SKKN Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS & THPT thống nhất

SKKN Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS & THPT thống nhất

Hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các bậc học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Trong sự phát triển của nhà trường, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc giáo dục đạo đức để hoàn thiện nhân cách cho học sinh cũng là một bước quan trọng trong tổng thể giáo dục nhằm tạo ra môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường.

Nghị định số 8/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 đã chỉ rõ “Trách nhiệm đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực họcđường” trong đó “Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lí”

Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của Nghành giáo dục, căn cứ tình hình thực tiễn, ngày 21/08/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị toàn ngành Giáo dục ưu tiên tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm học 2018 -2019 trong đó định hướng chung là “Nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục” trong đó nhấn mạnh: Các thầy, cô giáo nêu cao tấm gương đạo đức, có phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm đạt mục đích giáo dục

 

doc 17 trang thuychi01 35146
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS & THPT thống nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT
Người thực hiện: Cao Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động GDNGLL
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
a. Nhận diện bạo lực học đường 
3
b. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
4
c. Những biểu hiện của bạo lực học đường
5
2.2. Cơ sở thực tiễn
6
2.3.Hậu quả của bạo lực học đường
6
2.4. Giải pháp phòng, chống bạo lực học đường
9
a. Giải pháp chung
9
b.Giải pháp cụ thể
10
c. Tính ảnh hưởng của giải pháp
12
2.5. Hiệu quả của đề tài
12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
Hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các bậc học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Trong sự phát triển của nhà trường, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc giáo dục đạo đức để hoàn thiện nhân cách cho học sinh cũng là một bước quan trọng trong tổng thể giáo dục nhằm tạo ra môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường.
Nghị định số 8/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 đã chỉ rõ “Trách nhiệm đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực họcđường” trong đó “Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lí”
Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của Nghành giáo dục, căn cứ tình hình thực tiễn, ngày 21/08/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị toàn ngành Giáo dục ưu tiên tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm học 2018 -2019 trong đó định hướng chung là “Nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục” trong đó nhấn mạnh: Các thầy, cô giáo nêu cao tấm gương đạo đức, có phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm đạt mục đích giáo dục
Những năm qua Giáo dục nước ta không ngừng đổi mới và đạt được những thành tựu lớn trong đào tạo nhân lực và giáo dục nhân cách công dân. Tuy nhiên, Nghành cũng còn nhiều trăn trở về những khiếm khuyết trong giáo dục của một bộ phận nhà giáo và những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh. Một trong những biểu hiện đó là “Bạo lực học đường”.
“Bạo lực học đường” là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, là nỗi trăn trở của mỗi nhà trường, của người làm công tác giáo dục. Hiện tượng giáo viên đối xử thiếu thân thiện với học sinh, có hành vi ngược đãi, thiếu công bằng trong giáo dục gây bất bình trong xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của người thầy. Tình trạng học sinh(chủ yếu là học sinh cấp trung học phổ thông) gây gổ, mâu thuẫn dẫn đến có những hành vi không phù hợp với nhân cách của người học sinh làm náo động học đường, gây mất trật tự, an toàn xã hội, gây hoảng loạn tâm lí với nhều học sinh, đảo lộn môi trường giáo dục đồng thời là nỗi đau của gia đình khi con cái có những biểu hiện bạo lực. Có những vụ bạo lực học đường khiến cơ quan pháp luật đã phải vào cuộc bởi mức độ vi phạm trở thành hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Để ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, qua hoạt động giáo dục bản thân tôi lựa chọn đề tài Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông Thống Nhất làm sáng kiến kinh nghiệm để tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tìm ra những phương pháp phù hợp trong hoạt động giáo dục của bản thân trong nhà trường phổ thông.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm trước hành động, việc làm có kĩ năng sống đủ và đúng theo quy tắc đạo đức xã hội và luật pháp của nhà nước.
Học sinh nhận diện được các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và cách phòng tránh để tạo xây môi trường giáo dục thân thiện, không bạo lực học đường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	- Học sinh trung học phổ thông.
