SKKN Phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục tích cực nhằm thay thế việc trừng phạt thân thể trẻ em

SKKN Phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục tích cực nhằm thay thế việc trừng phạt thân thể trẻ em

Năm 1990, Việt Nam đã ký tham gia Công ước về quyền trẻ em. Từ đó đến nay, Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em. Mặc dù phần lớn các giáo viên thừa nhận rằng, trừng phạt thân thể là một sự xúc phạm, là vi phạm pháp luật nhưng nó vẫn được sử dụng không ít trong thực tế. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa khá nhiều tin về việc trừng phạt trẻ em, đặc biệt là trừng phạt thân thể ở các trường học, gây xúc động và bất bình trong dư luận.

Giáo viên các cấp học phổ thông khác nhau (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) và ở các loại hình trường khác nhau (công lập, tư thục) đều cảm thấy rằng số học sinh ngỗ ngược, thiếu tôn trọng giáo viên có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Họ cho rằng, đạo đức yếu kém của học sinh khiến họ không thể giảng dạy có hiệu quả. Trong khi một số giáo viên tìm ra được những phương pháp sáng tạo, không cần sử dụng bạo lực để giáo dục. Phần lớn giáo viên vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm cách giải quyết có hiệu quả. Nhiều giáo viên tận tụy với nghề nhưng vẫn tin rằng việc duy trì kỉ luật bằng trừng phạt thân thể là cần thiết, một số khác lại ủng hộ việc chấm dứt trừng phạt thân thể nhưng lại chưa có được những phương pháp giáo dục khác tích cực hơn.

 Là giáo viên trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở (THCS), tôi chọn đề tài “Phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục tích cực nhằm thay thế việc trừng phạt thân thể trẻ em” để góp phần cùng nhìn nhận thực tế và góp phần tìm kiếm phương pháp chủ nhiệm lớp ở trường THCS.

 

doc 21 trang thuychi01 7051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục tích cực nhằm thay thế việc trừng phạt thân thể trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
STT
Trang
1
Mở đầu.
2
2
Lý do chọn đề tài.
2
3
Mục đích nghiên cứu.
2
4
Đối tượng nghiên cứu.
2
5
Phương pháp nghiên cứu.
2
6
Nội dung.
3
7
 2.1. Cơ sở lí luận.
3
8
Thực trạng của vấn đề.
3
9
Các giải pháp thực hiện.
8
10
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
19
11
Kết luận, kiến nghị.
20
12
 3.1. Kết luận.
20
13
 3.2. Kiến nghị.
20
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Năm 1990, Việt Nam đã ký tham gia Công ước về quyền trẻ em. Từ đó đến nay, Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em. Mặc dù phần lớn các giáo viên thừa nhận rằng, trừng phạt thân thể là một sự xúc phạm, là vi phạm pháp luật nhưng nó vẫn được sử dụng không ít trong thực tế. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa khá nhiều tin về việc trừng phạt trẻ em, đặc biệt là trừng phạt thân thể ở các trường học, gây xúc động và bất bình trong dư luận.
Giáo viên các cấp học phổ thông khác nhau (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) và ở các loại hình trường khác nhau (công lập, tư thục) đều cảm thấy rằng số học sinh ngỗ ngược, thiếu tôn trọng giáo viên có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Họ cho rằng, đạo đức yếu kém của học sinh khiến họ không thể giảng dạy có hiệu quả. Trong khi một số giáo viên tìm ra được những phương pháp sáng tạo, không cần sử dụng bạo lực để giáo dục. Phần lớn giáo viên vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm cách giải quyết có hiệu quả. Nhiều giáo viên tận tụy với nghề nhưng vẫn tin rằng việc duy trì kỉ luật bằng trừng phạt thân thể là cần thiết, một số khác lại ủng hộ việc chấm dứt trừng phạt thân thể nhưng lại chưa có được những phương pháp giáo dục khác tích cực hơn.
 Là giáo viên trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở (THCS), tôi chọn đề tài “Phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục tích cực nhằm thay thế việc trừng phạt thân thể trẻ em” để góp phần cùng nhìn nhận thực tế và góp phần tìm kiếm phương pháp chủ nhiệm lớp ở trường THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Một là, Thực trạng trừng phạt thân thể trẻ em tại Việt Nam; Nguyên nhân của việc sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể trẻ em; Vì sao cần phải chấm dứt trừng phạt thân thể trẻ em.
