SKKN Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Ngữ Văn THCS bằng cách thảo luận nhóm và tổ chức trò chơi
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay luôn là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm bàn luận một cách sôi nổi bởi nó là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Đối với môn Ngữ văn cũng vậy, bởi một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Thế nhưng phần lớn HS chưa thực sự say mê, yêu thích học bộ môn này, chưa thực sự thấy hứng thú trong những tiết học văn.
Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn THCS; Từ sự trăn trở “làm thế nào để HS hứng thú học môn Ngữ văn ?” thì ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép, tạo hứng thú, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của các em. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Song có nhiều phương pháp, nhiều kĩ thuật dạy học tích cực để giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập và giúp các em yêu thích bộ môn nhưng trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này tôi chọn đề tài: "Phát huy tính tích cực chủ động của HS trong giờ học Ngữ Văn THCS bằng cách thảo luận nhóm và tổ chức trò chơi"
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay luôn là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm bàn luận một cách sôi nổi bởi nó là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đối với môn Ngữ văn cũng vậy, bởi một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Thế nhưng phần lớn HS chưa thực sự say mê, yêu thích học bộ môn này, chưa thực sự thấy hứng thú trong những tiết học văn. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn THCS; Từ sự trăn trở “làm thế nào để HS hứng thú học môn Ngữ văn ?” thì ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép, tạo hứng thú, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của các em. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Song có nhiều phương pháp, nhiều kĩ thuật dạy học tích cực để giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập và giúp các em yêu thích bộ môn nhưng trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này tôi chọn đề tài: "Phát huy tính tích cực chủ động của HS trong giờ học Ngữ Văn THCS bằng cách thảo luận nhóm và tổ chức trò chơi" 1.2. Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú học tập các bộ môn cho HS trong nhà trường nói chung. Giúp HS nắm được những kiến thức chuẩn môn học một cách nhẹ nhàng thông qua những giờ thảo luận và những trò chơi phù hợp. Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và không biết cách học môn Ngữ văn của HS trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho GV hứng khởi hơn trong những giờ dạy văn. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Học sinh bậc THCS trường THCS Quảng Ngọc và Chương trình Ngữ văn THCS.. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát thực nghiệm và phân tích nội dung; - Phương pháp trắc nghiệm khách quan; - Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động. - Phương pháp khái quát từ hoạt động mảnh ghép 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khoá VIII nêu rõ: "Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Do đó tạo hứng thú cho HS trong học tập là góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm này trong giáo dục". Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tích cực đổi mới, phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn tạo cho các em sự tự chủ, tích cực, tự giác, chủ động trong học tập. bên cạnh việc giúp các em nắm vũng trọng tâm kiến thức bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng cho HS, giáo viên còn giúp các em yêu thích môn học, Chúng ta đều biết, môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách HS, đặc biệt đối tượng của môn văn là những tác phẩm văn thơ,, là những kiến thức về ngôn ngữ. Chính vì vậy, để thực hiện một giờ học có hiệu quả, người GV cần dùng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi ý,và đặc biệt, để tạo một giờ học phong phú, sinh động, thì việc dùng hình thức thảo luận nhóm sẽ giúp HS trao đổi ý kiến với nhau, bổ sung cho nhau các kiến thức còn thiếu sót, HS sẽ sôi nổi hơn trong học tập. Việc lồng ghép vài trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp HS cảm giác hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn, không gây sự nhàm chán trong một tiết học môn Ngữ văn. Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nghiệm thấy rằng cái ước muốn dạy văn sao cho hay, học văn sao cho giỏi, viết văn sao cho tốt là ước muốn của rất nhiều GV và HS. Muốn vậy, người GV chúng ta phải biết làm mới bài giảng của mình để kích thích sự hứng thú của HS trong học tập. Với cách tổ chức cho HS thảo luận nhóm và tham gia các trò chơi trong dạy học văn sẽ góp phần tạo hứng thú cho HS trong học tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong trường THCS. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Thực tế hiện nay, HS từ bậc Tiểu học lên bậc THCS còn có rất nhiều em kĩ năng đọc hiểu những nội dung kiến thức trọng tâm trong các văn bản còn yếu. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn. Mặt khác học văn còn phải đọc nhiều, viết nhiều, đòi hỏi HS phải biết liên tưởng, tưởng tượng nhiều nên dẫn đến việc chán học, không hứng thú học văn, mất dần kiến thức và kỹ năng cơ bản Chương trình vẫn còn những bài dạy dung lượng kiến thức lớn so với thời lượng từ 45 – 90 phút nghiên cứu trên lớp nên HS lại càng khó tiếp thu kiến thức. Chính điều này mà HS bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ kiến thức Ngữ văn. Những năm gần đây cho thấy HS nói chung và HS ở trường THCS Quảng Ngọc nói riêng đã phần nào ý thức được đây là bộ môn chính quyết định chất lượng học tập. Các em luôn cố gắng để đạt được trung bình để không bị khống chế trong xếp loại học lực. Các giờ học nhìn chung đã có một không khí mới, hào hứng, sôi nổi. Học sinh được giao việc, tức là được chủ động tham gia vào các hoạt động trong giờ học với tư cách là một chủ thể tích cực. Học sinh làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên, không khí tiết học đôi khi ồn ào nhưng học sinh rất hào hứng đón nhận, giảm thái độ đối phó, miễn cưỡng bởi các em đã tìm được sự hứng thú cho mình. Tuy nhiên đi sâu vào thì việc học của học sinh chủ yếu là đối phó, nhiều em lười học, học yếu môn Ngữ văn, ít ham thích học văn không chịu đầu tư suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài trong giờ học, khâu chuẩn bị bài còn hời hợt, tiếp thu bài chậm Kiến thức thực tế về văn học của các em còn nghèo nàn, phương pháp học tập còn lúng túng. Do đó, kiến thức văn học các em không nhớ được; kiến thức tiếng Việt các em dùng từ ngữ trong giao tiếp thiếu chính xác. Đặc biệt các bài Tập làm văn thường mắc lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp, cách diễn đạt vụng về, sáo mòn, lệ thuộc vào sách tham khảo. Nghĩa là các em chưa có tính sáng tạo trong việc tạo lập văn bản theo yêu cầu. . Về phía giáo viên: vẫn còn một số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, ngại đổi mới, giáo viên còn nói nhiều, làm việc nhiều, làm việc thay cho HS, năng về mặt truyền thụ kiến thức, trong một tiết dạy đưa ra khá nhiều thông tin, chưa tạo sự hứng thú cho HS trong học tập chưa hướng dẫn HS nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động mà còn áp đặt, dạy theo kiểu truyền thống (thầy giảng, trò nghe và ghi chép), không có sự linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp. Điều này dễ đưa các em vào thế bị động ghi nhớ, không tạo điều kiện cho các em độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Từ đó dẫn đến sau này đứng trước nhiều vấn đề mới các em bỡ ngỡ, bị động, lúng túng vàkhông có đủ khả năng, bản lĩnh để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Một số tiết dạy vẫn còn rập khuôn theo trình tự 5 bước lên lớp. Nó biến giờ học thiếu sự phóng khoáng, trở nên nhạt nhẽo, làm tê liệt sự hào hứng của học sinh.. Bên cạnh đó là việc sử dụng các giáo án mẫu, thiết kế bài giảng một cách máy móc làm mất đi sự cảm thụ sáng tạo riêng của cá nhân. Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. xuất phát từ những cơ sở đó. Với tư cách là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong thời gian qua, tôi luôn trăn trở để tìm,áp dụng những biện pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm gây hứng thú cho học sinh để các em yêu thích, say mê môn học. 2. 