SKKN Phát huy năng lực tự học cho học sinh qua Chuyên đề Tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12

SKKN Phát huy năng lực tự học cho học sinh qua Chuyên đề Tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12

Đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển mạnh quá trình giáo dục từ định hướng nội dung, chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Đổi mới phương pháp dạy học phải hướng tới phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh.

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Nghiên cứu và hướng dẫn học sinh tự học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên. Chính vì vậy, trong những năm qua, trường THPT Như Thanh rất coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu và hướng dẫn, tập dượt, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên của nhà trường thông qua nhiều hình thức. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, ngoài định hướng của các thầy cô, học sinh cần tự rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Có như vậy phương pháp tự học mới thực sự là cầu nối giữa học tập và lĩnh hội tri thức. Phương pháp tự học sẽ trở thành điểm cốt lõi của phương pháp học tập.

 

docx 22 trang thuychi01 15957
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy năng lực tự học cho học sinh qua Chuyên đề Tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển mạnh quá trình giáo dục từ định hướng nội dung, chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học phải hướng tới phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh.
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Nghiên cứu và hướng dẫn học sinh tự học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên. Chính vì vậy, trong những năm qua, trường THPT Như Thanh rất coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu và hướng dẫn, tập dượt, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên của nhà trường thông qua nhiều hình thức. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, ngoài định hướng của các thầy cô, học sinh cần tự rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Có như vậy phương pháp tự học mới thực sự là cầu nối giữa học tập và lĩnh hội tri thức. Phương pháp tự học sẽ trở thành điểm cốt lõi của phương pháp học tập.
Là một trong những môn học có vị trí và tầm quan trong số một ở nhà trường phổ thông, ngoài chức năng công cụ, môn Ngữ văn còn góp phần rất lớn hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và các phẩm chất cao đẹp của người học. Tuy vậy, làm thế nào để môn văn xứng đáng với vị trí và tầm quan trọng của nó thực sự là một thách thức lớn mà trong đó có vai trò của các nhà giáo. Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu là một trong những phương pháp hướng tới mục đích tạo nên sự chủ động, hứng thú, tích cực, sáng tạo của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn. 
Từ những lí do trên, người viết đã chọn đề tài: “Phát huy năng lực tự học cho học sinh qua chuyên đề “Tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12”
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu hai văn bản “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo phương pháp tự học, tự nghiên cứu để giúp các em chủ động trong học tập và tiếp nhận văn bản một cách khoa học và sâu sắc hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Học sinh lớp 12B4, 11B5 trường THPT Như Thanh năm học 2017 - 2018
- Văn bản “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, năm 2007 )
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
1.5. Điểm mới của đề tài
Đề tài “Phát huy năng lực tự học cho học sinh qua nghiên cứu chuyên đề tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12” đóng góp điểm mới sau:
- Dạy kí sự theo chủ đề để hình thành thói quen tiếp cận tổng quan và có cái nhìn so sánh giữa hai tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Áp dụng phương pháp tự học, tự nghiên cứu để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong tiếp nhận văn bản kí sự
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2.1.1. Phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu
Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Tại điều 5 Luật giáo Việt Nam cũng ghi rõ: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống”. “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”.
Đối với bộ môn Ngữ văn, theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề cao ý thức chủ thể của học sinh, giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: “Trong giờ học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi”, “Trở về với văn bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và chỉ thông qua hoạt động thì học sinh mới có dịp trưởng thành”.
Những quan điểm trên đã được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và biên soạn SGK theo hướng dạy học tích hợp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên thực hiện dạy học theo chủ đề, phương pháp này góp phần rất lớn trong việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh.
 Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp.
Có hai hình thức tự học:
- Tự học có hướng dẫn (GV hướng dẫn ở trên lớp hoặc là hướng dẫn các hoạt động ngoại khoá).
- Tự học không có sự hướng dẫn của GV (HS tự học với sách, tự mình xây dựng kế hoặch học tập).
- Đối với học sinh phổ thông, tập dượt nghiên cứu khoa học thông qua bài tập nghiên cứu. Đó là những bài làm, những công trình nghiên cứu mang tính chất thực hành sau một bài học hoặc một chương học, nhằm đào sâu, mở rộng tri thức, hoặc làm căn cứ bước đầu để học một chủ đề nào đó để làm phong phú thêm bài giảng bằng những tài liệu trong sách báo hay trong thực tế điều tra, tiến hành thử nghiệm. Bài tập nghiên cứu này do GV nêu ra và HS tiến hành tự học, tự nghiên cứu dưới hướng dẫn của GV.
