SKKN Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 ở trường ptdt bán trú THCS Thanh Xuân

SKKN Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 ở trường ptdt bán trú THCS Thanh Xuân

 Bác để tình thương cho chúng con

 Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

 Mong manh áo vải hồn muôn trượng

 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

 (Tố Hữu)[9].

Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa”[8]. Người để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta”[8]. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy, việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Ảnh hưởng tác động của phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực.bên cạnh đó một số phụ huynh lo công việc, hoàn cảnh gia đình khó khăn ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường. Một khía cạnh khác là suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên, coi môn lịch sử là “môn phụ”. Bộ môn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần

 

doc 21 trang thuychi01 13751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 ở trường ptdt bán trú THCS Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 8, 9 
Ở TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS THANH XUÂN
 Người thực hiện: Vũ Minh Hải
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường PTDT Bán trú THCS Thanh
 Xuân - Quan Hoá - Thanh Hoá
 SKKN thuộc môn: Lịch sử
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề
3
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.4. Kết quả và bài học kinh nghiệm
14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Minh Hải
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDT Bán trú THCS Thanh Xuân - Quan Hoá - Thanh Hoá
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
Kết quả đánh giá xếp loại
Năm học đánh giá xếp loại
1
Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy - học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
Ngành GD cấp tỉnh.
QĐ số: 743/QĐ-SGD&ĐT ngày 4/11/2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa.
C
2012 - 2013
2
Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy - học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
Ngành GD cấp tỉnh.
QĐ số: 743/QĐ-SGD&ĐT ngày 4/11/2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa.
C
2013 - 2014
(Bảo lưu)
3
Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy - học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
Ngành GD cấp tỉnh.
QĐ số: 743/QĐ-SGD&ĐT ngày 4/11/2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa.
C
2014 - 2015
(Bảo lưu)
4
Một số kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm lớp 9A ở trường PTDT Bán trú THCS Thanh Xuân - Quan Hóa - Thanh Hóa.
Ngành GD cấp huyện.
QĐ số: 71/QĐ-PGDĐT ngày 8/6/2016 của Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hoá
B
2015 - 2016
5
Một số kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm lớp 9A ở trường PTDT Bán trú THCS Thanh Xuân - Quan Hóa - Thanh Hóa.
Ngành GD cấp huyện.
QĐ số: 71/QĐ-PGDĐT ngày 8/6/2016 của Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hoá
B
2016 - 2017
(Bảo lưu)
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Bác để tình thương cho chúng con
 Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
 Mong manh áo vải hồn muôn trượng
 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
 (Tố Hữu)[9].
Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa”[8]. Người để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta”[8]. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy, việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Ảnh hưởng tác động của phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực...bên cạnh đó một số phụ huynh lo công việc, hoàn cảnh gia đình khó khăn ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường. Một khía cạnh khác là suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên, coi môn lịch sử là “môn phụ”. Bộ môn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội 
Chính vì vậy, bài dạy lịch sử Việt Nam cần phải “lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 ở trường PTDT Bán trú THCS Thanh Xuân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 ra sao? Trên cơ sở đó, tôi lồng ghép giáo dự tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào tiết học Lịch sử Việt Nam theo hướng tích cực giúp cho giáo viên và đặc biệt là học sinh yêu thích môn lịch sử và nâng cao kiến thức hiểu biết và chất lượng dạy học bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 8, lớp 9 trường PTDT Bán trú THCS Thanh Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề về lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giảng dạy lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử của nhà trường, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giảng dạy lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cho học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: “Dạy sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc cái trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi tả lại”. Như vậy, mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những hình ảnh của quá khứ, biết và ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là phải hiểu được lịch sử và thấm nhuần được các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, dạy học lịch sử có thể giáo dục cho các em tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, thông qua đó các em tự rèn luyện bản thân mình vừa có tài vừa có đức, yêu đất nước, yêu hòa bình và biết trân trọng những thành quả đạt được.