	Hai là, Phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục tích cực, nhằm thay thế việc trừng phạt thân thể trẻ em của bản thân để đồng nghiệp cùng tham khảo, trao đổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Về lí luận: Vấn đề nghiên cứu là một lĩnh vực khá phong phú. Vì vậy tôi phải tham khảo một số tài liệu có liên quan đến đề tài tôi đang tìm hiểu, giúp cho đề tài đi đúng hướng và có chất lượng.
 Về thực tiễn: Học sinh lớp 9A trường THCS Thọ Thanh.
 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2018- 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát lớp học.
Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chủ nhiệm lớp là một trong những công tác khó khăn, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có và thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, đó là một thể có nhiều cá thể: Có những học sinh ngoan, chăm học, tự giác. Song, cũng có những học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, khó khăn về kinh tế, bất hòa, bất hạnh, mồ côi
Cho nên người giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Thực trạng trừng phạt thân thể trẻ em tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Ngoài những điểm tích cực, tư tưởng Nho giáo cũng có những mặt hạn chế như: Thừa nhận sự độc đoán, gia trưởng, trọng nam khinh nữ- là những nguyên nhân gây ra bạo lực. Câu thành ngữ của ông cha chúng ta “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” cho đến nay vẫn được nhiều giáo viên và nhiều bậc cha mẹ thừa nhận. 
Dùng Compa và que tầm vông đánh học sinh: Không học sinh nào nhận mình đốt diêm trong lớp, một giáo viên của một trường ở tỉnh Đồng Nai đã dùng compa và que tầm vông đánh học sinh, sau đó các em phải đứng ngoài sân không được vào học.
Cha mẹ vắng mặt trong buổi họp phụ huynh, học sinh bị phạt 20 roi: Một học sinh của một trường THCS tại TP Hồ Chí Minh, đã bị thầy chủ nhiệm phạt đánh 20 roi vì cha mẹ không đến dự buổi họp phụ huynh. Chuyện xảy ra khiến không ít học sinh và cha mẹ bức xúc.
Thực trạng trên, chứng tỏ một số giáo viên chưa được trang bị cũng như đào tạo kĩ lưỡng về các phương pháp giáo dục tích cực. Họ cảm thấy trừng phạt thân thể là biện pháp duy nhất để giáo dục học sinh, đặc biệt là những học sinh mắc lỗi và xem rằng ngoài trừng phạt thân thể thì không còn có biện pháp giáo dục nào khác có hiệu quả. Vì thế họ thường không biết kiềm chế khi giải quyết tình huống xảy ra trong lớp học
2.2.2. Nguyên nhân của việc sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể trẻ em
Một số quan niệm sai lầm: Khi trừng phạt trẻ em, người ta thường đưa ra những lí lẽ ngụy biện cho việc làm của mình. Những người ủng hộ việc trừng phạt thân thể thường có một số lập luận, lí lẽ giống nhau. Nhiều người trong chúng ta cũng cho những lí lẽ đó là đúng.
Quan niệm thứ nhất: Trừng phạt thân thể có tác dụng ngay tức thì. Khi bị trừng phạt thân thể trẻ sẽ sợ và lập tức làm theo yêu cầu của người lớn, điều này có tác dụng ổn định và duy trì kỉ luật. Trừng phạt thân thể sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn so với các biện pháp giáo dục khác.
Tác dụng của biện pháp giáo dục này trong thực tế:
Việc trừng phạt thân thể trẻ em chỉ có tác dụng trong thời gian trước mắt mà không có tác dụng giáo dục trẻ lâu dài. Do bị đánh đau nên có thể trẻ sẽ vâng lời người lớn ngay, nhưng sau đó thì trẻ sẽ quên mau vì không được giải thích về những lỗi lầm của mình, trẻ không phân biệt được cái đúng, cái sai và như thế sẽ tiếp tục mắc lại lỗi lầm của mình.
Việc người lớn trừng phạt thân thể đối với trẻ em sẽ đem tới cho trẻ một thông điệp sai lầm, rằng cứ dùng bạo lực là có thể giải quyết hết mọi việc. Từ đó, trẻ bắt chước cách làm của người lớn rồi dùng bạo lực để giải quyết các bất đồng của mình với người khác.