2.1.2 Các bước thực hiện dạy học tự học- tự nghiên cứu
 Trên cơ sở về khái niệm PPDH tự học, tự nghiên cứu ta có thể đưa ra các bước cơ bản sau để thực hiên việc dạy học tự học, tự nghiên cứu: 
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
- Đánh giá.
2.2 Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng giáo viên:
Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới, nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác lên mình một tấm áo mới năng động hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy cô giáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cô đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong từng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới do đó sự thay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều còn thiếu tính đồng bộ.Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy học trong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa mấy mặn mà với môn ngữ văn. Không chỉ có vậy, nhiều giáo viên đôi khi còn dạy mang tính chiếu lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian. Mặt khác, có những thầy cô chỉ chú trọng phần khai thác nội dung mà xem nhẹ tính chất thể loại, chưa có cách dạy thu hút được học sinh.Thiết nghĩ mỗi thầy cô cần thay đổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ học hứng thú và ý nghĩa.
2.2.2. Thực trạng học sinh:
 Đa phần học sinh không có hứng thú với các văn bản kí sự bởi rất nhiều lí do, như:
- Văn bản kí sự thường khá dài, không có những sự kiện, những xung đột kịch tính, hấp dẫn như truyện ngắn bởi vậy các em ngại đọc và khó ghi nhớ.
- Học sinh, chỉ có một số ít có ý thức tự học, phần còn lại học tập thụ động, không sáng tạo, dựa chủ yếu vào thầy cô giáo. Đa số HS còn chưa có ý thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu. Trong việc học tập môn Ngữ văn, phần lớn các em đều tiếp thu thụ động, chỉ học những gì thầy cô giáo định hướng, ngại đọc sách, ngại tìm kiếm tài liệu.
 Đó là những điều hạn chế trong cách học của HS tại trường THPT Như Thanh nói riêng và tại các trường THPT nói chung. Để một phần khắc phục điều này tác giả mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tự học- tự nghiên cứu vào chuyên đề “Những tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12” ở một số đối tượng HS khá, giỏi tại trường.
2.3. Giải quyết vấn đề
Để hướng dẫn học sinh tự học – tự nghiên cứu chuyên đề “Tùy bút hiện đại” trong chương trình Ngữ văn 12, người viết sẽ trình bày hai nội dung sau:
- Nội dung thứ nhất: Xây dựng những chủ đề học tập cho học sinh về đơn vị kiến thức có liên quan đến chuyên đề.
- Nội dung thứ hai: Những biện pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu chuyên đề “Những tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12”
2.3.1. Xây dựng chủ đề học tập cho học sinh về chuyên đề “Những tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12”
2.3.1.1. Bước 1: Xây dựng chủ đề học tập
Chủ đề 1: Tác giả
Nôi dung
Yêu cầu
- Trình bày những hiểu biết về cuộc đời của nhà văn
- Những nét chính trong sự nghiệp sáng tác
- Phong cách nghệ thuật
- Tác phẩm tiêu biểu
Chủ đề 2: Tác phẩm
Nội dung chính
Yêu cầu
- Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời
- Đặc điểm thể loại
- Chủ đề, cảm hứng chủ đạo
- Tóm tắt nội dung
- Trình bày bố cục
Chủ đề 3: Tìm hiểu văn bản “Người lái đò Sông Đà”
Sông Đà hung bạo
Chủ đề
Nội dung cần đạt
- Quãng mặt ghềnh Hát Lóong
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Bờ sông dựng vách thành
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Hút nước
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Thác nước
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Thạch trận đá
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Đà trữ tình
Nội dung
Yêu cầu
- Từ trên cao nhìn xuống
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Sắc nước sông Đà
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Cảnh hai bên bờ sông
- Tái hiện cảnh
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Người lái đò Sông Đà
Nội dung
Yêu cầu
- Lai lịch và ngoại hình
- Tìm biểu hiện 
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Tính cách ông lái đò
 + Sự từng trải
+ Lòng dũng cảm
+ Nghệ sĩ tài hoa
- Tìm biểu hiện
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Chủ đề 4: Tìm hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Vẻ đẹp của của hình tượng Sông Hương
Nội dung
Yêu cầu
Sông Hương ở thượng nguồn
- Biểu hiện:
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
- Biểu hiện:
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương khi chảy vào trong lòng thành phố
- Biểu hiện:
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương đi qua thành phố
- Biểu hiện:
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương dưới góc độ văn hóa, thi ca
- Biểu hiện:
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Sông Hương dưới góc độ lịch sử dân tộc
- Biểu hiện:
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả
Nội dung
Yêu cầu
Lí giải nhan đề
Nhận xét về phong cách viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Chủ đề 5: Lập bảng so sánh điểm tương đồng và khác biệt của hai văn bản kí “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Điểm tương đồng
Đề tài
Thể loại
Nét phong cách cơ bản
Điểm khác biệt
Cảm hứng – điểm nhìn khám phá
Vẻ đẹp của hình tượng
Nghệ thuật xây dựng hình tượng
Vai trò ý nghĩa của hình tượng
Lí giải điểm tương đồng và khác biệt
2.3.1.2. Bước 2: Gợi ý tài liệu tham khảo cho học sinh
- Văn bản “Người lài đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 tập 1, NXB GD
- Văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD
- Tư liệu tham khảo trên các website:
 hoinhavanvietnam.vn hay vanvn.net 
 tapchisonghuong.com (Tạp chí Sông Hương) 
 vietvan.vn
vanchuongviet.org
- Hệ thống đề thi THPT Quốc gia
2.3.1.3. Bước 3: Chia nhóm và phát phiếu học tập cho học sinh
GV có thể chia thành 4 hoặc 6 nhóm tùy thuộc vào số lượng học sinh sau đó giao nhiệm vụ cho nhóm:
- Hoàn thành phiếu học tập
- Chuẩn bị bài thuyết trình trên Powerpoint
2.3.2. Những biện pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu chuyên đề “Những tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12”
2.3.2.1. Biện pháp 1: Tạo tâm thế bằng hoạt động khởi động
Kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động của học sinh trước khi hình thành kiến thức là mục đích chính của phần khởi động. Để tạo tâm thế và hứng thú học tập cho học sinh, GV có thể cho học sinh nghe bài hát “Dòng sông ai đã đặt tên” của tác giả Trần Hữu Pháp hoặc “Trở về dòng sông tuổi thơ” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp và giới thiệu: 
“Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình. Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ” Giai điệu tha thiết, ngọt ngào trong ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã nói hộ nỗi lòng thương nhớ của nhiều người, mỗi dòng sông – một kỉ niệm, một kí ức tuổi thơ gắn với những buồn vui của cuộc đời. Và trong rất nhiều những tác phẩm, thi phẩm viết về dòng sông, Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp những nốt nhạc riêng cho “món quà của tạo hóa” – dòng Sông Đà của miền Tây Bắc và Sông Hương của xứ Huế mộng mơ. Tìm hiểu hai văn bản kí trong chương trình Ngữ văn 12 chính là một cách để chúng ta trở về với những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ.
2.3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn để tìm hiểu phần tác giả - tác phẩm
* Giới thiệu:
Là hình thức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: 
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn khá giỏi. Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. Sau khi các nhóm đã hoàn tất công việc, giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét, có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn. Có thể thay số bằng tên của học sinh để giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.
* Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”:
- GV chia nhóm, 4 người/1 nhóm (có thể nhiều người hơn)
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
- Tập trung suy nghĩ vào câu hỏi (hoặc chủ đề)
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn về chủ đề. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
2.3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức học tập theo trạm để tìm hiểu văn bản 
* Giới thiệu:
- Theo sơ đồ trạm, mỗi nhóm HS đều phải thực hiện 5 trạm: 
+ Ở lượt đầu tiên: tất cả các nhóm thực hiện trạm 1 (Tính cách hung bạo của Sông Đà được tác giả khắc họa qua những biểu hiện nào?), sau đó thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận những biểu hiện hung bạo của Sông Đà 
+ Bắt đầu từ lượt thứ 2 trở đi: các nhóm được quyền chọn trạm theo năng lực, sở thích... của nhóm.
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi trạm (đúng thời gian), mỗi nhóm sẽ được nhận một thẻ thông hành (thẻ vượt trạm) để chuyển sang trạm tiếp theo.
- Trong quá trình tổ chức dạy học theo trạm, để phát huy năng lực tích cực, tự lực giải quyết vấn đề của HS, tại mỗi trạm GV đều chuẩn bị một hệ thống các phiếu gợi ý theo các mức độ khác nhau (qui ước theo màu phiếu), cụ thể:
- Để đánh giá kết quả làm việc tại các trạm học tập của mỗi nhóm (được bao nhiêu thẻ thông hành và sử dụng bao nhiêu phiếu gợi ý), GV sử dụng bảng Ắc-si-mét để lưu lại kết quả làm việc của các nhóm.
Bảng Archimedes ghi lại quá trình học tập tại các trạm của mỗi nhóm
- Sơ đồ bố trí lớp học khi dạy học theo trạm ( lớp học được chia thành 4 nhóm)
BẢNG
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Bàn dụng cụ và phiếu gợi ý
BẢNG ẮC – SI- MÉT
Ví dụ: Khi dạy phần: Hình tượng con Sông Đà “hung bạo”, giáo viên có thể vận dụng phương pháp dạy học theo trạm như sau:
Sơ đồ hình thành kiến thức:	
Hình tượng Sông Đà “hung bạo”
Học sinh làm việc qua các trạm học tập
Tính cách “hung bạo” của Sông Đà được tác giả khắc họa ở những biểu hiện nào?
