Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

Trường THCS An Phú Đông là một trong những ngôi trường có lịch sử hình thành và phát triển lâu năm, có bề dày thành tích trong công tác dạy – học. Học sinh của trường về cơ bản là ngoan, ý thức học tập tốt, đội ngũ giáo viên tận tình, tâm huyết. Hàng năm nhà trường đều có học sinh giỏi và giáo viên giỏi cấp huyện, chi bộ nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh.

Đối với bộ môn, tâm lí e ngại bộ môn của các em học sinh còn nhiều, do khối lượng kiến thức còn lớn, nhiều sự kiện. Ngoài ra, tâm lí chưa thực sự coi trọng môn lịch sử của bộ phận phụ huynh học sinh, cho rằng đây chỉ là môn phụ gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập và chất lượng bộ môn

Lịch sử là hiện thực quá khứ đã diễn ra một cách khách quan, hợp quy luật, không lệ thuộc vào sự hiểu biết, ý thức mong muốn của cá nhân. Do những đặc điểm hiện thực Lịch sử (diễn ra theo trình tự thời gian và không lặp lại nguyên si như cũ), và cả nhận thức Lịch sử (không trực tiếp quan sát, không diễn ra trong phòng thí nghiệm) nên giáo viên cần biết hướng cho học sinh những khả năng khôi phục hình ảnh quá khứ đúng như nó tồn tại khách quan và trên cơ sở ấy hiểu Lịch sử. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu quyển “Lịch sử nước ta” năm 1941 bằng hai câu thơ sau:

“ Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Học tập Lịch sử đâu chỉ có biết nhiều sự kiện, chỉ ghi nhớ, học thuộc lòng mà không phải hiểu, không đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo. Nhận thức đúng chức năng, nhiệm vụ bộ môn Lịch sử mới thấy rõ sự cần thiết phải phát huy tính tích cực trong học tập, đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử.

Vì vậy, người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có năng lực sáng tạo, có chuyên môn tốt và phải giáo dục cho học sinh một số năng lực cần thiết dưới đây:

Về kỹ năng: Giúp học sinh nhận thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo kiến thức, vận dụng những điều đã học để tiếp thu kiến thức mới và áp dụng vào cuộc sống.

Về thái độ: Làm cho học sinh ý thức được trách nhiệm của mình để trở thành công dân có ích, có khả năng giao tiếp và hoạt động xã hội.

Học sinh biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã xây dựng nên đất nước ngày nay, từ đó góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

 