Việc trừng phạt thân thể dẫn đến nảy sinh và phát triển thái độ thù địch, hung hăng, trái ngược với ý thức kỉ luật tự giác. Đôi khi do quá dạn đòn, trẻ sẽ chai lì, bưởng bỉnh, khó bảo, thậm chí chống đối.
Việc trừng phạt thân thể phá hủy mối quan hệ, sự quan tâm, gắn bó, tin tưởng giữa giáo viên và học sinh. Có trẻ vì thế mà oán hận và thù ghét người lớn, phản ứng lại quá trình giáo dục đạo đức, ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò, từ đó dẫn đến mất niềm tin.
Đối với quan điểm thứ nhất, cần phải giải thích, chỉ rõ cho trẻ những lỗi lầm mà trẻ mắc phải để trẻ biết cách sửa chữa thì mới giúp trẻ không tái phạm lỗi lầm và giúp cho giáo viên ổn định kỉ luật lớp học một cách lâu dài.
Quan điểm thứ hai, việc trừng phạt thân thể trẻ em cũng đâu có ảnh hưởng lâu dài, nặng nề đến thế.
Thực tế cho thấy rằng: Trừng phạt thân thể gây ra rất nhiều hậu quả có ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đối với trẻ em. Có những trường hợp trừng phạt thân thể đã để lại cho trẻ những tổn thương về tinh thần và thể xác mà các em phải gánh chịu suốt đời như: bị hoảng loạn, bị di chứng thần kinh, trầm cảm, thương tật...
Ảnh hưởng lâu dài của việc bị trừng phạt thân thể sẽ làm học sinh trở nên lì lợm do đã quá quen với đòn roi, sỉ nhục. Chúng trở nên ngang ngạnh, bướng bỉnh và luôn có những hành vi bạo lực để tự bảo vệ mình.
Với thời niên thiếu luôn bị cư xử bằng bạo lực, lớn lên sẽ trở thành người có thói quen dùng bạo lực để giải quyết xung đột, từ chỗ là nạn nhân trẻ sẽ trở thành tội phạm. Việc trừng phạt thân thể trẻ em chẳng những gây ra hậu quả cho bản thân trẻ mà còn là mầm mống hình thành bạo lực trong xã hội.
Hậu quả dài lâu nhất mà ai cũng có thể thấy là những người bị trừng phạt thân thể sẽ tiếp tục áp dụng nó để dạy dỗ con cái, học sinh của mình. Ai cũng cho là trẻ sẽ quên nhanh đòn roi. Nhưng trong thực tế, nhiều người khi đã trưởng thành vẫn còn nhớ rất rõ những trận đòn khi mình còn bé. Có người đã không thể tha thứ cho bố mẹ, thầy cô mình. Điều đó ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ gắn bó yêu thương giữa cha mẹ với con cái, thầy cô với học sinh.
Quan điểm thứ ba, Trừng phạt thân thể là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng. Đối với một số học sinh cá biệt, khó bảo thì trừng phạt thân thể là biện pháp duy nhất để cho trẻ vâng lời.
Giáo viên cho rằng: Các trẻ khó bảo thường không nghe lời thầy cô. Chúng chỉ khăng khăng tìm cơ hội nghịch phá trong lớp. Bảo ban giải thích mãi chúng không bao giờ nghe. Với những trẻ cá biệt như thế thì chỉ đánh mắng mới dạy được chúng.
Trong thực tế, rất nhiều thầy cô đã chia sẻ rằng việc đánh mắng các học sinh cá biệt chỉ làm cho các em lì đòn hơn. 
Sự thiếu quan tâm, thái độ khắt khe, bỏ mặc, không lắng nghe, thiếu chia sẻ, không cảm thông và tha thứ của người lớn làm cho các em mất niềm tin, cảm thấy cô đơn. Từ đó, dẫn đến sự sa sút về đạo đức và học tập khiến các em càng trở nên cá biệt hơn. 
Sự yêu thương và quan tâm của thầy cô, cha mẹ là điều kiện tốt nhất giúp cho trẻ em thay đổi thái độ, hành vi. Tích cực lắng nghe để hiểu những nhu cầu, những khó khăn và cùng trẻ chia sẻ, giải quyết sẽ giúp trẻ tiến bộ hơn.