Quãng mặt ghềnh Hát Loóng
Đá hai bên bờ sông
TRẠM 1
TRẠM 2
TRẠM 4
TRẠM 5
TRẠM 3
Thạch trận đá
Những cái hút nước
GV: Theo sơ đồ trạm, mỗi nhóm HS đều phải thực hiện 5 trạm. Ở lượt đầu tiên: tất cả các nhóm thực hiện trạm 1 (Tính cách hung bạo của Sông Đà được tác giả khắc họa ở những biểu hiện nào?) sau đó thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận.
Phiếu học tập của các trạm và chuẩn kiến thức của các trạm.
TRẠM 1: TÍNH CÁCH “HUNG BẠO CỦA SÔNG ĐÀ ĐƯỢC TÁC GIẢ KHẮC HỌA Ở NHỮNG BIỂU HIỆN NÀO?
Phiếu học tập:
Trạm 1
Nội dung chính
Tính cách hung bạo của Sông Đà được tác giả khắc họa ở những biểu hiện nào?
.
KẾT QUẢ
Trạm 1
Nội dung chính
Tính cách “hung bạo” của Sông Đà được thể hiện qua:
- Đá hai bên bờ sông “dựng vách thành”
- Sóng và gió ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng
- Những cái hút nước chết người
- Thạch trận thác đá 
TRẠM 2: ĐÁ HAI BÊN BỜ SÔNG “DỰNG VÁCH THÀNH”
Phiếu học tập:
Trạm 2
Nội dung chính
- Biểu hiện:
.
- Nghệ thuật miêu tả:
..
Kết quả: 
Trạm 2
Nội dung chính
- Đôi bờ Sông Đà xích gần nhau, làm cho lòng sông hẹp lại như cái yết hầu thắt giữa hai vách đá dưng đứng hiểm trở: Hẹp đến nỗi mà “lúc đứng ngọ mới nhìn thấy ánh mặt trời”, có thể “nhẹ tay mà ném hòn đá qua bên kia vách” .Ở đây “con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Ấn tượng hơn nữa là việc “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đang ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cảnh cửa sổ nhà nào ở tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện”. 
- Nghệ thuật miêu tả: Ở đoạn này tác giả đã dùng liên tưởng phong phú, tri thức ngược sáng của điện ảnh để cảm nhận, tạo cho người đọc một ấn tượng về vẻ đẹp của sự hùng vĩ mà thiên nhiên Tây Bắc đã mang lại. 
TRẠM 3: QUÃNG MẶT GHỀNH HÁT LOÓNG
Trạm 3
Nội dung chính
- Biểu hiện:
...
- Nghệ thuật miêu tả:
.
KẾT QUẢ
Trạm 3
Nội dung chính
- Lại qua quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, gió phối hợp với nước, với đá, với sóng tạo nên những cơn xoáy thật kinh hãi: “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió ghùn ghè suốt năm suốt tháng như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”.
- Nghệ thuật: sử dụng động từ mạnh, nhiều dấu phẩy liên tiếp tạo nên sự liệt kê trùng điệp của hành động “xô”: xô đá, xô sóng, xô gió làm cho sự hung bạo trở nên dữ tợn hơn. 
TRẠM 4: NHỮNG CÁI HÚT NƯỚC
Phiếu học tập
Trạm 4
Nội dung chính
- Biểu hiện:
.
- Nghệ thuật miêu tả:
..
Kết quả:
Trạm 4
Nội dung chính
- “Trên những cái hút nước ấy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”. Nước ở đó cứ “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” có lúc lại nghe rờn rợn như tiếng “rót dầu sôi”. Đúng là con Sông Đà không khác gì một loài hung thú đi đến đâu là gieo giắc hiểm nguy đến đó. “Cho nên không một chiếc thuyền nào dám men gần cái hút nước ấy Bè gỗ nghêng ngang qua đây vô ý là bị cái hút nước đó lôi tuột xuống, có chiếc thuyền bị nó giồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm dưới lòng sông đến mươi phút sau, mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.
- Cách so sánh, ví von, mô tả của tác giả gây cảm giác rất mạnh làm cho người đọc như nghe thấy, nhìn thấy được tận mắt cái hung dữ cuả Sông Đà mà thót tim lại.
TRẠM 5: THÁC VÀ ĐÁ TRÊN SÔNG ĐÀ
Phiếu học tập
Trạm 5
Nội dung chính
- Biểu hiện:
.
- Nghệ thuật miêu tả:
.
Kết quả
Trạm 5
Nội dung chính
- “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh_qua_chuyen_de_tac.docx