doc 23 trang hoathepmc36 26/02/2022 7901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một trong những vấn đề được giáo viên quan tâm hàng đầu. Cũng chính vì vậy, ngay từ những năm 60, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã xuất hiện khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi cá nhân không chỉ có khả năng thích ứng nhanh chóng mà phải có một nền tảng tri thức vững chắc.
Hiện nay, phương pháp dạy học Lịch sử đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp dạy học Lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Có thể nói, phương pháp dạy học Lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp cận những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học, chưa chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì vậy, cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường THCS chưa được là bao; phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở. Tuy rằng trong nhà trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết học tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới. Nhưng tình trạng chung hàng ngày vẫn là “Thầy đọc, trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện giải thích minh hoạ bằng tranh ảnh.
Hơn nữa, trong việc dạy học, giữa Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp – Kiểmtra đánh giá có mối quan hệ trực tiếp hữu cơ với nhau. Không thể điều chỉnh mục tiêu đào tạo, cải tiến chương trình, nội dung sách giáo khoa mà không đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra đánh giá trong dạy học. Công việc này đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viên, có thể nói là phải tiến hành một cuộc cách mạng trong đổi mới phương pháp dạy học.
Thực tế hiện nay trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THCS đã có không ít giáo viên có tâm huyết với bộ môn, dạy học bằng cả tấm lòng yêu nghề, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền giáo dục. Tuy nhiên, trong tư tưởng của nhiều người chỉ coi môn Lịch sử trong trường THCS là môn phụ không quan trọng như môn Toán, Văn, Ngoại ngữMôn Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng là đủ, không cần phải sử dụng tư duy lô gíc. Mặt khác nhiều học sinh ngại học môn Lịch sử bởi nó dài và nhiều sự kiện khó nhớ, học rồi lại quên ngay. Chính vì vậy mà các em không thích học môn Lịch sử. Thực tế cho thấy, trong mấy năm trở lại đây, chất lượng môn Lịch sử trong các kì thi lớn như Đại học, Cao đẳng là rất đáng lo ngại. Hằng ngày, các phương tiện truyền thông không ngừng lên tiếng về thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông như một “vấn nạn” của xã hội.
Trước thực trạng đó, đòi hỏi người giáo viên dạy môn Lịch sử cần phải nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của bộ môn mình phụ trách, phải phát huy được tính tích cực của học sinh, tránh lối học thụ động “Thầy đọc – trò chép”. Giáo viên cũng nên tránh tình trạng chỉ truyền đạt nguyên si kiến thức trong sách giáo khoa, như thế sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cũng không nên xa rời nội dung sách giáo khoa, quá mở rộng kiến thức bên ngoài sẽ làm cho bài giảng bị loãng, học sinh khó tiếp thu, như vậy sẽ không mang lại hiệu quả cho giờ học.
Với lí do khách quan và chủ quan nêu trên, tôi chọn chủ để “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trường THCS An Phú Đông là một trong những ngôi trường có lịch sử hình thành và phát triển lâu năm, có bề dày thành tích trong công tác dạy – học. Học sinh của trường về cơ bản là ngoan, ý thức học tập tốt, đội ngũ giáo viên tận tình, tâm huyết. Hàng năm nhà trường đều có học sinh giỏi và giáo viên giỏi cấp huyện, chi bộ nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh.
Đối với bộ môn, tâm lí e ngại bộ môn của các em học sinh còn nhiều, do khối lượng kiến thức còn lớn, nhiều sự kiện. Ngoài ra, tâm lí chưa thực sự coi trọng môn lịch sử của bộ phận phụ huynh học sinh, cho rằng đây chỉ là môn phụ gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập và chất lượng bộ môn
Lịch sử là hiện thực quá khứ đã diễn ra một cách khách quan, hợp quy luật, không lệ thuộc vào sự hiểu biết, ý thức mong muốn của cá nhân. Do những đặc điểm hiện thực Lịch sử (diễn ra theo trình tự thời gian và không lặp lại nguyên si như cũ), và cả nhận thức Lịch sử (không trực tiếp quan sát, không diễn ra trong phòng thí nghiệm) nên giáo viên cần biết hướng cho học sinh những khả năng khôi phục hình ảnh quá khứ đúng như nó tồn tại khách quan và trên cơ sở ấy hiểu Lịch sử. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu quyển “Lịch sử nước ta” năm 1941 bằng hai câu thơ sau:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Học tập Lịch sử đâu chỉ có biết nhiều sự kiện, chỉ ghi nhớ, học thuộc lòng mà không phải hiểu, không đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo. Nhận thức đúng chức năng, nhiệm vụ bộ môn Lịch sử mới thấy rõ sự cần thiết phải phát huy tính tích cực trong học tập, đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử.