3. Các giải pháp sử dụng để thực hiện đề tài Để giờ học văn đạt kết quả cao và khơi dậy ở các em HS sự yêu thích môn học ttooi sử dụng một số giải pháp sau đây: - Phân loại đối tượng HS, khả năng tiếp thu kiến thức cũng như trình độ kiến thức của HS. - Gần gũi, quan tâm động viên, khích lệ HS trong học tập. - Nghiên cứu kỹ nội dung bài học để đề ra những tình huống thảo luận, những trò chơi phù hợp với từng bài học. - Dự giờ thăm lớp để nắm kỹ về đối tượng HS và học hỏi những kinh nghiệm về cách tạo hứng thú cho HS trong phương pháp giảng dạy. - Có kế hoạch trao đổi với tổ, với đồng nghiệp để tổ chức những giờ dạy thực nghiệm áp dụng những hình thức thảo luận nhóm và trò chơi trong giờ học hoặc giờ ngoại khoá. Cụ thể là: 2.3.1. Hình thức tổ chức thảo luận nhóm Đặc trưng của phương pháp thảo luận nhóm là cho học sinh được hội thoại tự do theo nhóm của mình, học sinh có cơ hội trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình và được nghe ý kiến của bạn. Mọi ý kiến đều được trân trọng bao gồm cả những kinh nghiệm mà các em có được. Ở phương pháp này học sinh cũng có cơ hội sử dụng các kĩ năng nhận biết bậc cao như đánh giá và tổng hợp. Khi tổ chức cho các em thảo luận, hoạt động theo nhóm sẽ tạo không khí thi đua, sôi nổi, toải mái cho giờ học. Ngoài ra nó còn khơi dậy sự gắn bó của tập thể, tạo sự hứng thú, tạo cơ hội cho các em học hỏi. Những học sinh nhút nhát thường ít phát biểu trong lớp, sẽ có môi trường tốt để động viên tham gia xây dựng bài. Ở hoạt động này các lỗi sai đều được giải đáp, học sinh tự sửa lỗi và dạy lẫn nhau trong bầu không khí rất thoải mái và sôi nổi. Học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không thể làm được một mình. Có những cuộc thảo luận cần số đông nhưng cũng có những cuộc thảo luận chỉ nên ít người. Ví dụ: Khi dạy bài “ Con hổ có nghĩa” ( Ngữ văn 6 ) Giáo viên có thể áp dụng những dạng câu hỏi thảo luận sau: - Câu hỏi cho nhóm nhỏ ( theo bàn ) ? Bài văn thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn ? Mỗi đoạn có ý nghĩa như thế nào? - Câu hỏi thảo luận cho nhóm lớn: ? Tác giả muốn nói với em điều gì cao quí ở hai con hổ? Vì sao ở đây tác giả lại dụng lên hình tượng con để nói chuyện “ nghĩa”? Vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Giáo viên là người tổ chức, tạo điều kiện lắng nghe và hỗ trợ khi cần. Giáo viên không nên can thiệp sâu vào cuộc thảo luận của học sinh, nên tôn trọng để học sinh chủ động làm việc. Tuy nhiên giáo viên nên theo sát diễn biến cuộc thảo luận và có thể tham gia như một thành viên để dẫn dắt, ghi nhận những tích cực của học sinh bằng ngôn ngữ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hoặc gật đầu đồng tình. Ngoài sách giáo khoa, giáo viên tự tìm đọc những loại sách tham khảo, tài liệu có liên quan, xây dựng mô hình tiết dạy, thiết kế bài giảng, nghiên cứu băng hình mẫu. Dự giờ đồng nghiệp trong trường để tích lũy kinh nghiệm giảng dạy. Đưa ra một số biện pháp cụ thể đã áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. 2.3.1.1 Cách thức tổ chức - Để thực hiện một tiết dạy học Ngữ văn có sử dụng hình thức hoạt độngnhóm, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách chia lớp học thành các nhóm nhỏ từ ( 2,4,6 em). Chúng ta cần phải biết cách chia nhóm, chọn kiểu nhóm nào để phù hợp với điều kiện lớp bạn. Nhóm: Gồm 2 đến 6 em, tuỳ mục đích và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc lựa chọn chủ định, được duy trì ổn định hoặc thay đổi theo từng phần của tiết học, được giao nhiệm vụ cụ thể.Các nhóm lớn (6 em) tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm niềm tin lớn nhất về kết quả làm việc vì có nhiều khả năng tìm câu hỏi đúng. Vớí loại nhóm này, thu hút được nhiều ý kiến, nhiều kinh nghiệm và có khả năng hiểu đúng, hiểu nhanh chóng nhiệm vụ. Tuy nhiên nhóm lớn cũng có hạn chế là khó đi đến quyết định thống nhất và giáo viên khó quản lí.Các nhóm nhỏ (2- 4 em) các em có nhiều cơ hội để thể hiện ý kiến của mình, thống nhất ý kiến nhanh hơn và dễ quản lí hơn. Cơ cấu