- Biện pháp tổ chức hoạt động phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông Thống Nhất qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để triển khai đề tài Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông Thống Nhất 
tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: 
- Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, quản lý học sinh qua công tác chủ chủ nhiệm lớp của bản thân .
 - Phương pháp khảo sát: khảo sát những hành vi bạo lực của học sinh tại trường THCS và THPT THồng Nhất và các trường khu vực lân cận.
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu giữa những học sinh hiểu biết về các hành vi bạo lực học đường và những học sinh chưa hiểu biết rõ về hành vi này.
 - Phương pháp điều tra, thống kê : thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận và đánh giá của học sinh với hành vi bạo lực học đường
Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp khác: nghiên cứu lý 
thuyết, tọa đàm, phỏng vấn 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
a. Nhận diện về bạo lực học đường
* Khái niệm
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
* Tính chất quốc tế của bạo lực học đường:
	Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu em trai và 4 triệu em gái trực tiếp liên quan đến bạo lực học đường và con số này đang ngày một tăng cao trên khắp cả nước ở tất cả những lớp học và cấp học khác nhau.
 	Tại Hoa Kỳ, theo Trung tâm thống kê quốc gia về giáo dục Mỹ, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng. Năm 2017, theo dữ liệu thống kê thấy rằng 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng, dao) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7.8% học sinh trung học được thông báo đã bị đe doạ hay bị thương tích bởi một vũ khí trong trường học ít nhất một lần, với tỷ lệ cao trong nam lớn gấp hai lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12.4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần. Tỷ lệ nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong 30 ngày trước cuộc điều tra, 5.5% học sinh được thông báo bởi họ không cảm thấy an toàn, họ đã không tới trường ít nhất một ngày.
Tại Nhật Bản, một cuộc điều tra của Bộ Giáo dục cho thấy các học sinh tại các trường công có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007 là 52.756 trường hợp, tăng khoảng 8.000 so với năm trước đó. Trong đó tới 7.000 vụ, các giáo viên là đối tượng bị tấn công.
	Tại Bulgaria, sau "nhiều báo cáo trong thập kỷ vừa qua về bạo lực trường học", Bộ Giáo dục đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn vào năm 2009 về hành vi của học sinh, gồm cả ăn mặc không thích hợp, say rượu, và mang điện thoại. Các giáo viên được trao các quyền lực mới để trừng phạt những học sinh không vâng lời.
	Tại Pháp, năm 2000 Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố rằng 39 trong 75.000 vụ bạo lực học đường là "bạo lực nghiêm trọng" và 300 là "có bạo lực ở một số mức độ"
	Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây , trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau... Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta có cách nhìn thấu đáo hơn về hậu quả của bạo lực học đường đối với gia đình, nhà trường và chính các em học sinh.
b. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
- Cá nhân học sinh: Những học sinh có biến chứng tâm lý khác thường như bị tăng động, tâm thần nhẹ, có nhịp tim chậm, tỉ lệ lưu thông máu không đều, dễ bị kích động và thích các yếu tố kích động. Những học sinh có IQ thấp, khuyết tật khả năng xử lý thông tin, trí lực giảm sút, học lực kém, thất bại trong chuyện học hành, kiềm chế kém, dễ căng thẳng về xúc cảm có thái độ bất cẩn và hiếu thắng, thái độ chống đối mọi người xung quanh, thích hành vi bạo lực. Học sinh có tiền sử sử dụng ma túy đá, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích
Bạo lực học đường hiện nay dễ xảy ra ở học sinh lứa tuổi dậy thì, các em đang có sự phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, cái tôi cá nhân cao nên sẽ không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cơ bản nhất là bản thân mỗi người chưa kìm nén được cảm xúc nhất thời của mình kéo theo dây chuyền làm ảnh hưởng chung đến ngành giáo dục. 