Vì vậy, người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có năng lực sáng tạo, có chuyên môn tốt và phải giáo dục cho học sinh một số năng lực cần thiết dưới đây:
Về kỹ năng: Giúp học sinh nhận thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo kiến thức, vận dụng những điều đã học để tiếp thu kiến thức mới và áp dụng vào cuộc sống.
Về thái độ: Làm cho học sinh ý thức được trách nhiệm của mình để trở thành công dân có ích, có khả năng giao tiếp và hoạt động xã hội.
Học sinh biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã xây dựng nên đất nước ngày nay, từ đó góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
	Để có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy và học lịch sử ở trường THCS, tôi mạnh dạn đề đạt một số biện pháp cụ thể như sau:
2.1. Xây dựng mục tiêu bài học
	Mục tiêu của bài học là cái đích đặt ra cho học sinh cần đạt được sau khi học bài đó.
Mục tiêu chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp dạy học, hình thức đánh giá của bài đó.
Mục tiêu của mỗi bài gồm ba thành tố chính : Kiến thức, thái độ, kỹ năng. Ngoài ra với mỗi bài học cần định hướng phát triển các năng lực cần có cho học sinh cho phù hợp
Xây dựng được mục tiêu, người giáo viên mới xác định được những nội dung chính của bài học, từ đó chọn lựa phương pháp phù hợp cho từng mục của bài. Giúp bài giảng đạt hiệu quả và tăng hứng thú học tập cho học sinh.
2.2. Sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
2.2.1. Sử dụng kênh hình trong dạy học
 Trong môn Lịch sử kênh hình không chỉ mang ý nghĩa minh hoạ mà còn góp phần thể hiện nội dung. Việc sử dụng kênh hình giúp giáo viên dễ áp dụng các phương pháp tổ chức, học sinh hào hứng học tập. Qua hình ảnh giáo viên khai thác nội dung bằng các câu hỏi, học sinh làm việc nhiều hơn, tư duy cao và phát huy được tính tích cực trong học tập. Để phát huy hết hiệu quả khi sử dụng hệ thống kênh hình, điều quan trọng là giáo viên phải xác định cho mình nên sử dụng, khai thác thế nào. Theo tôi, khi sử dụng hệ thống kênh hình, giáo viên cần chú ý những điểm sau:
          - Cần phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn phương pháp sử dụng thích hợp, đảm bảo phát huy được sự chú ý và tính tích cực của học sinh vào khai thác kênh hình.
          - Khi soạn giáo án, giáo viên phải xác định được thời điểm, thời gian hợp lí để sử dụng kênh hình vào bài dạy, và phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khai thác một cách hợp lí và hệ thống câu hỏi này phải có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
          - Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác, giáo viên phải hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất nội dung kiến thức phản ánh trong kênh hình đó là gì, tức là phải hiểu hết bản chất của kênh hình.
          - Phải đảm bảo sự kết hợp giữa lời nói với việc trình bày nội dung kênh hình theo hướng rèn luyện khả năng thực hành của học sinh, đồng thời kết hợp với các tài liệu khác khi sử dụng.
          - Tôi xin đưa ra ví dụ về khai thác và sử dụng H.85 “Trương Định nhận phong soái”, trong Bài 24- SGK Lịch sử 8, tiết 2.
  - Để khai thác và sử dụng hiệu quả bức tranh này theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, cần thực hiện như sau:
          + Giáo viên hiểu rõ nội dung kiến thức phản ánh trong bức tranh đó là: bức tranh miêu tả quang cảnh Trương Định nhận phong soái, nó vừa thể hiện sự trang nghiêm, vừa thể hiện sự tôn kính và đồng lòng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo.
          + Xác định thời điểm sử dụng tranh.
          Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khởi nghĩa của Trương Định thì hướng dẫn học sinh khia thác tranh nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức.
          + Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác tranh.
          GV treo tranh (phóng to) lên bảng.
          ? Quan sát tranh và hãy miêu tả toàn cảnh bức tranh này?
          - Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung.
          Bức tranh này thể hiện sự tôn kính của nhân dân và sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa do ông phát động, hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
          Học sinh thảo luận và trả lời.
          Giáo viên nhận xét câu trả lời và miêu tả toàn bộ bức tranh, trong đó nhấn mạnh sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa do Trương Định phát động.
2.2.2. Sử dụng bảng phụ
 Giáo viên sử dụng bảng phụ để ghi hệ thống các câu hỏi, bài tập điền khuyếttừ đó hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, học sinh thảo luận nhóm rất có hiệu quả, giáo viên không phải nói nhiều mà học sinh được làm việc tích cực, gây cho học sinh hứng thú, say mê môn học.