nhóm: Để nhóm hoạt động có hiệu quả, các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình, vì vậy phải phân công nhiệm vụ cho các em: - Trưởng nhóm: điều khiển hoạt động nhóm. - Thư kí: ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất. - Báo cáo viên: Báo cáo kết quả làm việc của nhóm. - Thành viên khác: có nhiệm vụ tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm. Trong nhóm có học sinh phải thay nhau đóng vai của các thành viên trên hoặc kiêm nhiệm. Khi hoạt động nhóm các thành viên trên cần: - Hướng vào nhau ( ngồi thành vòng tròn hoặc xung quanh bàn ) - Chăm chú lắng nghe người khác phát biểu. - Từng thành viên sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình. - Trao đổi, thảo luận để có ý kiến thống nhất. - Tuân theo sự điều khiển của từng nhóm trưởng. - Đảm bảo thời gian. Cách chia nhóm Trong giờ lên lớp, tuỳ theo mục tiêu của từng hoạt động. GVcó thể chia nhóm nhỏ có từ hai HS trở lên. Việc chia nhóm nhiều hay ít HS là do GV yêu cầu và quyết định. Sau đây là một số cách chia nhóm đang được giáo viên áp dụng: - Gọi ngẫu nhiên: tuỳ theo mục đích chia nhóm giáo viên có thể chia nhóm thích hợp (từ số 1 đến số 6rồi quay trở lại). - Chỉ định: Giáo viên lần lượt đọc tên học sinh vào từng nhóm. - Chia nhóm biểu tượng: GV có thể dùng các biểu tượng: hình tam giác,hoa hồng, các loại qủa, tên các anh hùng để chia nhóm. Các em có cùng biểu tượng vào một nhóm để tạo ra sự ngẫu nhiên và thoải mái cho học sinh. - Chia từng cặp: Giáo viên chỉ định hai học sinh ngồi gần nhau làm việc.Cách này thường diễn ra ngay sau khi học sinh làm việc cá nhân. - Với hình thức thảo luận nhóm thì chúng ta có thể sử dụng trong tất cảc các tiết dạy, trong tất cả các bài học. Còn hình thức tổ chức trò chơi thì chỉ có thể áp dụng ở một số bài cho phù hợp, tuy nhiên để sử dụng trò chơi trong một tiết dạy thì bắt buộc trong đó sẽ có hình thức thảo luận nhóm. Khi cho HS thảo luận nhóm thì có rất nhiều cách để chúng ta thực hiện: - Viết sẵn câu hỏi ra giấy rồi phát cho mỗi nhóm một tờ. - Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi thảo luận. - Chỉ cho HS câu hỏi trong sách GK và HS nhìn vào đó để thảo luận. - Từ một ý kiến thắc mắc của HS về bài học, tổ chức cho các em thảo luận. 2.3.1.2 Chuẩn bị của giáo viên: - Phiếu học tập, bảng phụ,chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận. - Câu hỏi thảo luận nên chia nhỏ, câu hỏi khó phải có câu hỏi gợi mở. - Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với đối tượng HS. - Câu hỏi phải phát huy khả năng tư duy, kích thích khả năng sáng tạo cho HS. - Các câu hỏi chỉ nên xoay quanh nội dung chính của bài học. - Thời gian thảo luận không quá ngắn HS không kịp định hình, cũng không quá dài ảnh hưởng tới thời gian tiết học. - Phân nhóm cho HS thảo luận không nên quá ít mà cũng không quá đông. - HS thảo luận xong, GV gọi ít nhất hai nhóm trả lời, còn lại thu bài về nhà chấm và sửa hôm sau phát lại (tránh mất nhiều thời gian của tiết học). - Phân công một HS nhanh nhẹn làm trưởng nhóm, một HS ghi nhanh làm thư ký. - Việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm thì có thể sắp xếp bất kì khoảng thời gian nào trong tiết dạy. 2.3.1.3 Chuẩn bị của học sinh: - Đọc kĩ các câu hỏi trong phần bài học. - Ghi ý kiến của bản thân về các câu hỏi cho là khó. - Mạnh dạn trình bày ý kiến trước lớp. 2. 3.1.4 Một số ví dụ minh hoạ: Khi dạy văn bản Chuyện người con gái Nam Xương , có thể dùng một số câu hỏi thảo luận như sau: - Lời trăn trối của bà mẹ chồng giúp ta hiểu thêm điều gì về nàng Vũ Nương ? - Theo em, nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương là gì? Em hãy chỉ rõ và phân tích những nguyên nhân đó ? - Theo em, có cách nào để kết cục cuộc đời của những con người như Vũ Nương, Thị Kính không rơi vào bi kịch mà không cần đên sức mạnh thần bí ? Khi dạy văn bản Đồng chí của Chính Hữu, để thấy rõ nghệ thuật của bài thơ cũng như sự chuyển ý thơ, ta có thể đặt câu hỏi: Câu thơ thứ 7 trong bài thơ có gì đặc biệt ? Đối với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, có thể đặt câu hỏi: Tại sao tác giả lại viết “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” ? , sau đó dùng câu hỏi gợi mở: Từ “ấp iu” thể hiện hành động như thế nào ? Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh nào trong bài thơ ? Bếp lửa có thể hiện được sự ấp iu không ?... Khi dạy bài Các phương châm hội thoại, sau khi HS đọc xong truyện cười “Quả bí khổng lồ”: GV đưa ra những câu hỏi sau đây cho HS thảo luận nhóm 4 em trả lời: - Quả bí to bằng cái nhà có đúng không? Nếu nói cho đúng về quả bí to thì nên nói như thế nào? - Trả lời cái nồi đồng to bằng cả cái đình có đúng không? Nếu nói cho đúng về cái nồi to thì nên nói như thế nào? - Những câu trả lời trên đã có bằng chứng xác thực đưa ra chưa ? - Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh ? Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: Tại sao tác giả để Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ? Điều đó có hợp lí không?Vì sao ? Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều: Nếu đặt tên cho văn bản này, em sẽ đặt như thế nào ? Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Có ý kiến cho rằng “Lục Vân Tiên” gần như là tự truyện của Nguyễn Đình Chiểu. Qua so sánh cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên và cuộc đời tác giả, ý kiến của em như thế nào ? Trong bài Nghị luận trong văn bản tự sự: GV cho 2 nhóm tìm hiểu đoạn trích trong bài học theo những gợi ý dưới đây: - Nội dung của mỗi đoạn trích là gì ? - Yếu tố lập luận trong đoạn trích: Vấn đề cần lập luận, luận cứ, luận chứng, - Từ ngữ, kiểu câu dùng trong lập luận (đặc biệt ở đoạn trích 1). Văn bản Những ngôi sao xa xôi, thảo luận về ý nghĩa của tên truyện: “Những ngôi sao xa xôi” có ý nghĩa gì ? Trên đây chỉ là một vài ví dụ cụ thể về việc áp dụng hình thức thảo luận trong dạy học văn. Trong chương trình Ngữ văn THCS còn có rất nhiều bài học có thể áp dụng một cách linh hoạt hình thức này trong dạy học. 2.3.2. Hình thức sử dụng trò chơi trong dạy học văn: 2.3.2.1 Cách thức tổ chức: Đối với việc sử dụng trò chơi thì cũng cần chú ý lựa chọn trò chơi phù hợp với từng nội dung bài dạy và thời gian của tiết học. Có thể trò chơi: "Truyền thư mật" “Giải ô chữ”, “Rung chuông vàng”, “Tiếp sức”, Ví dụ: Để dạy các văn bản những tác phẩm truyện, chúng ta có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “giải ô chữ” bằng cách kẽ sẵn các ô chữ trên bảng phụ và đưa ra các câu hỏi gợi ý để tìm ra nội dung, nghệ thuật chính của truyện. GV cũng có thể tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” ở cuối tiết học bằng cách phân chia lớp thành nhiều nhóm và và đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm để HS thảo luận, nhóm nào trả lời đúng sẽ được điểm tối đa. Hoặc khi dạy các bài Tiếng Việt, có thể tổ chức trò chơi “Tiếp sức”Tuy nhiên, phải chú ý một điều là khi tổ chức các trò chơi, GV cần lưu ý nêu trước thể lệ trò chơi và qui định thời gian cho HS biết để thực hiện. Và đặc biệt phải chú ý kết hợp với các phương pháp khác để có hiệu quả cao trong tiết dạy. Khi đưa ra câu hỏi trong trò chơi “Giải ô chữ”, GV cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi gợi mở để HS nhanh chóng tìm ra ô chữ, không để làm ảnh hưởng đến tiết học, và cuối cùng HS sẽ tìm ra được từ khoá chính là nội dung bài học hoặc một phần của bài học. 2.3.2.2 Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc, tìm hiểu nội dung bài học. - Xác định nội dung quan trọng nhất cần sử dụng trò chơi. - Sắp xếp các ô chữ trong bảng phụ, nếu dạy ứng dụng công nghệ thông tin chỉ việc cài đặt chế độ trong máy, khi giảng dạy thực hiện từng bước với từng câu hỏi. - Hướng dẫn thể lệ, cách thức thực hiện trò chơi. - Tổ chức trò chơi theo kế hoạch. 2.3.2.3 Một số ví dụ minh hoạ: Trò chơi “ Truyền mật thư” Cách chơi: - GV sẽ chuẩn bị 4 mẫu giấy, trong mỗi mẫu giấy GV sẽ ghi một thông điệp ngắn ( thông điệp này phải hỗ trợ cho bài dạy ). - GV gọi 4 đại diện của tổ ( do HS trong tổ đề cử ) lên nhận mật thư. GV cho thời gian 30 giây các đội trưởng đọc thông tin trong mật thư đó. Sau đó các đội trưởng sẽ về tổ truyền tin cho 2 bạn ngồi bàn đầu biết trong thư nói gì. Rồi 2 bạn vừa mới nhận tin lại truyền tin cho
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_hoc_sinh_trong_gio.doc