Quan điểm thứ tư, Tôi cũng bị trừng phạt thân thể nhờ đó mà tôi nên người.
Nhiều người cho rằng: “Từ nhỏ đến lớn, tôi cũng đã từng bị cha mẹ hoặc thầy cô đánh mắng, nhờ đó mà tôi trở nên ngoan ngoãn, tiến bộ hơn trong học tập và đạo đức. Nhờ bị đánh mắng mà tôi học được nhiều điều, như vậy việc trừng phạt thân thể cũng đâu phải là điều quá đáng”.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể không ảnh hưởng và tác động như nhau đối với tất cả mọi người. Một trong những điều kì diệu nhất của loài người là, chúng ta chẳng ai giống ai cả về sức khỏe, tinh thần và thể chất. Có những người kiên định, nhưng những người khác lại rất nhạy cảm. Tương tự, mỗi người có hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau. Có người có gia đình, bạn bè hậu thuẫn vững chắc đem lại sức mạnh để vượt qua. Có người đủ sức mạnh nội tâm bảo vệ mình trước những tổn thương lâu dài do trừng phạt thân thể gây ra, nhưng cũng có người bị suy sụp, khủng hoảng khi bị trừng phạt.
Vì vậy, cha mẹ và thầy cô giáo cần có trách nhiệm tìm hiểu đặc điểm, tính cách và hoàn cảnh riêng biệt của từng học sinh để có những biện pháp giáo dục thích hợp. Sự cảm thông, tình yêu thương và những lời giải thích, hướng dẫn đúng đắn là cách tốt nhất giúp trẻ nên người chứ không phải là đánh mắng làm trẻ nên người.
Quan điểm thứ năm, Đánh trẻ là một việc làm bình thường để giáo dục trẻ.
Quan niệm xưa cho rằng: “Thương cho roi cho vọt”, nghĩa là muốn dạy trẻ, để chúng không hư hỏng thì ngay từ nhỏ, ta phải đánh trẻ mới dạy trẻ nên người. Khi trừng phạt thân thể trẻ, người ta cho rằng đó là việc bình thường, được gia đình, xã hội chấp nhận. Muốn dạy trẻ thì phải đánh trẻ, điều đó không có gì là vô lí cả.
Nhưng ngày nay, việc dùng nhục hình đối với trẻ em là vi phạm pháp luật. Trẻ em có quyền được bảo vệ, không bị xúc phạm thể xác cũng như tinh thần. Trẻ em ngày nay là chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần được tôn trọng và bảo vệ. Trừng phạt thân thể trẻ em không phải là phương pháp giáo dục phù hợp. Trong giáo dục học, không có hướng dẫn nào có nội dung liên quan đến việc sử dụng nhục hình nhằm giáo dục trẻ mà chính do người lớn, giáo viên tự cho mình quyền áp đặt việc trừng phạt trẻ. Việc đánh trẻ có thể do nóng giận, tự ái, thiếu kĩ năng sư phạm của giáo viên, cảm thấy bất lực hoặc do nhiều lí do khác. Chính việc trừng phạt thân thể trẻ em của giáo viên đã phá đi hình ảnh tốt đẹp của người thầy trong tâm trí trẻ thơ.
2.2.3.Vì sao cần phải chấm dứt trừng phạt thân thể trẻ em
Trừng phạt thân thể trẻ em để lại nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội.
* Hậu quả đối với trẻ:
 Trừng phạt thân thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triến trí tuệ của trẻ.
Mỗi trẻ có những phản ứng khác nhau trước việc bị trừng phạt. Có trẻ sẽ tự ti, mặc cảm, mất lòng tin ở người lớn, xa lánh người lớn, trở nên thụ động và khó hòa nhập với cộng đồng. Có trẻ sẽ bất mãn và trở nên lì lợm, hung dữ. Đôi khi những tác động của trừng phạt thân thể làm thay đổi cuộc đời trẻ theo hướng tiêu cực, như: nghiện ma túy, phạm tội, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết những bất đồng với người khác, kể cả việc giết người.