Ví dụ:Khi dạy Bài 4: Các nước Châu Á - Lịch sử 9. GV có thể sử dụng bảng phụ để làm bài tập củng cố như sau:
Khoanh tròn vào từ đầu tiên trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày tháng năm nào?
 a. 22/7/1948 b. 1/10/1949
 c. 7/10/1949 d. 1/1/1959
Câu 2: Nước nào đã giúp Trung Quốc thực hiện thành công kế hoạch 5 năm lần thứ nhất?
 a. Việt Nam b. Liên Xô
c. CHDCND Triều Tiên d. Cu ba.
Câu 3: Ai là nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc bay vào không gian?
 a. Lương Triều Vĩ. b. Dương Lợi Vĩ
 c. Hồ Cẩm Đào d. Trần Quán Hy. 
2.2.3. Sử dụng phiếu học tập và thảo luận nhóm
 Khi sử dụng phiếu học tập kết hợp với thảo luận nhóm, giáo viên cũng dễ dàng tổ chức giao việc cho học sinh làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm đạt hiệu quả cao.
Ví dụ:Khi dạy Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu – SGK Lịch sử 7 – Mục 1: Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
- GV có thể cho lớp thảo luận nhóm với câu hỏi chuẩn bị trước bằng phiếu học tập. GV chia lớp ra thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, đọc câu hỏi to trước lớp sau đó phát phiếu học tập cho các nhóm. Mỗi nhóm có thời gian thảo luận là 3 phút. Sau đó đại diện từng nhóm lên trình bày câu trả lời. Các nhóm khác chú ý nhận xét và bổ xung. 
Nhóm 1: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến lớn về địa lí?
(Do sản xuất phát triển, các thương nhân, thợ thủ công cần thị trường và nguyên liệu. Do kĩ thuật phát triển, đóng được tàu lớn, có la bàn).
Nhóm 2: Trình bày các cuộc phát kiến lớn về địa lí?
(Năm 1487, Đi-a-xơ vòng qua cực Nam Châu Phi; 1498, Va- xcô đơ - Ga-ma tìm ra ấn Độ; 1492, Cô-lôm-bô đã tìm ra Châu Mĩ; 1519 – 1522, Ma-gien-lăng lần đầu tiên đi vòng quanh trái đất)
Nhóm 3: Trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến lớn về địa lí ? (Tìm ra những con đường mới, những vúng đất mới; đem lại những món lợi khổng lồ cho thương nhân châu Âu; đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước châu Âu)
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí ?
(Là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức; thúc đẩy thương nghiệp phát triển..)
Cuối cùng giáo viên nhận xét và kết luận.
2.3. Vận dụng một số phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới
2.3.1. Phương pháp tường thuật
Tường thuật là một cách trình bày miệng quan trọng, nhằm tái hiện ở học sinh biến cố Lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó. Tuy nhiên, trong thực tế không ít giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ nội dung và vị trí của nó trong việc dạy và học Lịch sử ở trường THCS. Bài tường thuật được xây dựng trên cơ sở nội dung sách giáo khoa nhưng tạo cho học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về bức tranh quá khứ đã học. Vì vậy, các em hứng thú hơn và học tập tích cực hơn.
Sức hấp dẫn của tường thuật trong dạy học là cung cấp những sự kiện, dẫn dắt học sinh đến những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ. Hứng thú học tập sẽ giảm đi nếu bài tường thuật chỉ là sự thông báo vắn tắt khô khan một số sự kiện. Cho nên việc xây dựng bài tường thuật đòi hỏi giáo viên phải biết chọn đúng sự kiện để trình bày thông tin những kiến thức mới, bổ ích phù hợp với trình độ học sinh. Giáo viên trình bày mạch lạc, rõ ràng kết hợp với các phương tiện dạy học (đồ dùng trực quan, tài liệu mới).
Ví dụ:khi dạy bài 5 : Công xã Pa-ri 1871 – Lịch sử lớp 8 - Mục 2: Cuộc khởi nghĩa ngày 18 – 3 – 1871. Sự thành lập Công xã. GV có thể tường thuật cuộc khởi nghĩa ngày 18.3.1871 kèm theo đồ dùng trực quan:
Một chướng ngại vật trên phố ngày 18/3/1871
“Sáng sớm tinh mơ ngày 18 tháng 3 năm 1871, Chi-e cho quân lẻn đến đánh úp dồi Mông - mác (Bắc Pa-ri), để chiếm trọng pháo của Quốc dân quân. Nhân lúc tảng sáng, quân Chi-e đã vượt qua được những phố vắng tiến tới Mông mác. Chỉ có một đơn vị nhỏ quân vệ quốc canh giữ trọng pháo nên không chống lại nổi quân chính phủ. Trọng pháo lọt vào tay quân chính phủ. Nhưng họ không thể mang ngay đi được, vì mãi đến 8 giờ sáng, ngựa kéo pháo mới tới.
Trong khi đó, lệnh báo động đã nổi lên. Thế là công nhân, thợ thủ công và quân Vệ quốc tập hợp lại, theo sau là một toán phụ nữ. Họ kéo cả lên gò Mông -mác. Khi đoàn người tới gần, binh lính của Chi-e đã chĩa nòng súng vào nhân dân.
- Bắn! Tên tướng chỉ huy ra lệnh cho quân đội nổ súng.
Nhưng ngay lập tức một hạ sĩ quan bước ra khỏi hàng ngũ và hô lớn “Quay nòng súng xuống đất !”
Một giây nặng nề trôi qua. Những nòng súng của các binh sĩ sẽ hướng về đâu? Theo lệnh tên tướng, bắn vào đám đông máu sẽ đổ, hay làm trái lệnh chỉ huy? Một lần nữa viên tướng gào lên “ Bắn!”. Trong giây phút căng thẳng đó, cái thiện đã thắng cái ác trong mỗi người lính. Binh lính không chịu bắn vào nhân dân, quay lại trói viên chỉ huy và đoàn kết với Quốc dân quân. Đồi Mông - mác và trọng pháo vẫn nguyên vẹn trong tay Quốc dân quân.