- Môi trường gia đình: Quỹ Quyền Hiến pháp cho rằng việc phải đối mặt trong thời gian dài với bạo lực súng, tình trạng nghiện rượu của cha mẹ, bạo lực gia đình, lạm dụng thể chất trẻ em, và lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp nhận. Kỷ luật thô bạo của cha mẹ đi liền với những mức độ hung hăng cao hơn ở thanh niên. Có một số bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với bạo lực trên vô tuyến và, ở một mức độ nhỏ hơn, các trò chơi bạo lực liên quan tới sự gia tăng tính hung hãn ở trẻ em, và sự hung hăng này lại có thể được đưa vào trường học.
Do sự giáo dục chưa sâu sát của cha mẹ, xã hội xô bồ phụ huynh lại ít quan tâm tới con cái, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con, xả stress bằng bạo hành gia đình. Trẻ em dễ học theo tính xấu của người lớn, khi đang trong giai đoạn hình thành nhân cách thì chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội cũng có thể gây ra các tổn thương khó chữa lành, từ đó hình thành nhân cách méo mó về giá trị sống. Gia đình bất hòa, ly dị, anh em đâm chém nhau là tấm gương không tốt cho con cái, từ đó khiến các em lớn lên trong sợ hãi và dẫn tới trầm cảm, có hành động ngông cuồng, quậy phá, hư hỏng, Gia đình được coi là nguyên nhân chính gây ra bạo lực học đường ở Việt Nam.
- Môi trường lân cận: Môi trường lân cận và cộng đồng cũng tạo bối cảnh cho bạo lực học đường. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma tuý cao dạy thanh niên những hành động cư xử bạo lực và chúng lại được mang vào trường học. Việc tấn công giáo viên dường như hay xảy ra hơn tại các trường ở gần kề các khu vực có tỷ lệ tội phạm cao. Việc tiếp xúc với những người bạn hư hỏng là một yếu tố nguy cơ cho những mức độ hung hãn cao. Nghiên cứu đã cho thấy rằng nghèo khổ và mật độ dân số cao gắn liền với những tỷ lệ bạo lực học đường cao. Những cuộc nghiên cứu theo chiều dọc dài hạn cho thấy trẻ em phải tiếp xúc với bạo lực cộng đồng, gồm cả bạo lực súng, trong những năm tiểu học được các bạn học và giáo viên thông báo có nguy cơ cao về hung hãn trong những năm cuối cấp. Các băng đảng trong khu vực cũng được cho là góp phần tạo ra các môi trường học đường nguy hiểm. Các băng đảng sử dụng môi trường xã hội của trường học để tuyển mộ các thành viên và tương tác với các nhóm đối địch, với việc bạo lực băng đảng được đưa từ bên ngoài vào trong trường học. 
Nguyên nhân xã hội chính là do ảnh hưởng từ những môi trường xung quanh như bạo lực phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi có tính bạo lực trên mạng xã hội. Mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người, mang tính bạo lực cao các em không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực. Tuổi trẻ thường có tính bắt chước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.
Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, hình ảnh mang tính bạo lực cũng góp phần hình thành nhu cầu bạo lực của trẻ em Việt Nam
- Môi trường học đường:Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự liên quan giữa môi trường trường học với bạo lực học đường. Những vụ tấn công giáo viên gắn liền với những nơi có tỷ lệ nam sinh cao, , một cộng đồng nam sinh đông, ở cấp học càng cao, một lịch sử các vấn đề vô kỷ luật cao, tỷ lệ học sinh trên giáo viên cao, và một địa điểm đô thị liên quan tới bạo lực trong các trường học. Trong học sinh, thành tích học tập liên quan nghịch đảo với hành động chống xã hội, sự thiếu gắn kết với trường học đi liền với sự gia tăng nguy cơ hành vi chống xã hội.
Ở một số nhà trường hiện nay, việc coi trọng thành tích hơn là giáo dục nhân cách, nhà trường quá chú trọng việc nhồi nhét kiến thức mà quên đi việc “Tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ hậu học văn” . Không những thế, kỷ cương nề nếp cũng lỏng lẻo, nhiều thầy cô không còn là tấm gương cho học sinh noi theo dẫn tới tình trạng học sinh mất phương hướng, hành động sai trái.