Xu hướng của sự phát triển giáo dục hiện nay ở các nước trên thế giới là hướng đến việc đào tạo những con người có năng lực đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội, phát triển nền văn minh loài người, biết làm kinh tế, biết quản lý. Trong chiến lược giáo dục các nước đều thể hiện tư tưởng làm cho giáo dục đáp ứng được những thay đổi của xã hội, của thời đại. Trong bối cảnh đó, để nước ta nhanh chóng tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội, phải phát triển giáo dục đào tạo, phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển chung và bền vững, đào tạo những con người “vừa hồng, vừa chuyên”[6] yêu nước thiết tha.
Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, bộ môn lịch sử trong nhà trường nói chung và trong lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 nói riêng đã được đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa điều đó đã phát huy được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử. Thực tế cho thấy một số giáo viên trong quá trình dạy cũng có giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua các câu chuyện nhưng không nói rõ câu chuyện đó giáo dục cho các em tư tưởng, đạo đức gì của Bác để từ đó các em học tập và làm theo tấm gương của Người.
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện mục tiêu “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[10]. Học sinh khi ra trường phải là người vừa có tài, có đức “vừa hồng, vừa chuyên”[6].
Cùng với các môn Ngữ văn, Giáo dục công dânGiáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học lịch sử là rất quan trọng. Vì môn lịch sử xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, mỗi thời đại đều xuất hiện những anh hùng dân tộc có đầy đủ phẩm chất đạo đức để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc đưa đất nước ta phát triển. Tiêu biểu trong các vị anh hùng dân tộc đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người là “Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Là giáo viên dạy học lịch sử, qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. 
Trước những biến động phức tạp của thế giới. Một bộ phận cán bộ, đảng viên có lối sống thiếu mẫu mực, thậm chí biểu hiện suy thoái về đạo đức. Lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân. Vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào bản chất, truyền thống tốt đẹp của Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy lịch sử Việt Nam có tác dụng lớn góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh.
Từ căn cứ đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 ở trường PTDT Bán trú THCS Thanh Xuân”.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng dạy học lịch sử ở huyện Quan Hóa
Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy các tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh ở trường THCS trong huyện bản thân nhận thấy:
* Về phía giáo viên
Khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh rất đơn giản, chỉ cần kể cho các em một số mẫu chuyện là được và trong giáo án không cần thể hiện câu chuyện ra, nhưng thông qua câu chuyện thì giáo viên chưa giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh để các em thấm nhuần và học tập theo. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thật sự chú trọng và còn tẻ nhạt với các đạo đức tư tưởng của Người thông qua tiết lịch sử học lịch sử Việt Nam.
* Về phía học sinh
Học sinh chưa có thói quen tìm hiểu các mẫu chuyện về Hồ Chí Minh hoặc còn thờ ơ hoặc còn chưa biết đến các tư tưởng đạo đức của Người. Vì những kiến thức này nó không có sẵn trong sách giáo khoa nên các em chưa có ý thức học tập hoặc hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Bác Hồ.
2.2.2. Thực trạng về dạy học lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam khối lớp 8, 9 ở trường PTDT Bán trú THCS Thanh Xuân trong một số năm qua
Với địa bàn tương đối khó khăn, địa hình đồi núi, chia cắt, phải qua sông qua đò, đời sống và nhận thức của người dân còn thấp, hiểu biết chưa cao, học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ môn này. Chính vì vậy, chất lượng học tập, tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh còn thấp thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn gặp khó khăn.
Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, sưu tầm mà chỉ quen nghe, quan ghi chép những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình lịch sử quá rộng, tư tưởng đạo đức của Người thì nhiều mà giáo viên chưa rút gọn được những gì cần truyền đạt, những gì chỉ giới thiệu qua và vấn đề nào cần nhấn mạnh, giáo dục cho các em. Cụ thể, qua điều tra thực tế học sinh các lớp 8, 9 năm trước tôi thấy ý thức học tập bộ môn lịch sử chưa cao và kết quả cụ thể qua khảo sát chất lượng về hiểu biết tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như sau:
TT
Lớp
Sĩ Số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
9A
26
4
15,4
9
34,6
9
34,6
4
15,4
0
0
2
8A
28
2
7,2
7
25
13
46,4
6
21,4
0
0
Qua số liệu trên tôi nhận thấy rằng, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, sự hiểu biết về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là chưa cao.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 ở trường THCS nói chung và trường PTDT Bán trú THCS Thanh Xuân nói riêng, bản thân đã thực hiện các giải pháp để lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 như sau:
2.3.1. Sự chuẩn bị của giáo viên
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra saoĐối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạydùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là rộng, trên nhiều lĩnh vựcCần phải chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Không được “tham” kiến thức, sa đà, không được biến giờ dạy lịch sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
2.3.2. Tiến hành lồng ghép trong giờ học
Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc trích dẫn những danh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Tôi đã lồng ghép giáo dục cho học sinh một số tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thông qua một số bài học như sau:
2.3.2.1 Để giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc
Khi dạy bài 30 chương trình lịch sử lớp 8: Phong trào chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Sau khi dạy xong các phong trào yêu nước ở đầu thế kỉ XX Phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân, phong trào Chống thuế ở Trung KìGiáo viên kết luận: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại đến thế kỉ XX có nhiều xu hướng cứu nước. Nhưng tất cả các phong trào này đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con đường cứu nước. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, quê hương có truyền thống cách mạng. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào học trường Quốc học ở Huế, Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì bị buộc thôi học. Sau đó Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”[11]. Khi vào Sài gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi - Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây, tiền đây, chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay.
2.3.2.2. Để giáo dục tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là anh em” của Bác
Sau khi sang Pháp Người nhận xét: “Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở Đông Dương” [8], ở đâu cũng có hai loại người người bóc lột và người bị bóc lột. Để thấy được chúng ta chống bọn thực dân Pháp kẻ đã gây bao đau thương, tang tóc cho các dân tộc thuộc địa chứ người Pháp tiến bộ là bạn chúng ta. Phải tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Sau khi dùng lược đồ giới thiệu hành trình cứu nước của Bác. Từ năm 1911 - 1917 Bác đi khắp thế giới Bác từng đi thăm khu phố Hac-lem nơi ở của người da đen ở Mĩ, Người hiểu rõ được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Vì vậy, muốn đánh đổ đế quốc thực dân thì vô sản quốc tế phải đoàn kết lại. Qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng tình đoàn kết quốc tế “Bốn phương vô sản đều là anh em”[8] từ đó hình thành cho học sinh cách nhìn nhận “bạn” “thù” một cách rõ ràng, rành mạch. Chúng ta căm thù chủ nghĩa đế quốc, thực dân kẻ đã xâm lược đất nước ta, gây bao nỗi đau khổ cho dân tộc ta chứ nhân dân tiến bộ các nước là anh em, như nhân dân Pháp, Mĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ họ đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến của ta. Như anh Hăng-ri-mác-tanh không chịu sang Đông Dương giết hại nhân dân Đông Dương, chị Ray-mông-điêng nằm trên đường ray để cản đoàn tàu chở vũ khí sang Đông Dương của Pháp. Anh Mo-ri-xơn tự thiêu trước nhà quốc hội Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam, và bao nhiêu thanh niên Mĩ đốt thẻ quân dịch không chịu sang Việt Nam tàn sát đồng bào taNgày nay, đất nước đã thống nhất, Nhà nước ta thực hiện đường lối đối ngoại tích cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới”[8]. Cả dân tộc ta khép lại quá khứ hướng tới tương lai để xây dựng đất nước. Chúng ta khép lại quá khứ chứ không bao giờ quên quá khứ, “Ai bắn vào quá khứ bằng phát súng lục, thì tương lại sẽ trả lời bằng đại bác”[11]. Vì vậy, trong dạy học lịch sử lồng ghép tư tưởng này để học sinh nhìn nhận đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng ta.
2.3.2.3. Để giáo dục tư tưởng: Suốt cuộc đời hoạt động của Bác là giải phóng giai cấp, giải phóng loài người xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn người bóc lột người
Khi dạy bài 16 chương trình lịch sử lớp 9. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài. 
Mục I: Thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vec-xai bản yêu sách đòi tự do, quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng việc làm đó gây tiếng vang rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa. Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin. Ngồi một mình trong phòng, Người sung sướng muốn phát khóc lên. Người nói một mình như đang nói với toàn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”[8]. Như vậy, từ một người yêu nước chân chính, Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.
Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp
2.3.2.4. Giáo dục tư tưởng: Chăm lo, bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng đời sau
Suốt trong cuộc đời hoạt động của Người lúc nào Người cũng chăm lo bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho các thế hệ sau. Năm 1925 trong bài “Gửi thanh niên An Nam” Người nhắc nhở “Hỡi Đông Dương đáng thương h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_trong_d.doc