Theo đà thắng lợi đó, tới trưa, Quốc dân quân cùng quần chúng từ các xóm thợ ngoại ô tiến vào trung tâm Pa-ri. Chi-e thấy nguy, hấp tấp kéo đánh nhưng quân đội đã mất tinh thần, rút lui về Véc - xai. Đến chiều, các cơ quan chính phủ đều lọt vào tay quân cách mạng. Cờ đỏ phấp phới bay trên nóc sở Bộ chiến tranh và Toà thị chính Pa-ri. Cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế gới. Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân trở thành Chính phủ lâm thời”.
2.3.2. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là một hệ thống dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo bao gồm sự kết hợp những phương pháp dạy học và việc học có những nét cơ sở của sự tìm tòi khoa học. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học – phát triển tính tích cực, tính tự lực trong năng lực sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới quan cho học sinh.
Bản chất của dạy học đặt và giải quyết vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình huống vấn đề và điều kiện hoạt động của học sinh nhằm tự lực giải quyết những vấn đề học tập. Việc trình bày theo phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề đòi hỏi giáo viên phải nắm vững sự kiện, biết tạo ra tình huống có vấn đề, nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh. Vì vậy cách trình bày đặt và giải quyết vấn đề có nhiều ưu điểm hơn việc thông báo tài liệu, đọc lại sách giáo khoa. Trình bày đặt và giải quyết vấn đề vừa cung cấp cho học sinh những sự kiện cần thiết để hiểu biết lịch sử, vừa tạo ra sự suy nghĩ cho các em.
Ví dụ:Khi dạy bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) – SGK Lịch sử 7 - Phần III: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288).
Để tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài mới:
 “Sau hai lần xâm lược Đại Việt thất bại, nhà Nguyên không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Năm 1287, Nhà Nguyên kéo quân sang nước ta một lần nữa. Vậy, kế hoạch xâm lược Đại Việt lần thứ ba của chúng như thế nào? Quân dân nhà Trần đã tổ chức kháng chiến ra sao? Đó là nội dung bài học hôm nay.”
Đây là ví dụ về tình huống có vấn đề. Tình huống là mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết mà giáo viên tạo ra, nhằm thu hút sự chú ý, hứng thú học tập của học sinh, học sinh cần giải quyết một điều mới, điều chưa biết, trên cơ sở kiến thức của bài học trước. Sự hướng dẫn, gợi mở của người thầy để học sinh tự tìm ra bản chất của sự kiện mới.
2.3.3. Phương pháp dạy học trực quan
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trong, trước và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hoá lịch sử của học sinh.
Các phương tiện trực quan rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng của bài học để lựa chọn đồ dùng thích hợp, có phương pháp thích hợp trong việc sử dụng mỗi loại đồ dùng. Từ đó, phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan, đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày đồ dùng, rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng (vẽ bản đồ, tường thuật lược đồ, miêu tả hiện vật).
Ví dụ:Khi dạy bài 24: Phong trào Tây Sơn – SGK Lịch sử 7 - Phần II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
Để tiết học này đạt được hiệu quả cao, giáo viên phải sử dụng lược đồ và đạt được mức độ sau: Học sinh biết xác định địa danh trên lược đồ, bước đầu biết phân tích kiến thức lịch sử qua lược đồ. Tiếp tục rèn kỹ năng sử dụng lược đồ. Trong tiết học này, giáo viên cần sử dụng hai lược đồ Hình 57 và Hình 58 SGK Lịch sử lớp 7 
(Phóng to treo trên bảng). 
Mục 1: Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
Giáo viên sử dụng lược đồ: Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc SGK đoạn 1. Chỉ trên lược đồ để thông báo về cuộc khởi nghĩa lan ra khắp nơi một cách nhanh chóng, lật đổ được chính quyền họ Nguyễn:
+ Tháng 9/ 1773: Hạ thành Quy Nhơn – Giáo viên có thể bổ xung bằng câu chuyện Nguyễn Nhạc lập mưu khi hạ thành Quy Nhơn.
+ Năm 1775: Tạm hoà với Trịnh – Giáo viên đưa ra câu hỏi: Tại sao Nguyễn Nhạc phải hoà hoãn với quân Trịnh? (Vì: Tây Sơn đang ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn).
+ Năm 1777, bắt và giết chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ ở Đàng Trong.
GV đặt câu hỏi: Vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành thắng lợi? (Sức mạnh của nhân dân; Tài trí của anh em Tây Sơn)
Mục 2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. Giáo viên phải sử dụng Lược đồ: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút để tường thuật diễn biến trận chiến này. Cụ thể:
Giáo viên treo lược đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cu.doc