ chức hoạt động thực tiễn để hình thành hành vi và thói quen đạo đức là rất cần thiết. Macarenco từng nói: “Chúng ta có thể yêu cầu một người làm việc thật nhiều, nhưng nếu không đồng thời giáo dục cho người đó về mặt đạo đức và chính trị, nếu anh ta không tham gia hoạt động xã hội thì quá trình lao động này chỉ mang tính chất một quá trình trung lập, không có ý nghĩa xã hội và đạo đức”. c. Phương pháp rèn luyện. Để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải thực hiện nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh thông qua các môn học Giáo dục công dân và các môn khoa học khác, khi tham gia các hoạt động ngoại khoá và trong giao lưu. d. Phương pháp khen thưởng, trách phạt. *. Khen thưởng. Tác dụng giáo dục của khen thưởng phụ thuộc vào điều kiện tâm lý sư phạm. Điều kiện này ảnh hưởng kích thích tích cực sự cố gắng của học sinh trong học tập, lao động, hoạt động xã hội. Tuy nhiên khi khen thưởng cho học sinh, người giáo viên cần lưu ý một số điểm sau: - Khen thưởng phải phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. - Phải được sự tán thành cao của dư luận xã hội. - Khen thưởng phải đúng đối tượng, ai đáng khen đều được khen, mức khen thưởng phải tương xứng với kết quả đạt được. - Phải chú ý đến tâm lý lứa tuổi để có cách khen phù hợp và đúng cách. - Người khen phải có uy tín cao đối với học sinh. Ngoài ra, mọi hành vi khen thưởng thái quá đều là phản khoa học, không mang tính giáo dục. * Trách phạt. Là phương pháp điều chỉnh hành động và hành vi, được sử dụng để ngăn chặn sự vi phạm những chuẩn mực và quy tắc hành động xã hội, để uốn nắn và loại bỏ những thói quen không đúng đắn. Trách phạt được tôi coi là hiệu quả nảy sinh trong ý thức của học sinh mong muốn và sự sẵn sàng thay đổi khi bị trách phạt học sinh cảm thấy xấu hổ, thua kém. Tình cảm đó có khả năng làm nảy sinh lòng mong muốn, tích cực sửa chữa thiếu xót của mình. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cũng cần chú ý. - Những hành vi, hành động sai trái của học sinh. - Đưa ra biện pháp để chấm dứt những hành vi tiêu cực, có hại. - Tuyên bố hình thức trách phạt, không nên trách phạt mà xâm phạm đến thể xác học sinh, không hạ nhân phẩm của học sinh, không phạm vào những điều cấm kỵ, tôn nghiêm. Về vấn đề này, chắc không ai trong chúng ta lại không biết đến việc làm của một thầy giáo tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh mà báo đài, truyền hình vừa đưa tin. Với đối tượng là học sinh tiểu học mà thầy phạt “hít đất” 100 – 300 cái rồi còn cấp cứu. Hay còn nhớ cách đây mấy năm, một cô giáo đã phạt các em không trực nhật lớp bằng cách bắt các em cởi khăn quàng đỏ để lau nền nhà, lau bảng!? Đó phải chăng là sự kém nhận thức nhất là kiến thức sư phạm của một số giáo viên hiện nay? - Trách phạt phải được phần lớn học sinh tán thành vì không gì nguy hiểm hơn là trách phạt không công bằng. Khi đó những tính cách xấu như: Không trung thực, độc ác, hèn kém lại có cơ hội phát triển. Trên đây là một số giải pháp và phương pháp khi tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh trung học. Tuy nhiên không phải chỉ cần chú ý và sử dụng các phương pháp đó là đủ mà giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục quan trọng trong giáo dục tổng thể. Vì vậy, khi tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh cần lưu ý sử dụng tổng hợp, linh hoạt, có chọn lọc tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh. Để có phương pháp giáo dục cho học sinh THPT được tốt chúng ta cần chú ý các quan điểm sau: - Giáo dục nhân cách chỉ có thể tiến hành trong hoạt động thực tiễn và việc lôi cuốn học sinh vào các hoạt động thực tiễn là yếu tố quan trọng để phát triển nhân cách và tổ chức quá trình giáo dục. - Những phẩm chất cá nhân được hình thành trong hoạt động thực tiễn. IV.KIỂM NGHIỆM. Sau khi thực hiện một số phương pháp giáo dục trên, đặc biệt trong một số việc làm thực nghiệm cụ thể tôi đã thu được một số kết quả sau: - Đa số học sinh có ý thức tiếp thu, phấn khởi. Biết nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, phát huy những mặt mạnh. Đặc biệt là biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Kính trọng thầy cô giáo, tránh xa các tện nạn xã hội và bước đầu có những hành vi, việc làm mang ý nghĩa đẹp đối với bản thân, bạn bè và mọi người. Khi tôi hỏi các em về một số khái niệm, hành vi đạo đức, thiếu đạo đức, cái gì nên trách, cái gì nên làm cách sửa chữa khuyết điểm. Các em rất tự tin trả lời và có cách nhận thức đúng đắn. Không như trước đây, khi tôi đề cập đến vấn đề này các em tỏ ra rụt rè, xấu hổ thậm chí rất lo sợ. - Đặc biệt, dựa vào kết quả xếp loại văn hoá và xếp loại hạnh kiểm học sinh lớp 10B7 năm học 2014 – 2015 và năm học 2016 – 2017 của lớp 11B7 mà tôi đã tiến hành thực nghiệm trong hơn một năm qua tôi thấy kết quả đạo đức của học sinh tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau: Năm học 2016-2017 LỚP SĨ SỐ HK TỐT HK KHÁ T. BÌNH Yếu kém. 11B7 45 31 69% 12 26% 2 5% 0 0% Với kết quả này tuy chưa phải là cái gì lớn nhưng tôi mong muốn sẽ giúp cho các em có một số điều kiện ban đầu trong hành trang vào đời sau này. Cùng với quá trình tu dưỡng rèn luyện ở những năm tiếp theo hy vọng các em sẽ thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước – những con người được phát triển toàn diện - đầy đủ và các phẩm chất: Đức – Trí – Thể – Mỹ. C. PHẦN KẾT LUẬN. Xuất phát từ thực tế của nhà trư
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_cong_tac_cua_giao_vien_chu_nhiem_o_truong_t.doc