Có thể khẳng định rằng, việc trừng phạt thân thể không những để lại cho trẻ những hậu quả về thể chất mà nguy hiểm hơn, còn ảnh hưởng đến tâm sinh lí và tinh thần lâu dài của trẻ.
Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Trừng phạt thân thể sẽ để lại dấu ấn tiêu cực, ảnh hưởng đến nhân cách trẻ. Nếu ngày nào trẻ cũng căng thẳng, lo lắng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến việc học tập. Khi trong lòng trẻ luôn sẵn có một mối lo thì trẻ sẽ khó tiếp thu kiến thức. Tình trạng tâm lí này nếu kéo dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ, trẻ sẽ nên nhút nhát, tự ti hoặc phát triển theo chiều hướng bướng bỉnh, khó dạy.
Ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò.
Khi giáo viên dùng những biện pháp thô bạo như đánh đập, đe dọa, bỏ mặc hoặc đối xử không công bằng trong việc dạy học hay ứng xử thì hình tượng thầy cô trong các em sẽ sụp đổ, các em sẽ cảm thấy hoang mang, ấm ức, lo sợ vì mất một chỗ dựa tinh thần, dẫn đến các dối nhiễu về tâm lí, trừng phạt thân thể tạo khoảng cách giữa trẻ em và người lớn.
Ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
Khi bị trừng phạt thân thể và tinh thần, trẻ thường rơi vào trạng thái buồn chán, mặc cảm trước bạn bè, muốn bỏ học, chống đối, thậm chí muốn tự tử. 
* Hậu quả đối với những người khác.
	Cảm xúc của giáo viên.
	Không phải thầy cô nào khi sử dụng trừng phạt thân thể cũng do ghét bỏ học sinh. Do đó, sau khi trách phạt học sinh, đa số giáo viên đều cảm thấy bối rối, ân hận, day dứt và tự trách mình...mà chung nhất là buồn vì cảm thấy mình bất lực trong cách giáo dục các em. 
	Ảnh hưởng tới các mối quan hệ của giáo viên.
	Việc trừng phạt thân thể làm cho mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên không còn thân thiện và gắn bó nữa. Hiếm có học sinh nào lại có thể yêu thương hay gắn bó với người đã gây ra cho mình đau đớn tổn thương. Bắt đầu từ sự sợ hãi, học sinh sẽ luôn ở trong tâm trạng lo lắng, tìm mọi cách để tránh sự trừng phạt của giáo viên. Dần dần các em sẽ ngại tiếp xúc và khó chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và những khó khăn của các em với giáo viên. Hình ảnh tốt đẹp của giáo viên trong ánh mắt của trẻ sẽ mất đi. Trẻ sẽ không tôn trọng và không hợp tác với giáo viên. Khi bị trừng phạt thân thể, có trẻ sẽ căm ghét hoặc nghiêm trọng hơn, có thể mong muốn trả thù. Tất cả những điều này sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của trẻ để có thể giảng dạy và quản lí lớp học một cách hiệu quả.
	Ngoài ra, giáo viên sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể chắc chắn sẽ gặp phản ứng của gia đình học sinh và xã hội. Các bậc cha mẹ đều xót xa, giận dữ khi thấy con em mình phải chịu đựng những tổn thương về thể xác hoặc tinh thần. Tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có trường hợp cả gia đình học sinh vào lăng mạ, xúc phạm và rượt đánh giáo viên ngay trong sân trường khi biết giáo viên này đã phạt và đuổi học con em họ. Báo chí cũng đưa tin nhiều trường hợp khác trong cả nước, khiến dư luận xã hội rất bất bình, yêu cầu phải xử lí nghiêm khắc đối với những giáo viên đã sử dụng biện pháp trừng phạt học sinh gây hậu quả nghiêm trọng.
	Đối với gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
	Việc trừng phạt thân thể trẻ gây ra hậu quả cho gia đình, cộng đồng và xã hội ở mức độ khác nhau. Một đứa trẻ khi bị trừng phạt, bị đau đớn có thể dẫn tới bị bệnh, sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến gia đình trẻ về tinh thần, thời gian và tiền của. Có khi người thân trong gia đình trẻ phải bỏ công ăn việc làm hoặc chấp nhận bị mất việc để chăm sóc, chạy chữa, phục hồi cho trẻ. Vì thế, chúng ta cần có biện pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao hơn. Đó chính là các biện pháp giáo dục tích cực.