Một số nhà trường ít quan tâm đến học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến mỗi cá nhân nên bạo lực học đường ngày càng diễn ra một nhiều. Những em học sinh cá biệt cũng bị giáo viên và bạn bè xung quanh kì thị nên các em càng trở nên bất mãn và buông xuôi chuyện học hành lao theo các trò chơi vô bổ. Đây cũng được xem là nguyên nhân cơ bản tạo nên thực trạng bạo lực học đường hiện nay.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin: bên cạnh tính ưu việt thì sự phát triển của công nghệ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Do học sinh sử dụng các phần mềm giao tiếp như Zalo, facebook đăng hình ảnh, trêu đùa rồi chửi nhau, hẹn nhau xử tội... dẫn đến những vụ bạo hành gây hậu quả nghiêm trọng.
c. Những biểu hiện của bạo lực học đường
- Cư xử thiếu bình tĩnh kèm theo nhiều lời đe dọa xâm hại thân thể của người khác.
- Thường muốn giải quyết mọi việc bằng bạo lực.
- Ý thức, trách nhiệm với bản thân và xã hội kém.
- Học sinh gây sự chỉ vì những nguyên nhân rất nhỏ như: lời qua tiếng lại rồi thách nhau, thù vặt, ghét thái độ, lời ăn tiếng nói với bạn bè xấc xược, vay mượn tiền bạc, cá độ không trả
2.2. Cơ sở thực tiễn
	Theo báo cáo sơ bộ khoảng tháng 5/2018 của các cơ quan công an tại 63 tỉnh thành trên cả nước thì từ năm 2010 đến nay đã có hơn 7.000 học sinh tham gia vào các sự việc đánh nhau, lôi kéo, dọa đánh bạn và bị kỷ luật. Bạo lực học đường vào top sự kiện giáo dục “nổi bật” năm 2018. Hiện tượng Bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. 
Những vụ bạo lực ở lứa tuổi học sinh, dù diễn ra trong trường học hay ngoài nhà trường với tần xuất dày đặc, tính chất ngày càng nghiêm trọng đều đang tạo tâm lý bất an cho học sinh, phụ huynh và cả xã hội.
	Ở tỉnh Thanh Hóa, trong những năm qua hiện tượng bạo lực học đường đã được ngăn chặn nhưng số vụ vẫn có chiều hướng gia tăng ở một số trường trong Tỉnh như Tiểu học Đồng Lương- Lang Chánh, THCS Cao Thịnh- Ngọc Lặc Trường THCS và THPT Thống Nhất là trường nằm ở vị trí giáp ranh của 4 huyện: Yên Định, Thọ Xuân, Ngọc Lặc và Cẩm Thủy, học sinh chủ yếu là con em nông thôn, con em các dân tộc ít người vì vậy ngoan hiền hơn so với học sinh ở một số khu vực thành thị. Tuy nhiên, hiện tượng bạo lực học đường đâu đó vẫn còn diễn ra như: học sinh nữ vì ghen do 2 bạn thích 1 bạn nam mà đánh bạn, học sinh cùng lớp đùa nghịch nhau quá mức cũng xảy ra xô sát, các nam sinh có lời lẽ không đúng mực với bạn bè dẫn đến đánh nhau, có những học sinh do mâu thuẫn với bạn nhờ thanh niên khu vực ngoài nhà trường vào đánh cảnh cáo, có học sinh cãi nhau với bạn thách nhau đánh nhau, gọi phụ huynh hoặc gọi người đến hỗ trợđây là những hành vi vi phạm mức độ chưa cao, chưa nghiêm trọng và được ngăn chặn kịp thời. Nhà trường những năm gần đây đặc biệt trú trọng cho công tác xây dựng nề nếp, kỉ cương học đường, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên, Ban nề nếp và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên sát sao, đôn đốc và quản lý học sinh, nắm bắt tâm lí, sự việc để giáo dục kịp thời nhằm tạo xây môi trường giáo dục an toàn, thân thiện.
2.3. Hậu quả của bạo lực học đường
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc.Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho thấy rằng những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác.
Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu, và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành. Đồng thời, một em học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi loạn để trả thù.
Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi còn nhỏ, các em chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_cho_hoc.doc