	Cảm xúc của cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
	Khi con bị trừng phạt thân thể, đa số cha mẹ đều có tâm trạng xót xa, đau đớn, thậm chí oán hận và giận dữ vì con mình bị đối xử thô bạo. Họ sẽ có thành kiến đối với giáo viên và nhà trường, từ đó dẫn tới thái độ bất hợp tác trong việc giáo dục trẻ. Có cha mẹ đã phản ứng lại bằng cách sử dụng bạo lực đối với giáo viên. Có cha mẹ đã kiện giáo viên ra tòa vì tội đánh đập con mình.
	Dư luận xã hội cũng không đồng tình với việc giáo viên sử dụng nhục hình đối với học sinh. Một số trường hợp giáo viên đánh học sinh được đăng tải lên các tờ báo trong thời gian gần đây đã làm cho dư luận xã hội có cái nhìn không thiện cảm với giáo viên và làm ảnh hưởng đến uy tín của nghành giáo dục, mặc dù các trường hợp đánh mắng trẻ này chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.
* Trừng phạt thân thể trẻ em không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên, trái với phương pháp giáo dục, đi ngược lại với mục tiêu giáo dục.
	Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Trừng phạt thân thể trẻ em là vi phạm các văn bản pháp lí quốc gia và quốc tế.
	Về mặt pháp luật, trừng phạt thân thể trẻ em là hành vi vi phạm các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế.
2.3. Các biện pháp giáo dục tích cực thay thế việc trừng phạt thân thể trẻ em
2.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực
* Khái niệm về giáo dục tích cực
Giáo dục tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ. 
* Sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực
Sau khi đọc phần trên, chúng ta biết được những hậu quả của trừng phạt thân thể trẻ em và vì sao cần chấm dứt trừng phạt thân thể. Việc chấm dứt trừng phạt thân thể giúp tránh các hậu quả tiêu cực nói trên, ngoài ra còn mang lại những lợi ích, đáp ứng mong muốn của học sinh, giúp các em có tâm trạng vui vẻ, an toàn, thoải mái khi đến trường và học tập đạt kết quả tốt.
* Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực đối với học sinh và giáo viên.
Hãy xem xét cách giải quyết tình huống rất thông thường của hai giáo viên sau:
 Một học sinh loay hoay làm việc riêng trong giờ học, giáo viên gọi em trả lời câu hỏi. Em giật mình đứng dậy và không trả lời được.
Giáo viên 1:
Em nào giúp bạn mình trả lời câu hỏi?
Em nhắc lại đi!
Em trả lời được rồi!
Em nhớ tập trung vào bài học nhé!
Giáo viên 2:
Học thì dở, nói chuyện thì hay! Đứng im đấy!
Ai trả lời?
Nhắc lại đi!
Xòe tay ra! (đánh hai cái vào tay)
Ngồi xuống! Lần sau còn vi phạm nữa thì quét lớp một tuần nghe chưa!
Chúng ta có thể hình dung được ngay	 cảm giác của học sinh trước cách xử lý của hai giáo viên trên. Đối với cách nhắc nhở của giáo viên thứ nhất, học sinh không bị tổn thương, em sẽ không làm việc riêng nữa, tập trung chú ý vào học bài. Còn đối với cách cư xử của giáo viên thứ hai, học sinh sẽ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm; chưa kể những cảm xúc khác trong trường hợp học sinh bị trách oan.
	Như vậy, khi giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực, không dùng roi vọt, không nhục mạ thì cả học sinh và giáo viên đều được lợi.
Học sinh
Giáo viên
- Có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ. Được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, không mất niềm tin.
- Tích cực và chủ động hơn trong học tập.
- Tự tin trước mọi người, khả năng của trẻ được phát huy.
- Nhận ra lỗi lầm của mình, cảm thấy hòa nhập với tập thể.
- Được sự quan tâm của giáo viên, tiếp thu bài tốt hơn.
- Vui vẻ đến lớp, thích học hơn.
- Gần gũi với bạn bè, thầy cô hơn.
- Giảm được áp lực quản lí lớp học do học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến.
- Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
- Xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_chu_nhiem_lop_bang_cac_bien_phap_giao_duc_t.doc